VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HIỀN
(Thích nữ Liên Lý)
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ
TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HIỀN
(Thích nữ Liên Lý)
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦAHỆ PHÁI KHẤT SĨ
TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY
Ngành
: TÔN GIÁO HỌC
Mã số
: 8.22.90.09
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGUYỄN THÀNH DANH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thành Danh. Các đoạn trích dẫn và số liệu trong
luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
TRẦN THỊ HIỀN
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả học tập, nghiên cứu của chúng con tại khoa Tôn
giáo học - Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ,
chi nhánh tại Tp. HCM.
Lời đầu tiên con xin tri ân Học viện Khoa học xã hội - Khoa Tôn giáo học,
nhà trường chi nhánh tại Tp. HCM cùng Quý thầy cô phụ trách khoa Tôn giáo tại
phía Nam đã hướng dẫn tận tình, truyền trao những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian con học tại trường.
Và con cũng thành tâm đê đầu đảnh lễ HT Thích Đồng Bổn và TT Thích
Đồng Văn đã hết lòng hỗ trợ cho con trong thời gian học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cũng thành tâm đảnh lễ cố Sư Bà và Quý sư cô ở Tịnh Xá Ngọc chơn đã hết
lòng hỗ trợ cho con trong suốt thời gian tạm trú tại Tịnh Xá, trong mọi phật sự để
con an tâm mà học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng con xin thành kính tri ân quý Ni sư, sư cô và một số đạo hữu phật
tử gần xa đã hỗ trợ cho con trong việc tìm hiểu nghiên cứu trong thời gian làm đề
tài luận văn.
Một lần nữa con xin thành kính tri ân.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Học viên
Trần Thị Hiền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ 10
1.1. Khái quát tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang .................................................... 10
1.2. Sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ ............................................ 16
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬC TRONG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI
KHẤT SĨ.......................................................................................................... 25
2.1. Nền tảng của phương pháp tu tập: con đường Trung đạo .............................. 25
2.2. Một số nét cơ bản của phương pháp tu tập. .................................................... 28
2.3. Hệ Phái Khất sĩ trong giai đoạn hiện nay ....................................................... 49
Chương 3. MỘT SỐ THÀNH QUẢ CỦAPHƯƠNG PHÁP TU TẬP ............. 55
3.1. Điều phục được thân, khẩu ý .......................................................................... 55
3.2. Tinh thần lục hòa: ........................................................................................... 61
3.3. Sống trong tinh thần bình đẵng, đạo đức, biết sợ nhân quả: .......................... 62
KẾT LUẬN...................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm thông qua đường biển từ
Ấn Độ và Trung Quốc sang. Ngay từ đầu Tây lịch, truyện cổ tích đã ghi lại
Chử Đồng Tử học đạo với một nhà sư Ấn Độ. Tương tự, các truyền thuyết về
Thạch Quang Phật và Mang Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng
đạo của Khâu Đà La trong khoảng thời gian 168 – 189 (trung tâm Phật giáo
Luy Lâu ở nước ta lúc bấy giờ) đều nói đến quá trình giao lưu, tiếp biến Phật
giáo vào nước ta.
Đến đời Lý - Trần, đạo Phật tại Việt Nam bước vào giai đoạn cực
thịnh,đây là thời kỳ vàng son của Phật giáo để lại dấu ấn trong dân tộc Việt. Ở
giai đoạn này, Phật giáo được coi là quốc giáo, ảnh hưởng, chi phối đến mọi
mặt trong đời sống người dân Việt.
Đến thời nhà hậu Lê Phật giáo đi vào giai đoạn suy yếu. Tuy nhiên,
không vì thế mà Phật giáo mất đi tinh thần “cứu nhân, độ thế” vốn có. Bởi vì,
mục tiêu của Phật giáo là vì “lòng thương tưởng cho đời”, vì tịnh hóa nhân
gian mà Phật giáo xuất hiện. Để đạt được cứu cánh đó, Phật giáo luôn thực
hiện đặc tính “tùy duyên bất biến” hay tinh thần “tứ khế” (khế lý, khế cơ, khế
thời, khế xứ) để hoằng truyền chánh pháp.
Khế lý là nói về mặt tư tưởng, nhờ khế lý cho nên Phật giáo có trải qua
biến cố thăng trầm của lịch sử và vượt thời gian, không gian Phật giáo vẫn
hợp với chơn lý, vẫn luôn phong phú, sâu sắc giữ được bản chất của mình đó
là “Vị giải thoát”. Khế cơ là nói về mặt lịch sử, nhờ có khế cơ mà Phật giáo
dễ dung hòa với phong tục tập quán của từng vùng miền của mỗi quốc gia,
làng xã để hướng dẫn con người được an lạc về tinh thần, an tâm trong cuộc
sống. Do vậy, dễ thấy, ở những giai đoạn khác nhau, những tăng sĩ tinh ba của
Phật Đà luôn “tùy duyên bất biến”, luôn sử dụng nhu nhuyến pháp phương
2
tiện để hoằng Pháp, độ sanh. Dù khi thịnh, lúc suy, nhưng sự vận động, thích
nghi của Phật giáo ở Việt Nam là minh chứng sống động cho nguyên lý ấy.
Tại miền Nam Việt Nam,đầu thế kỷ XX ảnh hưởng mạnh mẽ phong
trào “chấn hưng Phật giáo” do HT Khánh Hòa khởi xướng làm xuất hiện
nhiều phong trào, khuynh hướng hoằng pháp cũng như tăng tài tinh ba xuất
hiện đem lại sinh khí mới cho Phật giáo nước nhà. Trong đó phải nói đến sự
ra đời của đạo Phật Khất sĩ Việt Nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng.
Theo Tổ sư Minh Đăng Quang, chấn hưng Phật giáo phải được đặt trên
phương diện thực hành chứ không phải hô hào suông. Theo Tổ sư, từng cá
nhân Tăng sĩ phải ý thức trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của đất
nước và đạo pháp, phải làm một cái gì đó để đóng góp vào công cuộc chấn
hưng Phật giáo nước nhà, có nghĩa là mỗi tu sĩ phải gương mẫu, nghiêm túc
hành trì Giới - Định - Tuệ. Tăng sĩ cần lấy Tứ ý Pháp và nếp sống Lục hòa
làm nền tảng cho việc tu học. Tinh thần này được nhắc tới trong“Chơn lý”:
“hãy nghĩ đến Đạo, đến Phật, đến chúng sanh... phải nâng cao giới luật, đó
mới là phận sự của Tăng bảo...”.
Trong tinh thần chấn hưng Phật giáo nước nhà, Tổ sư đã tư duy quán
chiếu, thực hành hàng ngày và vận động hàng tứ chúng cùng thực hành những
giáo điều của Đức Phật để lại với ý nguyện “Nối truyền Thích Ca, chánh pháp”.
Hơn hết, để đạt được mục tiêu phụng sự đạo pháp, đân tộc Tổ sư mong
muốn khôi phục lại nếp sống Tăng đoàn thời xưa. Vìvậy, đạo Phật Khất sĩ đã
được hình thành (1946 – 1954) do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng.
Đạo Phật Khất sĩ tuân thủ đường lối tu tập hành Tứ ý Pháp, đi con
đường Trung đạo của Bát chánh đạo, lấy giới luật làm thầy. Tổ sư cho rằng,
giới luật đạo Phật còn,thì Đạo Phật còn, ở đâu giới luật được trì giữ và hành
trì thì đạo Phật còn sáng tỏ. Vì vậy, trong những năm truyền dạy, bản thân
Ngài luôn lấy Giới,Định,Tuệ làm kim chỉ namđể tu tập và chỉ dậy hàng đệ tử
thực hành để làm tấm gương cho đoàn hậu tấn về sau noi theo.
3
Vậy nên dù Hệ phái ra đời và phát triển trong thời gian ngắn hơn bảy
mươi năm, (trong đó thời gian truyền đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang
chỉmười năm đến ngày Tổ sư vắng bóng) nhưng Hệ phái Khất Sĩ đã gây dựng
được một hệ thống đồ sộ các ngôi Tịnh xá ở trong và ngoài nước. Điều này lý
giải, sự cuốn hút của đạo Phật Khất Sĩ không chỉ ở mục tiêu hình thành mà
còn là ở phương tiện hoằng pháp, phương thức tu tập cũng thấu triệt được tinh
thần “tứ khế” (khế cơ, khế lý, khế xứ, khế thời) như Đức Phật đã từng truyền
dạy.
Vì vậy, việc nghiên cứu nét đặc trưng trong tu tập của Hệ phái Khất Sĩ
không chỉ giúp khẳng định giá trị của Hệ phái mà còn tiếp tục thực tiễn hóa
phương thức tu tập ấy vào trong đời sống xã hội. Việc luận văn nghiên cứu
đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ là xuất phát từ bối cảnh này.
Mặt khác, cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa thấy công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào về đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn: “Một số đặc trưng tu tập của Hệ
phái Khất Sĩ từ khởi đầu cho đến hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
ngành Tôn giáo học không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn cả thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Là một Hệ phái sinh sau ra đời muộn nhưng Hệ phái Khất sĩ đã có
những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam. Trong suốt mười năm thuyết
pháp độ sanh, Tổ sư đã tùy căn cơ trình độ của nhu cầu mà dùng phương
tiện để hướng dẫn, và những lời dạy của Ngài đã được đúc kết thành Bộ
Chơn Lý. Bộ Chơn lý có 69 quyển được xây dựng trên nền tảng Kinh, Luật,
Luận. Đây bộ tài liệu chính mà người viết làm tài liệu để nghiên cứu mà
người viết tham khảo.
Ngoài ra, phần lớn những nghiên cứu về hệ phái là do Tu sĩ (Tăng Ni
viết là chính) như:
4
Thích Hạnh Thành (2007) Tìm hiểu Phật giáo Khất sĩ ở Nam Bộ Việt
Nam. Ở đây, tác giả đã nêu lên sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ, sinh hoạt, văn
hóa cũng như cách tổ chức, và những đóng góp của Hệ phái Khất sĩ cho Phật
giáo Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã khái quát được những nội
dung cơ bản sau: bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nửa đầu thế kỷ
XX; Đạo Phật ở Nam Bộ trước thời Phật giáo Khất Sĩ ra đời;Phật giáo Khất
Sĩ của Đại sư Huệ Nhựt (Khất Sĩ Đại Thừa);Hệ phái Khất Sĩ của Tổ Sư Minh
Đăng Quang; Khất Sĩ của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do Hòa thượng
Thiện Phước sáng lập. Trong các Hệ phái này, tác giả chỉ khái quátvề mặt
giáo lý, sáng tác, giáo dục đạo đức.
Sự hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩcủaThích Giác Trí
(2001) đã nêu lên sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩqua ba giai
đoạn từ: (1944- 1954) (1954-1975) (1975-2000). Đây là sự ra đời của Hệ phái
Khất sĩ và những hoạt động do Tổ sư Minh Đăng Quang dẫn dắt, và đã có
đóng góp cho Phật giáo nước nhà. Tác giả cũng nêu lên một số thành tựu của
Hệ phái Khất sĩ như: Hoằng pháp, giáo lý, kiến trúc. Đây cũng là những nét
riêng biệt của Đạo Phật Khất Sĩ.
Tác giả Thích Giác Duyên (2014) trongTìm hiểu về Hệ phái Khất sĩđã
tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, một số văn bản hệ phái và các giáo đoàn (Tăng
Ni) về lịch sử hình thành và phát triển từ khi Đạo Phật Khất Sĩ ra đời cho đến
khi Tổ sư thành lập giáo đoàn, tư tưởng chủ đạo trong bộ Chơn lý, và một số
nét đặc trưng của hệ phái khất sĩ, cũng như những hoạt đông và sự lớn mạnh
của hệ phái khất sĩ từ khi Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng cho đến nay.
Thích Giác Toàn (2014) trongÁnh Minh Quangđã trình bày những bài
thi kệ của Tổ sư để lại, cũng như trích một số bài trong Chơn lý nói về
phương pháp hành trì cho người đọc để học để hiểu mà hành theo. Cũng như
5
một số bài thơ ca, kệ để cảm kích về bậc thầy (Tổ sư Minh Đăng Quang)
trong lễ tưởng niệm về Đức Tổ sư.
Cố Ni Trưởng Huỳnh Liên cũng có một số tác Phẩm mà Sư bà đã
chuyển sang thi, kệ bằng Thơ Lục bát, Tứ Cú hay thơ tự do như kinh tụng
hàng ngày, Tinh Hoa Bí Yếu, đây là những tác phẩm dành cho hàng tu sĩ và
hàng phật tử của Hệ phái Khất sĩ hành trì hàng ngày dễ tụng, dễ đọc, dễ hiểu,
dễ thực hành. Trong từng chữ từng câu là những lời dạy, những triết lý sâu xa
của cố Ni trưởng.
Tác giả Trần Hồng Liên với Khất thực thật và khất thực giả đăng
trong Tạp chí khoa học số 1/1989 đã nêu lên hiện tượng khất thực giả ở Tp.
HCM là một nguyên nhân làm gián đoạn phương pháp tu này của Hệ phái
khất sĩ hiện nay.
Năm 2016 trong hội thảo khoa học về Hệ phái Khất sĩ (Hệ Phái Khất
sĩ: Quá trình hình thành phát triển và hội nhập, Nxb. Hồng Đức (2016), các
tác giả cũng dành những tham luận khác nhau về Hệ phái này, cụ thể:
Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn với công trình Vài nét về lịch sử và đặc
điểm của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, đã nêu lên lịch sử hành thành Hệ phái
gồm 4 giai đoạn (1944-1954) đây là giai đoạn đầu hình thành Đạo Phật Khất
sĩ việt Nam gồm sự hình thành Tăng đoàn, thành lập Giáo hội Khất sĩ tăng
già, phương thức sinh hoạt của hệ phái. Giai đoạn hai (1954-1964) là giai
đoạn đi vào hoạt động, hành trì du tăng lưu hành khắp nơi để đem đạo vào
đời, phạm vi hạnh đạo được lan xa. Tăng ni phật tử quân số tăng trưởng. Giai
đoạn ba (1964-1974), giai đoạn này Tăng ni Khất sĩ du phương cần phải có
giấy tờ tùy thân, thời kỳ này hầu hét Tăng ni ở tại trú xứ tu học là chính sáng
ra khất thực trì bình sau đó về Tịnh Xá nghĩ ngơi, chiều học Chơn Lý, dành
thời gian tĩnh tọa thúc liễm thân tâm. Và giai đoạn này đã có quý HT và một
số Tăng Ni tham gia vào công tác của giáo hội. Giai đoạn bốn (1975- hiện
6
nay), Tăng ni trong giai đoạn này đã dừng hẳn du hóa vì rất nhiều điều kiện
khách quan bên ngoài. Hệ phái Khất sĩ lúc này đã được truyền bá khắp nơi
không những ở trong nước mà được lan rộng ra nước ngoài như ở Mỹ, Úc ,
Canada... Không những thế, trong bài tham luận này cũng nêu một số đặc
điểm của Hệ phái Khất sĩ trong đó nhấn mạnh việc Tổ sư Minh Đăng Quang
đã dung hòa được hai tư tưởng chính của Phật giáo đó là Nam truyền và Bắc
truyền làm giáo ý chính cho Hệ phái, hình thành nên bộ Chơn Lý và các tăng
sĩ của Hệ phái dùng phương pháp lấy Giới, Định, Tuệ làm nền tảng tu học
trên con đường giải thoát.
Tương tự, Thượng tọa, TS. Thích Đồng Bổn vớiNét thuần Việt ở một hệ
phái Phật giáo Việt nam đã giới thiệu về sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư
Minh Đăng Quang sáng lập, với cơ sở giáo lý dựa trên chữ quốc ngữ - tiếng mẹ
đẻ thuần Việt. Với tâm nguyện đem ánh sáng Phật pháp đến gần với người Việt
và người dân lao động, nên Tổ sư đã dùng những ngôn từ thuần Việt hay ngôn
ngữ dân dã, ngôn từ bình dân để giảng dạy. Vì thế khi Đạo Phật Khất sĩ truyền
bá đến đâu đều được dân chúng ủng hộ và tiếp nhận một cách dễ dàng. Cũng
như ngôn ngữ viết mà Tổ sư truyền bá là thơ, kệ, văn vần, một thể loại phù hợp
với dân Nam bộ lúc bấy giờ làm cho dân chúng hiểu dễ hành theo. Về phương
pháp tu thì hành trì theo hạnh xưa của Phật đắp y mang bát mỗi sáng đi khất
thực, sống đơn giản. Về kiến trúc cũng khác hẳn với các tông phái hiện có chỉ
thờ đơn giản một vị Phật Thích Ca, công phu thì tụng hoàn toàn tiếng việt. Cuối
cùng, tác giả đi đến kết luận: Đây là một Hệ phái thuần Việt.
Ngoài những công trình kể trên, có một số tác phẩm cùng như những
bài tham luận, bài nghiên cứu ít nhiều có viết về Hệ phái Khất Sĩ, nhưng hầu
như ít đề cập đến đặc trưng trong phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ do
Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập; hoặc có chăng đi nữa cũng chỉ khái quát
một vài nét chung chung mà thôi, nhất là những nội dung cơ bản của phương
7
pháp hay đường lối tu tập của hệ phái. Vì đây là con đường đưa đến sự bền
vững lớn mạnh của một tôn giáo nói chung.
Như trên đã phân tích, tuy là một hệ phái sinh sau ra đời muộn nhưng
Hệ phái Đạo Phật Khất sĩ đã có những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam và
hành giả hành trì có được sự an lạc nhất định, xây dựng niềm tin vững chắc
trong lòng dân, có những phương pháp tu tập rõ ràng và nhất là đây lại là một
hệ phái mang tính thuần Việt. Vì vậy, Đạo Phật khất sĩ khi xuất hiện đã được
dân chúng tiếp nhận hưởng ứng một cách rộng rãi lan xa.
Vì những lý do trên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung
bổ khuyết cho những nghiên cứu trước đó về Hệ phái bằng cách phân tích, chỉ
ra đặc trưng tu tậpcủa Hệ phái Khất sĩ và trên cơ sở đó chỉ ra phương pháp tu
tập chính là nền tảng căn bản để giúp cho người thực hành theo được trở về
vơi bản tánh Phật hiện hữu trong mỗi con người cũng như thanh tịnh thân
tâm, xa lánh dần tham, sân, si, đạt được an vui hạnh phúc ngay trong hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu của luận văn
Làm rõ đặc trưng tu tập của hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng
Quang khởi lập từ thời kỳ đầu cho đến hiện nay.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ
- Làm rõ một số nét đặc trưng cơ bản trong đường lối tu tập của Hệ
phái Khất sĩ
- Làm rõ những thành quả của phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đặc trưng cơ bản trong đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ
- Phạm vi nghiên cứu:
8
Luận văn tập trung vào nội dung đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ
giới hạn khảo sát ở một số Tịnh xá tại TP.HCM và vùng lân cận như:
Tịnh xá Trung Tâm quận Bình Thạnh.
Pháp viện Minh Đăng Quang
Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp
Tịnh xá Ngọc Phú, quận Tân Bình
Tịnh xá Ngọc Bình Dĩ An Bình Dương.
Và một số Tịnh Xá ở Miền Tây.
Mốc thời gian được tính từ thời kỳ Tổ sư Đăng Minh Quang đề ra cho
đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn sẽ vận dụng Lý thuyết thực thể tôn giáo trong việc nghiên
cứu về Hệ phái Khất sĩ dựa trên căn cứ: Niềm tin, thực hành, cộng đồng.
Niềm tin này được thể hiện qua Thân giáo, Khẩu giáo của Tổ sư y cứ trong
kinh, luật của Phật dạy và hiển hiện trong hành trì khất thực cho tín đồ biến
bố thí cúng dường, hay Giới – Định – Tuệ tu tập chính, cũng như đưa ra
phương pháp dễ thực hành, tạo nên cộng đồng lớn, đáp ứng được nhu cầu tâm
linh thời bấy giờ và vận dụng vào trong các thời khóa hành trì tu tập của Tăng
Ni, tín đồ tu theo hệ phái.
Ngoài ra luận văn còn áp dụng Lý thuyết cấu trúc- chức năng để hiểu
được phương thức tu tập có chức năng vai trò quan trọng trong việc hành trì,
để đạt được an lạc, cũng như giúp cho chúng ta thấy được các mối tương quan
qua lại trong tu tập và duy trì được những đặc thù của hệ phái Khất sĩ.
-Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu theo thực thể tôn giáo, người viết sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp lịch sử và thống kê: Giới thiệu lịch sử hình thành và
9
phát triển của hệ phái Khất sĩ, cũng như thống kê một số phương pháp tu tập,
những nền tảng cơ bản giáo lý và phương pháp hành trì của hệ phái Khất sĩ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu chương 1 và 2.
- Phương pháp khảo sát thực địa:
+ Quan sát tham dự: chúng tôi sẽ tham gia trực tiếp vào những thời
khóa tu tập để nắm bắt ghi chép tư liệu cho luận văn.
- Phỏng vấn sâu: chúng tôi sẽ có câu hỏi dược chuẩn bị trước để phỏng
vấn chư Tăng, Ni và một số tín đồ tu theo hệ phái Khất sĩ để dựa vào đó làm
căn cư khách quan cho đề tài của mình mà có sự đánh giá nhận xét. Cũng như
phỏng vấn nhóm, chụp hình, ghi âm.
- Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu, hình ảnh: Người viết sẽ hệ thống
hóa toàn bộ các tư liệu thu thập được để sử dụng trong đề tài của mình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ về phương pháp tu tập của hệ phái Khất sĩ
do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng tại Việt Nam. Với mong muốn cho tất
cả người đệ tử Phật ở Việt Nam nói riêng hay phật tử trên toàn cầu nói chung
có phương pháp tu tập đễ hành tùy theo căn cơ trình độ của mình để tu tập.
- Luận văn góp phần khẳng định hiệu quả của phương pháp tu tập của
Hệ phái Khất sĩ đối với người hành trì.
- Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình
nghiên cứu sâu hơn về Hệ phái Khất sĩ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương cụ thể:
Chương 1: Sự hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩ
Chương 2: Đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ
Chương 3:Một số thành quả của phương pháp tu tập
10
Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ
1.1. Khái quát tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang
1.1.1. Giai đoạn trước khi xuất gia
Bất cứ một tổ chức nào hay tôn giáo nào muốn hoạt động tốt, duy trì
bền chắc lâu dài cũng đều có một phương pháp, một kế hoạch,một đường lối
tu tập riêng để đưa tôn giáo của mình hoạt động xuyên suốt, phát triển vững
mạnh, duy trì phát triển hơn. Hệ phái khất sĩ cũng không ngoại lệ.
“Đạo Phật Khất sĩ” là một tôn giáo còn non trẻ và thuần Việt được khai
sinh ra do Tổ sư Minh Đăng Quangsáng lập ra trong bối cảnh đất nước trong
thời kỳ đô hộ kiềm kẹp của thực dân Pháp.Phật giáo trong giai đoạn này chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp; việc tu học bê tha
trì trệ, đời sống tu sĩ nghiêng về cúng tụng cầu xin, xem xăm bói quẻ, biến các tự
viện thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và có tính sở hữu riêng tư, tu sĩ
không sống đời sống độc thân mà sống đời sống gia đình, không lo trau giồi đạo
hạnh, nghiêm trì giới luật làm mất niềm tin nơi tín đồ Phật tử...
Trước thực trạng như vậy,cùng chung với sự bùng nổ sự chấn hưng
Phật giáo của thế giới, vì vậy chư tôn Hòa thượng đã khởi xướng phong trào
chấn hưng Phật giáo tại Việt nam, kêu gọi toàn thể Tăng ni đứng lên chấn
chỉnh lại đường lối tu tập, tự thân nổ lực kết nối đoàn kết tăng ni hành trì giới
luật,tạo dựng niềm tin trong cộng đồng xã hội thời bấy giờ.
Trên tinh thần ấy Tổ sư Minh Đăng Quang đã kêu gọi Tăng đồ hãy
mạnh dạn cùng chung tay với Ngài để chấn chỉnh lại nền Phật giáo nước nhà.
Theo Tổ sư Minh Đăng Quang, việc chấn hưng Phật giáo phải được thực hành
trong từng cá nhân của tu sĩ Tăng ni không phải là hô hào suông. Tự thân của
mỗi tu sĩ phải ý thức nỗ lực, phải biết bổn phận trách nhiệm của mình với đạo
pháp và dân tộc, phải đứng lên kề vai sát cánh,góp sức cùng chư Tôn Hòa
11
Thượng chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà muốn như vậy thì tự thân của mỗi
tu sĩ phải thực hiện gương mẫu trước, phải hành trì Giới, Định,Tuệ, phải thực
hiện nếp sống lục hòa, hành trì Tứ y pháp.
Trong Chơn lý bài “Tông giáo” Tổ sư có viết: “ Tăng chúng phải đủ
giới luật để quy hợp cư gia, để gắn liền tông giáo, hầu vẹt bóng mê tín, đem
cõi đời trở lại ban ngày y như Phật hồi xưa trước kia”... “ hãy nghĩ đến Đạo,
đến Phật, đến chúng sanh... phải nâng cao giới luật, đó mới là phận sự của
Tăng bảo... thì tạo nấc thang cho người lên, phải chỉ bờ mé cho người đến,
phải sắm tàu ghe với người nguy, đó mới là phận sự chánh của Tăng
già...Thật vậy, chỉ có Tăng chúng mới lập đạo đặng”[21, tr.63].
Đứng trước hoàn cảnh của đất nước và đạo pháp như vậy, Tổ sư quyết
tâm thực hành và lập chí nguyện “nối truyền Thích Ca chánh pháp” cũng như
khuyến hóa tu sĩ thực hiện những gì mà Đức Phật đã dạy,khôi phục nếp sống
Tăng đoàn xưa.
Trong bối cảnh đó, “Đạo Phật Khất Sĩ” đã xuất hiện ở Miền nam Việt
nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng và hành theo “Y bát chơn truyền”
sống đời sống du phương rầy đây mai đó không trụ một chỗ, không bị vướng
vào một nơi, đi khắp nơi, lấy mọi nơi làm nhà bất cứ nơi đâu gốc cây, nghĩa
địa, hàng sạp ở chợ làm nơi trú thân để hóa độ chúng sanh. Ngài cho rằng:
“Đạo Phật là con đường đi đến quả Phật giác chơn. Con đường ấy là Khất sĩ.
Họ của chư Phật ba đời là Khất sĩ. Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích
của chúng sanh. Khất sĩ là đến với giác chơn, toàn học biết sáng tự nhiên mê
lầm vọng động” [21, tr.63].
Tổ sưđã chắt lọc tinh hoa kết hợp bởi hai luồng tư tưởng chính là Bắc
truyền và Nam Truyềnđể tạo nên “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”. Vì vậy về
mặthình thức thì Ngài đắp y, mang bát trì bình khất thực là đặc trưng của Nam
truyền, về đường lối hành trì Ngài thọ giới, Ngài thọ giữ 250 giới của Bắc
12
truyền, còn phương pháp tu tập thì Ngài dung hợp cả hai tư tưởng đúc kết
thành cái của riêng mình. Trong bộChơn Lý Ngài giải thích rất nhiều về kinh
điển Đại thừa cũng như kinh điển hệ Nikaya,và trong phương pháp hành thiền
Ngài đã kết hợp cả hai tư tưởng tạo nên phương pháp riêng cho hệ phái cho
nên“Hệ phái khất sĩ” được thành lập trong thời Phật giáo Việt Nam đã xuống
cấp trầm trong về đạo đức làm mất niềm tin nơi dân chúng thời bấy giờ. Cho
nên với hạnh nguyện đem đạo vào đời ngõ hầu làm lợi ích cho chúng sanh. Với
tâm nguyện“Nối truyền Thích Ca chánh pháp”.Có thể nói, đây là Hệ phái sanh
sau ra đời muộn, nhưng mang tính việt hóa từ hình thức cho đến nghi lễ và tu
tậpnên đã được người dân miền Tây Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam
nói chung đón nhận một cách hoan hỷ nồng hậu (cũng bởi người dân cảm nhận
đây là một Tôn giáo dành riêng cho người Việt).
Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang, tên thật là Nguyễn Thành Đạt, tự Lý
Hườn. Sanh tại Làng Phú Hậu, Tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh
Long, nơi được gọi là địa linh nhân kiệt. Thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn
Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Tỵ (tự Nhàn). Cụ ông và cụ bà đều là
người phúc đức, nhân hậu sống theo đạo thánh hiền, thực hành câu: “ nhânnghĩa- lễ- trí- tín”, được người đời khen tặng là gia đình “ Nho phong tiết
thái”. Cụ ông và cụ bà có năm người con, Ngài là con út trong gia đình. Trước
Ngài có bốn anh chị, cụ bà sanh nở bình thường, riêng Ngài cụ bà thọ thánh
thai đến mười hai tháng mới khai hoa. [22, tr.12].
Ngài chào đời vào ngày Tân Tỵ, lúc 10 giờ tối, ngày 26 tháng 9 năm
Qúy Hợi(1923). Đến ngày 25 tháng 07 năm Giáp Tý (1924) thân mẫu Ngài
qua đời, hưởng dương 32 tuổi, lúc đó Ngài vừa tròn mười tháng tuổi. Ngài
được cô (cô út) đem về nuôi 1 tháng, sau đó được bác dâu thứ 8 đem về nuôi
một tuần, rồi Ngài được gởi về quê ngoại. Bà ngoại Ngài nuôi đến ba tuổi.
Năm ấy thân phụ Ngài tục quyền là cụ bà Hà Thị Song dưỡng nuôi. Từ đó,
13
Ngài được sống trong vòng tay ấm áp của cha và kế mẫu. Cụ ông mất vào
ngày mồng 5 tháng giêng năm mậu thân (1968) thọ 75 tuổi.
Tuy được sanh trưởng ởlàng quê, nhưng tính cách của Ngài khác
thường hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ngài thể hiện phong cách đi đứng
ngồi nằm, ăn mặc v.v... đều toát lên vẽ trang nghiêm điềm đạm. Tuy Ngài còn
nhỏ nhưng thể hiện lòng từ bi rất rõ, như khi được thân phụ cho tiền đi xe
ngựa thì Ngài đi bộ, khi hỏi ra mới biết là Ngài luôn nghĩ xót xa cho chú ngựa
và dùng tiền đó giúp đỡ người khác. Hay khi ở trường lớp thì Ngài luôn chia
sẽ dụng cụ học tập cho các bạn nghèo trong lớp, hay thường giảng lại bài cho
các bạn chưa hiểu. Ngoài việc học ở trường, Ngài có trí thông minh khác
thường như sau khi về nhà Ngài thường đọc lịch sử các danh nhân và kinh
sám, truyện, sự tích. Đặc biệt đọc đến đâu Ngài nhớ đến đó, và luận giải, phê
phán có phương pháp rõ ràng.
Năm 14 tuổi Ngài đỗ bằng Diploma (bằng Cao đẳng). Ngoài giờ học ở
trường, Ngài thường phụ giúp việc nhà. Ngài luôn thể hiện lòng hiếu kính đối
với cha mẹ, hòa đồng với mọi người. Ngài theo cha từ nhỏ, đốt hương cúng
Phật vào mỗi tối. Ngài rất siêng năng nghiên cứu tìm hiểu tường tận sách vở
giáo lý Đạo Phật. Ngài luôn ghi chép các sử liệu tôn giáo, nhất là Tam giáo
Thích, Đạo, Nho. Vốn sẵn có tuệ căn, Ngài thường tìm đến các bậc thức giả
trưởng thượng thời bấy giờ để tham vấn đạo lý. Nhờ vậy, mỗi khi tiếp chuyện
với những người thiện duyên, Ngài đều lý giải một cách tinh tường và được
mọi người khâm phục.
1.1.2.Thời kỳ xuất gia tầm đạo
Vốn sẵn có căn duyên với Phật pháp, Ngài xin phép thân phụ qua chùa
Tháp tầm sư học đạo, nhưng thân phụ Ngài quá thương con còn thơ bé nên
không cho. Qua nhiều đêm suy nghĩ, không thể vì tình cảm riêng tư nhỏ bé
mà bỏ chí nguyện, nên Ngài quyết chí ra đi.
14
Thôi thì thôi, thế thì thôi
Vẹn nguyền xin chịu lỗi nghì với cha
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà
Vượt biên giới việt, niên xa dặm ngàn
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành
Ngài rời Việt Nam, đến Campuchia năm 15 tuổi, thọ giáo với ông Lục
Tà Keo, người mà cha Ngài đã quy y, nên cha Ngài đã gởi gắm. Chính nơi vị
Thầy đầu tiên này, Ngài đã trải qua thử thách cam go như đào giếng, lấp ao,
trông coi vườn rẫy, quản lý công nhân các cơ sở sản xuất lò vôi, buôn bán và
được ông tin tưởng và giao hết tài sản cho Ngài quản lý. Cũng vì vậy mà Ngài
thấu hiểu được duyên đến duyên đi. Tính chất tạm bợ giả hợp của vật chất, và
Ngài nhận ra rằng hạnh nghiệp tại gia vừa làm vừa tu giúp đời không phù hợp
với tâm nguyện xuất trần của mình. Nên Ngài xin phép Thầy trở về việt nam.
Trở về gặp lúc loạn lạc chiến tranh (Pháp, Nhật thôn tính Việt Nam),
Ngài ở với thân phụ một thời gian, Ngài lên Sài Gòn làm nhà hàng của người
Nhật, và sau đó được người quen giới thiệu đến làm cho một hãng buôn lớn ở
vùng chợ lớn và được chủ hãng buôn gã con gái của ông là Liễu Kim Huê.
Một thời gian sau Kim Huê sanh một bé gái đặt tên là Kim Liên. Vừa tròn
một tháng tuổi thì Kim Huê lâm trọng bệnh và qua đời.
Bấy giờ Ngài nghĩ việc đem con về ông bà Nội, nhờ chị thứ 3 ở Vĩnh
Long nuôi dưỡng dùm. Nuôi đến 2 tuổi, ông cụ đem cháu về nuôi được vài
tháng thì Kim Liên ngã bệnh rồi ra đi (chết).
Gẫm trong trời đất vô cùng
Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài
Hay là ý thánh Như Lai
Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương?
Đau thương là tính vô thường
15
Vô thường là tính đoạn trường xưa nay.
Đây là những bài học đã làm thức tỉnh chí nguyện xuất gia tìm cầu giải
thoát trong Ngài. Với hạnh nguyện ấy Ngài nhận ra rằng con đường tìm cầu
thoát khổ đến bến giác không thể không xuất gia như Chư Phật Tổ xưa. Phải
xa lìa gia đình, vật chất giả tạm, thoát khỏi sợi dây tham ái của gia đình thì
mới mong có hạnh phúc cho số đông.
Ngài quyết chí ra đi (vào năm 1944). Rời khỏi Vĩnh Long vào núi Thất
Sơn (Châu Đốc), đi sâu vào trong hang ẩn tu để dễ bề nghiên cứu về phương
pháp tu học của hai tông phái Bắc Truyền và Nam Truyền. Sau đó, Ngài
xuống núi qua đất Hà Tiên định đón thuyền ra Phú Quốc để đi phương xa
nhưng bị trễ thuyền, Ngài tìm nơi yên tĩnh để tọa thiền. Suốt 7 ngày đêm quán
chiếu, vào một buổi chiều, Ngài quan sát những chiếc thuyền đánh cá bập
bềnh trên mặt nước với gợn sóng biển dồn dập tụ tán, Ngài đã chứng ngộ lý
vô thường, khổ, vô ngã. Nhận biết được sự hợp tan của vạn vật, và thấy được
cảnh khổ trầm luân của một kiếp người. Ngài tỏ sáng lý pháp “thuyền Bát
Nhã”. Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch 1944, năm đó Ngài tròn 22 tuổi.
Sau khi đạt đạo Ngài trở về nhà thăm và từ giả gia đình đến núi Tà
Lơnvà thất Sơn để tu học. Ở đây Ngài được một nữ cư sĩ mời về Linh Bửu Tự
ở làng Phú Mỹ, tĩnh Mỹ Tho. Tại đây Ngài đối trước Tam Bảo tại Linh Bửu
Tự 7 ngày đêm thu nhiếp tam nghiệp, phát đại nguyện thọ nhận y bát giới Sa
Di, rồi cụ túc Tỳ Kheo 250 giới với pháp hiệu Minh Đăng Quang. Ngài phát
nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật xưa sống đời
phạm hạnh giải thoát [23, tr.14].
Năm 1946 Ngài rời chùa Linh Bửu về trú tại nhà ông Võ Văn Nhu ở
làng Phú Mỹ và bắt đầu truyền đạo cho dân chúng nơi ấy. Bài pháp đầu tiên là
“Thuyền Bát Nhã”. Vào ngày rằm tháng tư ngày nay là Tịnh Xá Mộc Chơn.
Năm 1947, Ngài bắt đầu thu nhận đệ tử và thành lập đoàn du tăng khất
16
sĩ. Bước chân hành đạo của Ngài trãi dài từ làng này sang làng nọ, từ tỉnh này
sang tỉnh khác với hình ảnh một vị Sư đắp y vàng với chiếc bát đất hằng ngày
đi khất thực xin cơm dân chúng nuôi thân; không nhà cửa, không thân quyến
theo sau, không cất giữ tài sản quý giá vàng bạc, không ở cố định một nơi....
chỉ có tam y nhất bát vân hành khắp nơi.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ
Đạo Phật Khất sĩ ra đời trong thời kỳ Phật giáo đang có chiều hướng đi
xuống, phong trào chấn hưng Phật giáo nổ ra trên khắp thế giới, bắt nguồn từ
Ấn Độ. Cư sĩ người Tích Lan về sau xuất gia với Pháp Danh là Da Ma-pa-la
[24, tr.753], và được lan truyền qua nhiều nước như Trung Hoa, Miến Điện,
Nhật Bản...
Tại Việt Nam phong trào chấn hưng Phật giáo được bắt đầu bằng sự
vận động của Thiền Sư Khánh Hòa tại chùa Thiên Linh Tỉnh Bến Tre, vào
năm 1923 với sự tham gia đông đảo của các danh tăng thời bấy giờ, cùng một
số cư sĩ lỗi lạc. Phong trào được sự hưởng ứng lan rộng từ Nam-Trung-Bắc,
và kéo dài từ năm 1920. Theo nhận định của tạp chí Viên Âm cho rằng có bốn
nguyên nhân dẫn tới phong trào chấn hưng Phật giáo:
1. Sự sụp đỗ niềm tin đối với Nho giáo, mà thay vào đó là niềm tin Phật
giáo để xây dựng nền tảng văn hóa cho dân tọc vừa tiến bộ, vừa không mất gốc.
2. Phật giáo đủ khả năng “phân biệt chánh tà” trong quá trình tiếp nhận
văn hóa phương Tây và hình thành văn hóa mới.
3. Tinh thần Phật giáo thích hợp với tinh thần khoa học và tinh thần tự
lực, tự cường dân tộc.
4. Nghi lễ Phật giáo đã có gốc rễ lâu đời, nhưng chỉ là phương tiện
truyền đạo, cần xiển dương giáo nghĩa Phật giáo, tân tiến, sống động, đáp ứng
được nhu cầu của những thế hệ mới [25, tr.764,767].
Trên tinh thần đó, Đức Tổ Sư đã khai đạo và mang đến cho đạo pháp
17
của dân tộc Việt Nam một luồng gió mới. Tuy là đạo mới nhưng đã đáp ứng
nhu cầu, nguyện vọng của mọi người thời bấy giờ và là một tôn giáo rất gần
gũi, mang đậm chất thuần Việt, qua hình ảnh một nhà sư sống đơn giản, với
tấm y vàng, sống đời sống phạm hạnh, sáng trì bình khất thực, trưa độ ngọ ở
bất cứ nơi đâu, tối nghỉ dưới lán cây, sạp chợ, giảng pháp thuần bằng tiếng
Việt bằng kệ, thơ Bát ngôn tứ cú. Lục bát song thất.v.v... hay bằng văn xuôi,
câu cú dễ hiểu, rành mạch rõ ràng.Không trú lâu một chỗ, không tài sản,
ngoài chiếc y và bình bát.Đúng với ý nguyện “nối truyền thích Ca Chánh
Pháp”. Ngài đã dạy rằng: “giáo pháp Khất Sĩ đến Sài Gòn 1948, ánh sáng của
vàng y phất phơ thổi mạnh làm tung cánh cửa các ngôi chùa tôn giáo, kêu gọi
Tăng chúng tản cư khắp xứ, kéo nhau quay về kỷ luật”. [26, tr.425].
Trong thời gian truyền bá chánh pháp, Ngài đã kết nối tăng đoàn thể
hiện sức mạnh của tập thể. Theo Ngài, Tăng chúng không thể tách rời thành
từng cá nhân một cho dù vị ấy có giỏi đến đâu đi nữa, cũng cần có một sự kết
nối đoàn kết. Trong kinh Đức Phật cũng có dạy, đã chế định pháp yết ma để
tăng sư đồng lòng, nhất trí với nhau trong cuộc họp hay trong công việc đàm
luận để kết tập Kinh, Luật, Luận. Chính tinh thần Lục hòa này mới làm cho
tăng đoàn trở thành thánh chúng thanh tịnh.
Sinh thời Hồ Chủ Tịch cũng có câu: “đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết,
thành công thành công đại thành công”. Cũng chính tinh thần đoàn kết mà
dân quân ta mới giành lại độc lập tự do. Đạo Phật Khất Sĩ ra đời lấy tôn chỉ
đoàn kết nên dễ đi vào lòng người, là chỗ dựa vững chắc cho người dân Nam
Bộ nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung. Đạo Phật Khất Sĩ lúc bấy giờ
như một ánh đuốc soi đường trong đêm tối, một cách thức để thoát khỏi áp
bức kìm kẹp của thực dân Pháp.
Đạo Phật Khất Sĩ với tâm nguyện “nối truyền Thích ca Chánh Pháp”, do
Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập ra thu nhận đệ tử tăng, Ni xuất gia hình thành
tăng đoàn hệ phái Khất Sĩ Tăng già Việt Nam.
18
1.2.1.Giai đoạn đầu
Từ 1944 -1954, mười năm là một giai đoạn không ngắn và không quá
dài bước chân hành đạo của Tổ Sư và hàng đệ tử trãi qua không ít khó khăn,
gian nan.Tuy nhiên, vượt qua mọi gian khó, từ đây Ngài tiếp nhận đồ chúng
xuất gia theo học pháp, từ miền Nam rồi lan rộng ra niềm Trung đi khắp đất
nước. Với chiếc y bình bát khất thực từ làng này sang xóm nọ, chỉ xin đồ ăn
chay đạm bạc. Có bữa chỉ có cơm trắng, có bữa chỉ có chiếc bánh mì tận dùng
cho đúng ngọ. Ngài hành trì tứ y pháp.
Một bát cơm ngàn nhà
Chân đi muôn dặm xa
Muốn thoát đường sanh tử
Xin độ tháng ngày qua
Trong thời gian ngắn, hàng đệ tử của Ngài đã lên đến hàng trăm vị, Phật
tử quy y thọ giới đã có cả vạn, trên dưới hơn 20 ngôi tịnh xá, được thành lập
khắp cả miền Đông và cả miền đồng bằng Tây Nam Bộ. Cuộc sống của Tăng Ni
đã dần đang bước vào nề nếp ổn định. Đạo Phật Khất Sĩ đi vào lòng dân rất sâu
đậm và lan tỏa rất nhanh, bởi những bài giảng của Ngài chủ yếu là chữ quốc
ngữ và thi kệ, thơ lục bát, từ ngữ rất dễ hiểu dễ hành, đậm chất triết lý nhân sinh
giúp cho mọi người dễ ứng dụng, làm cho cuộc sống ngày càng thăng hoa hơn.
Vì vậy mà trong mười năm hiện hữu Ngài đã tạo dựng nên hệ phái Khất
Sĩ thời bấy giờ phát triển vững chắc được chia thành những giai đoạn sau:
1.2.2. Giai đoạn 1: Từ năm 1946-1954
Theo Bộ Chơn lysthif năm 1946 Tổ sư Minh Đăng Quang đã phát
nguyện thọ giới Tỳ kheo tai chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, đây
là đạo tràng đầu tiên của Tổ sư, và ở đây Tổ sư hướng dẫn phật tử cùng nhau
xây dựng ngôi Tịnh Xá đầu tiên tên là Tịnh xá Mộc Chơn làm nơi cho Tăng
tín đồ có nơi tu tập
19
Đây là giai đoạn do Tổ Sư trực tiếp đẫn, là thời kỳhệ phái Khất sĩ mới
thành lập, tăng đoàn dần dần hình thành, Ngài bắt đầu thu nhận đệ tử, có đủ
Tăng Ni.Từ đây bước chân hành đạo của Tổ sư bắt đầu vân du khắp mọi
miền. Ngài đem mối đạo mà Ngaì đã chứng đắc để hướng dẫn mọi người
cùng tu tập,thực hiện những lời Phật dạy để trở về con đường thiện lành, tạo
dựng một niềm tin vững chắc nơi Phật pháp.
Đây là thời kỳ đầu nên còn nhiều khó khăn, Tổ Sư là người khai đạo làm
cho đạo Phật Khất Sĩ khơi nguồn từ miền Tây lan dần đến miền Đông và đến
miền Trung. Các ngôi tịnh xá bắt đầu xuất hiện (64 ngôi Tịnh Xá được thành
lập). Tăng Ni từ vài người lên đến vài trăm, hàng cư sĩ tại gia thì nhiều vô số.
1.2.3.Giai đoạn 2:Từ năm 1955-1975
Đây là thời kỳ phát triển, số lượng Tăng Ni đông nên bắt đầu có sự
phân tách. Theo luật nghi Khất Sĩ quy định về phân giáo đoàn: “người xuất
gia mới nhập đạo phải theo Thầy ở chung trong giáo hội 2 năm, kế đến tách
riêng một mình 2 năm nữa, trên 4 năm được thâu nhận 1 tập sự, trên 6 năm
mới thâu nhận một người đệ tử và một người tập sự. Được trên 12 năm tách ra
đi lập đạo riêng, dạy số đông. [27, tr.52].
Với tinh thần thống nhất của Giáo hội Trung ương nên cuối luật có ghi
“cấm không được thiếu sót sự hành đạo của tăng mỗi chỗ phải do giáo hội
chứng minh và các giáo hội nhánh mỗi kỳ 3 tháng phải trình bày về trung
ương một lần về sự tu học [28,tr.53].
Trong giai đoạn này đã có phân định rõ ràng tăng Ni trong giáo đoàn
xuyên suốt từ miền Tây đến miền Trung. Bên Tăng gồm 6 giáo đoàn, bên
Ni có 3.
1. Giáo đoàn 1 do Thượng Tọa giác Chánh và Thượng Tọa giác Như
lãnh đạo
2. Giáo đoàn 2 do Thượng Tọa giác Tánh và Thượng Tọa giác Tịnh
20
3. Giáo đoàn 3 do Thượng Tọa giác An
4. Giáo Đoàn 4 do Thượng Tọa giác Nhiên
5. Giáo đoàn 5 do Thượng Tọa giác Lý
6. Giáo đoàn 6 do Thượng Tọa giác Huệ và Thượng Tọa giác Đức
GIÁO ĐOÀN NI GỒM CÓ 3:
1. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Huỳnh Liên
2. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Ngân Liên
3. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Trí Liên
Tuy chia ra nhiều giáo đoàn nhưng lấy Tịnh Xá Trung Tâm làm nơi hội
họp, tự tứ hay các sự kiện lớn của hệ phái, và lấy Tịnh Xá Ngọc Phương làm
tổ Đình cho chư Ni.
Khi cách mạng ngày 01/11/1963 thành công Phật giáo thoát cơn pháp
nạn. Ngày 04/01/1964, Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức
tại chùa Xá Lợi- Sài Gòn. Có thỉnh mời Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam. Và lúc
đó có Thượng tọa Giác Nhiên, Thượng tọa Giác Tường, Thượng tọa Giác
Nhu (là danh xưng mới lúc bấy giờ) đã đứng ra xin phép thành lập “Giáo Hội
Tăng Già Khất Sĩ Việt nam”,nhưng cho đến ngày 22/04/1966 mới được Bộ
Nội vụ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ chấp thuận cho phép thành
lập giáo hội với bản điều lệ 32 điều theo nghị định số 405/BNV/KS cấp tại
Sài Gòn. Từ đây Hệ phái Khất Sĩ có danh xưng là Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ
Việt Nam.
1.2.4. Giai đoạn 3: Từ năm 1975 – 1980
Đây là giai đoạn Phật giáo Việt Nam thống nhất lại một mối và Phật
giáo Khất Sĩ hội nhập vào đạo pháp và dân tộc khi đất nước được hòa bình
độc lập. Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam đã hưởng ứng đóng góp cho việc đi đến
việc thống nhất Phật giáo toàn quốc. Trong đó có cố Hòa Thượng Thích Giác
Nhu và Hòa Thượng Thích Giác Toàn là những vị có công đưa Đạo Phật Khất
Sĩ Việt Nam được công nhận là một trong 3 hệ phái của Phật giáo đang hoạt