Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài tập cá nhân thương mại so sánh giải thể doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp và giải thể HTX theo luật HTX (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.92 KB, 3 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ngày càng phát triển. Mỗi ngày lại có
thêm những Doanh nghiệp (DN) mới và những Hợp tác xã (HTX) mới được thành
lập. Tuy nhiên, không phải DN và HTX nào được thành lập cũng đúng với quy định
của pháp luật. Hơn nữa, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, những
DN, HTX không phải lúc nào cũng có thể hoạt động tốt như kỳ vọng của người thành
lập. Khi gặp những trường hợp như vậy, giải pháp tốt nhất được pháp luật đề ra là giải
thể những DN và HTX đó. Pháp luật quy định việc giải thể hai đối tượng này ở hai
luật khác nhau. Vì vậy, để làm rõ vấn đề này, em xin được chọn đề tài “So sánh giải
thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp và giải thể HTX theo Luật HTX” làm bài
tập cá nhân của mình.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở pháp lý:
Cơ sở pháp lý cho các vấn đề có liên quan đến giải thể DN (GTDN) như thủ
tục, tiến trình, thẩm quyền,…., liên quan đến GTDN là Luật Doanh nghiệp năm 2005
(LDN). Theo đó, GTDN được quy định trong Điều 157 LDN là việc chấm dứt sự tồn
tại, hoạt động của doanh nghiệp, thanh lí các tài sản, thanh toán các khoản nợ khi
doanh nghiệp rơi vào trường hợp hoặc có đủ điều kiện.
Còn cơ sở pháp lý cho các thủ tục, tiến trình, thẩm quyền,…, liên quan đến giải
thể HTX (GTHTX) được quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2003 (LHTX). GTHTX là
việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của HTX khi có lí do, điều kiện nhất định theo
Điều 42 LHTX.
II. Những điểm giống nhau của GTDN theo LDN và GTHTX theo LHTX:
Trước tiên, ta sẽ đi nghiên cứu những điểm tương đồng của hoạt động giải thể
của hai loại mô hình này.
Về các trường hợp giải thể, cả DN và HTX đều có 2 trường hợp giải thể là giải
thể tự nguyện và giải thể bắt buộc (có thể thấy điều này khi nghiên cứu các trường
hợp GTDN). Cả 2 loại mô hình đều có thể giải thể khi có sự đồng thuận của các thành
1



viên (đối với HTX thì cần tới sự chấp thuận của cơ quan đăng kí kinh doanh); còn
trường hợp giải thể bắt buộc là khi DN và HTX không đáp ứng được các yêu cầu hay
vi phạm vào các quy định của pháp luật.
Về thủ tục giải thể, khi doanh nghiệp hay HTX giải thể đều phải có thông báo
công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (trên báo trong 3 số liên tiếp,…).
III.

Những điểm khác nhau của GTDN theo LDN và GTHTX theo LHTX:

Hoạt động GTDN theo LDN và GTHTX theo LHTX có một số điểm khác nhau
sau đây:
Thứ nhất về trường hợp và điều kiện giải thể: nếu như Điều 157 LDN quy định
các trường hợp và điều kiện GTDN tại điểm a, c, d khoản 1 và khoản 2 là: Khi kết
thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong
thời hạn sáu tháng liên tục; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. DN chỉ
được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Trong khi đó, HTX bị giải thể bắt buộc khi: Sau thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà hợp tác xã không tiến hành hoạt
động; HTX ngừng hoạt động trong mười hai tháng liền; trong thời hạn mười tám
tháng liền, HTX không tổ chức được Ðại hội xã viên thường kỳ mà không có lý do
chính đáng; và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Điều 42 Luật Hợp
tác xã)
Thứ hai, sự khác nhau về thủ tục giải thể: GTHTX trong trường hợp bắt buộc thì
cơ quan đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban
nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải
thể. Đối với giải thể doanh nghiệp thì không có chế định này. Ngoài ra còn có sự khác
nhau về các thời hạn như thời hạn thanh toán nợ, thanh lí hợp đồng, xóa tên trong sổ
đăng kí kinh doanh,…
Thứ ba, về nghĩa vụ tài sản và thanh toán nợ: Theo ý kiến chủ quan của em, căn

cứ này quan trọng nhất, là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa GTDN và GTHTX. Đối
với DN, tại Điều 158 LDN đã quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về cách thức cũng như
2


trình tự thủ tục giải quyết đối với nghĩa vụ trả nợ khi DN giải thể: DN chỉ được phép
giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Trong khi đó các
chế định về GTHTX không có quy định về điều kiện phải thanh toán hết nợ và nghĩa
vụ tài sản thì mới được giải thể; có quy định về thời hạn thanh toán nợ, thanh lí hợp
đồng là 180 ngày kể từ ngày thông báo giải thể lần thứ nhất; kinh phí phục vụ cho việc
giải thể nếu nguồn tài chính còn lại của HTX không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ
quỹ hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương.
Một điểm khác biệt nữa đó là: Sau khi đã thanh toán xong hết nợ, số tài sản còn lại
của DN sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở
hữu công ty, thứ tự thanh toán các khoản nợ: nợ lương, trợ cấp thôi việc,… Còn Điều
36 Luật HTX thì có quy định: “..Khi giải thể, HTX không chia cho xã viên vốn và tài
sản chung do Nhà nước trợ cấp mà chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý.
Đối với vốn và tài sản chung của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn vốn và
công sức của xã viên, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài
nước thì do Đại hội xã viên quyết định …”
Thứ tư, về các hoạt động bị cấm sau khi giải thể: Tại Điều 159 LDN quy định
kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản
lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây: cất giấu, tẩu tán tài sản; từ bỏ hoặc
giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ
có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. Đây là điều mà LHTX không hề quy định,
nhưng bên cạnh đó, LHTX quy định nếu như HTX không đồng ý với quyết định bắt
buộc giải thể của Ủy ban nhân dân thì có quyền khiếu nại, khởi kiện.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trên đây là phần so sánh của em về hoạt động giải thê DN và giải thể HTX. Bài
tập còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét đánh giá của các thầy

cô giáo để hoàn thiện hơn bài viết này.

3



×