Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ đề số 3 (8đ) biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.01 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của nước ta thời gian qua đã đạt nhiều kết quả nổi
bật và được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một điển hình về thực hiện bình đẳng giới,
nâng cao quyền con người. Đảng và Nhà nước ta đă có nhiều chế độ, chính sách tạo điều
kiện cho chị em phụ nữ phát huy khả năng, khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Mục
tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất
giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực
của đời sống xă hội và gia đình. Do vậy, Luật bình đẳng giới đã xác định rất rõ biện pháp bảo
đảm bình đẳng giới với 3 khía cạnh. Thúc đẩy bình đẳng giới, quy định chính sách bảo vệ, hỗ
trợ người mẹ (khoản 4 Điều 6), người cha (điểm g khoản 2 Điều 72). Trong đó, đáng quan
tâm là các biện pháp thức đẩy bình đẳng giới. Do vậy, em xin chọn đề bài “Biện pháp thúc
đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay” để
hiểu rõ hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Khái niệm bình đẳng giới
a, Định nghĩa
Theo quan niệm xã hội học: là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ, cũng như
giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới, được điều
chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý. Hay nói cách khác, bình đẳng giới
là sự thừa nhận, sự coi trọng ngang nhau đối với các đặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ
hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý: các thuật ngữ “bình đẳng nam nữ”, “nam nữ bình
quyền” đã được sử dụng trong các văn bản pháp luật để thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp
lý của nam nữ trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Tuy nhiên, việc nam nữ bình đẳng về địa
vị pháp lý không bao hàm sự bình đẳng của nam và nữ trong tất cả các quan hệ xã hội.
Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới được hiểu “là việc nam, nữ có vị trí, vai
trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển
của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
Sự bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều phương diện, cụ thể như: nữ và nam có điều kiện


ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; nữ và nam có
cơ hội ngang nhau để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá
trình phát triển; nữ và nam có các quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
[1]




Như vậy, bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và nam giới, hay trẻ
em trai và trẻ em gái tham gia trong tất cả các hoạt động là như nhau, cũng không có nghĩa là
nam giới và phụ nữ giống nhau, mà bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được
công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội. Từ đó nam và nữ có thể trải nghiệm
những điều kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm năng của họ, có cơ hội để tham gia,
đóng góp và hưởng lợi bình đẳng từ công cuộc phát triển của quốc gia trong các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
b, Đặc điểm bình đẳng giới
Bình đẳng giới thể hiện vị trí, vai trò của nam và nữ ngang nhau trong các quan hệ xã hội,
do đó bình đẳng giới có các đặc điểm sau:
Tính ngang quyền: để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ cần được tạo điều kiện và cơ hội



ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ, cần có quy định như
nhau (bình đẳng), chung cho phụ nữ và nam giới về hưởng thụ các quyền và gánh vác các
nghĩa vụ. Đây là các quy định bình đẳng mang tính tối thiểu, không thể thiếu để đảm bảo về
mặt pháp lý quyền bình đẳng nam nữ (công dân nam và nữ đều có quyền bầu cử, ứng cử; có
quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; có quyền tự do kết hôn và tự do ly
hôn...).
Tính ưu đãi: do đặc điểm sinh học và truyền giống của phụ nữ khác biệt so với nam giới, để




đạt được bình đẳng giới cần có sự đối xử ưu đãi, khuyến khích đặc biệt và hợp lý đối với phụ
nữ. Ví dụ, phụ nữ phải đảm nhận chức năng sinh đẻ và nuôi con nhỏ, vì vậy pháp luật lao
động quy định khi nữ lao động nghỉ thai sản họ vẫn được hưởng nguyên lương đồng thời
được trợ cấp thai sản.
Tính linh hoạt: sự đối xử ưu đãi với phụ nữ cần được điều chỉnh linh hoạt trong từng hoàn



cảnh lịch sử cụ thể, không mang tính bất biến. Ví dụ, do đặc điểm sinh học của phụ nữ nên
phụ nữ thường có thể chất yếu hơn và sức chịu đựng kém hơn so với nam giới, vì vậy pháp
luật các nước đều có quy định cấm tuyển dụng nữ lao động trong các nghành nghề lĩnh vực
nguy hiểm, nặng nhọc. Tuy nhiên, khi khoa học kỹ thuật phát triển, điều kiện lao động được
cải thiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm loại bỏ quy định cấm này đối với các
nghành nghề, lĩnh vực đã được cải thiện điều kiện lao động, để tạo thêm cơ hội có việc làm
cho phụ nữ.
Tính phân loại: bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế của phụ nữ và nam giới trong
xã hội mà còn được xem xét giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần xã hội khác nhau
trong các vùng lãnh thổ khác nhau, trong phạm vi quốc gia và trên thế giới. Ví dụ, quy định
tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với phụ nữ, thì mặt bằng chung này có thể có lợi cho nữ giới lao
[2]


động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy…nhưng lại bất lợi đối với nữ giới ở khu
vực lao động nặng nhọc, phụ nữ nông thôn và phụ nữ làm công việc nội trợ.
Như vậy, quy định trên chỉ đem lại mặt bằng ưu tiên hạn hẹp, dẫn đến làm dãn khoảng
cách đối xử và tạo ra phân biệt đối xử trong nữ giới nói chung.
c, Ý nghĩa của bình đẳng giới

Bình đẳng giới là vấn đề cơ bản về quyền con người và là yêu cầu về sự phát triển bền
vững, nam và nữ có thể trải nghiệm những điều kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm
năng của họ, có cơ hội để tham gia, đóng góp vào công cuộc phát triển quốc gia trong lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
2. Bình đẳng giới và bình đẳng giới thực chất
Trước hết, cần khẳng định rằng bình đẳng giới và bình đẳng giới thực chất có mối liên hệ
rất mật thiết và đương nhiên, trong chừng mực nào đó chúng là một. BĐG được định nghĩa
trong Luật “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát
huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như
nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Như vậy, xét về bản chất bình đẳng giới cũng
chính là bình đẳng giới thực chất, khi mà mọi thứ giữa nam và nữ đều “ngang nhau” và “như
nhau”. Nếu không có bình đăng giới thực chất thì làm sao có thể gọi là bình đẳng được. Tuy
nhiên, vẫn còn có chút khác biệt giữa hai khái niệm này.
Có thể hiểu bình đẳng giới thực chất là sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trên thực tế
(chứ không phải “trên giấy”). Đây chính là mục đích mà Luật hướng tới và cũng là tham
vọng của các nhà làm luật. Bởi nếu xét dưới lăng kính giới, hệ thống pháp luật của Việt Nam
vẫn được quốc tế ca ngợi là tiến bộ, tuyên ngôn về bình đẳng chúng ta đã có từ lâu mà không
cần đợi tới khi có Luật. Nhưng, giữa luật lệ với việc thực thi chúng còn có một khoảng cách
khá xa, hay nói cách khác, chúng ta vẫn chưa có bình đẳng giới thực chất.
Lấy gia đình làm một ví dụ: so với nam giới, phụ nữ thường mất hơn 3-4 giờ mỗi ngày
cho những công việc nội trợ không tên và không được trả công, vẫn còn có những phân biệt
đối xử và bạo lực trong gia đình... Dù đã có rất nhiều nỗ lực trong xây dựng chính sách, pháp
luật để bảo đảmbình đẳng giới, song gia đình vẫn thực sự là một thành luỹ kiên cố của bất
bình đẳng nằm ngoài khuôn khổ tác động của luật pháp. Phải thêm hai chữ “thực chất” ở đây
là vì thế.
Còn một lý do khác là khi nói đến bình đẳng nam, nữ thường có xu hướng chung coi họ
như một “khối thống nhất” (vì đều là con người) có những quyền cơ bản ngang nhau và cần
được đối xử như nhau. Song, bình đẳng cần được hiểu theo một nghĩa rộng hơn, có tính đến
những điều kiện và hoàn cảnh khác biệt của cả hai giới nam và nữ. Bình đẳng không có
nghĩa là đối xử với ai cũng như ai, bất chấp những xuất phát điểm rất khác nhau của họ.

[3]


3.

Chính vì có tính đến những sự khác biệt ấy mà để đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực
chất hàng loạt các biện pháp lâu dài có, tạm thời có đã được quy định trong Luật. Về tổng
thể, các biện pháp này được xây dựng trên nền tảng công bằng ở tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa... cho tới tận gia đình, chúng ta đều thấy có quy định “nam, nữ bình đẳng”.
Song bên cạnh đó, không thiếu những điều khoản trong Luật có vẻ “thiên vị” đối với một
giới nào đó (mà thường là giới nữ).
Đối với các biện pháp đặc thù để hỗ trợ và bảo vệ người mẹ thì không có vấn đề gì. Các
đại biểu Quốc hội khi biểu quyết thông qua những điều luật này có lẽ đều thấy đằng sau
những luật lệ đó là gương mặt của những người phụ nữ - những người mẹ. Mà trách nhiệm
làm mẹ của họ thì đàn ông dẫu muốn cũng khó lòng san sẻ được. Nhưng đối với các biện
pháp thúc đẩy bình đẳng giới thì lại không suôn sẻ như vậy. Về bản chất đây là các biện pháp
bất bình đẳng. Vẫn biết rằng đây chỉ là những biện pháp tạm thời nhằm thúc đẩy nhanh bình
đẳng giới trên thực tế, sẽ chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được, nhưng vẫn có
rất nhiều “bất mãn” với chúng và phải khó khăn lắm mới đưa được vào trong Luật. Tuy
mang vỏ bọc bất bình đẳng song đây lại chính là những biện pháp hữu hiệu nhằm tiến tới
bình đẳng giới thực chất.
Vậy là không chỉ bình đẳng giới mà cả bình đẳng giới thực chất đều đã được ghi nhận
trong luật. Các quy định pháp luật như vậy là tương đối đầy đủ, thiếu chăng chỉ còn việc đưa
những quy định này vào thực thi.
Khái niệm biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Khoản 6 điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2007: “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là
biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ
hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy
định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy

bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình
đẳng giới đã đạt được”.
Như vậy, theo quy định trên, trong một số trường hợp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực
chất, cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các quy định trong đó điều kiện được áp dụng cho
nữ và nam khác nhau, nhằm hạn chế việc xuất phát điểm khác nhau của nam và nữ. Các biện
pháp cụ thể thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta
hiện nay được nêu rõ ở phần dưới đây.
II. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực
chất ở nước ta hiện nay
[4]


1.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Ở nước ta hiện nay, luật quy định rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể, tại
khoản 1 Điều 19 Luật Bình đẳng giới, bao gồm:
“a, Quy định tỉ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b, Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c, Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nam hoặc nữ;
d, Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ, Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như
nam;
e, Quy đinh việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g, Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2
Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này”.

-

-


-

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới mang tính nguyên tắc đã được cụ thể hóa trong
nhiều lĩnh vực, ở nhiều điều luật khác nhau (từ Điều 11 đến Điều 14 Luật Bình đẳng giới):
Trong lĩnh vực chính trị, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là: Bảo đảm
tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc
gia về bình đẳng giới; bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong việc bổ nhiệm các chức danh trong
cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới (khoản 5 Điều 11 Luật
bình đẳng giới).
Trong lĩnh vực kinh tế, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là: Doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp
luật; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 12 Luật bình đẳng giới).
Trong lĩnh vực lao động, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là: Quy định
tỉ lệ nam nữ được tuyển dụng trong lĩnh vực lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho lao động nữ; người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động
nữ làm việc trong một số ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc
hại (khoản 3 Điều 13 Luật bình đẳng giới).
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là:
Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ
dạy nghề theo quy định của pháp luật (khoản 5 Điều 14 Luật bình đẳng giới).

[5]


1.

2.


Những quy định trên trở thành cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành các quy định cụ thể khi trong lĩnh vực nào đó có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về
vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Trước và sau khi Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vào ngày 17/02/1982, hệ thống pháp luật của
nước ta đã thể hiện rõ các quy định khẳng định nguyên tắc nam nữ bình quyền và bình đẳng
giới đồng thời cũng có những quy định thúc đẩy bình đẳng giới, chủ yếu trong lĩnh vực đào
tạo và chính trị.
+ Trong đào tạo, được thể hiện bằng các quy định khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ
học tập nâng cao trình độ, năng lực như trợ cấp đào tạo cho nữ cao hơn nam, mở lớp tập
huấn, bồi dưỡng, đào tạo riêng cho phụ nữ…
+ Trong chính trị, để nâng cao vị thế của phụ nữ, tăng tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân trong quá trình chuẩn bị bầu cử, tuyên truyền, vận động bầu cử, Đảng và
Nhà nước có văn bản chỉ đạo hướng dẫn về việc bảo đảm tỉ lệ nữ tham chính. VD: Chỉ thị
của Bộ Chính trị số 46-CT/TW ngày 6/12/2004 về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng quy định: “Đảm bảo tỉ lệ cấp ủy viên nữ là không
dưới 15%”. Điều 14 Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 2003 quy định: “…đảm
bảo số lượng thích đáng đại biểu hội đồng nhân dân là phụ nữ…”. Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số 49/QĐ-TTg ngày 08/01/2004 về việc ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn,
cơ cấu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp và quy trình công tác nhân sự hội đồng nhân dân,
ủy ban nhân dân nhiệm kì 2004 – 2009 quy định: “Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi đơn vị
hành chính, mỗi cấp hành chính để dự kiến và điều chỉnh thành phần, cơ cấu theo hướng:
Đảm bảo để có tỉ lệ thích đáng đại biểu hội đồng nhân dân là phụ nữ,
người dân tộc ít người (đối với các địa phương có nhiều dân tộc); là đại diện các tôn giáo
đối với những nơi có đông đồng bào có đạo;
Tăng tỉ lệ người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân là phụ nữ, trẻ tuổi
(dưới 35 tuổi); người ngoài Đảng và đại diện cho các thành phần kinh tế;

Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu định hướng cơ cấu sau đây: … Về cơ cấu
đại biểu là phụ nữ phấn đấu đạt tỉ lệ chung không dưới 25% ở các thành phố Hồ Chí Minh,

Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng phấn đấu đạt tỉ lệ 27%”.
Như vậy , từ Hiến pháp đến luật, văn bản dưới luật, dù quy định mang tính nguyên tắc hay
cụ thể đều thể hiện tinh thần bảo đảm bình đẳng giới thực chất ở mức độ nhất định. Thực tế,
đã có nhiều quy định được ban hành để giải quyết khoảng cách và mong muốn đạt mục tiêu
[6]


2.

bình đẳng giới, bảo vệ tốt nhất các quyền cơ bản của con người, cả nam và nữ, tạo điều kiện,
cơ hội phát huy năng lực, thụ hưởng thành quả như nhau cho cả nam và nữ.
Tuy nhiên, thực tế còn khá nhiều người, trong đó, có cả các nhà hoạch định chính sách,
pháp luật chưa nhận thức đầy đủ về bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Nhiều người còn nhầm lẫn các quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới với các quy
định mang tính chính sách dành riêng cho phụ nữ trên cơ sở khác biệt về giới tính liên quan
đến chức năng sinh sản như “lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản…”; vợ đang
mang thai và nuôi con bú dưới 12 tháng tuổi được xin ly hôn (quy định này không áp dụng
đối với người chồng); người mẹ có hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết mà nguyên nhân của hành vi đó là do sức ép của tư tưởng phong kiến lạc
hậu cũng như ngoài xã hội (mang thai ngoài giá thú, sinh con gái một bề, sinh con dị tật…)
phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chỉ bị áp dụng hình phạt như cải tạo không giam giữ
đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm… Và cũng có không ít người đã dựa trên quy
định này để so sánh về sự công bằng giữa phụ nữ và nam giới.
Dù vậy, trong bối cảnh hiện nay thì việc quy định và thực hiện các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới là nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, của quản lý nhà nước và xu hướng
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong phát triển và hội nhập. Đồng thời, Luật cũng
đã khẳng định rõ “biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về
giới” (khoản 3 Điều 6) với tư cách là nguyên tắc cơ bản. Đây không phải là những quy định
ưu tiên cho phụ nữ hoặc làm hoán đổi vị trí, vai trò từ nam giới sang phụ nữ hoặc ngược lại
mà chính là những quy định cần thiết để giảm khoảng cách giới, trả lại vị trí xuất phát điểm

ngang nhau cho phụ nữ và nam giới.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nói trên được ban hành dưới dạng các văn bản quy
phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định
(Nghị định số 48/2009/NĐ-CP). Việc đưa quy định các biện pháp này vào trong các dự thảo
văn bản QPPL là một trong các nội dung của việc thực hiện LGBĐG trong xây dựng
VBQPPL .
Nhận xét
Bình đẳng giới thực chất rất cần “cơ hội” để phụ nữ có thể tiếp cận và hiện thực hóa các
chính sách thúc đẩy bình đẳng giới. Cơ hội chính là hoàn cảnh thuận lợi để phụ nữ phát huy
năng lực cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng thành quả của sự phát
triển. Từ thực tiễn đổi mới, đã nhận rõ thực chất sâu xa của công bằng xã hội, khoảng cách
giàu nghèo, sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền hiện nay
càng đòi hỏi công bằng xã hội đúng nghĩa. Công bằng gắn với bình đẳng xã hội và xét về
thực chất, công bằng không chỉ đòi hỏi phân phối lợi ích hợp lý mà còn đòi hỏi công bằng về
[7]


III.
1.
-

cơ hội phát triển, bản đảm cho mọi thành viên trong cộng đồng đều có cơ hội như nhau để
phát triển, đều được thụ hưởng lợi ích chính đáng, vai trò, vị trí của mình trong các môi quan
hệ xã hội và từ những kết quả lao động, cống hiến của mình.
Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến phụ nữ và vấn đề
bình đẳng giới, đã thể chế hóa thành luật và các văn bản dưới luật về vấn đề này, nhưng thực
tế vẫn còn khoảng cách chênh lệch giới; một bộ phận phụ nữ sống ở nông thôn, phụ nữ dân
tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em gái… vẫn còn nhiều thiệt thòi do thiếu các điều
kiện để tiếp cận các chính sách và thụ hưởng thành quả của sự phát triển xã hội mang lại, do
tư tưởng định kiến giới vẫn còn tồn tại trong gia đình và xã hội. Việc tạo ra cơ hội cho phụ nữ

cần được xem là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất
trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát
huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như
nhau giữa nam và nữ không làm giảm sự chênh lệch này. Do đó, thiết nghĩ, dự thảo sửa đổi
Hiến pháp cần bổ sung cơ hội như một nguyên tắc thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời, quan
tâm tới nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nông thôn, phụ nữ có thai, trẻ em gái… những
nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các cơ hội phát triển.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới chính là sự kế thừa các quy định thể hiện chính
sách ưu tiên đối với phụ nữ và bổ sung một số nội dung xuất phát từ tình hình thực tế về
khoảng cách giới. Đây cũng là những biện pháp “đặc biệt tạm thời” để thúc đẩy bình đẳng
giới thực chất ở Việt Nam, phù hợp với quy định về "các biện pháp đặc biệt tạm thời" được
quy định tại Điều 4 của Công ước CEDAW mà Việt Nam là thành viên. Trong thời kỳ quá độ
tiến tới bình đẳng giới thực chất, việc ban hành các biện pháp này và đánh giá mức độ thực
hiện là cần thiết.
Như vậy, Luật bình đẳng giới đã tạo ra một cách “tiếp cận thực chất” hay còn gọi là “tiếp
cận mang tính điều chỉnh”.Cách tiếp cận này thừa nhận sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới
nhưng thay vì chấp nhận sự khác biệt là tìm ra những nguyên nhân, hậu quả của sự khác biệt
đó và quy định các giải pháp loại bỏ sự khác biệt dẫn đến hậu quả bất lợi. Nói như tinh thần
của CEDAW, việc đói xử khác nhau giữa phụ nữ và nam giới tự than nó không phải là phân
biệt đối xử nhưng sự đối xử khác nhau làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa quyền và tự do của mỗi
giới thì đó mới là phân biệt đối xử.
Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện
Những vướng mắc khi áp dụng các biện pháp trên
Trong lĩnh vực đào tạo nghề, tại Điều 14 Luật Bình Đẳng giới quy định:
“Nam nữ được bình đẳng trong việc lựa chọn ngành nghề, trong việc tiếp cận và hưởng thụ
các chính sách về giáo dục đào tạo…” và điểm b khoản 3 Điều 13: “đào tạo, bồi dưỡng
[8]


-


-

-

-

2.



nâng cao năng lực cho lao động nữ” và ở một số điều luật khác. Những quy định này không
chỉ khẳng định nguyên tắc bình đẳng giới mà còn có những nội dung riêng phù hợp, ưu tiên
lao động nữ trên cơ sở chức năng giới của họ để đạt được sự bình đẳng trên thực tế. Tuy
nhiên, vấn đề đào tạo nghề dự phòng cho phụ nữ chưa được hướng dẫn thực hiện hợp lý. Cụ
thể là trong Bộ luật lao động, trách nhiệm đào tạo nghề dự phòng cho phụ nữ thuộc cơ quan
nhà nước, nhưng theo Nghị định số 23/1996/NĐ-CP và Nghị định số 02/2001/NĐ-CP thì lại
thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động nữ. Dẫn đến hiện tượng không đúng
nguyên tắc hướng dẫn luật và không phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Về vấn đề bảo hiểm xã hội, có thể nói, bình đẳng giới trong bảo hiểm xã hội (khi có thai,
sinh con) là hợp lý, nhưng vẫn còn một số bất cập về vấn đề khống chế thời gian nghỉ chăm
sóc con ốm chỉ trong 15, 20 ngày (Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội) chỉ phù hợp với các loại
bệnh đơn giản. Hay trường hợp chỉ người bố tham gia bảo hiểm xã hội, mẹ không tham gia
thì hầu như không được hưởng chế độ chăm sóc con ốm, chăm sóc vợ sinh con, trợ cấp sinh
con…(chỉ được hưởng khi người mẹ chết) là chưa bình đẳng.
Tuổi nghỉ hưu, tuổi sớm nhất được bắt đầu lao động là 15 tuổi không phân biệt nam, nữ.
Nhưng tuổi kết thúc lao động theo pháp luật hiện hành lại quy định rất rõ ràng là nam 60 tuổi,
nữ 55 tuổi. Điều này cho thấy, tuổi kết thúc lao động hiện hành không còn bình đẳng như
tuổi bắt đầu lao động.
Trong lĩnh vực việc làm, một số doanh nghiệp chỉ yêu cầu tuyển dụng lao động là nam chứ

không tuyển nữ để đảm bảo nhu cầu của họ.
Trong gia đình, phụ nữ thường được gắn với cái mác là người thưc hiện những công việc
trong gia đình như nội trợ, trông con, làm những công việc nhẹ nhàng… Đôi khi, trong gia
đình, họ còn không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia góp ý vào những
chuyện mà từ trước đến giờ được coi là trọng đại, chỉ có đàn ông mới được tham gia.
Ngoài một số vướng mắc trên, trên thực thế, còn rất nhiều những nguyên nhân khác cũng
dẫn đến sự bất bình đẳng giới.
Giải pháp giúp các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực thi đồng bộ và hiệu
quả đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tuy mang những ý nghĩa to lớn nhưng cũng không
tránh khỏi rào cản trong quá trình thực hiện. Để giúp các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
được thực thi đồng bộ và hiệu quả đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất, cần có
những giải pháp sau:
Cần xem xét một cách hợp lý và thấu đáo vai trò của phụ nữ với tư cách là người mẹ và với
tư cách là người lao động để phân định ranh giới quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
và chính sách hỗ trợ và bảo vệ người mẹ. VD: quy định về công việc cấm sử dụng lao động
[9]




nữ với mục đích tốt đẹp là thông qua việc bảo vệ phụ nữ, gián tiếp bảo vệ thế hệ trẻ tương lai.
Quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật bình đẳng giới buộc người sử dụng lao động phải tạo điều
kiện an toàn cho lao động nữ khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại – đây đã gợi
mở cho giải pháp này. Mối quan tâm chính của các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hay
phương pháp “tiếp cận thực chất” trong vấn đề này là tạo cơ hội bình đẳng về việc làm, giải
quyết những nguy cơ đối với phụ nữ để họ được làm việc chứ không lựa chọn cách không
cho họ làm việc.
Các quy định hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới cần quan tâm nhiều đến khía cạnh làm




thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các chủ thể, không phân biệt cơ quan, tổ chức hay
cá nhân vì nếu nhận thức không thông thì khó có thể đạt được mục đích như mong muốn.
Phụ nữ cần quan tâm hơn đến chính bản thân mình, đấu tranh với những tư tưởng lạc hậu,



định kiến và các cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ cần tăng
cường nhiều biện pháp để hỗ trợ họ.
Việc cụ thể hóa các quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới cần thể hiện rõ cả nội



dung và cơ chế thực thi, trong đó cơ chế thực thi là yếu tố quan trọng để các biện pháp đi vào
cuộc sống có hiệu quả.
Ngoài ra, quy định rõ các căn cứ, điều kiện, thời điểm, mức độ, đối tượng áp dụng biện pháp
thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực; trình tự và thủ tục áp dụng…
KẾT LUẬN
Việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của toàn xã hội. Nó là thước đo của tiến bộ
xã hội, do đó công tác này cần phải được xã hội hóa cao. Làm được như vậy, sẽ góp phần
sớm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”,
giúp tiến tới bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay.

[10]


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992
2. Luật Bảo hiểm xã hội 2006

3. Bộ luật lao động 1994
4. Công ước CEDAW 1981
5. Luật Bình đẳng giới 2006
6. Nghị định 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới
7. Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ Luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ
8. Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao
động và Luật Giáo dục về dạy nghề.
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí luật học số 3/2007
10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí luật học số 3/2008
11.Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí luật học số 2/2009
12. />13. /> />15.
14.

[11]



×