Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

giải quyết hậu quả pháp lý của những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.56 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn đang là vấn đề phức tạp và xuất hiện ngày càng nhiều ở
nước ta. Sống chung (cohabitation) được định nghĩa là tình trạng hai cá nhân chưa
kết hôn nhưng thỏa thuận chung sống với nhau trong mối quan hệ mật thiết về tinh
thần và cả thể xác. Ngày nay, nhiều người đông ý chung sống với nhau khi chưa
đăng ký kết hôn hay không muốn chính thức kết hôn. Họ không hề dự liệu hết
được những tác động tiêu cực của vấn đề này. Khi nam nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về trách nhiệm cũng như
pháp luật thì người ta có thể dễ dàng bỏ nhau, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề: làm con
người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn, gây ra những tình cảnh éo le khi
người phụ nữ mang thai mà không quyết định có nên sinh con hay không,… Qua
đó, có thể kết luận rằng tình trạng nam nữ sống chung nhơ vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn mang lại hậu quả không tốt, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của
xã hội. Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết hậu quả pháp lý
của những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng ở nước ta hiện nay.
Với nhận thức còn hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa được phong phú nên bài
làm của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong sự gúp đỡ, chỉ bảo của cô để em hoàn
thiện hơn bài tập của mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận về quan hệ chung sống như vợ chồng
1. Khái niệm
Nếu kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, thì quan
hệchung sống như vợ chồng là quan hệ không có đăng ký kết hôn. Quan hệ ấy có
thể xác lập không phù hợp với các điều kiện về nội dung kết hôn, nhưng cũng có
thể hoàn toàn phù hợp với những điều kiện ấy. Trong chừng mực của khái niệm,
1


quan hệ chung sống như vợ chồng khác với sựchung sống tạm bợ và quan hệ qua
đường. Trong quan hệ qua đường hai con người tìm đến nhau, có thể vì sự tò mò


hay do lối sống suy đồi. Chung sống tạm bợ, hai người cần đến nhau để đáp ứng
nhu cầu trước mắt mà không quan tâm đến tương lai chung. Quan hệ chung sống
như vợ chồng mà phù hợp với các điều kiện về nội dung kếthôn có tất cả các yếu tố
đặt cơ sở cho sự thành lập một gia đình, trừ yếu tố đăng ký kết hôn.
1.1Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm vào các điều kiện về
nội dung kết hôn.
1.1.1 Sự hình thành quan hệ
Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết
hôn có thể hình thành theo một trong hai cách đó là: sự duy trì quan hệ như vợ
chồng giữa những người kết hôn trái pháp luật sau khi hôn nhân bị hủy theo một
bản án hoặc quyết định của Tòa án. Hay đó là sự xác lập quan hệ vợ chồng mặc
nhiên với giữa những người biết rõ rằng họ không có quyền đăng ký kết hôn nhưng
vẫn muốn chung sống như vợ chồng.
1.1.2 Hệ quả pháp lý của quan hệ.
Quan hệ như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn là quan hệ
vợchồng trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xác lập và duy trì quan hệ đó chỉ bị chế tài
vềhành chính hoặc hình sự trong một số trường hợp như loạn luân, vi phạm chế
độmột vợ, một chồng, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn... được quy định rõ trong Nghị
quyết 87 ngày 21/11/2001 – quy định việc xử phạt hành chính đối với những người
kết hôn ví phạm các quy định về cấm kết hôn được quy định tại điều 10 - Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000. Theo luật định, có một điều chắc chắn là giữa những
người này và con cái luôn có cha mẹ và con và quan hệ ấy làm phát sinh tất cả các
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo đúng pháp luật về hôn nhân và gia đình
quy định.

2


1.2. Quan hệ chung sống như vợ, chồng không vi phạm các điều kiện về nội
dung kết hôn.

1.2.1. Hôn nhân thực tế và việc công nhận hôn nhân thực tế ở nước ta.
Hôn nhân thực tế là một loại quan hệ thực tế, xác lập giwuax hai người , một
nam và một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật, chung
sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không đăng ký kết hôn. Và đã được luật
định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
03/01/2001. Theo đó, nam, nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng , nếu
họ có đủ điều kiện kết hôn theo những quy định của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc hai bên ) chấp
nhận;
- Việc họ chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cũng xây
dựng gia đình. Khái niệm chung sống với nhau như vợ chồng ghi nhận trong
Thông tư đó được xây dựng trong khuôn khổ hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35
ngày 09/6/2000 của Quốc hội.
Như vậy, đối với các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, có đủ
điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì Tòa án công nhận đó là “ hôn
nhân thực tế” . Đồng thời, khi giải quyết cần phải xem xét yếu tố chủ quan và yếu
tố khách quan.
- Về mặt chủ quan: Hai bên nam nữ phải thực sự mong muốn kết hôn với
nhau. Việc họ chung sống như vợ chồng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, không bị
cưỡng ép, lừa dối. Các bên thực sự coi nhau là vợ chồng trong thời gian chung
sống.
3


- Về mặt khách quan: Hai bên nam nữ chung sống công khai và minh bạch
trong quan hệ vợ chồng, họ cùng nhau gánh vác công việc gia đình, được hok hành
và những người xung quanh thừa nhận là vợ chồng.

1.2.2. Giải quyết hậu quả pháp lý đối với việc công nhận hôn nhân thực tế kể
từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực.
Về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn, nội dung điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 với Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 là khác nhau. Do đó, khi xử lý các tranh chấp Tòa án
cần phân biệt các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước và
sau ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực để có quyết định đúng
đắn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 11 khoản 1, thì việc kết hôn
phải được đăng ký theo quy định tại điều 14 của luật và mọi nghi thức kết hôn
khác đều không có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000, của Quốc hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vệc thi hành Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, hướng dẫn giải quyết các trường hợp nam nữ sống chung như vợ
chồng như sau:
- Trong trường hợp các bên chung sống trước ngày 03/01/1987, ngày Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực , mà chưa đăng ký kết hôn, thì
đượckhuyến khích đăng ký kết hôn , trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được
Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000.
- Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày
01/01/2001 mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật này, thì có
nghĩa vụ đăng ký trong thời hạn hai năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực và cho
đến ngày 01/01/2003; trong thời gian này họ không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu
ly hôn, thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình
4


năm 2000 đểgiải quyết; từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì
pháp luật không công nhân họ là vợ chồng.
- Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b

khoản 3 của Nghị quyết này, nam nữ chunng sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhân là vợ chồng, nếu có
yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không có quan hệ vợ chồng; nếu có
yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 điều 17 của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạn nam nữ chung sống như vợ chồngmà
không đăng ký kết hôn.
2.1 Điều kiện kinh tế của hai người chung sống với nhau
Nam nữ thời kỳ trước đây thường giữ niềm tin vào tình yêu tự do. Nhưng
vào kỷ nguyên thất nghiệp cao và tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, thường chính tiền bác,
chứ không phải tình yêu lãng mạng, mới là thứ thôi thúc các đôi tình nhân trẻ ngày
nay quyết định tìm đến một địa chỉ chung. Khi điều kiện kinh tế của cả nam và nữ
chưa cho phép họ thanh toán những chi phi để làm đám cưới, mua nhà, tổ chức đời
sống gia đình… họ thường đi đến quyết định sống chung với nhau mà không đăng
ký kết hôn.
2.2 Do yếu tô tâm lý
Phần lớn những trường hợp chung sống nư vợ chồng mà không kết hôn là
thanh niên, xa gia đình, xa sự quản lý của bố mẹ nên có thể sống tùy ý mình. Các
nhà tâm lý học ở nhiều nước trên thế giới đều có chung một nhận xét rằng tất cả
những người chung sống trước khi kết hôn đều là những người nôn nóng, những
trường hợp chung sống àm không kết hôn đều xuất phát từ những quyết định chưa
chín chắn. không những vậy, có những đôi nam nữ sống chung với nhau để thử

5


thách về trách nhiệm, bổn phận, lòng kiên nhẫn và quan trọng nhất là có chịu được
tật xấu của nhau không…
Không chỉ tầng lớp thanh niên, những người trẻ tuổi mới chung sống mà
không kết hôn mà cũng có không ít những người cao niên cũng chọn cách sống

này. Một số người cao niên đã chọn sống chúng thay vì kết hôn để tránh khỏi bị
ảnh hưởng tới việc thụ hưởng quyền lợi an sinh xã hội của họ. Một số người khác
vì né tránh tội song hôn, họ đã chọn cách chung sống như vợ chồng với một người
khác mặc dù hôn thú vẫn còn hiệu lực với người chồng/người vợ của mình.
2.3 Do sự thúc đẩy bởi nhu cầu tâm sinh lý
Tình yêu là một trong những nhu câu hết sức đặc biệt trong đời sống
tâm lý của mỗi con người. Quan niệm về tình yêu cũng khá phức tạp, đặc biệt là
khi đặt vấn đề tình yêu bên cạnh chuyện tình dục. Trước hết, phải tẳng thắn thừa
nhận rằng nhu cầu tình dục là một nhu cầu thật trong đời sống của mỗi con người
và trong tình yêu nói chung. Nhưng nhiều bạn trẻ cho rằng tình yêu và tình dục
đồng nhất với nhau. Chính suy nghĩ đó đã dẫn tới tình trạng chung sống như vợ
chồng mà không kết hôn của nhiều thanh niên hiện nay.
3. Tình trạng về hiện tượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn hiện nay.
Theo điều tra quy mô lớn đầu tiên về gia đình Việt Nam thực hiện tại 64 tỉnh
thành, vừa được công bố ngày 26/6, tỷ lệ các cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn
chiếm đến 28%. Ở những cặp có đăng ký kết hôn, gần 14% đăng ký sau khi cưới.
Kết quả này cho thấy, đối với nhiều người, việc được công nhận quan hệ vợ chồng
về mặt luật pháp không quan trọng bằng được công nhận về mặt xã hội.
Sau khi Luật Hôn nhân gia đình có hiệu lực vào năm 2000, Nhà nước quy định,
kể từ ngày 01/01/2001, nam nữ sống chung không đăng ký thì không được pháp
luật công nhận là vợ chồng. Mặc dù vậy, tình trạng lấy nhau không có giấy hôn thú
6


vẫn phổ biến, nhất là ở nông thôn. Tỷ lệ chưa đăng ký trong số những người đã
cưới nhau từ năm 2001 trở lại đây còn cao hơn trước đó.
4. Tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình
4.1 Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng.

4.1.1 Quan hệ nhân thân.
Họ không có quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau trên cơ sở của pháp luật.
Vấn đề này có tác động rất tiêu cực đến cuộc sống gia đình, có thể người chung
sống đó không chung thủy, hai người không được phạm đến đời sống riêng tư của
nhau nên người kia có thể ngoại tình. Có khi còn bị đuổi ra khỏi nhà vì nếu như
ngôi nhà ấy chỉ đứng tên một người thì người còn lại không hề có quyền sở hữu tài
sản của người kia.
4.1.2 Quan hệ tài sản.
Về phương diện tài sản, những người chung sống với nhau như vợ chồng
không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong thời gian sống chung tài sản
do một người tạo ra thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản do hai người cùng
tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Các nghĩa vụ tài sản do một người
xác lập chỉ ràng buộc chính người xác lập giao dịch. Việc sử dụng, định đoạt tài
sản chịu sự chi phối của luật chung về quyền sở hữu: mỗi người có độc quyền sử
dụng, định đoạt tài sản của mình; việc sử dụng định đoạt tài sản chung được thực
hiện theo nguyên tắc nhất trí.
4.2 Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng vào các
giao dịch dân sự.
Trong thời gian hai người chung sống như vợ chồng sẽ có một số giao dịch
dân sự được xác lập, quan hệ dân phát sinh hoặc chấm dứt như trong trường hợp
thuê nhà ở, trường hợp một trong hai bên trước đây đã ly hôn và được cấp
dưỡng… như vậy việc giải quyết hợp đồng cũng như việc phân định quyền và
7


nghĩa vụ của hai người khi họ chấm dứt chung sống sẽ rất khó giải quyết. Khi hai
người không được thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ thì sẽ dẫn đến tranh chấp, từ
đó, quan hệ giữa hai người không còn tốt đẹp như trước. Như vậy, tình cảm giữa
người với người cũng đi xuống.
4.3 Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng và con cái.

Khi cha mẹ không còn chung sống với nhau nữa thì nuôi con cũng là một
vấn đề cần giải quyết. Nhưng vấn đề này không hề dễ thỏa thuận.
Sau khi hai người không còn chung sống nữa sẽ tranh chấp quyền nuôi con,
làm cho tình cảm giữa cha/mẹ con ngày càng giảm, không còn như trước.
IV . Hậu quả pháp lý của việc không xác lập quan hệ chung sống như vợ
chồng:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không thừa nhận việc kết hôn mà
không đăng kí. Theo đó, trường hợp các bên xác lập quan hệ vợ chồng nhưng
không đăng kí; khi có yêu cầu ly hôn Tòa án sẽ thực hiện biện pháp: “ Tuyên bố
không công nhận họ là vợ chồng” và áp dụng quy định hậu quả pháp lý của việc
đăng kí kết hôn trái pháp luật để giải quyết vấn đề tài sản và con chung cho các bên
nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân không đăng kí khi có yêu cầu. Như vậy theo
Điều 3 nghị quyết số 35/2000/QH10 ta sẽ xác định được những trường hợp hôn
nhân không có giá trị pháp lý và nếu họ có yêu cầu giải quyết vấn đề ly hôn tòa án
sẽ áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành và giải quyết như sau:
• Về mặt nhân thân: Pháp luật nước ta đã quy định tại Điều 11, Luật Luật
hôn nhân và gia đình quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo
nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều
không có giá trị pháp lý.
8


Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì
không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.”
Việc họ chung sống như vợ chồng không được pháp luật công nhận, giữa họ
chưa từng phát sinh quan hệ vợ chồng vì vậy họ sẽ không được hưởng quyền cũng
như không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật như

những cặp vợ chồng hợp pháp khác. Tòa án tuyên bố không công nhận họ là vợ
chồng, kể từ thời điểm đó họ phải chấm dứt việc sống chung như vợ chồng.
• Về mặt tài sản:
Nếu các bên yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản, Tòa áp dụng khoản 3 Điều
17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc
tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được
chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án
giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi
chính đáng của phụ nữ và con.” để giải quyết như sau:
Tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó, đương nhiên người có tài sản có
nghĩa vụ chứng minh tài sản đó thuộc về sở hữu riêng của mình. Trên cơ sở đó Tòa
án sẽ giải quyết việc bảo vệ quyền lợi cho người có tài sản riêng. Đối với tài sản
chung, tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Khi các bên không
thỏa mãn được và yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ chia tài sản chung cho
hai bên có tính đến “công sức đóng góp của mỗi bên” và rõ ràng không phải là
“chia đôi một cách bình đẳng”. Tuy nhiên không chỉ căn cứ vào công sức đóng góp
của mỗi bên mà phải xem xét vào nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ
nữ và con,theo quy định của khoản 3 Điều 17 thì quyền lợi của phụ nữ và con được
“ưu tiên” bảo vệ.
• Đối với con chung:
9


Khoản 2 Điều 17 quy định : “Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp
cha mẹ ly hôn”. Theo đó đối với trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng nhưng
không đăng kí kết hôn thì quyền lợi của các con cũng được pháp luật bảo vệ giống
như khi cha mẹ ly hôn. Vì vậy, khi hai bên nam nữ bị Tòa tuyên bố không công
nhận là vợ chồng thì họ vẫn có nghĩa vụ đối với con chung. Trường hợp con dưới 3
tuổi, Tòa án sẽ giao cho người mẹ nuôi.
Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Nhà

nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và
con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”. Hai bên có
trách nhiệm cấp dưỡng, hỗ trợ nhau nuôi con chung (trong trường hợp này con là
con ngoài giá thú) trưởng thành; quan trọng là con chung trong trường hợp này
cũng có quyền thừa kế hợp páp khi người cha, người mẹ qua đời mà không để lại
di chúc theo Điều 676 Luật Dân sự năm 2005. Như vậy, ngày từ khi sinh ra, con
ngoài giá thú được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, như quyền
được khai sinh, quyền được mang quốc tịch…
Như vậy, có thể nói giải quyết về mặt pháp luật vấn đề “hôn nhân thực tế” là
quy định quan trọng và cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để chúng ta bảo vệ quyền lơi
cho các bên đương sự khi phát sinh tranh chấp. Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định về việc không thừa nhận các trường hợp kết hôn không đăng ký.
Theo đó các văn bản hướng dẫn thi hành luật này đã quy định cụ thể, giải quyết về
mặt pháp luật đối với sự tồn tại của “hôn nhân thực tế” trước đó, như vậy là phù
hợp với thực tiễn áp dụng thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Tòa án nhân dân phải căn cứ vào điều kiện thực tế của các bên đương sự và
căn cứ vào các quy định pháp luật để giải quyết cho hợp tình, hợp lý. Căn cứ vào
các Điều 92, 93, 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:
“Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
10


1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục,
nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành
vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết
định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các
bên không có thỏa thuận khác.
Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể
quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong
trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con
và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con;
không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom
để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi
dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền
thăm nom con của người đó.”

11



×