Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bt nhóm hành chính 1 phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến ph

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.61 KB, 8 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy phạm pháp luật hành chính là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Nếu như quy phạm pháp luật Hiến pháp được ban hành để điều chỉnh
những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong nhiều lĩnh vực thì quy phạm pháp luật
hành chính được ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Vậy để làm thế nào để phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và
quy phạm luật Hiến pháp? Để hiểu rõ vấn đề này, nhóm em đã chọn đề bài: “ Phân tích đặc
điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính
và quy phạm pháp luật Hiến pháp”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính theo
phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Do quy phạm pháp luật hành chính là một dạng của quy phạm pháp luật nên các quy
phạm pháp luật hành chính vừa có các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật, vừa có các
đặc điểm khác với các quy phạm pháp luật nói chung.
2.1. Đặc điểm chung
Quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của Nhà nước trong
lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, bởi quy phạm pháp luật hành chính do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính theo định hướng nhất
định.
Quy phạm pháp luật hành chính được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
thuyết phục (giáo dục, động viên, thi đua, khen thưởng...) hoặc cưỡng chế Nhà nước (xử


phạt vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, các biện pháp cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính...).
Quy phạm pháp luật hành chính là tiêu chuẩn xác định giới hạn, đánh giá hành vi của con


người về tính hợp pháp trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước. Cơ cấu của quy phạm
pháp luật hành chính thông thường gồm đầy đủ ba bộ phận: Giả định, quy định và chế tài.
2.2. Đặc điểm riêng
2.2.1. Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà
nước ban hành
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật, các cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền
ban hành quy phạm pháp luật hành chính là chủ thể lập pháp và chủ thể quản lí hành chính
Nhà nước như cơ quan quyền lực Nhà nước, Chủ tịch nước, các cơ quan hành chính Nhà
nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước,
bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Việc quy định thẩm quyền như vậy đã đáp ứng
được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước một cách năng động, kịp
thời; phù hợp với thực tiễn quản lí từng ngành, lĩnh vực và địa phương; đồng thời còn phù
hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lí hành chính Nhà nước.
2.2.2. Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và hiệu lực pháp lí khác
nhau
Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất đa dạng
về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn. Trong đó có
những quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực
quản lí nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh
vực quản lí hay trong một địa phương nhất định. Ví dụ: Quy phạm pháp luật về việc xử lí vi
phạm hành chính có hiệu lực chung cho các ngành, tuy nhiên quy phạm pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông lại chỉ có hiệu lực trong ngành giao thông.
2.2.3. Các qui phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở nguyên
tắc nhất định


Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lí hành chính Nhà nước, khi ban
hành quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù
hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban

hành. Ví dụ: UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc ban hành quy chế quản
lý sử dụng nhà chung cư phải căn cứ vào quy phạm pháp luật của bộ xây dựng về hướng dẫn
phương pháp xác định và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước, Chủ tịch nước,
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ban hành phải phù hợp với nội dung, mục đích của
quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp ban hành; nếu không phù hợp
sẽ bị cơ quan quyền lực Nhà nước đó bãi bỏ. Ví dụ: “Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản
của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội” (Khoản 9 Điều 84 Hiến pháp 1992).
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền
chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành. Ví dụ: Bộ khoa học và
công nghệ ban hành thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập
khẩu phải căn cứ vào văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Khoa học và Công nghệ của chính phủ.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước
ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan
đó ban hành. Ví dụ: Thủ tướng khi ban hành quy phạm pháp luật về chế độ lương bổng đối
với người đã nghỉ hưu giữ chức lãnh đạo chuyên trách tại các hội phải căn cứ vào quy phạm
quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ.
- Bảo đảm tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật hành chính do các chủ thể cùng
cấp, cùng địa vị pháp lí ban hành. Cụ thể, các chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành
chính có trách nhiệm kiểm tra và bảo đảm tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật hành


chính hiện hành do mình ban hành; tôn trọng thẩm quyền ban hành pháp luật của các chủ thể
khác ngang cấp, cùng địa vị; bàn bạc, phối hợp với các chủ thể ngang cấp, cùng địa vị trong
công tác ban hành pháp luật, phát hiện và xử lí các văn bản quy phạm pháp luật sai trái. Ví
dụ, Khoản 1 Điều 24 “Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ” quy định:
“Bộ trưởng ... không ban hành những văn bản trái với quy định của các Bộ trưởng khác”.
- Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và
dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định.
II. PHÂN BIỆT QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUY PHẠM PHÁP
LUẬT HIẾN PHÁP
1. Về khái niệm
Khái niệm QPPLHC: những quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ
quản lí hành chính nhà nước là các QPPLHC. Do đó, có thể hiểu: QPPLHC là một dạng cụ
thể của QPPL, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh- đơn phương. VD: Thủ tướng Chính phủ có
quyền: “ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị thông tư của bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà
nước cấp trên”.
Khái niệm QPPLHP: QPPLHP là những quy tắc xử xự chung do nhà đặt ra hoặc thừa
nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội này được điều chỉnh thông qua
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể và được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà
nước.
2. Về chủ thể ban hành
Chủ thể ban hành của QPPLHC chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước ban hành và
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Điều này được quy định trong điều 15, 16, 17,
18, 19 luật ban hành căn bản QPPL của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 17/2008/QH12
ngày 03 tháng 06 năm 2008. Cụ thể như Quốc hội ban hành văn bản QPPLHC thông qua
Hiến pháp, luật, nghị quyết; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh


quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính
phủ; thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao…
Chủ thể ban hành của QPPLHP chủ yếu do Quốc hội ban hành thông qua Hiến pháp, luật,

nghị quyết. VD: như Luật tổ chức Quốc hội, Nghị quyết về nội quy kỳ họp Quốc hội… bên
cạnh đó QPPLHP còn được chứa đựng trong pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, một số văn bản quyết định của Chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp. Ví dụ như
nghị định 11/1998/NĐ-CP ngày 24/01/1998 quy định về Quy chế làm việc của Chính phủ,
các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ
chức, cơ quan thuộc Chính phủ .
Như vậy, chủ thể ban hành của QPPLHC chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước,cá
nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước; còn chủ thể ban hành của QPPLHP chủ yếu là
Quốc hội( cơ quan quyền lực nhà nước ban hành).
3. Về nội dung
Nội dung của QPPLHP là những quy phạm chung nhất điều chỉnh những vấn đề cơ bản
nhất của các mối quan hệ cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực . Vì vậy đa số các QPPLHP đều
quy định những vấn đề chung nhất, không xác định quyền nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể khi
tham gia quan hệ pháp luật Hiến pháp. Ví dụ: điều 1 Hiến pháp 1992: “ Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bao gồm đất liền và các hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
Nội dung của QPPLHC là những quy phạm cụ thể hóa chi tiết các QPPL của Hiến pháp,
và xác định rõ quyền, nghĩa vụ cụ thể của chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
hành chính. Nội dung của QPPLHC bao gồm: xác định thẩm quyền quản lí hành chính nhà
nước; xác định quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ thể quản lí hành chính nhà nước; quy
định cơ cấu tổ chức mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước; quy định thủ tục
hành chính; quy định phạm vi hành chính; quy định các biện pháp khen thưởng, biện pháp
pháp chế hành chính. Như vậy, nội dung của QPPLHC là phương tiện chủ yếu và là cơ sở
của quản lí hành chính nhà nước.


4. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của QPPLHC là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản
lí hành chính nhà nước, những quan hệ chấp hành- điều hành theo phương pháp mệnh lệnh
đơn phương. Các nhóm quan hệ xã hội mà QPPLHC điều chỉnh là:

Một là, các quan hệ quản lí phát sinh tring quá trình các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành trên các lĩnh vực khác nahu của đời sống xã hội.
Hai là, các quan hệ quản lí hành chính trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng
và củng cố chế đọ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức
năng, nhiệm vụ của mình.
Ba là, các quan hệ quản lí hành chính trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà
nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong một số trường hợp
cụ thể do pháp luật quy định.
Đối tượng điều chỉnh của QPPLHP là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trên nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng…
5. Giá trị pháp lý
Giá trị pháp lí của QPPLHP mang tính bao trùm, có hiệu lực pháp lí cao hơn so với các
QPPL khác. QPPLHC được ban hành không trái với nội dung quy định của QPPLHP.
Về hiệu lực theo không gian, QPPLHP có hiệu lực pháp lí như nhau và trên cả nước. Còn
QPPLHC có giá trị pháp lí khác nhau tùy theo từng VBQPPL , nó phụ thuộc vào chủ thể, đối
tượng ban hành nên có QPPLHC có hiệu lực trên cả nước, có QPPLHC có phạm vi ở một
địa phương nhất định. Ví dụ, QPPLHP điều 52 Hiến pháp 1992 “ mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật” có hiệu lực pháp lực trên phạm vi cả nước miễn là công dân Việt Nam
đều được bình đảng trước pháp luật. VD: QPPLHC nghị quyết 11/2011/NQ-HĐND của Hội
đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về các chương trình mục tiêu và danh mục các dự án trọng
của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015. Chỉ có hiệu lực trong Thành phố Hà Nội. Còn
các QPPLHC về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
Về hiệu lực theo thời gian, QPPLHP có hiệu lực pháp luật theo thời gian kéo dài hơn so
với QPPLHC. Ví dụ, các QPPLHP trong Hiến pháp 1992 có hiệu lực từ năm 1992 đến


nay( 21 năm). Các QPPLHC trong Luật ban hành văn bản QPPL năm 1996 và Luật sửa đổi
bổ sung năm 2002 chỉ hiệu lực đến ngày mùng 01 tháng 01 năm 2009.
Về hiệu lực theo đối tượng, QPPLHP có hiệu lực đối với tất cả các chủ thể, đối tượng trên
phạm vi cả nước, trừ chế định về Chủ tịch nước. Còn các QPPLHC phân ra 2 trường hợp:

Một là, các QP có hiệu lực chung đối với tất cả các công dân( như các quy tắc về đảm bảo
trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường…). Hai là, các QP có hiệu lực chỉ áp dụng với
một số đối tượng nhất định( đối với cơ quan nhà nước, đối với các chức vụ riêng…). Phần
lớn các QPPLHC là các QPPL riêng.
6. Về trình tự thủ tục ban hành
Đối với QPPLHP, do các QPPLHP nằm trong Hiến pháp nên có trình tự thủ tục ban hành
sửa đổi chặt chẽ, nghiêm ngặt, và không có quy định cụ thể. Thủ tục lập Hiến bao gồm: trên
cơ sở của Quốc hội Quốc hội ập ra ủy ban dự thảo Hiến pháp hoặc ủy ban sửa đổi Hiến pháp
trình Bộ chính trị TƯ Đảng, lấy ý kiến nhân dân, ủy ban sửa đổi Hiến pháp tổng hợp, xử lý
các ý kiến của người dân, sau đó báo cáo Quốc hội trong phiên họp và thảo luận cá điều
chương. Sau đó được thông qua khi có 2/3 tổng số đại biểu tán thành.
Đối với QPPLHC được ban hành theo trình tự thủ tục ban hành VBQPPL thông thường
được quy định trong Luật ban hành VBQPPL năm 2008. Bao gồm các thủ tục: lập chương
trình xây dựng văn bản pháp luật hành chính; soạn thảo văn bản; lấy ý kiến đối với dự thảo;
thẩm định dự thảo; chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền;
xem xét thông qua dự thảo; công bố VBQPPL.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tóm lại, quy phạm pháp luật hành chính là một bộ phận không thể thiếu trong luật hành
chính, nó iều chỉnh các quan hệ pháp luật hành chính, góp phần giúp cho những chủ thể
mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hành
chính. Bên cạnh đó, việc phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật
Hiến pháp cũng rất cần thiết để tránh sự nhầm lẫn và vận dụng pháp luật một cách đúng đắn
vào thực tiễn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giaó trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. CAND,
Hà Nội 2008; 2011.
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giaó trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005.

3. Học viện hành chính quốc gia, Giaó trình luật hành chính và tài phán hành chính,
Nxb. Giaó dục, Hà Nội, 2005.
4. Hiến pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ
sung năm 2001).
6. Http:// thuvienphapluat.vn.
7. Http://tailieu.vn.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QPPLHC: quy phạm pháp luật hành chính
QPPLHP: quy phạm pháp luật Hiến pháp
QPPL

: quy phạm pháp luật

VBQPPL : văn bản quy phạm pháp luật
QP

: quy phạm

VD

: ví dụ



×