Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích đặc điểm cảm giác và liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.4 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

Mở đầu

Trang 1

I.

Khái niệm cảm giác

Trang 1

II.

Đặc điểm của cảm giác

Trang 1

Kết luận

Trang 4

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 5

0


Mở đầu
Cảm giác là một trong hai nhận thức cảm tính của con người. Là mức độ


nhận thức đơn giản nhất, mở đầu cho hoạt động nhận thức, cảm giác đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như trong toàn bộ đời sống tâm lý của
con người.

I.

Khái niệm cảm giác

Mọi sự vật hiện tượng xung quanh ta tất cả đều được bộ não phản ánh lại
nhờ vào cảm giác. Nhưng bộ não chúng ta chỉ mới phản ánh được từng thuộc tính
bề ngoài của sự vật nhờ vào cảm giác. Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó
mối quan hệ tâm lí của cơ thể với môi trường được thiết lập. Nói cách khác, cảm
giác là mức độ phản ánh tâm lí đầu tiên, thấp nhất của con người nói chung và của
hoạt động nhận thức nói riêng. Những nghiên cứu về sự phát triển của hoạt động
nhận thức xét về mặt tiến hoá sinh vật (phát sinh chủng loại) cũng như về mặt hình
thành cá thể (phát sinh cá thể) đã chỉ rõ cảm giác là hình thức đầu tiên của cơ thể
trong thế giới xung quanh.
Vậy cảm giác là gì ?
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề
ngoài của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng
đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

II. Các đặc điểm của cảm giác
1.Cảm giác là một quá trình nhận thức:
Cảm giác là một quá trình nhận thức, nghĩa là có nảy sinh , diễn biến và kết
thúc. Kích thích gây ra cảm giác là các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách
1


quan và các trạng thái tâm sinh lý của ta. Con người có thể phản ánh được các

thuộc tính của sự vật, hiện tượng là do có một hệ thống hết sức phức tạp của cơ
quan cảm giác có thể tiếp xúc các kích thích từ bên ngoài, mỗi kích thích liên quan
đến một sự vật, hiện tượng. Các kích thích này tác động lên giác quan làm cho
giác quan của con người tiếp nhận kích thích sau đó mã hoá chuyển tới não bộ. Tại
vỏ não, thông tin này được xử lý và con người có được cảm giác. Quá trình cảm
giác gồm 3 khâu:
1) Kích thích xuất hiện và tác động vào cơ quan thụ cảm
2) Xuất hiện xung thần kinh được truyền theo dây thần kinh tới não
3) Vùng thần kinh cảm giác tương ứng với vỏ não hoạt động tạo ra cảm giác
Ngoài ra, con người còn có những cảm giác từ các kích thích xuất hiện chính
bên trong cơ thể người đó. Nói cách khác, con người không chỉ có cảm giác phản
ánh các thuộc tính của sự vật, hiện tượng mà còn có cảm giác phản ánh các trạng
thái của cơ thể đang tồn tại.
Dựa vào vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác ta có cảm giác nằm ở
bên ngoài (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, mạc giác) hay bên trong cơ
thể (cảm giác vận động và sờ mó, cảm giác thăng bằng, cảm giác rung, cảm giác
cơ thể).
Khi kích thích ngừng thì cảm giác cũng tắt.
Ví dụ như khi ta đọc một quyển sách. Đầu tiên bao giờ ta cũng phải dựa vào
cơ quan thị giác để biết và hiểu được nội dung quyển sách là gì. Nếu quyển sách
hay, lý thú sẽ gây cho ta cảm giác hưng phấn, muốn đọc tiếp quyển sách. Ngược lại
nếu quyển sách không có nội dung hấp dẫn, sẽ khiến ta có cảm giác chán nản
không muốn đọc nữa. Cảm giác đó có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất
định, có thể là khi chúng ta đọc xong quyển sách nhưng cũng có thể lâu hơn nếu

2


chúng ta tiếp tục nghĩ về nội dung quyển sách đó nhưng nhất định sẽ kết thúc khi
chúng ta thôi không nghĩ về quyển sách.

Nội dung quyển sách chính là nguồn kích thích ta thu được thông qua thị
giác gây cho ta cảm giác hưng phấn hoặc chán nản. Chỉ khi ta đọc nội dung quyển
sách - nguồn kích thích thì mới có cảm giác xuất hiện và khi nguồn kích thích tức
là nội dung quyển sách không còn tác động đến ta nữa thì cảm giác biến mất. Như
vậy cảm giác khi ta đọc một quyển sách là một quá trình nhận thức có khởi đầu,
diễn biến và kết thúc.
2. Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng
chứ không phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
Con người chỉ có thể phản ánh được một hoặc một vài thuộc tính nhất định,
những thuộc tính căn bản nhất. Nghĩa là cảm giác mới chỉ cho ta biết từng cảm
giác cụ thể, một kích thích tác động sẽ cho ta một cảm giác tương ứng.
Ví dụ khi ta nhìn thấy một cái bánh lần đầu tiên. Nếu chỉ sử dụng thị giác
tức là chỉ nhìn vào chiếc bánh ta mới chỉ có được cảm giác là cái bánh ấy có đẹp
hay không. Đó mới chỉ là một thuộc tính riêng lẻ của cái bánh. Khi ta sử dụng vị
giác tức là ăn cái bánh thì ta mới cảm giác tiếp được cái bánh đó có ngon hay
không. Đó cũng lại là một thuộc tính riêng lẻ khác của cái bánh. Ngon và đẹp là hai
thuộc tính riêng lẻ, cụ thể của cái bánh, không liên quan đến nhau. Cái bánh có thể
đẹp nhưng không ngon, có thể ngon mà không đẹp.
3. Cảm giác không chỉ phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật riêng lẻ
của sự vật hiện tượng mà còn phản ánh những trạng thái bên trong của cơ
thể.
Ví dụ như khi cơ thể của chúng ta không đủ chất dinh dưỡng hoặc thiếu
nước, nếu ở mức độ nhẹ, ta sẽ có cảm giác mệt mỏi,khó chịu, đói hoặc khát. Cảm
giác đó phản ánh cơ thể chúng ta đang có vấn đề, giúp chúng ta nhận biết ta phải
làm gì, phải ăn hoặc uống để đáp ứng cơ thể.
3


4. Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Sự vật hiện tượng phải đang tác động trực tiếp vào ta mới có thể sinh ra cảm

giác.
Ví dụ khi ta ngửi một bông hoa, mùi hương của bông hoa tác động trực tiếp
vào khứu giác của ta khiến cho ta có cảm giác bông hoa này rất thơm. Nếu như ta
không ngửi bông hoa mà chỉ nghe người ta kể lại bông hoa đó rất thơm, ta cũng chỉ
nhận định được bông hoa đó thơm chứ không hề có cảm giác.
5.Cảm giác con người mang bản chất xã hội và lịch sử.
+ Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ những thuộc tính của
sự vật, hiện tượng sẵn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những thuộc tính của
sự vật hiện tượng là sản phẩm do con người sáng tạo ra.
Ví dụ một cái áo không phải là sản phẩm sẵn có trong tự nhiên mà là sản
phẩm của lao động con người. Thông qua xúc giác (sờ, nắm cái áo), ta có thể cảm
giác được cái áo đó mềm mại hay thô ráp.
+ Ở con người, cơ chế sinh lý sinh ra cảm giác không chỉ phụ thuộc vào hoạt
động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của hệ
thống tín hiệu thứ hai.
+ Bản thân các giác quan của con người là sản phẩm của sự phát triển xã
hội, lịch sử.

4


5


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008

6




×