Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

hình sự 1 nhóm 1 ( 8 điểm) nghi ngờ vợ có con với người tình, h đã giết chết đứa con mà vợ vừa sinh được 3 ngày h bị tòa án xử phạt 12 năm tù về tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.83 KB, 8 trang )

A. Mở đầu:
Luật hình sự là một ngành luật có vị trí, vai trò to lớn trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Sự phát triển của luật hình sự gắn liền với quá trình phát triển
của cách mạng Việt Nam. Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật hình
sự quan trọng để chống lại các hành vi tội phạm, điển hình như tội giết người,
nhằm bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Nhất là trong
điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay
đã làm phát sinh các quan hệ xã hội giữa người Việt Nam với người nước ngoài
cũng như những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ đó mà luật hình sự phải quan
tâm, điều chỉnh. Vì vây trong phạm vi bài luận này, chúng em muốn đi sâu vào
đề bài:
Nghi ngờ vợ có con với người tình, H đã giết chết đứa con mà vợ vừa sinh
được 3 ngày. H bị tòa án xử phạt 12 năm tù về tội giết người theo quy định tại
Điều 93 BLHS.
HỎI:
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại đối với tội giết người theo
quy định tại Điều 93 BLHS. (2 điểm)
2. Có thể dựa vào hình phạt 12 năm tù Tòa án đã tuyên đối với H để xác định
loại tội phạm mà H đã thực hiện không? Tại sao? (1 điểm)
3. Giả sử H là người Hàn Quốc sang Việt Nam lấy vợ thì H có phải chịu trách
nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? (2 điểm)
4. Xác định khách thể, đối tượng tác động của tội phạm mà H đã thực hiện? (1
điểm)

B.

Nội dung:
1


1.



Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại đối với tội giết người
theo quy định tại Điều 93 BLHS. (2 điểm)
Theo Điều 8 BLHS, tội phạm được định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành

vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”. .”. Căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, tội phạm được phân loại và quy định
cụ thể trong khoản 3 Điều 8 BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến ba năm tù, tộ phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy
năm tù, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Dựa vào quy định này, điều 93 BLHS- tội giết
người được phân loại như sau:
Khoản 1 điều 93 quy định: “Người nào giết người thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm, tù chung thân hoặc tử
hình:a) giết nhiều người ,b)giết phụ nữ mà biết là có thai, c)giết trẻ em, d)giết
người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân, đ)giết ông,
bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo của mình, e) giết người mà liền trước
2



đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng, g) để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, h)để lấy bộ phận cơ
thể của nạn nhân, i)thực hiện tội phạm một cách man rợ, k) bằng cách lợi dụng
nghề nghiệp, l)bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều ngườ,m)thuê giết
người hoặc giết người thuê, n)có tính chất côn đồ,o)có tổ chức,p)tái phạm nguy
hiểm,q)vì động cơ đê hèn”. Theo quy định trên nếu hành vi phạm tội nào thuộc
các tình tiết tăng nặng định khung trên có mức cao nhất của khung hình phạt lên
tới tử hình. Vì thế, hành vi này thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Khoản 2 điều 93 BLHS: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 1điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Tại khoản
này, mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tù. Như vậy, đây là loại
tội phạm rất nghiêm trọng.
Khoản 3 điều 9 BLHS chỉ là hình phạt bổ sung: “Người phạm tội còn có thể
bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm
năm”.
2.

Có thể dựa vào hình phạt 12 năm tù Tòa án đã tuyên đối với H để xác
định loại tội phạm mà H đã thực hiện không? Tại sao? (1 điểm)
Ta có thể khẳng định không thể căn cứ vào hình phạt 12 năm tù để xác định

loại tội phạm mà H đã thực hiện.
Căn cứ khoản 1 điều 93 bộ luật hình sự về tội giết người quy định:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;

3


d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất
nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.”
Khoản 3 điều 8 BLHS chính là căn cứ pháp lí để phân loại tội phạm. Theo
đó, tội phạm được phân loại dựa trên “mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy”. Vì vậy việc phân loại sẽ phải dựa vào khung hình phạt mà người
phạm tội bị Tòa án áp dụng để xét xử và quyết định hình phạt đối với họ, chứ
không phải là dựa vào mức hình phạt mà Tòa án đã quyết định. Trong trường
hợp này, hành vi giết đứa con mới đẻ của H cấu thành tội giết người theo quy
định tại điểm c khoản 1 điều 93 bộ luật hình sự. Như vậy, mức hình phạt mà
pháp luật quy đinh đối với tội giết người là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm , tù
chung thân hoặc tử hình. Có nghĩa là tội giết người sẽ thuộc loại tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng ( dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt). Nhưng nếu
chỉ dựa vào hình phạt 12 năm tù mà tòa đã tuyên phạt H thì H thuộc loại tội
phạm rất nghiêm trọng. Do đó, chúng ta không thể căn cứ vào hình phạt 12
năm tù để xác định loại tội phạm mà H đã thực hiện.

4


3.

Giả sử H là người Hàn Quốc sang Việt Nam lấy vợ thì H có phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? (2
điểm)
Giả sử H là người Hàn Quốc sang Việt Nam lấy vợ thì H có thể phải chịu

TNHS ở Việt Nam.
Điều 5 BLHS năm 1999 qui định:
“1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao
hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ
được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.
Trong tình huống đặt ra, H là người Hàn Quốc sang Việt Nam lấy vợ nên ta
có thể hiểu H đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của luật hình sự Việt Nam.
Việc H có phải chịu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam hay ko
còn tùy thuộc vào 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu H không phải là đối tượng được qui định trong
khoản 2,điều 5 BLHS
H đã thực hiện hành vi giết người trên lãnh thổ Việt Nam được qui định tại
điều 93 BLHS và theo khoản 1, điều 5 BLHS qui định: “Bộ luật hình sự được
áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam.”. Bên cạnh đó, H lại không thuộc đối tượng được qui
định trong khoản 2,điều 5 BLHS, tức là đối tượng được hưởng các quyền miễn
5


trừ ngoại giao, lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, nên H phải chịu trách
nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam.
Trường hợp 2: Nếu H là đối tượng được qui định trong khoản 2,điều 5
BLHS
H đã thực hiện hành vi giết người trên lãnh thổ Việt Nam được qui định tại
điều 93 BLHS và theo khoản 1, điều 5 BLHS qui định: “Bộ luật hình sự được áp
dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.” nhưng H lại thuộc đối tượng được qui định trong khoản 2,
điều 5 BLHS, tức là đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao, lãnh
sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên hoặc theo tập quán quốc tế. Vì vậy, H có thể phải chịu trách nhiệm hình
sự theo luật hình sự Việt Nam. Vấn đề trách nhiệm hình sự của H được giải
quyết bằng con đường ngoại giao, nghĩa là H phải chịu trách nhiệm hình sự ở
Việt Nam hay Hàn Quốc thì còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai nước Việt
Nam và Hàn Quốc. Các cơ quan có thẩm quyền của 2 nước sẽ đàm phán với
nhau xem nên áp dụng Luật Hình sự của nước nào thì phù hợp… H là công dân
Hàn Quốc thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì việc truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với H cũng có thể do cơ quan xét xử của nước Hàn
Quốc thực hiện H cũng hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo
Luật Hình sự của Việt Nam nếu thỏa thuận giữa hai nước là chấp nhận việc H
phải ở lại Việt Nam để xử lý theo pháp luật Việt Nam.

6



4.

Xác định khách thể, đối tượng tác động của tội phạm mà H đã thực
hiện? (1 điểm)

4.1. Khách thể:
Khách thể của tội phạm trong trường hợp trên là quan hệ nhân thân
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là
khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được xác định trong
Điều 8 BLHS như: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Trong trường hợp này, H đã giết đứa con mà vợ mới sinh được 3 ngày là
hành vi xâm phạm điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS. Tội giết người trực tiếp xâm
phạm đến quyền sống của con người. Vì thế, quan hệ xã hội bị hành vi của H
xâm hại chính là quan hệ nhân thân, quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Vì
thế, khách thể của tội phạm mà H thực hiện là quan hệ nhân thân.
4.2. Đối tượng tác động:
Đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là đứa con mà vợ
mới sinh được ba ngày của H.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị
hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hại cho khách thể
dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội
làm biến đổi tình trạng của các đối tượng tác động – các bộ phận cấu thành của
quan hệ xã hội. Sự làm biến đổi tình trạng này là phương thức gây thiệt hại cho

7


quan hệ xã hội. Sự làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động trong chừng
mực nhất định cũng có thể được gọi là sự xâm phạm đến đối tượng tác động.
Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người, các đối tượng vật chất,
hoạt động bình thường của chủ thể, ...
Trong trường hợp được nêu thì H đã giết đứa con mà vợ mới sinh được 3
ngày, và đứa con mới sinh chính là bộ phận của quan hệ xã hội mà luật hình sự
bảo vệ (quan hệ nhân thân) bị hành vi giết người của H tác động. Hành vi của H
đã làm biến đổi tình trạng bình thường của con người, tức là gây ra cái chết cho
đứa trẻ, gây thiệt hại cho quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ. Vì thế,
đối tượng tác động trong trường hợp này chính là đứa con mà vợ mới sinh được
ba ngày của H.
C. Kết luận:
Qua tình huống trên, chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về tội phạm giết
người,phân loại tội,xác định tội và cách xác định khách thể , đối tượng tác động
của tội phạm. Do hiểu biết về môn học còn hạn chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót,nhóm 1 lớp N14, thảo luận 3,hình sự 1 rất mong nhận được những
đóng góp của thầy (cô) cũng như các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.

8



×