Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề số 08 bài tập cá nhân 1 môn công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.47 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 08
Chechnya là vùng lãnh thổ thuộc Nga, được bao quanh bởi các vùng Bắc Ossetia, Ingushetia,
Stavropol Kray, Dagestan và ở phía nam có đường biên giới chung với nước Georgia. Năm 1991,
Chechnya đấu tranh đòi tách khỏi Liên Bang Nga và tuyên bố thành lập Cộng hòa Chechnya.
Tuyên bố của Chechnya không được Nga chấp nhận.
Để bình ổn tình hình tại Chechnya, tháng 12-1994, Liên bang Nga đã điều khoảng 60.000
quân cùng nhiều trang thiết bị quân sự tới khu vực này. Georgia là quốc gia đã công nhận chính
phủ ly khai Chechnya nên quyết định giúp đỡ, cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai. Hãy cho
biết:
- Chechnya có được coi là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết – một chủ
thể của Luật quốc tế hay không? Vì sao?
- Các hành vi của Nga và Georgia có phù hợp với Luật quốc tế không? Vì sao?

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Theo đề bài, “Chechnya là vùng lãnh thổ thuộc Nga, được bao quanh bởi các vùng Bắc
Ossetia, Ingushetia, Stavropol Kray, Dagestan và ở phía nam có đường biên giới chung với
nước Georgia. Năm 1991, Chechnya đấu tranh đòi tách khỏi Liên Bang Nga và tuyên bố thành
lập Cộng hòa Chechnya”, tuy nhiên Chechnya không phải là một dân tộc đang đấu tranh giành
quyền dân tộc tự quyết, bởi :
Chủ quyền dân tộc được hiện thực hóa trong đời sống quốc tế thông qua quyền dân tộc cơ
bản, một trong quyền đó là quyền dân tộc tự quyết. Đây là quyền của mỗi dân tộc trong việc
quyết định vận mệnh chính trị của mình, thể hiện ở tổng thể các quyền thiêng liêng và bất khả
xâm phạm của mỗi dân tộc, được ghi nhận và bảo vệ tại các văn bản pháp luật quốc gia và quốc
tế, trở thành nguyên tắc pháp lý quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên
bố về trao trả độc lập cho các nước và thuộc địa năm 1960 và trong nhiều văn bản quốc tế quan
trọng khác.
Ra đời trong giai đoạn khi mà quá trình phi thuộc địa hóa đã đạt tới đỉnh điểm, nguyên tắc
dân tộc tự quyết là sự thể hiện vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình đấu tranh cho quyền của


các dân tộc. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế đã khẳng định: “Các dân
tộc đều có quyền tự do định đoạt chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển kinh tế xã hội và văn
hóa, không có sự can thiệp của nước ngoài. Mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền này,
phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”. Như vậy, quyền dân tộc tự quyết được hiểu theo
nghĩa là việc một dân tộc hoàn toàn tự do thành lập Nhà nước độc lập cũng như lựa chọn thể chế
chính trị, kinh tế, xã hội; tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài;
quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh để giành độc lập và nhận sự
giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự… Tuy nhiên, theo đề bài thì “Chechnya
là vùng lãnh thổ thuộc Nga”, nghĩa là Chechnya là một phần của lãnh thổ nước Nga toàn vẹn và
trên vùng Chechnya thì Nga có quyền tiến hành mọi hoạt động với điều kiện các hành vi đó
không bị Luật quốc tế cấm. Như vậy, Chechnya là một vùng lãnh thổ thuộc một quốc gia độc lập
và toàn vẹn, không phải là một dân tộc độc lập có chủ quyền dân tộc, có quyền tự quyết bị tước
đoạt hay là một dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Năm 1991, Chechnya đấu tranh đòi tách khỏi
Liên bang Nga nhưng không được Nga chấp nhận. Việc Chechnya đấu tranh đòi tách khỏi Liên
bang Nga không phải là việc một dân tộc bị mất quyền tự quyết đấu tranh đòi quyền tự quyết mà
là nhằm chia tách nước Nga. Do đó, Chechnya không phải là một dân tộc đang đấu tranh giành
quyền dân tộc tự quyết
2. Xét thấy, các hành vi của Nga phù hợp Luật quốc tế còn hành vi của Georgia không phù
hợp với Luật quốc tế, bởi:
Theo khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc quy định : “Liên hiệp quốc hoàn toàn
không có quyền can thiệp vào những công việc, thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ
quốc gia nào và không đòi hỏi thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này
ra giải quyết theo quy định của Hiến chương ”. Như đã phân tích ở câu trên, Chechnya không
2


phải là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, mà Chechya vẫn được coi một
phần lãnh thổ của Liên bang Nga. Cho nên việc Liên bang Nga đã điều khoảng 60.000 quân
cùng nhiều trang thiết bị quân sự tới khu vực này là hành vi hoàn toàn hợp lý, phù hợp với Luật
quốc tế. Bởi đây là việc Nga đang giải quyết công việc nội bộ của quốc gia mình.

Mặt khác, nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính mệnh lệnh bắt buộc chung (Jus cogens).
Theo đó, nghĩa vụ không can thiệp vào công việc của quốc gia khác cũng đặt ra cho tất cả các
thành viên của cộng đồng quốc tế. Nguyên tắc này còn được ghi nhận trong Nghị quyết về
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được Liên hợp quốc thông
qua năm 1965, với việc “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo về độc lập và chủ
quyền các quốc gia”. Ngoài ra, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác còn được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác như Tuyên bố của Liên hợp
quốc về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyên bố cuối cùng của
Hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước cuối cùng của Hội nghị Hexinki về
An ninh hợp tác châu Âu năm 1975 và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác. Một trong những
nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ là cấm can thiệp vũ trang và hình
thức can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền quốc gia, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của quốc gia và cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác. Trong tình huống
này, Georgia là quốc gia, là chủ thể của Luật quốc tế, theo đó Georgia phải tuyệt đối tuân thủ các
nguyên tắc của luật quốc tế. Nga là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Việc đồng ý cho
Chechnya ly khai khỏi Liên bang Nga hay không phụ thuộc vào quyết định của Nga, Georgia
không có quyền can thiệp. Hành vi giúp đỡ, cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai Chechnya của
Georgia là hành vi can thiệp vũ trang và hình thức can thiệp khác nhằm chống lại nền tảng chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Nga và can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở Nga. Như vậy hành
vi của Georgia là không phù hợp với Luật quốc tế.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2004;
2. Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn, T.S.Trần Văn Thắng, TH.S Lê Mai Anh (đồng chủ
biên), NXB Giáo dục;
3. Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945;
4. Nghị quyết về Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và thuộc địa năm 1960;

5. Nghị quyết về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được
Liên hợp quốc thông qua năm 1965;
6. Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia – Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc
ngày 24/10/1970.

4



×