Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DS cá nhân quyền thay đổi họ, tên của cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.24 KB, 5 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống pháp luật, Bộ luật dân sự có thể coi là quan trọng nhất. Đối
tượng điều chỉnh của nó là những quan hệ thiết yếu gắn với con người, trong đó
có quan hệ nhân thân. Quyền nhân thân là quyền gắn liền với một chủ thể, là một
quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân
của người khác. Các giá trị nhân thân được quy định thành quyền nhân thân bao
gồm tên gọi, quốc tịch, dân tộc, hình ảnh...Đặc biệt, quyền đối với họ, tên của
mỗi cá nhân được nhắc đến đầu tiên trong các quyền nhân thân. Nó chính là sự
xác định và phân biệt từng cá nhân trong xã hội. Bộ luật dân sự đã có những quy
định cần thiết về quyền với họ, tên, trong đó có quy định quan trọng: quyền thay
đổi họ, tên của cá nhân.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Có nhiều dấu hiệu để phân biệt cá nhân: họ tên; ngày, tháng, năm, sinh;
nơi sinh; thường trú, hình ảnh... Nhưng dấu hiệu phổ biến trước tiên và không
thể thiếu là dấu hiệu về tên họ, chữ đệm (nếu có). Đây là dấu hiệu cơ bản quan
trọng nhất cấu thành bản sắc cá nhân của người đó. Chỉ khi có sự trùng hợp hoàn
toàn về tên họ, chữ đệm (nếu có) giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau thì mới sử
dụng các điều kiện khác nêu trên để phân biệt.
Về nguyên tắc, họ, tên chính thức cần có sự ổn định, tránh thay đổi tùy
tiện gây khó khăn cho giao lưu dân sự, cho công tác quản lý hộ tịch nói riêng và
quản lý hành chính nhà nước nói chung. Tuy nhiên, pháp luật cho phép trong
một số trường hợp, cá nhân có quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép thay đổi họ, tên. Quyền thay đổi họ, tên ở đây hiểu là quyền thay
đổi họ, tên chính thức (được đăng kí trong giấy khai sinh). Điều 36 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP về hộ tịch có quy định về phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch,
xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
1


Trong đó: “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký
khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có


lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Trong Bộ luật dân sự năm
2005, khoản 1 Điều 27 có quy định:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc
thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm
lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của
người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi
hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ
đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho
con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của
mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Khoản 1 Điều 27 đã quy định rõ về các trường hợp mà cá nhân có quyền
thay đổi họ, tên. Đây chính là những điều kiện để cá nhân có thể được quyền yêu
cầu các cơ quan Nhà nước cho phép thay đổi họ, tên.
Việc thay đổi họ, tên của cá nhân có hậu quả pháp lý nhất định. Khoản 3
Điều 27 quy định: “Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”.
Có thể thấy những quy định tại Điều 27 là vô cùng chính xác, phù hợp và
cần thiết trong thực tế. Các trường hợp cần phải thay đổi họ, tên đã được thể hiện
2


đầy đủ trong khoản 1. Thậm chí có một điểm mới, tiến bộ so với Bộ luật dân sự
năm 1995, đó chính là điểm e.Thay đồi họ, tên của người được xác định lại giới

tính. Tùy lí do cụ thể, cá nhân có thể thay đổi họ nhưng giữ nguyên tên cũ, thay
dổi tên nhưng vẫn giữ nguyên họ cũ hoặc thay đổi cả họ và tên. Chữ đệm (nếu
có) cũng có thể thay đổi hoặc giữ nguyên.
Quyền đối với họ, tên là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, do đó việc xin
thay đổi tên, họ trước hết phải do tự cá nhân đương sự yêu cầu. Trường hợp trẻ
chưa đủ 9 tuổi, cũng như người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của
Điều 23 Bộ luật dân sự, việc thay đổi họ tên của họ do cha, mẹ yêu cầu. Tuy
nhiên trường hợp trẻ em đủ 9 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (tuổi chưa có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ) thì việc thay đổi họ, tên của những người này vẫn phải
nhận được sự đồng ý của chính họ. Quy định về mức tuổi từ đủ 9 trở lên là phù
hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình: Việc nhận trẻ
em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Quan
điểm của các nhà làm luật cho rằng trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên tuy chưa có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, nhưng việc quy định những vấn đề trực tiếp liên quan
đến quyền nhân thân của trẻ cần phải tôn trọng trẻ, tránh tình trạng người lớn coi
thường một cách độc đoán, vi phạm các quyền nhân thân của trẻ em.
Việc thay đổi họ, tên của mỗi người thực chất là thay đổi những dấu hiệu
(biểu hiện) cá nhân của mỗi người đó. Việc này không làm thay đổi các quan hệ
pháp lý đã có của cá nhân đó. Vì vậy, các quyền và nghĩa vụ dân sự do cá nhân
xác lập trước đó theo họ tên cũ vẫn không thay đổi. Trên thực tế, có các trường
hợp cá nhân xin thay đổi họ, tên với dụng mưu trốn tránh nghĩa vụ dân sự nào đó
đã được xác lập với cá nhân mình. Để đề phòng trường hợp này, cũng như để
đảm bảo các quyền dân sự của cá nhân được liên tục, nhất quán, nội dung quy
định ở Khoản 3 là cần thiết. Để đảm bảo thực hiện quy định này, thông thường

3


pháp luật ở một số nước quy định việc thay đổi họ, tên chỉ được ghi chú vào
chứng thư khai sinh cũ của đương sự chứ không được cấp chứng thư mới.

KẾT LUẬN
Tóm lại, quyền đối với họ, tên là một quyền nhân thân quan trọng của con
người. Việc quy định bảo vệ quyền đối với họ, tên của mỗi cá nhân, cũng như
quyền thay đổi họ, tên trong Bộ luật dân sự năm 2005 là cần thiết. Điều này có ý
nghĩa lớn đối với lợi ích của mỗi con người, tạo sự bình đẳng trong xã hội. Từ đó
thúc đẩy và nâng cao sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước.

4


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập I, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
2006.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
4. Thông tư số 01/2008/BTP.
5. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam – Tập I – Những quy định
chung, TS. Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2001.
6. />
5



×