Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giới thiệu và bình luận tác phẩm air on the g string của j s bach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.34 KB, 8 trang )

Đề 1. Giới thiệu và bình luận tác phẩm Air on the G string của J.S.Bach
1.Đôi nét về nhạc sĩ Johann Sebastian Bach
Johann Sebastian Bach sinh 21/3/1685 tại Eisenach, miền Thuringia nước Đức.
Ông là một nhạc sĩ organ xuất sắc, một bậc thầy về sáng tác âm nhạc, một người
đứng đầu về bộ môn đối điểm của thời đại đó và cũng là một nhà giáo dục âm
nhạc có tài. Nhắc đến nghệ thuật thời kỳ này, người ta không thể không nhắc
đến tôn giáo. Đỉnh cao của nghệ thuật là tôn giáo, tôn giáo không chỉ là kết tinh
của nghệ thuật mà nó còn là mảnh đất nảy sinh của nghệ thuật, là cái nôi, nguồn
sữa nuôi dưỡng nghệ thuật phát triển tới cái hoàn mỹ. Đồng thời, nghệ thuật là
công cụ, phương tiện hoàn hảo thể hiện tôn giáo. Điều đó lý giải tại sao,
J.S.Bach không chỉ là một nhà giáo dục âm nhạc có tài mà còn là một tín đồ đạo
Lutheran thuần thánh, có cảm xúc tôn giáo biểu hiện rất rõ qua các sáng tác âm
nhạc của mình. Giống như nhiều nhạc sĩ thời Baroque, niểm tin và việc làm của
Bach đều mang tính cách tôn giáo.
J.S.Bach không quan tâm soạn thảo các lý thuyết âm nhạc cũng không thí
nghiệm các thể loại nhạc mới mà chỉ dùng các hình thức âm nhạc đương thời,
ngoại trừ thể loại nhạc kịch (opera) nhưng tài năng của Bach đã bao gồm một
tầm rộng lớn, từ các đối điểm phức tạp nhất tời các hợp âm đơn giản. Bach cố
gắng diễn tả cảm xúc của bản nhạc, cho rằng mục đích của âm nhạc là tạo nên
một thứ ảnh hưởng tác dụng. Thứ ảnh hưởng này thường được xác nhận ngay tại
phần đầu của bản nhạc rồi tới phần thân bản nhạc trình bày các chi tiết. Đây là
sự khác biệt với các bản giao hưởng (symponies) của Beethoven trong đó bộc lộ
rõ sự tương phản về nhạc phong và các nội dung cảm xúc tại mỗi phần của nhạc
phẩm. J.S.Bach đã dùng loại tốc ký âm nhạc tại các hợp âm có bè trầm (the bass
part) được chỉ định bằng các con số. Phương pháp này được gọi là bè trầm ghi
số.
Trong các sáng tác, Bach cẩn thận duy trì lâu phong thái âm nhạc để diễn tả đặc
tính của bản nhạc, dài lâu hơn các nhạc sĩ thời sau, kể cả Beethoven. Bach
thường hay trình bày lại một giai điệu bằng cách bắt chước, lặp lại giai điệu gốc



bằng một giọng cao hơn hay trầm hơn, và Bach cũng dùng nhịp không đổi. Các
tác phẩm âm nhạc của Bach hàm chứ sắc thái âm nhạc quốc gia của thời đại,
phần lớn là Pháp, Đức, Ý, Anh.
J.S.Bach tin tưởng rằng nhờ âm nhạc, ông có thể phục vụ nhà thờ, cộng đồng và
chủ nhân, vì vậy các sáng tác của Bach không chỉ mang lại niềm vui cho người
nghe mà còn có giá trị giáo huấn cho các nhạc sĩ trình diễn các bản nhạc đó. Vào
thời của Bach, ban hợp ca thường nhỏ, gồm 12 người với ban nhạc hòa tấu nhỏ,
vì vậy Bach đã tập trng vào cách tạo nên một cảm giác tinh thần hơn là dùng tới
tích cách lớn lao của ban nhạc như thời nay.
Âm nhạc của J.S.Bach có nội dung chuyên chở các ảnh hưởng tới người nghe,
giống như nhà hùng biện muốn làm thay đổi ý định, thành kiến của các thính
giả. Như vậy, một sáng tác âm nhạc là một loại hùng biện về cung điệu. Nhà tiểu
sử học đầu tiên viết về Bach vào năm 1802 là ông J.N.Forkel đã khen ngợi
J.S.Bach không chỉ là một nhạc sĩ sáng tác có tài, mà còn là “một nhà thơ âm
thanh và một nhà hùng biện âm nhạc lớn bậc nhất, xưa và nay chưa từng có”
2.Các công trình âm nhạc của J.S. Bach.
Các tác phẩm của J.S. Bach được xếp đặt theo chỉ số BWV (Bach-WerkeVerzeichnis) đặt ra do học giả Wolfgang Schmieder, căn cứ vào loại âm nhạc mà
không theo thứ tự niên biểu. Nhưng cuộc đời của nhạc sĩ J.S. Bach lại được chia
theo 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có các đặc tính do nhiệm vụ của tác giả phải
hoàn thành.
1/ Giai đoạn thứ nhất (1703 – 1708): gồm các sáng tác viết tại Arntadt và
Mulhausen. Những tác phẩm này chưa theo một đường hướng nhất định mà chịu
ảnh hưởng của nhà soạn nhạc Dietrich Buxtehude, một nhạc sĩ bậc thầy tại
Lubeck. Hợp khúc cantata mang tên Gottes Zeit, với chủ đích của tác giả là để
trình diễn tại các buổi lễ an táng, là một sáng tác mạnh, bộc lộ, của thời gian này.
2/ Giai đoạn thứ hai (1708 – 1717): gồm các sáng tác viết tại Weimar với
nhiều hợp khúc cantata và các bản nhạc rực rỡ dùng cho đàn organ, đa số mang
nhạc phong của miền Bắc Âu nhưng cũng có một số tác phẩm phản ánh tính



trong sáng của loại nhạc Ý. Bản nhạc danh tiếng “Toccata và Tẩu Khúc Rê thứ"
(Toccata and Fugue in D minor) được viết trong thời gian này.
3/ Giai đoạn thứ ba (1717 – 1723): gồm các sáng tác viết tại AnhaltCothen, đây là những bản nhạc dùng cho nhạc cụ, trình diễn độc tấu hay hòa tấu.
J.S. Bach đã hoàn thành vào năm 1722 Tập I của Tác Phẩm “The WellTempered Clavier” (Bàn phím dùng thang âm đều theo đó một quãng tám được
chia thành 12 bán âm (semitones) cách đều nhau). Tập II được viết xong vào
năm 1744, mỗi tập gồm 24 bản dạo khúc (preludes) và tẩu khúc (fugues) viết
theo 12 âm giai trưởng và thứ. J.S. Bach còn phổ vào trong các sáng tác những
bài thánh ca Lutheran, tập trung trong cuốn “Sách Nhỏ Đàn Organ” (The Little
Organ Book). Sáu Concerto Brandenburg (six Brandenburg Concertos) viết vào
năm 1721 được Bach đề tặng cho nhà cai trị của thành phố Brandenburg. Bach
cũng viết 4 tổ khúc hợp tấu (4 orchestral suites) hay khai khúc (overtures), 6
sonatas dùng cho đàn vĩ cầm độc tấu (solo violin) và 6 tổ khúc (suites) dùng cho
đàn hồ cầm độc tấu (solo cello). Ngoài ra còn có các “Tổ Khúc Pháp” (French
Suites) dùng cho đàn hapsichord. Cách viết nhạc trong giai đoạn này cho thấy
tác giả đang tăng dần việc dùng đối điểm (counterpoint) để thêm phần chất
lượng và cấu trúc cho tác phẩm.
4/ Giai đoạn thứ tư (1723 – 1745): gồm các sáng tác viết tại thành phố
Leipzig. Đây là các tác phẩm chính dành cho ban hợp ca và dàn nhạc hòa tấu
(orchestra) nhưng cũng gồm các bộ bản nhạc độc tấu. Các hợp khúc cantata của
Bach vào thời gian này mang tính quy củ hơn các sáng tác trước kia.
Ý tưởng của J.S. Bach muốn diễn tả một câu chuyện bi hài mà không
dùng sân khấu hay các dàn cảnh, đã được thể hiện qua bản nhạc “Nỗi Khổ Cực
của Thánh John” (The Passion According to St. John, 1723) và “Nỗi Khổ Cực
của Thánh Matthew” (The Passion According to St. Matthew, 1729). Các sáng
tác này là các chuyện kể, giống như hợp khúc “Coffee Cantata” (Thanh Nhạc Cà
Phê) có nội dung khác biệt với các hợp khúc cantata tôn giáo. Loạt 6 cantatas
viết vào năm 1734 có tên là “Christmas Oratorio” là các suy tư về Lễ Giáng


Sinh hơn là một câu chuyện về Lễ Giáng Sinh. Trong các phân đoạn của các bản

nhạc, J.S. Bach thường dùng tới các giai điệu (melodies) hay hợp âm (chords) để
một tả một sự việc (event) như lúc gà gáy sáng, hay tình trạng được đưa lên
thiên đường. Qua bản nhạc “Thánh Lễ theo cung Si thứ” (Mass in B minor),
Bach đã dùng các hình thức giống như nhạc kịch (opera) vào mục đích tôn giáo,
đã diễn tả ý tưởng toàn cầu của tinh thần Thiên Chúa giáo. Tập nhạc “Thực
Hành Keyboard” (Keyboard Practice) là cách phối hợp cách luyện tập âm nhạc
với việc thờ phượng. Tập nhạc này gồm có bản nhạc “Concerto theo nhạc phong
Ý” (Concerto in the Italian style), nhạc phẩm danh tiếng “Aria với 30 Biến
Khúc” (Aria with 30 Variations), còn được gọi là “Các Biến Khúc Goldberg”
(Goldberg Variations) và 6 Partitas (biến đề) dùng cho đàn hapsichord.
J.S. Bach đã cho thấy khả năng đưa các loại sáng tác từ thuở ban đầu lên
độ hoàn hảo cao hơn, chẳng hạn vào năm 1723, ông đã viết ra bản nhạc rực rỡ
“Magnificat” rồi 15 năm sau là tác phẩm “Thánh Lễ cung Si thứ” rất danh tiếng.
Tập II của bộ sách nhạc “The Well-Tempered Clavier” của Bach đã không trình
bày một cách hệ thống các cung như trong tập I. Trong giai đoạn thứ tư này,
Bach cũng viết các concertos dùng cho 1, 2, 3 hay 4 đàn hapsichords, với phần
đệm của dàn nhạc.
5/ Giai đoạn thứ năm (1745 – 1750): gồm 5 năm cuối đời của Bach. Các
sáng tác trong giai đoạn này thường dùng một giai điệu nhưng trình bày rõ ràng
đường lối tổ chức với các tác phẩm chính là “Nghệ Thuật của Tẩu Khúc” (The
Art of Fugue), “Các Biến Khúc Canonic viết cho bài đồng ca Von Himmel
hoch” (Canonic Variations on the chorale Von Himmel hoch), “Dâng Cúng Âm
Nhạc” (Musical Offering). Riêng trong tập nhạc “Nghệ Thuật của Tẩu Khúc”,
chưa hoàn thành nhưng gồm 18 phần, xếp đặt theo độ khó tăng dần, với tất cả
bản nhạc được viết căn cứ vào một giòng giai điệu.
Âm nhạc của J.S. Bach có nội dung chuyển chở các ảnh hưởng (affects)
tới người nghe, giống như nhà hùng biện muốn làm thay đổi ý định, thành kiến
của các thính giả. Như vậy một sáng tác âm nhạc là một loại hùng biện về cung



điệu (an oration in tones). Nhà tiểu sử học đầu tiên viết về Bach vào năm 1802
là ông J.N. Forkel đã khen ngợi J.S. Bach không chỉ là một nhạc sĩ sáng tác có
tài, mà còn là “một nhà thơ âm thanh và một nhà hùng biện âm nhạc lớn bậc
nhất, xưa và nay chưa từng có”./.
3. Tác phẩm “Air on the G string”
3.1. nội dung của “ Air on the G string”
Không khí là nhân tố tạo nên sự sống. Đây là nguồn cảm hứng của tác phẩm.
Không khí có ở xung quanh con người. Con người cần nó cho sự sống hàng
ngày. Và không khí cũng trở nên quen thuộc đến con người đến nỗi, chúng ta
cũng quên mất là đang sử dụng nó, từng phút từng giây.
Giai điệu của Air mang sự lãng mạn trong những bản Nocturne của Chopin, một
nỗi buồn của Sonata Ánh Trăng, đôi lúc lại mang sự mạnh mẽ của Liszt hay vui
tươi của Mozart, song lại mang một vẻ rất riêng, rất hài hòa... Với Air, Bach đã
thật sự mang đến cho người nghe sự bình yên. Không khí đã hòa mình vào ta,
vào tâm hồn ta. Tiếng nhạc như thay cho lời cảm ơn chân thành của Bach cho
chính không khí:” Ồ, ta cũng quên mất rằng mình đang được hít thở không khí.
Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho ta điều tuyệt vời này!”
3.2. cảm nhận về tác phẩm “Air on the G string
Đến với Air ta được biết đây là một giai điệu rất quen thuộc đối với những
thính giả của thể loại nhạc cổ điển bởi sự du dương. Air thuộc chương thứ hai
nằm trong Tổ khúc cho dàn nhạc No.3 của Bach. Vào cuối thế kỷ 19, nghệ sĩ
violin August Wilhelmj đã chuyển soạn Air từ rê trưởng sang đô trưởng để có
thể chơi tác phầm này chỉ trên dây Sol của đàn violin. Vì thế nó còn có tên khác
và cái tên này hiện đang được sử dụng phổ biến đó là Air on the G string (Giai
điệu trên dây Sol)
Giai điệu Air on the G string mang sự lãng mạn, dị êm của bản Nocture của
Chopin, một nỗi buồn mênh mang, nhẹ nhàng của Sonata Ánh trăng, đôi khi lại
có sự mạnh mẽ của Liszt hay vui tươi của Mozart, song không vì thế mà nó
không mang trong mình những nét đẹp rất riêng, hài hòa và sâu lắng. Âm thanh



bản nhạc sẽ đọng lại thành một dư âm ngọt ngào trong tâm trí những ai từng
nghe và từng có đôi lần quan tâm đến thể loại nhạc cổ điển.
Mỗi bản nhạc của J.S.Bach đều là một bản hòa tấu của cảm xúc. Ông muốn
đưa tâm trạng, tình cảm vào bản nhạc của mình ngay từ khi nốt nhạc đầu tiên
vang lên. Bởi vậy, sẽ không có gì là lạ khi Air on the G string có khả năng chinh
phục người nghe ngay từ những giai điệu đầu tiên cất lên. Bản nhạc này không
chỉ làm thỏa mãn người nghe bởi cái khoái cảm thẩm mĩ, khoái cảm nghệ thuật
mà nó còn là sợi dây cảm xúc, là con đường cảm xúc kéo, dẫn người nghe đến
với cảm giác bình yên. Nỗi niềm giờ đây được lắng nghe bằng tai chứ không chỉ
mơ hồ là cảm nhận. Toàn bộ bản nhạc là những thanh âm trong trẻo, du dương,
đưa người nghe vào thế giới xúc cảm được thêu dệt khéo léo, tinh vi đến độ
hoàn mĩ bởi những nốt nhạc, những cung bậc lên xuống, trầm bổng của âm
thanh.
Để âm thanh dẫn dắt, một cách rất tự nhiên, người nghe dần tiến tới mảnh
đất thanh bình của những giai điệu du dương. Vang lên những nốt nhạc đầu tiên
là thứ âm thanh nhè nhẹ cứ thế ngân dài ở một cao độ như để gọi dậy cái giác
quan, lôi kéo sự chú ý của người nghe. Để rồi, khi họ bắt đầu quen dần tiếng
đàn, bắt nhịp được với những rung động đầu tiên của bản nhạc thì bất ngờ tiếng
đàn vút cao như một điểm nhấn, báo hiệu bắt đầu cuộc hành trình khám phá thế
giới âm thanh kỳ diệu, mở đầu cho chuỗi những cung bậc trầm bổng của thanh
điệu.
Giai điệu của Air nhẹ nhàng, trầm lắng, gợi sự bình yên nơi lòng người
nghe. Déo dắt, du dương với những nốt nhạc mà cao độ lên xuống linh hoạt,
uyển chuyển. Có những quãng tác giả kéo âm thanh lên cao như là bước chuẩn
bị, lấy đà cho một loạt những nốt nhạc cứ nối tiếp nhau tuôn trào nhưng không
hề ồn ào, dồn dập, gấp gáp mà tất cả được kéo dãn, triền miên khiến người ta
cảm thấy khắc khoải, bồn chồn nhưng có khi tiếng đàn trùng xuống, sâu lắng,
trầm buồn khiến lòng người nao nao, hụt hẫng. Để rồi khi những âm thanh tiếp
theo vang lên, người ta lại cảm thấy phấn chấn trở lại, thấy vui vẻ và tràn trề sức



sống hơn bao giờ hết. Đúng như cái tên Air – giai điệu của mình, bản nhạc tuôn
chảy như một dòng suốt âm thanh, chảy tràn vào lòng người những xúc cảm êm
dịu, trong lành. Giai điệu ấy như có một sức thôi miên diệu kỳ đối với mỗi thình
giả khi lắng nghe và thưởng thức nó. Bach phải chăng là một phù thủy của âm
thanh, người mượn phép màu của những nốt nhạc để pha trộn, tạo nên những
thứ giai điệu có sức mê hoặc lòng người đến kỳ diệu, khiến người ta không thể
cưỡng lại được sức hút của nó, khiến người ta phải mê mẩn, đắm chìm trong
những cảm xúc đằng sau mỗi tiếng đàn. Để rồi, khi nốt nhạc cuối cùng của bản
nhạc ngừng vang, cũng là lúc người ta cảm thấy bàng hoàng, xao xuyến. Thân
xác đây mà tâm hồn vẫn không thế thoát khỏi cái thế giới màu nhiệm của âm
thanh mà Bach tạo ra.
Để thay đổi không khí, chúng ta sẽ thưởng thức tác phẩm Concerto
“Brandenburg” No.3 của Bach. (Nghe nhạc)
Bản nhạc này cùng với 5 bản Concerto “Brandenburg” khác là tác phẩm
yêu thích và thường xuyên biểu diễn, được các nhà bình luận đánh giá như là
một trong những biểu hiện trọn vẹn và hoàn hảo nhất về âm nhạc viết cho dàn
nhạc. Khi nghe bản nhạc ta thấy được sự tự do, phóng khoáng, tươi mới, thanh
thoát mà cũng đầy sức sống. Bản nhạc có Concertino là giọng Sol trưởng BW
1048 gồm 3violon, 3viola và 3cello.
Trong khi đó, Concerto “Brandenburg” No.1 giọng Fa trưởng BWW
1046 là Concerto có nhiều chương nhạc nhất trong bộ (4 chương). Nó cũng
mang tính dàn nhạc hơn với cá đàn dây, oboe, piccolo và kèn cor mạnh mẽ. Ở
Concerto “Brandenburg” No.2 giọng Fa trưởng BWW 1047, Concerto là một
nhóm bốn nhạc cụ: trumpet, recorder, oboe và violon chơi solo tương phản với
pirieno gồm dàn dây và bè continuo. CAay đàn harpsichord thường chơi ở bè
continuo làm nên trong các Concerto khác nhưng ở Concerto “Brandenburg”
No.5 giọng Rê trưởng BWW 1050 thì lại giữ vai trò nổi bật. Concerto
“Brandenburg” No.4 giọng Sol trưởng BWW 1049 gồm violon và hai recorder

chơi tương phản với dàn dây và bè continuo, còn Concertino của Concerto


“Brandenburg” No.6 giọng Si giáng trưởng BWW 1051 chỉ là 2viola. Có lẽ điều
ấn tượng nhất đối với người nghe ngay lập tức nhận ra là cách 6 bản Concerto
này thay đổi trong lối kết hợp nhạc cụ của chúng, Bach không hề sử dựng cùng
một lối kết hợp nào đến hai lần.
Với bản Concerto “Brandenburg” No3, ngay từ mở đầu ta đã nhận thấy
tiết tấu nhanh, lúc trầm lúc bổng, khi réo rắt, khi lại mạnh mẽ…những cảm xúc
lớn lao, hùng vĩ cứ thế trải dâng theo từng cung bậc của bản nhạc. Bản nhạc này
như có một sức hút kì lạ, lôi kéo người nghe vào giai điệu gấp gáp của mình.
Người nghe cũng sẽ cảm nhận được sự kết hợp giữa những nhạc cụ với nhau và
những nhạc công độc tấu…Âm nhạc dường như là bất tận và sự cảm nhận nó
của mỗi người là khác nhau, không thể khẳng định ai đúng - ai sai, chỉ có một
đáp án chung nhất cho mỗi người thưởng thức nó: Âm nhạc là sự kết hợp âm
thanh kì diệu.
“Bach” trong tiếng Đức có nghĩa là “dòng suối nhỏ” nhưng khi nhận
định về sự vĩ đại của nhà soạn nhạc thiên tài Lohann Sebastian thì Beethoven đã
nói: “Bach không phải dòng suối nhỏ. Ông là một đại dương”. Và quả thật với
cống hiến âm nhạc của mình Bach đã tự mình nói lên được điều đó. Qua sự cảm
nhận về các bản nhạc chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về tài năng bất diệt của
ông.



×