Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập học kỳ môn công pháp quốc tế phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa việt nam với các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.68 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm, kể từ khi nhà nước đầu tiên ra đời đến nay, đường biên giới quốc gia đã
có sự phát triển, bao gồm nhiêu bộ phận, trong đó đường biên giới trên bộ có vai trò rất quan trọng
trong việc quyết định đối với các bộ phận khác của đường biên giới quốc gia. Do đó việc xác định
biên giới quốc gia trên bộ phải dựa trên các nguyên tắc của Luật quốc tế. Ở Việt Nam, đường biên
giới trên bộ của nước ta đã tương đối hoàn thiện, phần lớn đã được phân giới, cắm mốc trên thực địa.
Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về biên giới trên bộ của nước ta vẫn là công việc hết sức
cần thiết đối với tất cả mọi người dân Việt Nam. Xuất phát từ suy nghĩ này, em xin chọn đề bài
“Phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các
nước” để tìm hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này.
NỘI DUNG
I.
Khái quát chung
1. Biên giới trên bộ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương, có tọa độ địa lý là
điểm cực Bắc nằm ở 23°22’B, điểm cực Nam nằm ở 8°30’B, cực Đông nằm ở 109°22’Đ, cực Tây
nằm ở 102°30’Đ. Việt Nam có diện tích khoảng 329.000 km², thuộc nhóm nước có diện tích trung
bình của thế giới. Lãnh thổ của Việt Nam gồm hai bộ phận: đất liền, quần đảo và vùng biển.
Việt Nam tiếp giáp với các nước Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào ở phía Tây, với Campuchia ở
phía Tây Nam. Đường biên giới trên bộ của nước ta dài khoảng 4510km, đi qua 25 tỉnh với khoảng
90 huyện, 390 xã với trên 50 dân tộc sinh sống. Trong đó đường biên giới với Trung Quốc dài
khoảng 1400km, đường biên giới với Lào dài khoảng 2067km, đường biên giới với Campuchia dài
khoảng 1137km.
Sau khi giành độc lập, Việt Nam cùng các nước láng giềng đã thống nhất duy trì đường biên giới
đã có từ thời Pháp thuộc, đồng thời điều chỉnh những đoạn hai bên thấy cần thiết và bổ sung những
đoạn còn thiếu. Hiện nay, đường biên giới trên đất liền với các nước láng giềng về cơ bản đã được
hoạch định xong, các bên hữu quan đã tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa. Phần lớn tuyến
biên giới của Việt Nam với các nước đã được phân định bằng một hệ thống các mốc quốc giới kiên
cố, hiện đại, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và các dân tộc anh em. Việt Nam đang cố
gắng cùng với các nước hữu quan nỗ lực giải quyết nhanh chóng các vấn đề biên giới còn tồn tại.
2. Các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các


nước
Lãnh thổ quốc gia không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân Nhà nước, nó còn là yếu tố
không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Muốn xác định lãnh thổ, cần phải cần phải xác định đường
biên giới quốc gia phân định rõ giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn
và riêng biệt của mỗi quốc gia. Để xác lập đường biên giới quốc gia cần hoàn thành ba giai đoạn:
hoạch định biên giới trên bản đồ; phân giới cắm mốc (PGCM) trên thực địa; trao đổi, phê chuẩn Nghị
định thư PGCM và Hiệp ước quản lý biên giới. Căn cứ luật pháp quốc tế và thực tiễn giải quyết các
tranh chấp biên giới lãnh thổ, để hoạch định một đường biên giới quốc tế các nước mới giành độc lập
thường lựa chọn áp dụng 3 nguyên tắc chính: nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới
1


lãnh thổ; nguyên tắc sử dụng các đường biên giới đã có (Nguyên tắc Uti Possidetis) và nguyên tắc
hoạch định biên giới mới. Đi đôi với việc kí kết các điều ước phân định biên giới, mỗi nhà nước còn
phải ban hành các luật lệ, quy chế. Cụ thể, từ ngày 1/1/ 2003 Luật biên giới nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Cùng với việc quy định về chế độ biên giới, mỗi quốc gia
đều đặc biệt chú trọng việc tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ biên giới quốc gia.
a, Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ
Theo tiến sĩ Kaikobad (1983): “Quy tắc chung của luật quốc tế tập quán về vấn đề này là, về
nguyên tắc, khi kế thừa từ người tiền nhiệm: quốc gia hưởng không hơn và không kém lãnh thổ đó”.
Quy tắc này cũng đã được nhiều học giả thừa nhận và trên thực tiễn quốc tế, nó được áp dụng trên cơ
sở học thuyết về tôn trọng sự liên tục và ổn định lãnh thổ và các đường biên giới khi có sự kế thừa
nhà nước. Ngoài ra, quan điểm hết sức cơ bản Uti possidetis (sẽ có cái vốn đã có) của các nước châu
Mỹ La-tinh vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định các biên giới. Hội nghị
lần thứ 53 năm 1968 của Hội Luật gia quốc tế đã thông qua nghị quyết về sự kế thừa của các quốc gia
mới: “Khi một hiệp định quy định việc phân định biên giới quốc gia giữa hai quốc gia đã được thực
hiên, theo đó đường biên giới đã được hình thành thì không cần phải làm gì thêm nữa…và phạm vi
lãnh thổ quốc gia cũng đã được xác lập”.
Điều 11 Công ước Viên về kế thừa nhà nước 1978 quy định “Sự kế thừa quốc gia không ảnh
hưởng tới:

a) một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định; hay
b) các nghĩa vụ và quyền được xác định bởi một hiệp định liên quan tới thể chế biên giới.
Những quy định này là sự khẳng định chính thức nguyen tắc duy trì biên giới ổn định khi xuất
hiện sự kế thừa nhà nước. Trong thực tiễn quốc tế, như có thể thấy ở khu vực châu Phi, hiện trạng của
biên giới đã được duy trì nguyên vẹn như trước khi các quốc gia này được độc lập. Vào tháng 7/1964,
các nguyên thủ quốc gia – thành viên của Tổ chức liên minh châu Phi nhóm họp tại Cai-rô (Ai Cập)
đã thống nhất “tôn trọng các biên giới đang tồn tại khi giành được độc lập”. Đến tháng 10/1964, cũng
tại Cai-rô, trong tuyên bố cuối cùng của các quốc gia tham gia Hội nghị thượng đỉnh các nước Không
liên kết, đại diện của châu Á, Mỹ La-tinh và châu Phi đã thống nhất “tôn trọng biên giới như chúng
đã tồn tại khi các quốc gia giành được độc lập”. Một ví dụ cho trường hợp này là quan hệ giữa
Tanganykia và Nyasaland, biên giới giữa hai quốc gia đã được xác lập theo hiệp định 1890 giữa Anh
và Đức, ngày 11/6/1962, Thủ tướng Tanganykia đã phát biểu trước Quốc hội:
“... Sẽ không có việc thay đổi biên giới Tanganyika do chính phủ Anh xác lập với tư cách quốc gia
ủy trị...Cho dù có những bất lợi đối với Tanganyika, chính phủ này cũng không có ý định đàm phán
lại với chính phủ Liên bang...hay chính phủ Anh để thay đổi biên giới Nyasaland. Nếu muốn, họ phải
thỏa thuận với chính chính phủ Nyasaland và phải chờ tới khi có đề nghị chính thức của quốc gia
Nyasaland độc lập”.
Từ đó có thể thấy rằng quy tắc của học thuyết về ổn định biên giới trong kế thừa nhà nước đã được
các quốc gia tôn trọng rộng rãi. Thực trạng của biên giới chỉ có thể được thay đổi theo sự đồng thuận
của các quốc gia liên quan.
b, Nguyên tắc Uti possidetis (Nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có)
2


Uti possidetis (hãy tiếp tục sở hữu những gì mà anh đang sở hữu) là nguyên tắc xuất hiện ở châu
Mỹ La tinh được khẳng định ở châu Phi thời kỳ phi thực dân hóa những năm 1960. Theo nguyên tắc
này, các đường phân chia địa giới hành chính thời kỳ thuộc địa sẽ được chuyển thành các đường biên
giới quốc tế phân định lãnh thổ của các quốc gia độc lập. Uti possidetis là kết quả của quá trình phi
thực dân hóa và trở thành nguyên tắc khi hoạch định biên giới. Nó được áp dụng cho các quốc gia
châu Á, châu phi, châu Mỹ La tinh vốn là thuộc địa của các nước tư bản châu Âu. Không những thế,

nguyên tắc này cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ của các quốc gia Đông
Âu thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Tính chất của nguyên tắc này được thể hiện trong phán quyết năm
1986 của Tòa án pháp lý quốc tế ngày 22 tháng 12 năm 1986 trong vụ tranh chấp biên giới của Cộng
hòa Mali với một quốc gia khác. Theo nguyên tắc này, các ranh giới, biên giới thuộc địa phải được
tôn trọng và duy trì như các đường biên giới quốc tế sau khi các quốc gia mới giành được độc lập.
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là 3 nước với các quy chế lãnh thổ khác nhau trong Đông Dương thuộc
Pháp. Áp dụng nguyên tắc Uti Possidetis là một nguyên tắc khôn ngoan để giải quyết các vấn đề do
lịch sử để lại. Thực tiễn quá trình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước ta với Lào, Cam-puchia và Trung Quốc cho thấy các bên đã vận dụng sáng tạo nguyên tắc này của Luật quốc tế phù hợp
với đặc thù của các nước.
c, Nguyên tắc hoạch định biên giới mới
Đây là giai đoạn rất quan trọng với những hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của
đường biên giới. Toàn bộ giai đoạn hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền
của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Phương pháp hoạch định là thông qua đàm phán và các
phương thức hòa bình khác. Với hình thức này, biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo là hai hình
thức được áp dụng để xác định biên giới mới.
Biên giới tự nhiên hết sức đa dạng vì nó được xác định theo địa hình trên thực địa như núi, sông,
hồ…và với mỗi địa hình lại có nguyên tắc và phương thức xác định riêng. Biên giới tự nhiên được
xác định trên biên giới giữa Việt Nam với Lào, hoặc ở biên giới Việt Nam với Trung Quốc.
Biên giới nhân tạo là khái niệm được sử dụng với ỹ nghĩa để phân biệt với đường biên giới được
các quốc gia xác định dựa vào đặc điểm tự nhiên của địa hình. Biên giới nhân tạo bao gồm: biên giới
thiên văn và biên giới hình học (1). Biên giới tự nhiên được xác định căn cứ vào địa hình có sẵn nên
thuận tiện khi hoạch định nhưng địa hình tự nhiên cũng có thể thay đổi và có thể làm biến đổi đường
biên giới. Biên giới nhân tạo dễ xác định khi phân giới, cắm mốc nhưng cũng nhạy cảm bởi đường
biên giới này phân chia các địa hình tự nhiên hoặc cộng đồng dân cư nếu có. Vì vậy hoạch định biên
giới loại nào và áp dụng ở địa hình nào cũng như khu vực biên giới nào thì các bên phải xem xét cụ
thể để thỏa thuận. Để tiến hành giai đoạn thỏa thuận này, các bên thường thành lập và ủy quyền cho
cơ quant hay mặt mình tiến hành công việc (Ủy ban liên hợp hoạch định biên giới). Điều ước quốc tế
về hoạch định biên giới do Uỷ ban này dự thảo phải được các đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền
ký, phê chuẩn theo đúng quy định của Hiến pháp.
Ngoài ba nguyên tắc chính trên, còn có một số nguyên tắc khác như nguyên tắc công bằng;

nguyên tắc hợp tác và tôn trọng lợi ích của nhau…
II.
Phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt
3


Nam với các nước
1. Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Ngày 19 tháng 10 năm 1993 hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký “Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước”. Nội dung Thỏa thuận này chính là
việc quy định các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và giải quyết vấn đề biên giới Việt – Trung:
Một là, hai bên lấy các Công ước Pháp – Thanh năm 1887, 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch
định và cắm mốc biên giới kèm theo, cũng như các mốc giới cắm theo quy định để xác định lại
đường biên giới trên đất liền. Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng;
Hai là, trong quá trình đối chiếu xác định hướng đi của đường biên giới đối với những khu vực,
sau khi đã đối chiếu nhiều lần mà vẫn không đi đến nhất trí, hai bên sẽ cùng nhau khảo sát thực địa,
suy tính đến mọi tình huống tồn tại trong khu vực với tinh thần cảm thông và nhân nhượng lẫn nhau,
thương lượng hữu nghị để tìm giải pháp công bằng, hợp lý;
Ba là, sau khi hai bên đã đối chiếu xác định lại đường biên giới, bất cứ khu vực nào do một bên
quản lý vượt quá đường biên giới, về nguyên tắc phải được trao trả lại cho bên kia không điều kiện.
Đối với một số vùng cá biệt, để tiện cho việc quản lý biên giới, hai bên có thể thông qua thương
lượng hữu nghị, điều chỉnh thích hợp theo tinh thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng,
hợp lý;
Bốn là, hai bên đều đồng ý tính đến mọi tình hình và tham khảo tập quán quốc tế để giải quyết
biên giới trên song, suối;
Năm là, đối với các khu vực dân cư hai bên đã sinh sống khá lâu đời (ở một số khu vực dân Trung
Quốc cư trú quá đường biên giới, một số khu vực kihác dân ta cư trú quá đường biên giới) thì hai bên
nhất trí duy trì cuộc sống ổn định của dân cư.
Thỏa thuận nói trên của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đóng vai trò chỉ đạo trong quá trình
thương lượng, giải quyết việc hoạch định đường biên giới trên bộ Việt – Trung.

Qua nội dung của bản Thỏa thuận ngày 19 tháng 10 năm 1993 cũng như thực tiễn cho thấy, việc
giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước được xác định theo hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc kế
thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ và nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới.
Thỏa thuận nguyên tắc ngày 19 tháng 10 năm 1993 đã khẳng định:
“Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và Trung Quốc ngày 26
tháng 6 năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1895
cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ
sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy định; đối chiếu xác
định lại toàn bộ đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc”. Thực hiện nguyên
tắc này, trong quá trình đàm phán, hai bên đã tự xác định đường biên giới theo cách hiểu hai Công
ước và văn bản kèm theo rồi trao đổi cho nhau bản đồ thể hiện đường biên giới này để so sánh. Qua
đối chiếu thì phần lớn đường biên giới hai bên đều có cách hiểu và xác định trùng nhau, chỉ có một bộ
phận nhỏ là do có cách hiểu và cách xác định khác nhau dẫn đến sự sai khác giữa hai bên. Cụ thể, kết
quả so sánh hai bản đồ đối chiếu như sau: trên toàn bộ đường biên giới 1400 km, nhận thức của hai
bên trùng nhau 970 km, tức là không có tranh chấp (67%); khoảng 480 km còn lại do không có văn
4


bản, hoặc văn bản và bản đồ chua rõ ràng nên nhận thức của hai bên có khác nhau (33%). Như vậy,
khoảng 970 km đường biên giới mà hai bên có cách hiểu trùng nhau chính là kết quả trực tiếp của
việc kế thừa hai Công ước 1887 và 1895 trong việc xác định đường biên giới Việt – Trung. Trên thực
tế, do nhiều nguyên nhân như lý do kỹ thuật, không còn văn bản hoặc các Công ước này chưa xác
định được mà vẫn còn khoảng 480 km mà hai bên có cách hiểu khác nhau dẫn đến tranh chấp. Vì
vậy, hai bên cần phải áp dụng nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới đã được hai nước Việt Nam
– Trung Quốc vận dụng một cách sáng tạo trong trường hợp này. Vì thực chất, việc xác lập các đoạn
biên giới mới là dựa trên cơ sở của hai Công ước 1887 và 1895.
Hiệp ước biên giới đất liền giữa Việt nam – Trung Quốc ngày 30 tháng 12 năm 1999 là một bước
ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước nói chung cũng như trong vấn đề xác lập đường biên giới
trên bộ giữa hai nước. Hiệp ước này là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên thực hiện chủ quyền của
mình một cách hợp pháp, đầy đủ trên lãnh thổ mỗi quốc gia. Với đặc thù riêng, đường biên giới trên

bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thời đại. Hiệp định biên giới
đất liền Việt – Trung là kết quả sự vận dụng sáng tạo các nguyên tắc của Luật quốc tế mà hai nước đã
áp dụng để giải quyết vấn đề biên giới chung.
2. Biên giới giữa Việt Nam và Lào
Tháng 2/1976, lãnh đạo hai nước đã cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai
nước. đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường bỉên giới trên bản đồ của Sở Địa dư Đông
Dương năm 1945 tỷ lệ 1/100 000 (năm 1945 là thời điểm hai nước tuyên bố độc lập).
Như vậy là lãnh đạo Việt Nam và Lào đã cho nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước theo
nguyên tắc Uti-possidétis (anh hãy làm chủ cái anh đang có), một nguyên tắc đã được áp dụng Ở
Châu Mỹ la tinh trong thời kỳ phi thực dân hoá và đã được Tổ chức thống nhất Châu Phi chấp nhận
với nội dung "tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào lúc mà các nước Châu Phi giành được độc
lập". Dựa trên nguyên tắc Uti possidetis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp Việt – Lào về
hoạch định biên giới, ngày 18/7/1977 hai nước ký Hiệp ước Hoạch định biên giới. Việc phân giới
cắm mốc đường biên giới dài 2067 km bắt đầu tiến hành ngày 25/7/1978 và đến 24/8/1984 thì kết
thúc.
Khác với đường biên giới Việt – Trung đã là đường biên giới quốc tế hình thành trên cơ sở Điều
ước quốc tế đã được thừa nhận, đường biên giới Việt Nam – Lào chưa được xác định bởi bất kỳ một
điều ước quốc tế nào giữa các bên. Đường biên giới Việt Nam – Lào tuy đã được hình thành từ lâu,
mang tính lịch sử nhưng nó chỉ được thực dân Pháp ghi nhận với tư cách là đường ranh giới hành
chính giữa xứ Ai Lào và hai xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Việc thừa nhận đường ranh giới hành chính là cơ
sở quan trọng để hai nước giải quyết vấn đề đường biên giới chung. Nguyên tắc Uti possidetis là
nguyên tắc để xác định chủ yếu đường biên giới Việt Nam – Lào. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng nguyên
tắc này để xác định đường biên giới Việt – Lào là chưa đủ, vì trên thực tế, có những đoạn biên giới
không có bản đồ hoặc chưa quy định trên bản đồ của Pháp. Vì vậy. hai nước Việt Nam và Lào còn sử
dụng một cách xác định nữa là vạch các đoạn biên giới mới. Trên cơ sở nguyên tắc hai Bộ Chính trị
đã đề ra, hai nước đã thành lập Ủy ban Liên hợp hoạch định biên giới Việt – Lào. Ngày 1 – 3 – 1976,
hai đoàn đại biểu của hai nước trong Ủy ban này đã họp tại Hà Nội để bàn việc hoạch định biên giới
5



và trả đất theo hai Bộ Chính trị và quyết định việc hai bên cùng ra thức địa điều tra một số nơi gọi là
“điểm nóng”. Nguyên tắc xác định biên giới giữa hai nước đã được cụ thể hóa trong Điều 1 của Hiệp
ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào được ký ngày 18 – 7 – 1977:
Trên cơ sở tôn trọng đường biên giới đã có vào lúc hai nước tuyên bố nền độc lập của mình, hai
bên nhất trí lấy đường biên giới vẽ trên bản đồ pháp tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất
bản thật năm 1945 làm căn cứ chính để hoạch định đường biên giới giữa hai nước. Nơi nào không có
bản đồ Pháp xuất bản năm 1945, thì hai bên thỏa thuận lấy bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 xuất bản vào
năm gần năm 1945 nhất. Hai bên nhất trí sử dụng bản đồ đã được đại diện hai bên đối chiếu và ký
xác nhận, theo bản đồ kèm Hiệp ước này. Ở những nơi nào cả hai bên đều thấy cần thiết phải điều
chỉnh đường biên giới và ở những nơi đường biên giới chưa được vẽ trên các bản đồ Pháp nói ở trên,
hai bên đã hoạch định đường biên giới trên cơ sở hoàn toàn nhất trí, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của
mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Trong quá trình phân giới, cắm mốc, để theo nguyện vọng của nhân
dân địa phương và để phù hợp với tình hình thực tế thì đường biên giới đã được điều chỉnh và được
ghi nhận trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới cắm mốc giữa nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Nghị định thư phân giới cắm mốc
đường biên giới Việt Nam – Lào ngày 24 tháng 1 năm 1986. Từ đây , giữa hai nước đã có một đường
biên giới hoàn chỉnh được đánh dấu bằng hệ thống mốc quốc giới chính quy trên thực địa. Như vậy,
việc áp dụng một cách sáng tạo nguyên tắc Uti possidetis kết hợp với cách vạch các đoạn biên giới
mới, hai nước Việt Nam và Lào đã xây dựng được một đường biên giới chung hoàn chỉnh – một
đường biên giới của tình đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên với tư
cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền, đã hoạch định phân giới cắm mốc và giải quyết trọn vẹn
vấn đề biên giới với một nước láng giềng theo đúng pháp luật và tập quán quốc tế, trên cơ sở tôn
trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
3. Biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
Năm 1985 Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia đã được ký kết. Nguyên
tắc hoạch định được hai bên thỏa thuận là sử dụng các đường ranh giới có sẵn. Ngày 10/10/2005,
Hiệp ước bổ sung cho Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền giữa Việt Nam – Cam-pu-chia đã được
ký kết. Hiện nay, quá trình phân giới và cắm mốc đang được tiến hành trên tinh thần hữu nghị và hợp
tác. Ngoài ra, Hiệp định về vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam – Cam-pu-chia cũng đã được ký

kết ngày 07/07/1982.
Đường biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia trước kia chưa được xác định bởi một Điều ước quốc
tế nào. Đến 20/07/1983, Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia đã được ký kết. Hiệp ước này đã
chỉ ra những nguyên tắc để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Điều 3 của Hiệp ước này đã
thỏa thuận: “Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước thể hiện trên bản đồ tỷ lệ
1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương , thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất, là
đường biên giới quốc gia giữa hai nước. Ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc
hai bên đều thấy chưa hợp lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc việc giải quyết trên tinh thần bình
6


đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Cam-pu-chia, phù hợp với
pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế”. Như vậy, có thể thấy nước đã sử dụng kết hợp hai cách để
xác định đường biên giới chung của mình là duy trì là duy trì đường biên giới sẵn có và vạch những
đoạn biên giới mới.
Việc xác định đường biên giới bằng cách duy trì đường biên giới sẵn có ở đây chính là việc áp
dụng nguyên tắc Uti possidetis. Thực hiện nguyên tắc này, hai nước đã công nhận đường ranh giới
hành chính do Pháp xác định trước kia là biên giới lịch sử của hai quốc gia. Vì thế, về cơ bản hai nước
đã tôn trọng, tuân thủ đường biên giới đó. Từ năm 1983 đến giữa năm 1985, Ủy ban Liên hợp về
biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia do hai bên thành lập đã tiến hành hoạch định đường biên giới giữa
hai nước, thể hiện đường biên giới đó trên bản đồ. Kết quả làm việc của Ủy ban này đã giúp hai nước
ký “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia” ngày 27/12/1985. Hai bên đã đạt được thỏa thuận về một số
nguyên tắc phù hợp với pháp luật quốc tế để điều chỉnh, xác định các đoạn biên giới. Sauk hi Hiệp
ước năm 1985 có hiệu lực, hai bên đã thành lập một Ủy ban Liên hợp có nhiệm vụ tiến hành việc
phân định và cắm mốc để đánh dấu đường biên giới đó. Ủy ban phân giới và cắm mốc đã tiến hành
công việc tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh và sau đó làm tiếp tại các tỉnh khác. Sau một
thời gian gián đoạn, đến năm 1998 hai nước đã nối lại cuộc đàm phán, các buổi làm việc của các
chuyên gia để giải quyết vấn đề đường biên giới chung. Năm 1999, hai nước đã thành lập Ủy ban

Liên hợp về biên giới để tiếp tục thực hiện những công việc còn gián đoạn . Ủy ban đã tiến hành
nhiều vòng đàm phán để hoạch định lại đường biên giới cho phù hợp với yêu cầu thực tế và kết quả
làm việc của Ủy ban liên hợp về biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia đã được cụ thể hóa bằng việc hai
nước ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 2005. Hiệp định này tiếp tục
đề ra các nguyên tắc cụ thể trong việc xác định đường biên giới giữa hai nước. Điều 1 của Hiệp ước
bổ sung quy định: “ Hai bên ký thống nhất áp dụng một số nguyên tắc và giải pháp trên cơ sở Hiệp
ước hoạch định biên giới 1985 để điều chỉnh hướng đi của đường biên giới đất liền ở một số khu vực.
Trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp dụng các quy định nêu trên, hai bên sẽ trao đổi
hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được.
KẾT LUẬN
Như vậy, tuyến biên giới trên bộ của nước ta được tạo thành bởi ba bộ phận tiếp liền nhau là đoạn
biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia. Xuất phát từ yếu tố
lịch sử đồng thời để phù hợp với pháp luật quốc tế, trong quá trình hoạch định biên giới với các nước
láng giềng, Việt Nam cùng mỗi nước áp dụng các nguyên tắc khác nhau để hoạch định. Đối với
Trung Quốc là nguyên tắc kế thừa các Điều ước quốc tế, cụ thể là Hiệp ước Pháp – Thanh năm 1887
và hiệp ước bổ sung hiệp ước Pháp – Thanh năm 1895, đối với Lào và Cam-pu-chia sử dụng nguyên
tắc Uti possidetis bằng việc thừa nhận đường biên giới lịch sử được hình thành trong thời kỳ Pháp
thuộc. Các nguyên tắc này đã được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với tình hình của Việt Nam
kết hợp với việc xác lập các đoạn biên giới mới đã hoạch định nên đường biên giới trên bộ của nước
ta như hiện nay
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2004
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Xuân Quang, Khóa luận tốt nghiệp, Hệ thống biên
giới trên bộ của Việt Nam với các nước láng giềng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội 2010
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Phạm Thị Kiều My, Khóa luận tốt nghiệp, Biên giới đất liền
Việt Nam – Trung Quốc, Những vấn đề pháp lý và thực tiễn, Hà Nội 2010
4. Nguyễn Hồng Thao, Giải quyết pháp lý đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung

Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 năm 2009
5. Trần Công Trục, Ban biên giới của Chính phủ 25 năm xây dựng và trưởng thành – Việt Nam
biên giới và lãnh thổ, Tạp chí Biên giới lãnh thổ số 8/2000
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Lưu Ngọc Tố Tâm, Đường biên giới
quốc gia trên đất liền trong pháp luật quốc tế và thực tiễn biên giới của Việt Nam, Hà Nội 1995
7. Hiệp ước biên giới đất liền giữa Việt nam – Trung Quốc ngày 30 tháng 12 năm 1999
8. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào ngày 18 tháng 7 năm 1977
9. Năm 1985 Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
10. Công ước Viên về kế thừa nhà nước 1978
11. Hiệp ước bổ sung cho Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền giữa Việt Nam – Cam-pu-chia
ngày 10/10/2005
12. Hiệp định về vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam – Cam-pu-chia ngày 07/07/1982
13. Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia Ngày 20/071983
14. />15. />%E1%BB%9Bi-d%E1%BA%A5t-li%E1%BB%81n-va-bi%E1%BB%83n/
16. />17. />
8


i



×