Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bình luận về ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo hiến chương ASEAN và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.32 KB, 3 trang )

Bình luận về ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến
chương ASEAN và triển vọng
MỞ ĐẨU
Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình
quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40 năm
qua nhất là kết quả thực hiện chương trình hành động Viên chăn (VAP), lãnh đạo
các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối
dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Hiến chương đã đưa ra cho
ASEAN tính hợp pháp, hiến chương đã hệ thống hóa rất nhiều các hiệp định, tuyên
bố trước đây, khẳng định thêm nguyên tắc lâu dài về cộng đồng, hợp tác, tham vấn
và đồng thuận cùng các mục đích cụ thể của 3 cộng đồng ASEAN mà đã được xác
định trước đây. Hiến chương khẳng định sẽ tiến hành đối ngoại và làm thế nào để
hợp tác với Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế.
1. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương
Về cơ cấu tổ chức, một mặt Hiến chương ASEAN tiếp tục kế thừa khung cơ cấu
hiện hành của ASEAN và ngày càng đảm bảo cho bộ máy của ASEAN thực hiện có
hiệu quả các tôn chỉ, mục đích đã đề ra trong Hiến chương với các cơ quan: Hội
nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên
ngành khác, Ban thư kí… Tuy nhiên, điểm mới ở đây là vai trò của các cơ quan
hiện hành đó được tăng cường hơn hoặc xác định cụ thể hơn. Ngoài các thẩm
quyền khác, Hội nghị cấp cao sẽ xem xét các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia
thành viên ASEAN. Vai trò của Tổng thư kí ASEAN và các quốc gia Chủ tịch
ASEAN cũng có những nét mới, như Tổng thư kí và Chủ tịch ASEAN có thể thực
hiện chức năng hòa giải, môi giới, trung gian khi các thành viên ASEAN có tranh
chấp yêu cầu, Tổng thư kí được giao chức năng giám sát việc tuân thủ các khuyến
nghị, quyết định của các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Bằng cách pháp

1


điển hóa các quy định về bộ máy của ASEAN theo Hiến chương, ASEAN sẽ được


vận hành ổn định hơn, chủ động hơn.
Hệ thống các cơ quan của ASEAN theo Hiến chương được cơ cấu bám sát các mục
tiêu của tổ chức, khắc phục đáng kể sự phân tán của các thời kì trước đây. Điều này
thể hiện rõ nét ở Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh
tế và Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội. Cụ thể:
- Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh bao gồm: các cơ quan chuyên ngành
cấp Bộ trưởng bao gồm 6 cơ quan: Ủy ban về khu vực Đông Nam Á không
có vũ khí hạt nhân, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng của các nước ASEAN,
Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp của các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng
ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia, diễn đàn khu vực ASEAN và các cơ
quan giúp việc trực thuộc.
- Hội đồng cộng đồng kinh tế bao gồm: các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ
trưởng (14 cơ quan) và các cơ quan giúp việc trực thuộc.
- Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội bao gồm: các cơ quan chuyên ngành
cấp bộ trưởng (17 cơ quan) và các cơ quan giúp việc trực thuộc.
Quy định của mỗi cơ quan thuộc bộ máy của ASEAN cũng được thiết kế đảm
bảo tính thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng kịp thời nhằm đáp ứng các yêu cầu
hợp tác trong các lĩnh vực. Cụ thể: ngoài các cơ quan thường trực của ASEAN như
Ban thư kí ASEAN, thời gian làm việc của các cơ quan không thường trực như Cấp
cao ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN, Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh,
Hội đồng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội đã được gia
tăng đáng kể, các phiên họp định kì đều được tổ chức một năm hai lần.
2. Nhược điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN
ASEAN vẫn chưa có nhiều các cơ quan hoạt động thường kì (chỉ có 2 cơ quan
là Ủy ban đại diện thường trực và Ban thư kí so với các cơ quan còn lại chỉ tiến
hành họp theo định kì hoặc khi cần thiết). Điều này, một mặt khiến cho mối liên kết
2


giữa các cơ quan của hiệp hội còn lỏng lẻo, mặt khác do chỉ hoạt động theo cơ chế

kì họp nên có thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan này
trước những biến động, khó khăn bất thường.
Hiến chương ASEAN được xây dựng rất khẩn trương – trong 13 vòng đàm phán
lần lượt tổ chức ở các nước thành viên. Đó là thành quả chung mang tính tập thể, đã
tính đến ý kiến và nhận thức của cả 10 quốc gia. Về cơ bản, đó là một văn kiện
pháp lý tốt, nhưng cũng có chỗ này chỗ kia chưa thật hoàn hảo. Nhưng hiện nay
ASEAN vẫn đang liên tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức để thúc đẩy sự hợp tác chặt
chẽ hơn, liên kết sâu rộng hơn.
Với định hướng phát triển đặc thù, “thống nhất trong đa dạng” và “linh hoạt”
trong các thời kì hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN đã được linh hoạt thay đổi,
phù hợp với tình hình và yêu cầu hợp tác đặt ra trong mỗi giai đoạn khác nhau.
Như vậy qua từng thời kì cơ cấu tổ chức của ASEAN đã có nhiều thay đổi và mỗi
sự thay đổi trong giai đoạn này sẽ tiếp tục hoàn thiện cho giai đoạn sau. Và cho
đến nay với những cải tổ toàn diện và đồng bộ này, Hiến chương ASEAN đã đánh
dấu một bước tiến mới về khuôn khổ thể chế và bộ máy hoạt động của ASEAN
theo hướng rõ ràng và khoa học hơn, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Tổng thư
kí và Ban thư kí ASEAN. Tóm lại, tuy chưa hội nhập sâu sắc như Liên minh châu
Âu song mô hình Cộng đồng kinh tế ASEAN được cho là phù hợp trong bối cảnh
các nước thành viên ASEAN còn có những khác biệt về chính trị, văn hóa, tôn giáo
và trình độ phát triển nhằm hướng tới nền kinh tế ASEAN phát triển bền vững và
toàn diện.

3



×