Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.62 KB, 8 trang )

Đề bài: Thủ tục Tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
vấn đề này.

I. Lời mở đầu
Theo quy định tại Điều 56 BLTTDS thì đương sự trong vụ án dân sự
bao gồm nguyên đơn, bị đơn , người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong
quá trình Tòa án đang tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì có thể xảy
ra việc đương sự là cá nhân chết làm gián đoạn việc giải quyết vụ án. Theo
quy định tại khoản 1 điều 62 BLTTDS, khi đương sự là cá nhân chết mà
quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố
tụng. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế hoặc người thừa kế vì
một lý do nào đó chưa thể tham gia tố tụng thì Tòa án sẽ tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự. Theo quy định tại điều 192 BLTTDS, nguyên đơn hoặc
bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế
thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Khi đương sự chết, nếu có căn cứ tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết
vụ án như ở cấp sơ thẩm thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ
hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm.

II. Nội Dung
1. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án không phải là chấm dứt việc giải quyết
vụ án và đình chỉ tố tụng mà bản than quá trình giải quyết vụ án chỉ tạm thời
bị gián đoạn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, sau khi có quyết định tạm
1


đình chỉ họat động giải quyết vụ án, Tòa án không xóa sổ thụ lý vụ án này
mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số, ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.


Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quy
định cụ thể. Tuy nhiên, sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án,
nếu thấy lý do hay căn cứ tạm đình chỉ không còn thì tòa án lại tiếp tục giải
quyết vụ án

2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Theo quy định tại điều 194 BLTTDS, khi phát hiện căn cứ đương sự đã
chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được lập
thành văn bản. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự, tòa phải gửi quyết định đó cho đương sự và viện
kiểm sát cùng cấp. Đối với các trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểu 168 BLTTDS thì Tòa án trả lại đơn
khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự.
Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt
động tố tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại. Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xóa tên vụ án dân sự trong sổ thụ lí.
Khi Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự
không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu
việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác so với vụ án trước về nguyên đơn,
bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.

2


III. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ.
- Tòa án tạm đình chỉ hay đình chỉ giải quyết vụ án nếu bị đơn là cá
nhân chết nhưng không để lại tài sản thừa kế.

Thực tiễn cho thấy nhiều vụ án bị đơn là cá nhân chết tuy có người
thừa kế nhưng bị đơn lại không để lại di sản thừa kế. Trong trường hợp này
có tòa án đã vận dụng quy định tại khoản 1 Điều 189 BLTTDS để ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Theo như trường hợp này thì chưa có cơ
sở pháp lý nào để giải quyết những vướng mắc mà Tòa án đang gặp phải, giả
sử như đương sự đã chết đang chịu một khoản nợ mà không để lại di sản
thừa kế thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Yêu cầu người thừa kế trả nợ hay
bác đơn đòi nợ của nguyên đơn? Theo tôi, trong trường hợp này Luật cần
quy định rõ ràng hơn, đương sự chết mà không để lại tài sản thì người thừa
kế phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho đương sự đã chết, lúc này Tòa án sẽ ra
quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Cũng cần nói thêm một
trường hợp nữa là nếu người thừa kế yêu cầu không nhận quyền thừa kế của
mình (mặc dù đương sự chết không để lại tài sản) thì Tòa án sẽ ra quyết định
đình chỉ vụ án dân sự.

2. Thục tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đình chỉ.
Về vận dụng căn cứ nguyên đơn, bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của
họ không được thừa kế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 dẫn tới cách
hiểu và vận dụng để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp
nguyên đơn có tài sản đang tranh chấp chết nhưng có người thừa kế tài sản.
Việc vận dụng như trên là không đúng với tinh thần quy định tại điểm a
khoản 1 điều 192 BLTTDS.
3


IV. Bất cập trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá
nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế
Theo Điều 647 BLDS năm 1995 quy định “nếu không có người thừa kế
theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản,
từ chối quyền hưởng di sản, thì di sản không có người thừa kế thuộc về nhà

nước” và Khoản 4, Điều 640 BLDS năm 1995 về thực hiện nghĩa vụ tài sản
theo di chúc do người chết để lại thì “nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di
sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
là cá nhân”.
Còn Điều 644 BLDS năm 2005 cũng quy định tương tự rằng: “trong
trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có
nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại
sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế
thuộc nhà nước”.
Có thể thấy, nếu không có người thừa kế, pháp luật chưa quy định nhà
nước hưởng di sản với tư cách gì nhưng nếu tòa án đình chỉ việc giải quyết
vụ án sẽ quá thiệt thòi cho các đương sự còn lại. Ví dụ, hợp đồng vay giữa
nguyên đơn và bị đơn là hợp pháp, bị đơn có tài sản nhưng không chịu trả.
Khi tòa án giải quyết vụ án, bị đơn chết mà tòa án xét xử sơ thẩm hay phúc
thẩm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì rõ ràng quyền lợi của nguyên đơn
không được bảo đảm.
Vì vậy, theo tôi, đại diện của cơ quan nhà nước nhận tài sản của bị đơn
sẽ phải tiếp tục tham gia tố tụng thay bị đơn để giải quyết tranh chấp với
nguyên đơn. Việc này đại diện cơ quan nhà nước có thể thuê luật sư hoặc sử
dụng luật sư công thay mặt nhà nước tham gia tố tụng. Khi trả xong món nợ

4


của bị đơn đối với nguyên đơn, thì nhà nước mới nhận được tài sản của bị
đơn. Đó cũng là cách tốt nhất để bảo đảm quyền lợi của nguyên đơn, của nhà
nước.

V. Hướng hoàn thiện
1. Bổ sung căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án nếu bị đơn là cá nhân

chết nhưng không để lại tài sản thừa kế
Qua những phân tích về thực tiễn tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ
việc dân sự thì cho thấy đối với trường hợp bị đơn là cá nhân chết, có người
thừa kế nhưng không để lại di sản thừa kế thì Tòa án đã vân dụng tại quy
định tại khoản 1 Điều 189 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Bản chất của sự kiện nguời có nghĩa vụ chết không để lại di sản là căn
cứ để tòa án chấm dứt việc giải quyết vụ án, tuy nhiên do pháp luật còn bỏ
sót các căn cứ này nên tôi xin kiến nghị bổ sung vào điều 189 BLTTDS quy
định:”Nếu người thừa kế đồng ý nhận là nguời được thừa kế của đương sự
thì người thừa kế có trách nhiệm thanh toán mọi khoản nợ của đương sự và
trong trường hợp này Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án”
Đồng thời bổ sung vào điều 192 BLTTDS : “Nếu người thừa kế từ chối
nhận thừa kế của đương sự hoặc không đủ năng lực để nhận thừa kế thì Tòa
án ra quyết định đình chỉ giải quết vụ án dân sự.

2. Bổ sung quy định hướng dẫn việc sử lý trong trường hợp tranh
chấp về tài sản nhưng nguyên đơn chết mà không có người thừa kế.
Do không có giải thích cụ thể nên dẫn tới hiện tượng hiểu và vận dụng
không đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS “ nguyên đơn,
bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế” để ra quyết

5


định đình chỉ, giải quyêt vụ án trong trường hợp nguyên đơn có tài sản đang
tranh chấp chết nhưng k có người thừa kế tài sản. Việc vận dụng như trên là
không đúng với tinh thần tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Bởi vì quy
đinh này được áp dụng cho các quan hệ về nhân thân mà quyền và nghĩa vụ
của nguyên đơn không được thừa kế. Đối với trường hợp nên nêu trên thì
đây là trường hợp tranh chấp về tài sản, nguyên đơn chết, quyền, nghĩa vụ

tài sản được thừa kế nhưng không có người thừa kế. Ngoài ra, theo quy định
tại Điều 644 BLDS năm 2005 thì tài sản không có người thừa kế thuộc về
nhà nước. Do vậy, kiến nghị bổ sung quy định: Đối với vụ án tranh chấp về
tài sản mà nguyên đơn chết nhưng không có người thừa kế tài sản thì Tòa án
không đình chỉ mà vẫn tiến hành giải quyết vụ án. Nếu quyết định tài sản
thuộc quyền sở hữu, sử dụng của nguyên đơn thì tài sản này thuộc về nhà
nước quản lý.

6


MỤC LỤC
I.

Lời mở đầu …………………………………….……………… 1

II.

Nội dung …………………………………..………………….. 1
1. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự …………….………… 1
2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ……………………………. 2

III.

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật …………...…… 3
1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ


………………………. 3


2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đình chỉ ..... 3
IV.

Bất cập trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã
chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế ……….... 4

V.

Hướng hoàn thiện ………………………….…………………. 5
1. Bổ sung căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án nếu bị đơn là cá nhân
chết nhưng không để lại tài sản thừa kế …………...…………… 5
2. Bổ sung quy định hướng dẫn việc sử lý trong trường hợp tranh
chấp về tài sản nhưng nguyên đơn chết mà không có người thừa
kế. ……………………………………………………………… 6

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn Luật TTDS Việt Nam – Trường ĐH Luật Hà Nội
2. Bộ luật TTDS 2004
3. Phạm Hải Tâm, Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự
theo quy định của bộ luật TTDS năm 2004.
4. Nguyễn Đăng Hải, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử

8




×