Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vi phạm pháp luật của thanh niên việt nam hiện naythực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.14 KB, 14 trang )

Mục lục
Mở đầu……………………………………………………………...........3
Nội dung
I.Vi phạm pháp luật
1.Vài nét về thanh niên……………………………………………….3
2.Vi phạm pháp luật
2.1.Khái niệm………………………………………………………3
2.2.Cấu thành vi phạm pháp luật…………………………………...3
2.3Phân loại vi phạm pháp luật…………………………………….4
II.Thực trạng vi phạm pháp luật của thanh niên hiện nay
1.Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật đang tăng nhanh
về số lượng cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi…….4
2.Độ tuổi phạm tội của thanh niên ngày càng giảm…………………..5
III.Nguyên nhân vi phạm pháp luật của thanh niên
1.Nguyên nhân chủ quan……………………………………………...6
2.Nguyên nhân khách quan
2.1.Gia đình…………………………………………………………7
2.2.Công tác giáo dục pháp luật ở trường học………………………7
2.3.Xã hội……………………………………………………………7
IV.Biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật của thanh niên………….8
Kết thúc………………………………………………………………….9


Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………..10
Phụ lục…………………………………………………………………...12


Mở đầu
Thanh niên chiếm một số lượng không nhỏ trong thành phần dân số Việt
Nam, đó là những chủ nhân tương lai của đất nước cần được quan tâm chăm sóc
để phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay có một


thực trạng đáng buồn là tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật ngày càng gia
tăng. Đây là một vấn đề nóng bỏng, gây nức nhối trong dư luận và được cả xã hội
quan tâm chú ý. Là thế hệ trẻ và cũng là một trong số những thanh niên của đất
nước, muốn đi sâu tìm hiểu tình trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên
hiện nay, em chọn đề bài “Vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện
nay:thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống”.

Nội dung
I.Vi phạm pháp luật
1.Vài nét về thanh niên
Theo Điều 1, Chương 1, bộ Luật thanh niên năm 2005 quy định thanh niên là
công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
2.Vi phạm pháp luật
2.1.Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lí thực hiện,xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ. [6, tr.209]
2.2.Cấu thành vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi bốn yếu tố sau:
-Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài
của vi phạm pháp luật, bao gồm hành vi trái pháp luật, hậu quả do hành vi trái
pháp luật gây ra cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với
hậu quả mà nó gây ra cho xã hội…


-Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lí bên
trong của chủ thể vi phạm pháp luật bao gồm lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật,
đông cơ vi phạm, mục đích vi phạm.
-Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có trách
nhiệm pháp lí, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm với hành vi trái pháp luật của

mình theo quy định của pháp luật.
-Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. [6, tr.209]
4.Phân loại vi phạm pháp luật
a.Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của chủ thể, khách thể của vi phạm pháp
luật, ta có thể chia vi phạm pháp luật thành bốn loại như sau:vi phạm hình sự, vi
phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm kỉ luật nhà nước.
b.Căn cứ vào đối tượng bị xâm hại có thể phân chia vi phạm pháp luật thành
vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật về lao động,vi phạm pháp luật
về đất đai… Hoặc căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội có thể phân chia vi
phạm pháp luật thành tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. [6, tr.212]
II.Thực trạng vi phạm pháp luật của thanh niên hiện nay.
1.Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật đang tăng nhanh cả về số lượng
cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
Trong thời gian gần đây một bộ phận thanh niên đã tham gia vào các nhóm
tội phạm có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; hậu quả hết sức
nghiêm trọng như các hành vi giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm... Đồng
thời, các thanh niên còn tham gia các nhóm cướp giật, trộm cắp tài sản để lấy tiền
phục vụ nhu cầu cá nhân. Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho
biết: Chiều hướng trẻ phạm tội theo số liệu báo cáo cũng có lúc tăng, lúc giảm


nhưng xu hướng chung là tăng. Cụ thể số liệu về trẻ vị thành niên phạm tội năm
2011 là 3116 bị cáo, năm 2012 là 6584 bị cáo, năm 2013 là 5816 bị cáo. [13] ưVụ
án Lê Văn Luyện giết người cướp tiệm vàng ở Bắc Giang trong thời gian qua gây
xôn xao dư luận là một điển hình. Khi phạm tội Luyện chưa đủ 18 tuổi.Hay
Nguyễn Đức Nghĩa, sinh viên một trường đại học có tiếng ra tay sát hại người
yêu một cách tàn nhẫn để cướp tài sản.
Nghiêm trọng hơn đó là gần đây chỉ từ những xích mích rất nhỏ giữa các
sinh viên mà cũng dẫn tới những vụ giết người đau lòng. Đêm 20/11, một nam

sinh đã đâm chết bạn ngay trong kí túc xá trường Đại học sư phạm Thể dục thể
thao Hà Nội chỉ vì một xích mích nhỏ trong khi đi chơi và buổi tối bị bạn nhắc
nhở do làm mất trật tự trong khu kí túc.
2.Độ tuổi phạm tội của thanh niên ngày càng giảm, đây là một thực trạng đáng
báo động
Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công
an), trong 6 tháng đầu năm 2011,Cục đã xử lí 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lí
trên 22.000 đối tượng, trong đó hơn 75% là thanh thiếu niên.Điều đáng nói là so
với những năm trước, độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa.Bên cạnh đó, theo trung
tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện cảnh sát nhân
dân) nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1/2009 đến
tháng 9/2010 với trên 4000 phạm nhân thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an
quản lí. Kết quả cho thấy 41% có độ tuổi từ 18-30, chiếm gần ½ số người phạm
tội.

[8]

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ

Công an), chỉ riêng trong 5 năm (2000 - 2005) thực hiện Đề án 4 Đấu tranh
phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên
thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000 vụ
phạm pháp hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra, trong đó từ 16 đến 18 tuổi


chiếm 52%. [11] Theo kết quả khảo sát trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở 6
phường của quận Thanh Xuân (Hà Nội) công bố sáng 30/3/2007 thì 70% vị thành
niên vi phạm pháp luật ở lứa tuổi 17-18. [10] Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội
không chỉ diễn ra tại các vùng nông thôn, nơi có trình độ dân trí thấp mà còn xuất
hiện tại các đô thị lớn.

III.Nguyên nhân vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên
1.Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan đầu tiên phải kể đến là đặc điểm tâm sinh lí của độ
tuổi.Tâm sinh lý của thanh thiếu niên trong giai đoạn này còn chưa ổn
định.Thanh niên là lứa tuổi đang có sự thay đổi về tâm sinh lý cũng như thể chất,
luôn có tư tưởng hướng tới sự ham thích cái mới. Trong giai đoạn này, thanh
thiếu niên chưa có sự nhận thức cụ thể toàn diện về cuộc sống xã hội, họ dễ tiếp
thu thông tin theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.Có thể chỉ vì một mâu
thuẫn, xích mích nhỏ cũng dẫn đến những hành vi phạm tội, hoặc cũng có thể vì
muốn khẳng định bản thân, muốn nổi bật trong mắt mọi người nên bị người khác
rủ rê, lôi kéo mà phạm tội.Mặt khác cũng do ý thức của người phạm tội, không
thể chống lại được những cám dỗ của cuộc sống và sự lôi kéo của bạn bè.
Sau khi vụ án Lê Văn Luyện được điều tra làm rõ, xuất hiện một làn sóng
thần tượng Lê Văn Luyện. Hàng loạt đối tượng bị bắt sau khi phạm tội còn tự
nhân là em trai của Luyện.Có thể thấy, một bộ phận giới trẻ bị mất phương hướng
trong việc xác định lý tưởng lối sống. Họ không tự nhận thức được đâu là hành vi
đúng – sai trong cuộc sống. Họ mất niềm tin vào cha mẹ, gia đình, hay thậm chí
là cả nhà trường – nơi dạy dỗ giáo dục thanh thiếu niên, nơi vốn được coi là ngôi
nhà thứ hai của họ.
2.Nguyên nhân khách quan
2.1.Gia đình


Có thể thấy môi tường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh
hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của mỗi người.Theo Thạc sĩ Trần
Đức Châm, giảng viên tâm lí Học viện An ninh nhân dân, sau khi phân tích hoàn
cảnh gia đình của số thanh niên phạm tội cho thấy: 30% người phạm tội có bố,
mẹ nghiện ma túy, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp; 8% có anh
chị có tiền án tiền sự; 10,2% mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% có bố mẹ li hôn; 49% bị
cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức và 75% không

được gia đình quan tâm quản lí…[9]
2.2.Công dục pháp luật ở tác giáo trường học
Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường ở các cấp học chưa được chú
trọng thường xuyên. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn pháp luật còn thiếu và đa
phần chưa được đào tạo đúng chuyên ngành. Chính vì vậy mà hệ quả là nhiều
học sinh thiếu kiến thức pháp luật, hoặc hiểu lơ mơ dễn đến tình trạng phạm tội
và mắc các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng.Mặt khác các biện pháp giáo dục,
quản lý, giúp đỡ học sinh cá biệt còn chưa được quan tâm.Thông thường, khi
phát hiện học sinh vi phạm kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức
này khi áp dụng lại vô tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục
nên dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật.
2.3.Xã hội
Cuộc sống ngày càng phát triển, thanh niên có nhiều điều kiện tiếp xúc với
nhiều luống văn hóa, thông tin, trong đó có nhiều trò chơi mang tính bạo lực,
sách báo, văn hóa phẩm đồi trụy… ảnh hưởng rất nhiều tới suy nghĩ và hành
động của họ. Hơn nữa hệ thống pháp luật về vi phạm pháp luật ở thanh niên còn
hạn chế, chưa có tính răn đe, cảnh cáo cao. Sự phát triển kinh tế xã hội không
đồng bộ cũng làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội ở nhiều nơi.
IV.Biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật của thanh niên


Thứ nhất, gia đình cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc quản
lý, giáo dục con cái. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình hãy là môi trường
tốt nhất cho thanh thiếu niên học tập noi theo. Các bậc làm cha, làm mẹ cần lựa
chọn phương pháp giáo dục cho con phù hợp với độ tuổi và giới tính, không
nuông chiều, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu về vật chất của con nếu không chính
đáng; phải đầu tư thời gian, kiểm tra các hoạt động hàng ngày của con để kịp thời
uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc, không để chúng bị trượt dài vào con đường
tiêu cực. Chỉ có môi trường giáo dục tốt, có nền nếp kỷ cương thì dù điều kiện
kinh tế có khó khăn, nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống

trong sáng, lành mạnh.Môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên
nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Ngoài ra, các gia đình cũng
phải có sự phối hợp tốt với nhà trường, các cơ quan chức năng trong việc quản lý,
giáo dục và phòng ngừa thanh niên vi phạm pháp luật…
Thứ hai, cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa để nâng cao việc phổ biến
giảng dạy pháp luật cho học sinh. Nhà trường phải coi các kiến thức pháp luật là
một phần quan trọng cấu thành nhân cách hoàn chỉnh của học sinh,lựa chọn nội
dung giảng dạy thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật
trong nhà trường, giảm tình trạng học sinh phạm tội.Trong công tác Giáo dục –
Đào tạo phải tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm công dân cho học
sinh,giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa ứng xử trong xã hội, gia đình
và bạn bè, giúp các em phát triển toàn diện cả đạo đức và tri thức.
Thứ ba, chú trọng phát triển kinh tế phải gắn liền với xây dựng cơ sở vật
chất nhất là cơ sở giáo dục phổ thông.Vì đây là lứa tuổi cần được giáo dục cả về
thể chất và tinh thần tạo tiền đề cho các em có tâm lý, thói quen tích cực sau này.
Cấp uỷ, chính quyền địa phương, phải gắn kết các chương trình tạo việc làm,
chương tình xóa đói, giảm nghèo để giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn có điều
kiện chăm sóc giáo dục con cái được tốt hơn. Các Đoàn hội, địa phương cần tăng


cường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật,làm sao để
các thanh niên nhận thức rõ hành vi, hậu quả khi vi phạm. Đồng thời, chú trọng
việc đưa ra xét xử công khai trước nhân dân để làm bài học kinh nghiệm cảnh
báo cho các đối tượng khác. Bên cạnh đó, không phân biệt đối xử, hay có thái độ
xa lánh với những người đã từng vi phạm pháp luật, giúp họ hòa đồng, không đi
lại vào con đường sai trái.
Thứ tư, tăng cường lực lượng tổ chức công tác tuần tra vũ trang; tuần tra
kiểm soát giao thông nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý thật nghiêm
minh đối với các nhóm thanh niên hư; lang thang tụ tập, chơi bời qua đêm bằng
xe máy, số đối tượng đi chơi mang theo dao, kiếm, côn, mã tấu và các loại vũ khí

nguy hiểm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Kết thúc
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hành
vi vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay giúp chúng ta có một cái
nhìn toàn thể, tổng quát hơn về vấn đề này và sau đó là một vài biện pháp phòng
chống tình trạng này trong xã hội.Qua đây chúng ta cũng nên tự đặt câu hỏi thanh
niên vi phạm pháp luật là do lỗi của cá nhân họ không? Xã hội có trách nhiệm gì
đối với tình trạng vi phạm pháo luật này? Phải chăng ở một chừng mực nào đó
thanh niên vi phạm là nạn nhân của những sai sót mà Nhà nước và xã hội đã vấp
phải? Nhà nước và xã hội cũng cần phải nhận về mình trách nhiệm nhất định đối
với tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

“Kì họp thứ tư – QH khóa 13 trăn trở với tội phạm vị thành

niên bức xúc vì tham nhũng”, Báo An ninh Thế giới, số 1211, ra thứ báy
3/11/2012.
1.

Nguyễn Bằng (2001), “Tội phạm trường học – phòng và

chống’,Báo Gia đình và thời đại chủ nhật, số ra ngày 30/12/2001.
2.

Ths Hoàng Minh Khôi (2012), “Đặc điểm và một số nguyên


nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên”,Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 14 (222) tháng 7.
3.

TS. Ngô Hoàng Oanh (2010),“Tình hình tội phạm vị thành

niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp”, Tạp chí Nghề luật, số 5,
số 6.
4.

PTS Ngô Ngọc Thủy (1995), “Một số vấn đề về người chưa

thành niên phạm tội”, Tạp chí Luật học, số 4.
5.

Trường đại học luật Hà Nội,Giáo trình Lý luận Nhà nước và

Pháp luật, nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2013.
6.
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, nxb Công
an Nhân dân, 2008
7.
ngày

Tiến Dũng, “Tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng”,
đăng

bài


thứ

5,

ngày

27/10/2011,

14:43:55,

web

/>8.

Mai Hà, “75% tội phạm hình sự… là người trẻ”, ngày đăng

bài 23/10/2011, web />9.

Theo Gia đình và Trẻ em, “Đừng quay lưng lại với trẻ em

phạm tội”, ngày đăng bài thứ 4, ngày 3/1/2007, 15:59, web


/>10.
18”,

Việt Báo, “70% vị thành niên vi phạm pháp luật ở lứa tuổi 17

ngày


đăng

bài

thứ

7,

ngày

31/3/2007,

17:33,

web

/>11.

Hoàng Minh, “Chuyên đề phòng chống tội phạm học đường”,

web />12.
động”,

Lam Nguyên, ‘‘Tội phạm vị thành niên không bị xử lưu
ngày

đăng

bài


7h19,

ngày

22/11/2013,

web

/>
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh thanh niên vi phạm pháp luật


Lê Văn Luyện trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích đã sa lưới pháp luật
tại cửa khẩu Na Hình, tỉnh Lạng Sơn

Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ ra tay sát hại người yêu cũ


Tổ chức Plan hõ trợ hệ thống tư pháp vị thành niên cho Việt Nam

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên


Sinh viên với pháp luật



×