Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật với các tình huống minh họa từ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183 KB, 13 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Nhu cầu về sức khỏe và được chăm sóc, bảo vệ về sức khỏe là nhu cầu
quan trọng mang tính tất yếu của con người. Đối với những người khuyết tật thì
nhu cầu này càng quan trọng và cấp thiết. Có vượt qua những khó khăn về tật,
bệnh trước mặt mới có thể tạo điều kiện giúp họ hướng tới các cơ hội khác một
cách lâu dài. Ở Việt Nam vấn đề chăm sóc sức khỏe người khuyết tật đã và đang
được Nhà nước, mọi người dân quan tâm, được thể chế hóa thành pháp luật quy
định và đảm bảo thực hiện. Trong bài tập nhóm này, nhóm sẽ phân tích vấn
đề “Phân tích nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho người khuyết tật với các tình huống minh họa từ thực tiễn”.

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Danh mục tài liệu tham khảo

I.

Khái quát về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
Trước hết có thể hiểu, chăm sóc sức khỏe người khuyết tật bao gồm chăm sóc
y tế (như: phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng…)
và chăm sóc ngoài y tế (như: tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc về dinh dưỡng,
nước uống, vệ sinh môi trường…).
Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật là tổng hợp các quyền của người
khuyết tật được Nhà nước, cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động phòng bệnh,
khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng nhằm giúp người khuyết tật ổn
định sức khỏe, vượt qua những khó khăn bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật đều xuất phát từ những cơ sở pháp lý chung về nhân quyền, đó chính là
quyền được chăm sóc sức khỏe của con người, được sống trong môi trường an toàn
và tốt nhất. Đây là một vấn đề mang tính toàn cầu và đã được đề cập đến trong


những văn kiện quốc tế như: Tuyên ngôn chung về quyền con người của Liên hợp
1


quốc, theo đó: “ mỗi người đều có quyền…. Hưởng mức sống bao gồm cơm ăn, áo
mặc, nhà ở, chăm sóc y tế và phục vụ xã hội để duy trì sức khỏe và thỏa mãn nhu
cầu của chính bản thân và gia đình” trong đó bao hàm cả quyền chăm sóc sức
khỏe. Hay Công ước Liên hợp quốc năm 1989, tổ chức Liên hợp quốc quy định
vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật trong đó có quyền được chăm sóc sức
khỏe (Điều 23); văn kiện về các nguyên tắc bảo vệ người bị bệnh tâm thần và tăng
cường chăm sóc sức khỏe tâm thần; Công ước liên hợp quốc về quyền của người
khuyết tật năm 2006 với nhiều nội dung trong đó đã quy đinh nguyên tắc chung về
chăm sóc con người bao gồm cả người khuyết tật (Điều 25 (y tế), Điều 36 (hỗ trợ
chức năng và phục hồi chức năng);
Bên cạnh đó trong văn kiện của Tổ chức Y tế thế giới có đặt ra 5 quan điểm
cơ bản, chủ yếu chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe con người nói chung trong đó
có người khuyết tật đó là: “ 1) sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của
toàn xã hội; 2) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu
quả và phát triển; 3) thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện; 4) Xã hội hóa các hoạt
động chăm sóc sức khỏe; 5) phát triển nhân lực y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe”.
( theo: Bộ y tế, GS. TS Trương Việt Dũng ( chủ biên))
Đối với các văn bản pháp luật trong nước đầu tiên có thể kể đến như Pháp
lệnh người tàn tật năm 1998; và hiện nay đã được thay thể bởi Luật Người khuyết
tật năm 2010 trong đó có quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
tại chương III từ Điều 21 đến Điều 26 – đây là những định hướng chung nhất để
chúng ta có thể thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật một cách tốt
nhất. Bên cạnh đó còn có các quy định tại các luật chuyên ngành như Luật người
cao tuổi (Điều 12); Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (Điều 2, Điều 41)….
Nguyên tắc đa dạng hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật.

1. Cơ sở của nguyên tắc.
- Sự thiếu hụt, bất thường về bộ phận hoặc chức năng nào đó của cơ thể đã
cản trở người khuyết tật thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình khó khăn và phức
tạp hơn nên NKT rất cần đến sự giúp đỡ của mọi người trong xã hội, dưới dạng tạo
điều kiện cho họ tiếp cận các cơ hội chăm sóc sức khỏe như một người bình
thường.
- Sự đa dạng, phức tạp của các dạng tật: Có rất nhiều các dạng tật khác nhau,
và vì thế cách thức để chăm sóc người khuyết tật cũng khác nhau. Và muốn việc
chăm sóc đó có hiệu quả, đạt được mục đích, pháp luật về chăm sóc sức khỏe NKT
cần thiết phải quy định toàn diện hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe người khuyết
tật để thực hiện hoạt động này. Cụ thể là những quy định chăm sóc sức khỏe y tế
và chăm sóc sức khỏe ngoài y tế, đồng thời yêu cầu ứng dụng thành tựu phát triển
khoa học kỹ thuật về y tế nhằm thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật đạt hiệu quả cao nhất.
- Sự kì thị của xã hội, cộng đồng dành cho người khuyết tật vẫn là rào cản lớn
đến tâm lý, mặc cảm, tự ti, bi quan của người khuyết tật trong quá trình khám,
chữa bệnh cũng làm ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc sức khỏe. Đồng thời bản
II.

2


thân người khuyết tật luôn coi mình là gánh nặng cho gia đình, xã hội, vì thế
thường ít có sự hợp tác đầy đủ trong quá trình tư vấn hay chữa trị. Chính vì vậy,
việc lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội nhằm chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật toàn diện nhất về cả sức khỏe và tinh thần cho họ.
Như vậy, nguyên tắc đa dạng hóa chăm sóc sức khỏe người khuyết tật có vai
trò quan trọng trong việc quy định chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, qua
đó nhằm thực hiện hoạt động này bằng các biện pháp và cách thức khác nhau để
đạt hiệu quả cao nhất.

2. Nội dung nguyên tắc.
Nguyên tắc đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
được thực hiện thông qua các hoạt động mang tầm vĩ mô như: lồng ghép các yêu
cầu chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trong các chính sách về kinh tế - xã hội,
các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người khuyết tật, xóa
đói giảm nghèo. Các chính sách này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương và cả nước. Cùng với việc lồng ghép các chương trình
này sẽ giúp cho người khuyết tật tiếp cận tốt hơn với xã hội, bản thân họ sẽ hết
mặc cảm và gia nhập với cuộc sống của mọi người, xã hội.
Đồng thời, ở tầm vi mô, chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được thực hiện
đồng bộ các hoạt động về chăm sóc y tế và các hoạt động chăm sóc ngoài y tế.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe kết hợp cả chăm sóc y tế và ngoài y tế giúp cho
người khuyết tật có được sức khỏe tốt nhất, có cơ hội tiếp cận những những
phương pháp, phương tiện chăm sóc tốt nhất để có thể hòa nhập với cuộc sống,
mất đi mặc cảm tự ti.
Thực hiện đa dạng các loại hình, các cơ sở chăm sóc sức khỏe công lập và cơ
sở chăm sóc sức khỏe tư nhân, thành lập các khoa phục hồi chức năng. Thực hiện
việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức khỏe của người khuyết tật
theo quy định của Luật Người khuyết tật.
Khai thác các nguồn đầu tư khác để tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật như: bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ hoặc các sản
phẩm bảo hiểm khác. Đặc biệt chú trọng các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật
tham gia hoạt động xã hội như: giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện cho người khuyết
tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội, giáo dục chuyên biệt, cải
thiện nhà ở, phương tiện giao thông…
3. Ý nghĩa của nguyên tắc.
Có thể nói, nguyên tắc đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật đã tạo cơ sở cho việc tiếp cận để chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
một cách toàn diện. Như đã biết, thực tế có nhiều dạng tật cùng với những điều
kiện bên ngoài làm cho việc chăm sóc sức khỏe người khuyết tật gặp nhiều khó

khăn hơn là chăm sóc sức khỏe người bình thường, bởi, người khuyết tật, ngoài rào
cản lớn nhất là sự kỳ thị của xã hội, của cộng đồng, phần lớn họ còn có tâm lý mặc
cảm, tự ti và bi quan dẫn đến hợp tác không đầy đủ cần thiết trong việc chăm sóc
sức khỏe của họ để có thể đạt được kết quả tốt nhất, do vậy, khi có nhiều biện
pháp, cách thức khác nhau để chăm sóc sức khỏe hay nói cách khác là có sự đa
dạng hóa các hoạt động đó thì sẽ có khả năng mang lại kết quả tốt hơn.
3


Ngoài ra, khi đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
còn làm cho nhận thức và quan điểm của xã hội thay đổi theo hướng tích cực hơn
đối với vấn đề này. Khi vấn đề chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được lồng ghép
trong các chính sách kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất…
thì nó sẽ luôn hiện hữu trong quá trình thực hiện các chính sách, các chương trình,
dự án đó. Từ đó, với những bất lợi, những yêu cầu cần thiết cần được xã hội quan
tâm cùng với những khả năng của họ mà phần lớn xã hội chưa thực sự nhận thấy sẽ
làm cho xã hội có sự quan tâm tới họ hơn và có sự hiểu biết về họ hơn.
Khi vấn đề chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được thực hiện đồng bộ cả
các hoạt động chăm sóc y tế và chăm sóc ngoài y tế, hay có các loại hình, các cơ sở
dạng…để thực hiện công việc đó còn làm cho vấn đề chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật được hoàn thiện hơn, làm cho hầu hết người khuyết tật với mọi dạng tật
đều có cơ hội được chăm sóc phù hợp, đáp ứng các yêu cầu đa dạng về chăm sóc
sức khỏe của họ cũng như khả năng để được chăm sóc của họ.
4. Ví dụ thực tế.
a. Ở tầm vĩ mô:
Tháng 12/2012, Hội người khuyết tật huyện Từ Liêm đã tổ chức thành công
Đại hội lần II, nhiệm kỳ 2012-2017. Tại Đại hội, ông Đỗ Mạnh Tuấn – thường vụ
huyện ủy, phó bí thư thường trực, chủ tịch HĐND huyện Từ Liêm đã lắng nghe ý
kiến phát biểu cùng báo cáo của mọi người, qua đó ông đã có ý kiến chỉ đạo chính
quyền, tổ chức, đoàn thể xã hội trong huyện lồng ghép các hoạt động của người

khuyết tật vào nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương trong những
năm tới. Cụ thể, trong nhiệm kỳ II (2012 – 2017) địa phương sẽ nhanh chóng tổ
chức thành lập Hội người khuyết tật cơ sở xã, thị trấn, phục hồi các làng nghề
truyền thống mây tre đan, dệt thảm, máy may...của các làng xã lâu nay bị trầm
lắng, để tạo điều kiện cho người khuyết tật được học nghề, có việc làm ngay tại nơi
cư trú, giúp họ xóa bỏ mặc cảm hòa đồng với xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo cùng bà con địa phương xây dựng quê hương đổi mới...Đây là những ý
kiến và việc làm thiết thực tạo cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, vượt lên
tật bệnh, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện công tác xã hội
hóa trong địa bàn.
Những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc, hỗ trợ
cho người khuyết tật. Từ nhiều chương trình hoạt động được triển khai đồng bộ,
rộng khắp ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho người khuyết
tật được chăm sóc về sức khỏe, hỗ trợ phát triển kinh tế, vươn lên trên hành trình
hòa nhập cộng đồng.
Toàn huyện có 7.525 người khuyết tật, trong đó có 1.370 người khuyết tật do
bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, hệ thống loa truyền thanh ở các địa bàn đã chuyển tải đến người dân các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hỗ trợ, chăm sóc cho
người khuyết tật; đồng thời, biểu dương kịp thời những cách làm hay, mô hình mới
của các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện tốt các hoạt động vì
người khuyết tật, trẻ em mồ côi trên địa bàn huyện.
4


Công tác tuyên truyền không chỉ tiếp thêm niềm tin để người tàn tật, trẻ em
mồ côi vươn lên trong cuộc sống, mà còn tranh thủ được tình thương, sự động
viên, giúp đỡ to lớn của toàn xã hội đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi, giúp họ
vượt qua mặc cảm của bản thân để hoà nhập với cộng đồng.

Một trong những hoạt động được huyện hết sức chú trọng là dạy nghề cho
người khuyết tật. Quảng Trạch hiện có 2 cơ sở dạy nghề được đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân trên địa
bàn huyện. Hàng năm, cùng với việc đào tạo nghề cho những đối tượng có nhu
cầu, các trung tâm dạy nghề còn thực hiện tốt việc đào tạo nghề miễn phí cho
người khuyết tật.
Hiện tại, có 250 lao động là người khuyết tật trực tiếp tham gia vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh ở các cơ sở lao động trên địa bàn huyện, nhiều người
khuyết tật sau khi tham gia nhiều lớp tập huấn, đào tạo nghề, được hỗ trợ về kinh
phí đã hình thành nên các mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập khá cao.
Nổi bật trong phong trào này là các anh: Nguyễn Đức Vệ ở xã Quảng Đông,
Phạm Đức Hiền ở Cảnh Dương, Trần Văn Nam ở Quảng Thuận, Lê Anh Nguyên ở
Quảng Hòa. Đây là 4 ông chủ của 4 cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút rất đông
người khuyết tật tham gia, là những tấm gương sáng trong phong trào người
khuyết tật làm kinh tế giỏi của huyện. Cùng với việc tạo ra sản phẩm lao động, các
cơ sở còn chú trọng đến hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật, góp phần tạo
công ăn việc làm, nâng cao trình độ tay nghề cho người khuyết tật để họ vẫn có thể
làm ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ.
Hoạt động giáo dục hòa nhập cộng đồng cũng đạt được kết quả đáng khích lệ.
Số trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học đủ sức khỏe đến trường là 161 em, trong
đó có 68 em là học sinh của Trung tâm chăm sóc nuôi dạy trẻ khuyết tật huyện, 93
em theo học tại các trường học khác. Ở các trường học, học sinh khuyết tật được
miễn các khoản đóng góp, được cấp học bổng, hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập và
luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bè bạn.
Những năm gần đây, hoạt động phục hồi chức năng và chăm sóc sức khoẻ
cho người khuyết tật được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như cấp 7.525 thẻ bảo
hiểm y tế, 550 loại dụng cụ, phương tiện hỗ trợ chức năng và các hỗ trợ y tế nhằm
chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Số người khuyết tật được phẫu thuật
chỉnh hình là 1.200 người, đa số là trẻ em.
Từ những kết quả đó, huyện tiếp tục xây dựng các chương trình hành động cụ

thể nhằm thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ về y tế, cung
cấp xe lăn, xe lắc, xe đạp và học bổng cho các đối tượng là người khuyết tật, trẻ em
mồ côi. Một trong những hoạt động được huyện hết sức chú trọng là đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động và phối phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể
trong huyện đối với việc huy động trẻ em khuyết tật đến trường, hỗ trợ và nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục ở Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, các lớp học tình
thương, khuyến khích hỗ trợ các em theo học lên các bậc cao đẳng, đại học.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, các nhà hảo
tâm để tổ chức tốt các hoạt động dạy nghề, ưu tiên phát triển các mô hình dạy nghề

5


ở các cụm dân cư và đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ
người khuyết tật trẻ mồ côi trong thời gian tới [3]
4.2.Ở tầm vi mô:
Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 5-8-2012. Mục tiêu chung của Đề án là hỗ trợ người
khuyết tật phát huy khả năng để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để họ
vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế, xã hội.
Trong giai đoạn 2012-2015, cả nước phấn đấu 70% người khuyết tật được
tiếp cận các dịch vụ y tế; khoảng 60.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu
thuật chỉnh hình; 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu;
250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học
nghề và tự tạo việc làm phù hợp; 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan
Nhà nước, bến xe, bến tàu, cơ sở khám bệnh, nhà chung cư… đảm bảo điều kiện
tiếp cận với người khuyết tật...
Các hoạt động chính của Dự án là phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật
chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; trợ giúp tiếp cận
giáo dục, pháp lý; trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng, tham gia

giao thông; trợ giúp sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; dạy nghề, tạo
việc làm.
Theo khảo sát của Bộ lao động- thương binh và xã hội cho biết năm 2007 mới
chỉ có 50.35% gia đình nhận hưởng chế độ hỗ trợ về y tế, trong đó 38.17% được
khám sức khỏe và khám chữa bệnh miễn phí và 5.43% được phát thẻ bảo hiểm y
tế. Tuy nhiên, chỉ có 4.62% gia đình nhận được hỗ trợ để phục hồi chức năng và
các trang thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật.
Nhưng qua một quá trình dài thực hiện thì cho đến nay cùng với sự hỗ trợ của
nhiều nguồn Bộ Y tế đã tổ chức rất nhiều chương trình và những người khuyết tật
đã được khám chữa bệnh, được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, được tham gia các khóa
vật lý trị liệu, hỗ trợ các thiết bị chức năng hỗ trợ cho người khuyết tật. Theo một
báo cáo của Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế đã triển khai chương trình phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật. Đến năm 2010, chương trình trải
rộng khắp 51 tỉnh, thành phố, tới 337 quận, huyện, 4.604 xã, phường trong cả
nước. Thông qua chương trình, đã có 170.000 người khuyết tật được chăm sóc sức
khỏe, 23,2% người khuyết tật có nhu cầu được phục hồi chức năng...Và đã có rất
nhiều người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng.
Tại tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua ngành y tế đã tổ chức nhiều hoạt
động truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cho người dân đối
với vấn đề này. Từ các nội dung và chủ đề về phòng ngừa khuyết tật, phục hồi
chức năng cho người khuyết tật... các hoạt động truyền thông của ngành đã thu hút
được sự chú ý của cộng đồng, đặc biệt là những người khuyết tật, khuyến khích họ
tham gia vào hoạt động phục hồi chức năng tại cộng đồng và các cơ sở y tế.
6


III.
1.







Ngoài ra, ngành y tế còn phối hợp lồng ghép các chiến dịch truyền thông,
chương trình y tế để thu hút người dân tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho người khuyết tật tại cộng đồng. Ngành đã xây dựng được một mạng lưới
cán bộ chuyên trách theo dõi công tác phục hồi chức năng từ tỉnh đến cơ sở.
Ở các bệnh viện huyện, thành phố, bộ phận phục hồi chức năng cũng được
lồng ghép trong khoa Y học cổ truyền. Với nhiệm vụ phục hồi chức năng cho
người khuyết tật, người bệnh sau tai biến... từ Bệnh viện Y học cổ truyền đến
những bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các trạm y tế đã có nhiều cố gắng trong
việc đầu tư máy móc, trang thiết bị như máy kéo giãn cột sống, máy phục hồi chức
năng chi trên, máy xoa bóp toàn thân đa chức năng, máy chiếu tia hồng ngoại, xe
đạp tự luyện, máy tập chạy...
Đã có rất nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật được
diễn ra trên khắp đất nước. Nhưng cần phải thấy rằng hoạt động đa dạng hóa chăm
sóc sức khỏe cho người khuyết tật đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn non yếu. Cần
có nhiều chương trình/ chiến dịch chăm sóc sức khỏe, lồng ghép vào các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước. Bộ Y tế cần kết
hợp với các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh… đa dạng các loại máy móc, trang
thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, phục hồi chức năng cho họ.
Nguyên tắc xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
Cơ sở của nguyên tắc
Xuất phát từ nhu cầu rất thực tế là nhu cầu cần được quan tâm, chăm sóc sức
khỏe của người khuyết tật
Do có những thiếu hụt nhất định về bộ phận hoặc chức năng của cơ thể nên
người khuyết tật rất cần đến sự giúp đỡ của mọi người trong xã hội, dưới dạng tạo
điều kiện cho họ tiếp cận các cơ hội chăm sóc sức khỏe như một người bình
thường, được quan tâm nhiều hơn từ xã hội, gia đình, tổ chức… Sự vận động nhiều

nguồn nhân lực xã hội tham gia vào công cuộc giúp đỡ người khuyết tật sẽ giải
quyết được hai vấn đề: người khuyết tật sẽ có được sức khỏe về thể chất tốt hơn,
cải thiện các chức năng hoạt động của cơ thể, bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe tinh
thần cũng được nâng cao hơn, người khuyết tật sẽ có niềm tin vào cuộc sống.
Xuất phát từ chính sự đa dạng của các dạng tật, và số lượng người khuyết tật
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra khuyết tật, và vì thế cách thức để
chăm sóc người khuyết tật cũng khác nhau. Và muốn việc chăm sóc đó có hiệu
quả, pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật cần thiết phải quy định
các“kênh” khác nhau để thực hiện hoạt động này. Việc chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật có những đặc thù riêng và nhìn chung là rất khó khăn và phức tạp. Chính
vì thế, càng huy động nhiều nguồn nhân lực tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật, sẽ đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của người khuyết tật.
Xuất phát từ chính điều kiện tài chính của người khuyết tật
Mỗi người khuyết tật có hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế khác nhau. Họ
có thể đủ nhận thức, khả năng tài chính tự mình tìm kiếm được cơ sở chăm sóc,
hoặc biện pháp chăm sóc cho bản thân nhưng cũng có khi họ không thể đủ khả
năng để làm điều đó. Thêm nữa, với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình khác
nhau, người khuyết tật sẽ có rất nhiều xu hướng khác nhau trong việc tiếp cận các
7


dịch vụ chăm sóc, với nhiều nguồn nhân lực thì rõ ràng cơ chế đầu tư vào các dịch
vụ chăm sóc sẽ đa dạng hơn, người khuyết tật khi đó có thể có nhiều lựa chọn hơn
các dịch vụ chăm sóc phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình.
2. Nội dung của nguyên tắc.
Nguyên tắc này được ghi nhận trong cả các văn bản quốc tế cũng như pháp
luật quốc gia. Tuy cách thể hiện nội dung nguyên tắc là khác nhau, song xét về bản
chất thì đều hướng tới tính nhân đạo đó là thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối
với người khuyết tật tạo cho họ những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều kiện được
chăm sóc ngày càng hoàn thiên hơn. Cụ thể:

Trong công ước của Tổ chức y tế thế giới cũng như pháp luật các nước trong
đó có Việt Nam đặt ra 5 quan điểm có bản chủ yếu chỉ đạo công tắc chăm sóc sức
khỏe con người nói chung trong đó có người khuyết tật đó là :
4) Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe
( Theo : Bộ Y tế, GS. TS. Trương Việt Dũng ( chủ biên)
Khoản 2 Điều 23 Công ước quốc tế về quyền trẻ em có ghi nhận : “Các quốc
gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em tàn tật được chăm sóc đặc biệt và tùy
theo các nguồn lực sẵn có, phải khuyến khích và bảo đảm dành cho trẻ em tàn tật
và cho những người có trách nhiệm chăm sóc sự giúp đỡ mà họ yêu cầu mà thích
hợp với điều kiện của trẻ em đó và với hoàn cảnh của cha mẹ hay những người
khác chăm sóc trẻ em đó“.
Hay cam kết của quốc gia về việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe người khuyết
tật là sự cố gắng bằng nhiều cách, nhiều kênh quy định tại Điều 25 (y tế), Điều 26
(hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng) trong Công ước quốc tế của LHQ về
quyền của người khuyết tật.
Đối với văn bản pháp luật trong nước có thể kể đến như: Luật bảo vệ sức
khỏe nhân dân khoản 2 Điều 1 có quy định:“Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của
toàn dân; Điều 2 về nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khỏe; điểm d Điều 4
Luật người khuyết tật về quyền được chăm sóc sức khỏe....Trong các văn bản trên
không ghi nhận chính xác nguyên tắc trên song đều chỉ ra rằng chăm sóc sức khỏe
phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị, cá nhân, cơ quan, tổ chức và sự đoàn kết của
toàn xã hội.
Với chức năng xã hội của mình, Nhà nước đã thống nhất quản lý nhà nước và
quản lý chuyên môn về chăm sóc sức khỏe cho người khyết tật nhằm đảm bảo
nguyên tắc xã hội hóa chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Được thể hiện thông
qua việc hàng năm ngoài việc Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chế độ chăm
sóc sức khỏe cho người khuyết tật, Nhà nước đã có những chính sách khuyến
khích các cá nhân, tổ chức đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kĩ thuật, vật chất để
thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
Đồng thời để thực hiện tốt xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người

khuyết tật, Nhà nước còn quy định trách nhiệm của gia đình người khuyết tật thực
hiện các biện pháp giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa và giảm thiểu khuyết tật, khuyến
8


khích sự vươn lên của chính người khuyết tật. Nó được thể hiện rõ nhất qua các
chính sách của các địa phương và đã đạt được những kết quả nhất định, người
khuyết tật đã hòa nhập hơn với cộng đồng.
Hiện nay các hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật mang tính toàn
cầu, mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới, được chính phủ các nước, các tổ chức
liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ được biệt quan tâm. Đặc biệt là sự tham gia
của các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã thực hiện những dự án với mục tiêu coi
trọng phát triển con người. Những dự án này là nguồn bổ sung cho nỗ lực chung
của Chính phủ trong sự nghiệp phát triển, nhất là tại các địa phương nghèo, nơi
kinh phí cho giáo dục, đào tạo còn hạn hẹp. Trong các chương trình dự án trong
lĩnh vực y tế, hoạt động viện trợ thường tập trung vào xây dựng, nâng cấp các bệnh
viện, trung tâm y tế và trạm xá; cung cấp thuốc và trang thiết bị, dụng cụ y tế cho
các cơ sở y tế và các trường đào tạo cán bộ y tế; chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đào
tạo cán bộ y tế các cấp, kể cả y tế thôn bản.
Như vậy, nguyên tắc xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết
tật đã được Việt Nam thực hiện một cách khá hiệu quả thông qua cụ thể hóa thành
văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh đó còn triển khai rất nhiều hoạt động,
chương trình, chính sách thích hợp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước, động viên ngay cả bản thân người khuyết tật tự nguyện tham gia
các dự án, chương trình, chính sách chăm sóc sức khỏe cho họ. Chính vì vật, việc
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trở thành một hoạt động mang tính toàn cầu.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật có một
số ý nghĩa sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc đã tạo cơ sở làm cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe

người khuyết tật được phổ biến trong xã hội, tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật được toàn diện hơn. Khi các hoạt động chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật được xã hội hóa, các hoạt động đó sẽ đi vào cuộc sống xã hội, dần
dần trở thành một công việc thường lệ, một thói quen xã hội. Qua đó, thúc đẩy các
tổ chức, cá nhân quan tâm, tham gia chăm sóc sức khỏe người khuyết tật hơn. Vì
vậy, người khuyết tất sẽ có cơ hội được quan tâm, chăm sóc toàn diện hơn từ tinh
thần cho đến vật chất, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của mọi người
khuyết tật, giúp họ khắc phục các bất lợi, khó khăn, vượt qua những mặc cảm, tự ti
vươn lên khẳng định bản thân mình.
Thứ hai: Qua việc xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết
tất vai trò quan trọng của Nhà nước được thể hiện rõ ràng trong việc giải quyết các
vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Bởi, như đã
biết, xuất phát từ chức năng xã hội của mình, Nhà nước bố trí ngân sách để thực
hiện chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Đây là một nguồn kinh phí cần
thiết và quan trọng để thực hiện được các hoạt động chăm sóc sức khỏe cần thiết
cho người khuyết tật. Đồng thời, để trợ giúp mình thực hiện các hoạt động đó, nhà
nước còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ về tài chính, kỹ thuật,
vật chất… và quy định trách nhiệm của gia đình người khuyết tật thực hiện các
biện pháp giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa và giảm thiểu khuyết tật.
9


4.

Ví dụ thực tế:
4.1. Xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật tại tỉnh Sơn
La.
Ông Cao Xuân Thơm, Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật – trẻ mồ côi tỉnh
Sơn La cho biết: “Trong những năm qua, công tác chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ
côi trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đúng mức. Hàng năm, các cơ quan, doanh

nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, nhân dân ở các khu dân cư trên
địa bàn đã quyên góp tiền, hàng hóa, công lao động… để hỗ trợ người khuyết tật
xây dựng nhà ở, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Đặc biệt, năm 2009, mặc dù tỉnh
không quy định mức đóng góp bắt buộc để xây dựng quỹ bảo trợ người tàn tật,
song vẫn có nhiều cơ quan, doanh nghiệp tự nguyện tài trợ bằng tiền mặt và hàng
hóa trị giá trên 300 triệu đồng. Số tiền này cùng với nguồn quỹ, Hội đã tổ chức
thăm hỏi, trợ giúp cho 3.125 lượt người khuyết tật, trị giá gần 497 triệu đồng.
Ngoài ra, có 9 trẻ mồ côi được Công ty Bảo Việt Sơn La, Chi nhánh Bảo hiểm
Toàn cầu và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng T668 đỡ đầu cho đến khi các cháu
18 tuổi. Công ty Cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung tài trợ 12 xe đạp tặng học sinh
mồ côi. v.v.”
Tùy từng điều kiện cụ thể, mỗi cơ quan, đơn vị có cách riêng giúp đỡ người
tàn tật - trẻ mồ côi. Ông Lường Duy Bân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên,
cho biết: “Huyện luôn chú trọng việc đào tạo nghề cho người khuyết tật, bởi đó là
cách giúp họ thoát nghèo bền vững. Từ năm 2008 đến nay, từ nguồn vốn của tỉnh,
huyện đã tổ chức 4 lớp dạy nghề cắt may và trồng nấm cho hơn 100 người khuyết
tật. Sau đào tạo, học viên đã được doanh nghiệp tư nhân Quang Tuyết nhận vào
làm việc, những người có tay nghề khá, được huyện giới thiệu cho một số doanh
nghiệp may mặc tại Hà Nội. Đồng thời, mở một số dịch vụ phù hợp, tạo việc làm
cho người khuyết tật. Huyện còn vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp để
thăm hỏi động viên, tặng quà những người khuyết tật và trẻ mồ côi trong những
ngày lễ, tết...”
4.2.Xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại Hà Nội.
Ngày 24/3/2012, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội đã
tổ chức Đại hội nhiệm kỳ V (2011-2016), trong đó đặt mục tiêu phát triển đa dạng
các hình thức bảo trợ, chăm sóc, vận động xây dựng quỹ hội nhằm thực hiện có
hiệu quả, thiết thực trợ giúp người tàn tật và trẻ mồ côi, tạo điều kiện cho họ vươn
lên, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng.
Hội đưa ra nhiều giải pháp cần tập trung như: mở rộng hình thức vận động
ủng hộ quỹ Hội, hướng vận động tập trung vào các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn

kinh tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước... với phương châm “Vận động tại
chỗ, trao quà tại chỗ”. Đồng thời, chắp nối với các tổ chức phi Chính phủ thông
qua những mối quan hệ mới; xây dựng nhiều chương trình, dự án có tính khả thi
cao (nhằm trợ giúp cơ bản, lâu dài); quản lý, sử dụng chặt chẽ, đúng mục đích,
hiệu quả các nguồn kinh phí, quỹ, hiện vật được tài trợ... Theo kế hoạch, phấn đấu
trong 5 năm (2011-2016) có từ 1.000-1.200 người thuộc diện này được dạy nghề
và 75% số họ sau học nghề sẽ có việc làm, có thu nhập; vận động nguồn tài trợ từ
10


1.000-1.500 xe lăn cấp cho người tàn tật có nhu cầu xe lăn; tặng 1.000 suất học
bổng cho trẻ mồ côi nghèo vượt khó học giỏi...
Thành phố Hà Nội hiện có trên 100.000 người tàn tật và gần 9.000 trẻ mồ côi
nghèo, phần lớn sống ở vùng nông thôn thuộc các huyện nghèo, đời sống gặp rất
nhiều khó khăn. Trong nhiệm kỳ qua, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi thành
phố Hà Nội đã tiến hành trao 5.982 xe lăn, xe lắc cho người tàn tật; 1.316 xe đạp
và 1.424 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho các cháu học sinh mồ côi và
con thương, bệnh binh nghèo học giỏi của thành phố; tổ chức 20 lớp dạy nghề cho
537 người khuyết tật và trẻ mồ côi; 1.527 bệnh nhân nghèo được Hội tài trợ toàn
bộ kinh phí phẫu thuật mắt do đục thủy tinh thể.../.

KẾT LUẬN
Mặc dù đã được quy định trong văn bản pháp luật quốc tế và văn bản pháp
luật quốc gia nhưng trên thực tế, các nguyên tắc đa dạng hóa và xã hội hóa hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật vẫn còn chưa thực sự được quan
tâm. Chúng ta mới chỉ bước đầu có những kết quả nhưng vẫn không thể đáp
ứng được hết nhu cầu chăm sóc cho người khuyết tật. Mong rằng trong thời
gian tới Nhà nước, Bộ Y tế cùng các cơ quan có những dự án giúp cho việc
chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật dễ dàng hơn bởi lẽ, họ cũng bình đẳng
như chúng ta, nhiệm vụ của chúng ta không phải là làm giúp họ tất cả mọi việc

mà là tạo cơ hội cho họ từng bước hòa nhập vào cuộc sống xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam,

2.
3.

Nxb. CAND, Hà Nội, 2011.

/>11


4.

/>
5.
6.
7.
8.
9.

khuyet-tat-dta-84404.html
www.nccd.molisa.gov.vn
www.baomoi.com
Công ước về quyền trẻ em năm 1989.
Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006.
Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), sự thảo


sửa đổi Hiến pháp 1992.
10. Luật người khuyết tật năm 2010.
11. Luật bảo hiểm y tế.
12. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân

12



×