Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bài tập học kỳ dân sự giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về mặt hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.19 KB, 20 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ(*)
Mục đích của pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày của mỗi
con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội. Để có thể tồn tại
được, mỗi người đều phải tham gia vào các mối quan hệ khác nhau, tạo nên mối dây liên
kết với thế giới xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của bản
thân. Một trong những hoạt động tích cực và hiệu quả nhất của con người nhằm hướng tới
mục đích đó là việc tham gia vào các loại giao dịch khác nhau, trong đó có giao dịch dân
sự (GDDS). Tuy nhiên, trong thực tế đời sống pháp luật, có nhiều GDDS được xác lập
nhưng có thể sẽ bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu do nhiều lý do trong đó phổ biến là
vì không tuân thủ các quy định về mặt hình thức. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi cần có sự
nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề “ Giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ các quy định về mặt hình thức”. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho các
chủ thể tham gia GDDS hợp pháp, hiệu quả.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Các khái niệm liên quan:

1. Định nghĩa về GDDS:
Giao dịch dân sự là một loại hình hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức...)
thông qua đó các chủ thể thể hiện được ý chí, sự tự nguyện, tự do, thỏa thuận trong khuôn
khổ quy định pháp luật về các quyền, nghĩa vụ dân sự được phát sinh, được thay đổi hoặc
chấp dứt...góp phần làm cho giao lưu dân sự phát triển phong phú, đa dạng phù hợp với
tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều 121 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định về GDDS như sau: “Giao dịch
dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
1



2. Khái niệm về GDDS vô hiệu:
a. Định nghĩa:
Giao dịch dân sự vô hiệu là loại GDDS mà khi xác lập các bên (hoặc chủ thể có
hành vi pháp lý đơn phương) đã có vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do
pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý là không làm phát sinh bất kỳ một quyền hay
nghĩa vụ dân sự nào.
Điều 127 BLDS quy định về GDDS vô hiệu như sau: “Giao dịch dân sự không có
một trong các điều kiện quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.”
b. Đặc điểm:
Các GDDS vô hiệu thường có các đặc điểm chung sau:
• Không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật. Có
thể là một trong những trường hợp sau:
+ Không đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự của người tham
gia giao dịch.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của
pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
+ Chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện.
+ Hình thức giao dịch không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam.
• Các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.
c. Phân loại:
+ GDDS vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp:
-

Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

(Điều 128 BLDS)
-

Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo để che giấu một giao dịch


khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. (Điều 129 BLDS)
-

Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ đúng theo quy định của

pháp luật. (Điều 134 BLDS)
+ GDDS vô hiệu tương đối trong các trường hợp:
2


-

Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất

năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. (Điều 130 BLDS)
-

Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn. (Điều 131 BLDS)

-

Khi người xác lập giao dịch đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã

xác lập giao dịch tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình. (Điều 133 BLDS)
Như vậy, khi hình thức của giao dịch không tuân thủ đúng theo quy định của pháp
luật là một trường hợp của GDDS vô hiệu.
II.

GDDS vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức:


1. Các quy định về điều kiện hình thức trong GDDS.
Một GDDS muốn được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ quyền, nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch đó thì hành vi của người tham gia giao dịch phải trong khuôn khổ pháp
luật cho phép. Theo pháp luật Việt Nam thì một giao dịch muốn được pháp luật công nhận
và bảo vệ hải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS, đó là:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp
pháp luật có quy định”.
Như vậy, hình thức của GDDS là một điều kiện bắt buộc trong GDDS nếu pháp luật
có quy định.
Đặc điểm chung của GDDS là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể
tham gia giao dịch. Sự thống nhất ý chí này phải được thể hiện dưới một hình thức nhất
định phù hợp với ý chí đích thực của các bên như: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi
được ghi nhận dưới những dạng nhất định để biểu lộ sự tồn tại của GDDS. Thông qua các
3


hình thức đó, mọi người thấy các bên tham gia giao dịch đã cam kết, thỏa thuận những gì.
Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kiểm tra, kiểm soát
được tính hợp pháp hay không hợp pháp của giao dịch đó và đồng thời là chứng cứ quan
trọng trong tố tụng dân sự. vì trong trường hợp cần thiết nó là bằng chứng cụ thể mô tả các
nội dung và ý chí mà các chủ thể tham gia giao dịch đã xác lập, thực hiện. Như vậy, có thể
hiểu hình thức của GDDS là cách thức biểu hiện ra bên ngoài, là phương thức thể hiện ý
chí của các chủ thể trong GDDS.
BLDS quy định hình thức của GDDS gồm:
+ Hình thức lời nói: tuyên bố ý chí bằng lời nói hoặc thỏa thuận hợp đồng bằng

miệng qua lời nói (hình thức miệng).
+ Hình thức bằng hành vi cụ thể: tuyên bố ý chí hoặc thỏa thuận hợp đồng bằng
hành vi cụ thể.
+ Hình thức văn bản: ký kết bằng văn bản về một giao dịch nào đó.
+ Hình thức văn bản có chứng nhận chủa Công chứng nhà nước hoặc chứng
nhận UBND cấp có thẩm quyền.
Điều kiện về hình thức trong GDDS đòi hỏi các bên phải tuân theo đúng hình thức
mà pháp luật quy định cho loại giao dịch đó. Trong trường hợp pháp luật không quy định
cụ thể thì các bên có thể tùy nghi lựa chọn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại GDDS
pháp luật đều quy định các bên tham gia có thể lựa chọn bất cứ một hình thức thể hiện nào.
Bởi lẽ, khách thể của GDDS rất phong phú và đa dạng, mỗi khách thể có đặc trưng và công
dụng khác nhau. Để bảo đảm sự an toàn pháp lý trong các giao dịch cũng như bảo vệ trật tự
pháp luật và lợi ích công cộng có những giao dịch phải tuân theo một hình thức nhất định
được BLDS quy định như: bằng văn bản, phải có công chứng nhà nước, chứng thực, đăng
ký hoặc cho phép. Trong BLDS nước ta, thì hình thức được xem là điều kiện bắt buộc đối
với các bên tham gia giao dịch “hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật”.
và theo quy định của pháp luật dân sự, một số loại giao dịch phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định về hình thức.

4


Ví dụ như: hợp đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản, có chứng nhận của
Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền hay hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chứng thực của UBND cấp có
thẩm quyền…., nếu các bên tham gia giao dịch không tuân thủ các quy định về hình thức
thì sẽ bị xử lý hậu quả giao dịch vô hiệu theo Điều 137 BLDS.
Tuy nhiên BLDS còn có quy định điều khoản tạo điều kiện cho phép các bên khắc
phục sự sai sót này. Điều 134 BLDS có quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định
hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân

theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời
hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”
2. Khi nào GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức?
Một trong những nguyên tắc quan trọng và đặc trưng trong GDDS là tự do thỏa
thuận. Điều này có nghĩa các bên có quyền lựa chọn tham gia vào các quan hệ GDDS theo
nội dung và hình thức phù hợp với ý chí của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
nhất định để đảm bảo an toàn pháp lý trong các GDDS giữa các bên cũng như để bảo vệ
trât tự pháp luật và lợi ích công cộng lợi ích quốc gia, có những giao dịch phải tuân theo
những hình thức do pháp luật quy định.
Hình thức giao dịch không chỉ được hiểu là hình thức thể hiện nội dung của giao
dịch như bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể…..mà còn cần được hiểu là cả
những thủ tục về hình thức như; phải có xác nhận của công chứng, chứng nhận, chứng
thực, đăng ký hoặc xin phép.
Những GDDS không tuân thủ về hình thức do pháp luật quy định sẽ bị vô hiệu. Điều
134 BLDS quy định về GDDS vô hiệu do hình thức như sau: “Trong trường hợp pháp luật
quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên
không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong
5


một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
3. Hậu quả pháp lý xảy ra khi GDDS vô hiệu do không tuân thủ các quy định về
hình thức:
Điều 134 quy định về hậu quả pháp lý xảy ra khi GDDS vô hiệu do không tuân thủ
các quy định về hình thức như sau: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao
dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu
cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc
các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó

mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”. Như vậy, nếu sau khoảng thời gian mà pháp
luật cho phép các bên tham gia giao dịch khắc phục hậu quả của GDDS vô hiệu do không
tuân thủ các quy định của hình thức gây ra mà các bên không thực hiện thì hậu quả pháp lý
của GDDS vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức sẽ như hậu quả pháp lý
của các GDDS vô hiệu khác. Cụ thể:
Theo Điều 137 BLDS quy định:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả
bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy
định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Ngoài ra, còn có một vài quy định được đề cập đến ở các điều luật khác như Điều
130 BLDS, 131 BLDS, 132 BLDS,…….
a. Chấm dứt thực hiện GDDS:
Khi một giao dịch vô hiệu, không có giá trị pháp lý tại thời điểm ký kết, do vậy,
không có giá trị bắt buộc đối với các bên tham gia giao dịch, nghĩa là các bên không còn
ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ với nhau. Nói cách khác, khi GDDS vô hiệu quyền và
nghĩa vụ mỗi bên không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nếu giao dịch mới xác lập
6


chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện, còn trong trường hợp đang thực hiện
cũng không được thực hiện nữa.
b. Xử lý hậu quả GDDS vô hiệu:
Khi GDDS vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời
điểm giao kết, về nguyên tắc các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Đối với
trường hợp giải quyết tài sản trong GDDS mà các bên tham gia GDDS mới xác lập chưa
thực hiện thì các bên chấm dứt thực hiện giao dịch vô hiệu đó. Tuy nhiên, thực tế đa số
GDDS khi đã tuyên bố vô hiệu thì các bên đã thực hiện một phần, thậm chí toàn bộ giao

dịch. Do vậy, khi tuyên bố GDDS vô hiệu quay lại tình trạng ban đầu là một vấn đề hết
sức phức tạp, nhất là vấn đề xác định thiệt hại, xác định lỗi và xác định trách nhiệm của
mỗi bên trong giao dịch bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Vấn đề hoàn trả về tài sản. Hoàn trả tài sản là một trong những biện pháp
phổ biến để giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trong GDDS khôi phục lại tình trạng ban đầu được hiểu là các bên đưa tài sản quay lại
thời điểm mà các bên tham gia ký kết. Tuy nhiên, trong thực tế tài sản được hoàn trả
không phải lúc nào cũng còn nguyên giá trị của nó tại thời điểm giao kết, thông thường
nó bị biến đổi do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội không còn nguyên giá trị ban
đầu. Do đó, vấn đề trả lại cho nhau bằng chính tài sản là đối tượng của giao dịch rất khó,
phức tạp nên pháp luật không quy định cụ thể. Thông thường các thẩm phán được quyền
lựa chọn từng giải pháp thích hợp trong từng vụ án cụ thể và dựa trên các tiêu chí: quy
định của pháp luật, đặc trưng của các loại tài sản, điều kiện kinh tế của các bên đương sự,
điều kiện cuộc sống, nghề nghiệp, giới tính... của các bên và diễn biến của từng vụ án để
quyết định.
- Vấn đề xác định thiệt hại xảy ra. Đa số các nhà khoa học pháp lý đều xác
định những hao mòn, hư hỏng do con người tác động làm giảm giá trị của tài sản là thiệt hại
buộc bên có lỗi phải bồi thường. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp nhất đặt ra là sự trượt giá của tài
sản (là đối tượng của giao dịch) và trượt giá của đồng tiền có được coi là thiệt hại xảy ra? Do
đó, trên thực tiễn áp dụng pháp luật còn có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm không
7


coi vấn đề trượt giá là thiệt hại và cho rằng sự biến động này hoàn toàn là do quy luật kinh tế
khách quan, không liên quan gì đến xác lập giao dịch của các bên. Có quan điểm cho rằng,
trượt giá gây thiệt hại cho bất cứ bên nào đều phát sinh trách nhiệm bồi thường. Khi xác định
trách nhiệm phải căn cứ theo lỗi để buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định
của pháp luật. Quan điểm này hiện nay được sự đồng tình của phần lớn các nhà khoa học
và các nhà thực thi pháp luật.
c. Hậu quả pháp lý theo thỏa thuận của các chủ thể được Tòa án công nhận:

Trong pháp luật dân sự nguyên tắc tự do cam kết, tự do thỏa thuận là nguyên tắc đặc
trưng, xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ, và độc lập về tài sản, tự chịu trách
nhiệm về tài sản của các chủ thể. Do vậy, nguyên tắc thỏa thuận trở thành nguyên tắc cơ bản
và bao trùm toàn bộ ngành luật dân sự, đwọc quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 4 BLDS. Chính
vì lẽ đó, nguyên tắc này chi phối các ngành luật có nguồn gốc bắt nguồn từ Luật Dân sự như
Luật Kinh tế, Luật Thương mại,…..Khi đặt vấn đề cụ thể về việc giải quyết hậu quả pháp lý
của GDDS vô hiệu theo sự thỏa thuận của các chủ thể, thì mỗi quốc gia có quy định khác
nhau, nhưng nhìn chung sự thỏa thuận đều phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:
+ Các chủ thể này phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, nếu
trong trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân
sự, thì phải có người đại diện hoặc người giám hộ;
+ Các chủ thể tham gia GDDS vô hiệu có quyền tự quyết định việc tự thỏa thuận với
nhau về giải quyết hậu quả mà không bị ép buộc bởi bất kỳ yếu tố nào;
+ Đối với giao dịch vô hiệu có mục đích và nội dung trái pháp luật, về nguyên tắc
các bên không được thỏa thuận, xác lập giao dịch mới có nội dung và hình thức như giao
dịch đã bị vô hiệu, mà chỉ có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả giao dịch
vô hiệu.
+ Đối với tài sản được tự do đưa vào giao lưu dân sự, khi giải quyết GDDS vô hiệu,
các bên có thể thỏa thuận với nhau xác lập giao dịch mới trên cơ sở của GDDS đã vô hiệu
hoặc có điều chỉnh về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Còn đối với trường hợp hủy GDDS vô

8


hiệu không thiết lập giao dịch mới, thì các bên tự nguyện phân định với nhau về tài sản,
việc phân định về tài sản không nhất thiết phải cân bằng với nhau về quyền lợi;
+ Trình tự của việc thỏa thuận phải theo quy định của pháp luật hoặc được pháp luật
thừa nhận.
4. Vấn đề bảo vệ người thứ ba ngay tình khi GDDS bị tuyên bố là vô hiệu do
không tuân thủ các quy định về hình thức:

a. Nhận thức chung về người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu do không tuân thủ
các quy định về hình thức:
Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì “người thứ ba ngay tình khi tham gia
GDDS vô hiệu” được hiểu là " người được chuyển giao tài sản thông qua GDDS mà họ
không biết, không buộc phải biết là tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ
một giao dịch vô hiệu". Vậy người thứ ba tham gia GDDS ngay tình là khi tham gia giao
dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân theo các quy định của pháp luật mà không
biết đối tượng giao dịch là tài sản bất minh, do chủ sở hữu được xác lập trước đó bởi một
giao dịch vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức. Đây có thể nói là yếu tố
quan trọng nhất để xác định người tham gia giao dịch hoàn toàn ngay tình.
b. Điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu do không tuân thủ
các quy định về hình thức:
Để xác định người thứ ba ngay tình thông thường được căn cứ vào những điểm sau
đây:
- Trước khi người thứ ba tham gia giao dịch, đối tượng của giao dịch này được xác
lập bởi một giao dịch vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức;
- Khi xem xét người tham gia giao dịch có ngay tình hay không, trước hết chúng ta phải
xem xét ý chí của họ và ý chí này thể hiện ra bên ngoài khách quan bằng một hành vi cụ thể.
Nếu ở một điều kiện thông thường, thì họ có thể biết được tài sản đưa vào giao dịch được
xác lập bởi một GDDS vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức trước đó hay
không? Trong trường hợp họ biết hoặc pháp luật quy định là họ buộc phải biết, thì họ
9


không phải là người thứ ba ngay tình. Nếu họ không biết và pháp luật không quy định họ
buộc phải biết và khi tham gia giao dịch họ chiếm giữ tài sản không có biểu hiện của người
tiêu thụ tài sản bất minh, thì họ mới là người thứ ba ngay tình.
- Người thứ ba tham gia GDDS phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng
lực hành vi. Nếu trong trường hợp mà họ không có đầy đủ năng lực hành vi, thì họ phải có
người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp;

- Họ đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền dân sự trong giao dịch do họ xác
lập, có nghĩa là họ đã nhận được tài sản từ giao dịch và mục đích của giao dịch đã đạt
được. Đây có thể nói là điều kiện không thể thiếu đối với loại giao dịch này;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không trái quy định của pháp luật và đạo đức
xã hội;
- Đối tượng của giao dịch là những tài sản không thuộc loại tài sản mà pháp luật cấm
giao dịch;
- Trình tự xác lập giao dịch tuân thủ theo trình tự pháp luật cho phép;
- Khi có tranh chấp xảy ra thì người thứ ba ngay tình phải có yêu cầu độc lập được
hưởng tài sản hay yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản đã bị trả cho chủ sở hữu hoặc
tịch thu sung công quỹ.
c. Giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch vô hiệu, khi có người thứ ba ngay tình cần
được bảo vệ:
Trong khoa học pháp lý khi giải quyết hậu quả đối với loại giao dịch này phải căn cứ
vào đặc điểm, tính chất của tài sản và quy định của Nhà nước về tài sản. Tác giả phân ra
các trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với các tài sản không phải mang tính chất thiết yếu đối với chủ sở hữu
hoặc các tài sản không để được lâu, không thể lấy lại được... khi tuyên bố giao dịch vụ hiệu
chỉ cần buộc các bên hoàn lại cho nhau theo giá trị, theo nguyên tắc bù trừ nghĩa vụ.
Thứ hai, đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng không thuộc
diện Nhà nước cấm, khi tuyên bố giao dịch vụ hiệu, Tòa án có thể căn cứ vào pháp luật quy
định đối với từng loại tài sản để buộc người thứ ba tham gia giao dịch phải trả lại cho Nhà
10


nước. Buộc người chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình phải bồi thường thiệt hại
cho người thứ ba ngay tình theo thời giá.
Thứ ba, đối với giao dịch mà đối tượng giao dịch là tài sản đặc trưng của chủ sở
hữu, mà chủ sở hữu yêu cầu phải trả lại (ví dụ, bất động sản như nhà cửa, đất đai...) thì khi
giải quyết hậu quả giao dịch vụ hiệu, cần giao tài sản lại cho chủ sở hữu và buộc người

tham gia giao dịch bất hợp pháp phải hoàn trả lại tiền cho người thứ ba tương đương với
thời điểm giao dịch và chịu mọi thiệt hại mà do họ gây ra.
III.

Ý nghĩa của việc quy định về GDDS vô hiệu nói chung và GDDS vô hiệu

do không tuân thủ các quy định về hình thức nói riêng trong nền kinh tế thị trường
hiện nay:
Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa.
Trong quá trình trao đổi giữa người mua và người bán hình thành nên nhiều mối quan hệ.
Vì vậy, thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau và hình thành giá cả của hàng
hóa và trao đổi quyền sở hữu đối với hàng hóa. Nhìn trên phạm vi của toàn xã hội thì thị
trường là sự gặp gỡ giữa người mua, người bán và đồng thời là nơi cân bằng các nhu cầu
của xã hội, thị trường là nơi mở rộng giao dịch hình thành, phát triển theo đúng bản chất và
sự phong phú về hình thức, chủng loại..., trong đó đa phần là GDDS. Để bảo đảm ổn định,
an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch thì việc xác định GDDS vô hiệu để khi các bên
tham gia không vi phạm có ý nghĩa quan trọng, thiết thực góp phần thúc đẩy các giao lưu
dân sự phát triển, phù hợp với quá tŕnh phát triển của nền kinh tế thị trường.
1. Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch
Khi các bên tham gia giao dịch có quyền tự do, tự nguyện tham gia giao dịch,
nhưng sự tự do trao đổi thường được đặt trong khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật. Pháp
luật quy định về các điều kiện để các chủ thể tham gia giao dịch và đồng thời quy định biện
pháp chế tài nếu các bên tham gia không tuân theo các điều kiện để giao dịch có giá trị
pháp lý, thì GDDS bị vô hiệu, các bên chịu hậu quả pháp lý nhất định, có thể gây bất lợi
11


cho các bên đó là, giao dịch đó dù chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì cũng chấm dứt,
không được tiếp tục thực hiện và giải quyết hậu quả GDDS vô hiệu theo quy định pháp
luật. Việc quy định này nhằm bảo vệ trật tự công, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các

chủ thể tham gia giao dịch. Do vậy, chế định pháp lý về GDDS trong đó có các quy định về
GDDS vô hiệu và GDDS vô hiệu do không tuân thử các quy định về hình thức và hậu quả
pháp lý của chúng đóng vai trò là công cụ pháp lý quan trọng bảo đảm an toàn cho các chủ
thể, nhằm thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, trong sản xuất và kinh doanh...,
trong nền kinh tế thị trường.
2. Là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp xảy ra hoặc giải quyết hậu quả
pháp lý khi GDDS bị tuyên bố là vô hiệu
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không bắt buộc các chủ thể tham gia giao
dịch với ai, nội dung gì..., nhưng khi các bên đã tự nguyện tham gia giao dịch, tự nguyện
cam kết, họ phải chịu sự ràng buộc bởi chính sự cam kết đó, thậm chí trong trường hợp nào
đó các chủ thể còn tự thỏa thuận đặt ra hình thức phạt vi phạm khi không tự giác thực hiện
nội dung đã cam kết. Nếu bên nào vi phạm cam kết thì không những phải chịu bất lợi do
pháp luật quy định, mà còn chịu các chế tài do chính các bên tham gia giao dịch đặt ra.
Trong trường hợp chủ thể đã tự nguyện tham gia, dù có một số cam kết, thỏa thuận trong
giao dịch có thể bất lợi cho chính họ nhưng không thể thoái thác hoặc từ chối thực hiện.
Nếu từ chối thực hiện nghĩa vụ đã cam kết..., sẽ là căn cứ áp dụng các biện pháp chế tài
buộc bên họ phải chịu những tổn thất nhất định. Với quy định chế tài trong giao dịch đã
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, củng cố thái độ tích cực của chủ thể tham
gia giao dịch và thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Khi có tranh chấp thì chính những cam kết
mà các bên đă thỏa thuận đó sẽ là chứng cứ quan trọng để xác định xem ai là người vi
phạm, mức độ vi phạm tới đâu, cần phải áp dụng biện pháp chế tài như thế nào cho phù
hợp. Nếu trong trường hợp GDDS vô hiệu, thì cam kết đóng vai trò quan trọng xác định lỗi
của các bên tham gia trên cơ sở đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi
phạm khi giải quyết hậu quả GDDS vô hiệu.
12


3. Bảo đảm cho việc kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc
phát hiện GDDS vô hiệu
Những cam kết thỏa thuận của các chủ thể tham gia giao dịch là căn cứ vững chắc để

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm túc
theo quy định của pháp luật hay không. Đồng thời áp dụng biện pháp chế tài cho các bên vi
phạm khi cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế các bên tham gia giao dịch trong một số trường hợp
vi phạm các quy định của Nhà nước, nhưng họ đã cố tình lẩn tránh bằng cách xác lập giao dịch
giả cách (không đúng mới nội dung mà các bên đã thỏa thuận). Do vậy, khi kiểm tra thực hiện
chính sách và pháp luật của Nhà nước của các chủ thể tham gia giao dịch thông thường các cơ
quan chức năng không chỉ thuần túy kiểm tra thông qua các giao dịch trên cơ sở là các văn bản
là hình thức thể hiện giao dịch mà phải kiểm tra thực chất nội dung đích thực của giao dịch mà
các bên tham gia. Đây là một vấn đề phức tạp, vì vậy khi kiểm tra phải thận trọng tìm ra
những điểm bất hợp lý trên các văn bản. Khi phát hiện GDDS vô hiệu thì tuyên bố GDDS vô
hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý GDDS vô hiệu.
4. Góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản
Chế định GDDS vô hiệu có ý nghĩa quan trọng để các chủ thể khi tham gia giao dịch
tránh không vi phạm quy định của Nhà nước. Nếu một hoặc các bên tham gia vi phạm thì
GDDS bị vô hiệu, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể gây bất lợi cho
chính họ, ví dụ, bị phạt cọc (nếu các bên có thỏa thuận), bồi thường thiệt hại do hành vi vi
phạm của họ gây ra, hủy giao dịch... Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại
cho bên bị vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng cho xã hội và cũng là những lời cảnh
báo cho các chủ thể khi họ tham gia giao dịch, tạo thái độ nghiêm túc của các chủ thể trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao dịch và nội dung của giao dịch do các
chủ thể tham gia xây dựng nên, tạo ra sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định
trong quan hệ sở hữu tài sản.

13


IV.

Ví dụ thực tiễn về công tác xử lý GDDS vô hiệu do không tuân thủ các


quy định về hình thức:
1. Bản án số 226/2005/DSPT ngày 16/10/2005 vụ việc: “tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
Hà Nội.
*Nguyên đơn: Ông Lương Đình Việt – 50 tuổi; Địa chỉ: Sơn Viên, khu 2, thị trấn
Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai – có mặt.
*Bị đơn: Bà Trần Thị Thủy – 44 tuổi;Địa chỉ: Sơn Viên, khu 2, thị trấn Phố Ràng, huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai – có mặt.
*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
- Bà Đỗ Thi Ngãi, 50 tuổi;
- Ông Thân Văn Phương, 49 tuổi;
Đều trú tại Sơn Viên, khu 2, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Có Luật sư Lê Thanh Hải – văn phòng luật sư Thủy Vĩ – Đoàn Luật sư tỉnh Lào Cai bảo vệ
quyền lợi cho bị đơn.
Nhận thấy:
Theo anh Lương Đình Việt khai năm 1994 vợ chồng anh có mua của bà Vũ Thị Mai
đất thổ cư tại bản Sơn Viên, khu 2, thị trấn Phố Ràng, Bảo Yên. Việc mua bán đã làm đầy
đủ thủ tục qua chính quyền thị trấn. Năm 2000 đạ chính huyện đã đo đạc để chuẩn bị cấp
sổ đỏ nhưng chưa được cấp. Cuối năm 2001 vợ anh là Đỗ Thị Ngãi đã thỏa thuận bán cho
chị Trần Thị Thúy với giá 20.000.000 đồng anh không biết và không ký giấy tờ gì. Khi chị
Thúy đổ đất bao quanh thổ đất thì anh mới biết và anh đã đề nghị được trả lại tiền và trả
thêm 6.000.000 đồng tiền đổ đất san nền vì không đồng ý bán. Vợ chồng chị Thúy không
đồng ý trả lại tiền và vẫn tiếp tục xây nhà. Nay anh yêu cầu không bán đất buộc chị Thúy
anh Phương phải tháo dỡ nhà và công trình trả lại đất cho anh.
Phía chị Trần Thị Thúy trình bày: chị là người cùng xóm với anh Việt, chị Ngãi nên
việc anh Việt, chị Ngãi muốn bán đất chị đã biết từ lâu. Do nhu cầu nên chị đã trao đổi với
14


chị Ngãi để mua đất đó. Hai bên thống nhất giá 20.000.000 đồng chị nhận đất sử dụng và

khi nào làm bìa đỏ thì chị Ngãi tách sổ đỏ luôn cho chị. Vì thế ngày 29/11/2001 chị và chị
Ngãi đã viết giấy thỏa thuận mua bán và chị trả đủ số tiền 20.000.000 đồng cho chị Ngãi.
Việc mua bán anh Việt không kí giấy nhưng anh Việt có biết và không có ý kiến gì. Đến
tháng 4/2002 chị đổ đất làm nhà thì anh Việt cho con cầm 6.000.000 đồng đến trả chị và
nói không bán đất nữa nhưng chị không nhất trí. Sau đó sự việc được chính quyền giải
quyết và yêu cầu anh Việt trả lại cho chị 20.000.000 đồng và trả tiền đổ đất xây móng
8.052.000 đồng hẹn ngày 09/6/2002 phải trả cho chị, nếu không trả thì mảnh đất đó thuộc
về chị. Đến ngày trả tiền vợ chồng anh Việt, chị Ngãi không trả nên chị lại tiếp tục xây
dựng nhà bình thường, đến ngày 14/6/2002 chị mới nhận được thông báo đình chỉ xây
dựng nhà, nhà chị đã dựng xong. Nay anh việt muốn lấy lại đất thì phải trả cho chị tiền xây
dựng và bồi thường 200.000.000 đồng.
Chị Đỗ Thị Ngãi trình bày: Việc chị bán đất cho chị Thúy là do chị trực tiếp thỏa
thuận, anh Việt có biết nhưng không nhất trí. Ngày 29/11/2001 chị viết giấy bán đất cho chị
Thúy và chỉ có 2 người ký. Khi chính quyền giải quyết buộc vợ chồng chị trả cho chị Thúy
28.052.000 đồng thì chị có việc về quê nên không trả được tiền. Chị xác định chị có lỗi, đề
nghị Tòa án giải quyết được lấy lại đất.
Anh Thân Văn Phương đồng ý với ý kiến của chị Thúy.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DSST ngày 21/07/2005 Tòa án nhân dân tỉnh
Lào Cai đã quyết định: Tuyên bố giao dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa chị Đỗ Thị Ngãi
và chị Trần Thị Thúy là GDDS vô hiệu. Áp dụng Điều 136; Điều 146; Điều 694 Bộ luật
Dân sự. Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự:
- Buộc chị Trần Thị Thúy phải trả lại toàn bộ 162,3 m 2 đất có một chiều bám quốc lộ
70 là 6 mét tại bản Sơn Viên, khu 2, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho
anh Lương Đình Việt và chị Đỗ Thị Ngãi.
- Buộc chị Trần Thị Thúy và anh Thân Văn Phương phải chuyển gia quyền sở hữu
toàn bộ căn nhà gỗ 3 gian nhà sàn nguyên trạng và công trình phụ, sân bê tong tr ước và sân

15



bê tong sau được xây dựng trên lô đất 162,3 m 2 mà chị Thúy phải trả cho anh Lương Đình
Việt và chị Đỗ Thị Ngãi.
- Buộc anh Lương Đình Việt và chị Đỗ Thị Ngãi phải trả cho chị Trần Thị Thúy và
anh Thân Văn Phương 309.300.000 đồng.
- Ngoài ra tại bản án sơ thẩm nêu trên còn có quyết định về án phí và thông báo
quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 01/9/2005 anh Lương Đình Việt có đơn kháng cáo yêu cầu xem xét lại.
Xét thấy:
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc
thẩm hôm nay, có đủ cơ sở khẳng định: ngày 29/11/2001 chị Trần Thị Thúy đã mua của chị
Đỗ Thị Ngãi lô đất 162,3 m2 đất có 6m mặt đường quốc lộ 70 tại bản Sơn Viên, khu 2, thị
trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai với giá 20.000.000 đồng. Nhưng lô đất này
thuộc quyền sử dụng của vợ chồng chị Ngãi, anh Việt. Khi chị Ngãi bán đất lại không có sự
đồng ý của anh Việt. Do đó, Tòa án sơ thẩm xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa chị Ngãi với chị Thúy lập ngày 29/11/2001 là hợp đồng vô hiệu là đúng. Tuy
nhiên vụ án này đã qua nhiều cấp Tòa án xét xử, nay Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử
sơ thẩm lại, nên phải định lại giá nhà, đất tại thời điểm để buộc các bên hoàn trả lại cho
nhau là đúng quy định của pháp luật. Do đó, việc anh Việt cho rằng phải căn cứ vào giá
nhà và đất tại thời điểm anh trả tiền cho bên mua theo quyết định của bản án bị hủy trước
đây là không có căn cứ để chấp nhận. Đồng thời, anh Việt cho rằng giá đất theo biên bản
định giá ngày 5/7/2005 là cao hơn giá thị trường, cũng không có cơ sở để chấp nhận vì hợp
đồng định làm việc vô tư, khách quan có sự tham gia của hai bên đương sự. Khi ký vào
biên bản định giá anh Việt cũng không có ý kiến gì. Còn phần đổ bê tông và xây công trình
phụ gia đình anh Việt đã xây rồi bán đất cho chị Thúy, chị Thúy đã phá dỡ. Nay anh Việt
yêu cầu tính giá trị tài sản đó để trừ vào tiền bán đất là không thể chấp nhận được. Bởi lẽ,
khi chị Ngãi bán đất thì đã thỏa thuận là bán toàn bộ diện tích đất đó và tất cả tào sản trên
đất là cho chị Thúy với giá 20.000.000 đồng, từ đó chị Thúy mới phá dỡ để xây dựng lại.
Do đó, chịu Thúy không có lỗi, nên không phải đền bù giá trị tài sản mà chị đã phá bỏ. Còn
16



đối với tài sản mà chị Thúy xây dựng mới thì nay anh Việt và chị Ngãi đòi lại thì phải
thanh toán toàn bộ giá trị tài sản trên đất cho chị Thúy là đúng quy định của pháp luật. Do
đó, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của anh Việt, mà giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Quyết định:
Không chấp nhận kháng cáo của ông Lương Đình Việt là nguyên đơn, giữ nguyên
Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DSST ngày 21/7/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Lào cai
bị kháng cáo.
Áp dụng các điều 136, 146, 693 Bộ luật dân sự tuyên xử:
- Buộc chị Trần Thị Thúy phải trả lại toàn bộ 162,3m 2 đất có chiều bám quốc lộ 70
là 6m tại bản Sơn Viên, Khu 2, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho vợ
chồng anh Lương Đình Việt và chị Đỗ Thị Ngãi mà trước đây chị Thúy đã mua của chị
Ngãi.
- Buộc vợ chồng anh Thân Văn Phương và chị Trần Thị Thúy phải giao cho vợ
chồng anh Lương Đình Việt và chị Đỗ Thị Ngãi sở hữu căn nhà sàn gỗ 3 gian và công trình
phụ, sân bê tong trước và sau nhà được xây dựng trên lô đất nói trên.
- Buộc vợ chồng anh Lương Đình Việt và chị Đỗ Thị Ngãi phải thanh toán cho vợ
chồng anh Thân Văn Phương và chị Trần Thị Thúy 309.300.000 đồng.
2. Phân tích và nhận xét:
Quyết định của tòa là đúng
Bởi lẽ, theo điều 689 BLDS về hình thức chuyển quyền sử dụng đất thì việc chuyển
quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp thừa kế quyền sử
dụng đất. Trong khi đó, điều 27 Luật HNGĐ 2000 quy định: “Quyền sử dụng đất mà vợ
chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.”
Ở đây, anh Việt và chị Ngãi đã mua đất thổ cư với danh nghĩa vợ chồng, do đó đây
là tài sản chung của hai vợ chồng anh Việt chị Ngãi. Do đó, đối với hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của vợ chồng thì phải có sự đồng ý của cả
hai vợ chồng, thể hiện ở việc cùng ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
17



hoặc văn bản ủy quyền cho vợ hoặc chồng là người đại diện cho người còn lại tham gia
giao dịch (theo điều 24 Luật HNGĐ 2000).
Trong vụ việc nói trên, do anh Việt không ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, các bên cũng không đưa ra được bằng chứng thể hiện thái độ đồng ý
của anh Việt đối với hợp đồng này, do đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
giữa chị Thủy và chị Ngãi là hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
của hợp đồng. Việc Tòa phúc thẩm tuyên bố GDDS nói trên là GDDS vô hiệu và giữ
nguyên bản án sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
V.

Một số điểm tiến bộ của quy định về GDDS vô hiệu do không tuân thủ

các quy định về hình thức của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995:
1.

Trong Điều 133 BLDS năm 1995 chỉ quy định GDDS được thể hiện bằng lời

nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, nhưng thực tế hiện nay với sự xuất hiện của
nền khoa học kỹ thuật tiên tiến xuất hiện nhiều hình thức giao dịch càng phong phó như:
điện báo, telex, fax, thư điện tử. Do vậy, khi BLDS được sửa đổi năm 2005, các nhà làm
luật đã quy định vấn đề này tại khoản 1 Điều 124 về “Hình thức GDDS” như sau: “Giao
dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch
dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao
dịch bằng văn bản.”
2.

Trong BLDS năm 1995 quy định hình thức là điều kiện bắt buộc trong một số

loại giao dịch, nếu các bên không tuân thủ các điều kiện này sẽ dẫn tới giao dịch vô hiệu là

không hợp lý. Bởi lẽ, hình thức giao dịch thực chất chỉ là sự thể hiện ý chí của các bên
tham gia GDDS theo các ký tự; còn việc Công chứng nhà nước chứng nhận hay chứng
thực, đăng ký hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực chất là xác nhận sự
kiện pháp lý giữa các bên. Khi có tranh chấp xảy ra, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xác
định có hay không có sự kiện này. Mặt khác, pháp luật quy định vi phạm điều kiện về hình
18


thức dẫn tới GDDS vô hiệu thì sẽ tạo nên một khoảng cách nhất định giữa sự thống nhất ý
chí thực và hiệu lực của giao dịch. Trong thực tiễn giao lưu dân sự thì việc tuân thủ các quy
định về hình thức khó khăn và phức tạp, như về đất đai, nhà cửa...
Do vậy, tại BLDS năm 2005 các nhà làm luật đã sửa đổi nội dung của Điều 139
BLDS năm 1995 thành Điều 122 BLDS năm 2005 với nội dung: " Hình thức giao dịch dân
sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật quy định". Với quy
định này sẽ làm cho người đọc hiểu rằng quy định về hình thức vẫn là điều kiện cần để các
bên tham gia giao dịch lựa chọn trong mét sè trường hợp cụ thể, nhưng nó không phải là
điều kiện bắt buộc để tuyên bố GDDS vô hiệu.

VI.

Một số vướng mắc trong xử lý thực tế do quy định của pháp luật về

GDDS vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức và đề xuất một số giải
pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật về GDDS vô hiệu do không tuân thủ các
quy định về hình thức:
1. Điều 134 BLDS quy định: “...Toà án...buộc các bên thực hiện quy định về hình
thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch
vô hiệu”. Trong khi đó Luật đất đai, Nghị định 84 ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định:
Việc đăng ký quyền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không
thực hiện khi có tranh chấp. Như vậy giữa Luật đất đai và BLDS mâu thuẫn nhau.

Vì vậy, Điều 134 BLDS nên sửa đổi theo hướng: bỏ cụm từ “buộc các bên thực hiện
quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn”, vì quy định như vậy không có
tính khả thi khi cơ quan Nhà nước từ chối việc đăng ký quyền sử dụng đất không có căn
cứ, xâm phạm quyền lợi của đương sự.

2. Trong thời gian tới Tòa án nhân dân tối cao cần giải thích rõ khái niệm giao dịch vi
phạm điều cấm và khái niệm giao dịch trái pháp luật và luật áp dụng. Đồng thời hướng dẫn
trong trường hợp GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, thì trường hợp nào cần
19


tịch thu toàn bộ tài sản đưa vào giao dịch, trường hợp nào chỉ cần tịch thu phần lợi tức, trong
trường hợp nào không phải tịch thu.
Để xác định GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật cần phải tịch thu, dựa
trên tiêu chí sau: thứ nhất, GDDS vi phạm điều cấm pháp luật; thứ hai, phải xâm phạm trực
tiếp đến lợi ích của Nhà nước và của xã hội, với mức độ nghiêm trọng, ví dụ: bán diện tích
đất nằm trong lộ giới khu quân sự, Nhà nước có quy định cấm không được phép mua bán,
chỉ tạm giao để sử dụng trong sản xuất... Tuy nhiên, việc xác định tiêu chí này chỉ mang
tính chất tương đối mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, nhưng cũng
nên quy định hạn chế để tạo ra sự thông thoáng cho các chủ thể tham gia giao dịch.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Để khuyến khích GDDS phát triển và giảm bớt tình trạng giao dịch vô hiệu như hiện
nay, trong thời gian tới chúng ta cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về giao dịch nói chung
và GDDS nói riêng. Pháp luật thực định phải thể hiện sự thống nhất của pháp luật, không
thể hiểu đa nghĩa, không gây sự bất bình đẳng trong các giao dịch về kinh tế, dân sự,
thương mại và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay; đồng thời phải phù
hợp xu hướng chung của thế giới. Cùng với công tác hoàn thiện pháp luật cần làm tốt công
tác hướng dẫn áp dụng pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền pháp luật cũng như tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm

công tác pháp luật.

(*)

: Những quy phạm pháp luật được đề cập đến trong bài tập này được quy định tại Bộ luật Dân sự

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.

20



×