MỤC LỤC
1
A.
MỞ ĐẦU
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quốc
gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to
lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc quản lí đất đai cũng có nhiều vướng
mắc và phức tạp, đặc biệt là vấn đề thu hồi quyền sử dụng đất và đền bù sau đó.
Vì vậy, trong bài tập nhóm này nhóm 1 sẽ làm rõ vấn đề trên.
2
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Thu hồi đất
1.1.
Khái niệm
thu hồi đất.
Thu hồi đất biện pháp pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai. Hình
thức pháp lý này là một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về giao đất, cho thuê đất. Biện pháp này thể hiện quyền lực nhà nước
trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Vì vậy, để thực
thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằm đảm bảo lợi ích của
Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý Nhà nước
về đất đai.
Thu hồi đất phải được hiểu dưới các khía cạnh sau đây:
- Là một quyết định hành chính của người có thẩm quyền nhằm chấm dứt quan
hệ sử dụng đất của người sử dụng;
- Quyết định hành chính thể hiện quyền lực nhà nước nhằm thực thi nội dung
của quản lý nhà nước về đất đai;
- Việc thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc là biện
pháp chế tài được áp dụng nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của
người sử dụng.
Từ đó ta có thể định nghĩa thu hồi đất như sau: Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về
đất đai.
1.2.
Các trường hợp thu hồi đất.
Thu hồi đất chủ yếu phục vụ các nhu cầu quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, mục đích công cộng và mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời mở rộng các
khả năng cho phép tồ chức kinh tế tìm kiếm mặt bằng tổ chức sản xuất kinh
3
doanh thông qua việc nhận chuyển nhượng hoặc thuê đất của người sử dụng đất
khác mà không nhất thiết phải dùng biện pháp hành chính là thu hồi đất.
Việc thu hồi đất cần chia thành 3 trường hợp: thu hồi do nhu cầu của Nhà
nước, thu hồi vì các lý do đương nhiên và thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai.
2. Bồi thường khi nhà nước thu hồi
2.1.
Khái niệm bồi thường về đất
đất
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
2.2.
Nguyên tắc bồi thường về đất
Thứ nhất, người sử dụng đất đảm bảo các điều kiện về loại đất mà mình đang
sử dụng, về chứng nhận quyền đối với đất đó. Nếu không đảm bảo các điều kiện
theo pháp luật quy định thì người sử dụng đất không được bồi thường. Theo đó
chỉ bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an
ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Còn thu hồi đất
trong những trường hợp còn lại sẽ không được bồi thường. Điều kiện để người
sử dụng đất được bồi thường quy định của thể trong Điều 75 Luật đất đai 2013:
Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích
sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thứ ba, việc thu hồi đất phải được tiến hành dân chủ, minh bạch, công khai,
kịp thời và đúng pháp luật.
Việc bồi thường về đất phải được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc nêu trên,
nếu vi phạm các nguyên tắc đó, việc bồi thường trái với quy định của pháp luật.
Nếu việc bồi thường trái pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi ích của mình, người
4
sử dụng đất có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ
quyền lợi.
3. Chuyển mục đích sử dụng đất
Tại điều 57 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về các trường hợp chuyển
mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn,
đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng
vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng
đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công
cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không
phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương
5
mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo
loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng”.
Thứ hai, về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, được quy định tại Điều
69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013 như sau:
“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo
Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh
thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Chuyển mục đích sử dụng dất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được đặt ra trong trường hợp mà việc chuyển mục đích sử dụng đất sẽ làm thay
đổi cơ cấu, quy hoạch sử dụng đất, thay đổi địa vị pháp lý của người sử dụng đất
và việc chuyển mục đích sử dụng đất có liên quan đến một số loại đất được Nhà
nước bảo vệ nghiêm ngặt. Chính vì vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải
thông qua quy chế pháp lý chặt chẽ và phải được sự cho phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Mục đích sử dụng đất luôn được thể hiện rõ ràng trong giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Về
nguyên tắc, người sử dụng đất chỉ được phép sử dụng đất theo mục đích ghi
nhận trong giấy chứng nhận. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai 2013, để
đảm bảo cho việc sử dụng đất có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người sử
6
dụng đất, pháp luật quy định cho phép người sử dụng đất được chuyển đổi mục
đích sử dụng đất. Trong đó, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo
quy định tại khoản 1 Điều 57 trên thì phải được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trước khi tiến hành sử dụng đất với mục đích mới. Việc đăng ký
chuyển mục đích sử dụng đất sẽ được thực hiện theo hướng dẫn quy định tại
khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.
II.
Tình huống
Năm 1969, ông Lê Văn Hưu có thỏa thuận mua 300 m2 đất nông nghiệp của
ông Nguyễn Tình, việc mua bán trên có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Hòa
Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Từ năm 1969 cho đến nay, ông Lê Văn
Hưu đứng tên chủ sở hữu mảnh đất 300m2. Năm 1990, ông Hưu xây dựng nhà ở
trên mảnh đất này và nộp thuế nhà đất hằng năm theo quy định của pháp luật.
Tháng 05 năm 2017, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo ra quyết định thu hồi
100 m2 đất của hộ gia đình ông Hưu để làm đường, tuy nhiên, hộ gia đình ông
Hưu chỉ được bồi thường 100 m2 đất theo giá đất nông nghiệp do khu đất của hộ
gia đình ông Hưu chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Ông Hưu
không đồng ý với việc bồi thường trên vì từ năm 1990 cho đến nay, hộ gia đình
ông Hưu sử dụng để ở và nộp thuế nhà đất đúng theo quy định của pháp luật.
Nhóm anh/chị hãy bình luận về vụ việc trên?
III.
Bình luận tình huống
Để giải quyết được tình huống nêu trên ta sẽ đi xem xét từng mốc thời gian,
sự kiện cụ thể như sau:
Năm 1969, ông Lê Văn Hưu có thỏa thuận mua 300m2 đất nông nghiệp của
ông Nguyễn Tình, việc mua bán trên có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Hòa
Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Năm 1969 cho đến nay, ông Lê Văn Hưu
đứng tên chủ sở hữu mảnh đất 300m2. Tại thời điểm này, ở nước ta chưa có luật
7
đất đai mà chỉ có Luật Cải cách ruộng đất năm 1953, trong luật này không quy
định về việc mua bán đất đai phải có trình tự, thủ tục như thế nào, vì vậy, việc
ông Lê Văn Hưu mua 300m2 đất nông nghiệp của ông Nguyễn Tình, việc mua
bán có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải
Phòng và là người chủ sử hữu mảnh đất 300m2 là đúng pháp luật, được thừa
nhận.
Năm 1990, ông Hưu xây dựng nhà ở trên mảnh đất này và nộp thuế nhà đất
hàng năm theo quy định của pháp luật.Vào thời điểm này, ở nước ta đang dùng
luật Đất đai 1987, trong luật này có quy định tại Nghị định 30-HĐBT ngày
23/3/1989 về việc thi hành luật đất đai, quy định tại điểm c khoản 1 điều 12 như
sau: “Uỷ ban nhân dân quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và Uỷ ban
nhân dân xã thuộc huyện thực hiện đăng ký đất đai thuộc quyền quản lý của
mình”. Việc đăng kí đất đai bao gồm việc đăng ký biến động khi có thay đổi về
hình thể, quy mô sử dụng, mục đích sử dụng và người sử dụng khu đất, vì vậy,
khi nhà ông Hưu xây nhà chắn chắn phải được sự quản lý, cho phép xây dựng
của Ủy ban nhân dân xã, nơi mà quản lý việc đăng kí biến động về đất đai, và
hơn nữa việc thu thuế nhà đây cũng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân nhân xã,
vậy nên nếu có sai phạm ở đây là lỗi thuộc về Ủy ban nhân dân xã do không có
sự thống nhất quản lý giữa các bộ phận.
Tháng 5 năm 2017, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo ra quyết định thu hồi
100m2 đất của hộ gia đình ông Hưu để làm đường, tuy nhiên, hộ gia đình ông
Hưu chỉ được bồi thường 100m2 đất theo giá đất nông nghiệp do khu đất của hộ
gia đình ông Hưu chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi,
bổ sung tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì việc xác định loại đất
đối với trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và
3 Điều 11 của Luật Đất đai 2013 được thực hiện theo quy định sau đây:
8
“Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển
mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang
sử dụng.”
Thứ nhất, ông Hưu có được mảnh đất nói trên là do việc mua bán mà có và
đã được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân xã Hòa Bình, ông đã được đứng tên chủ
sở hữu mảnh đất 300m2 nói trên. Vậy miếng đất này hiền nhiên không phải do
lấn, chiếm chiếm mà có, thêm vào đó, như đã phân tích ở trên, việc ông Hưu vẫn
nộp thuế nhà đất và xây nhà trên mảnh đất là do việc quản lý của cơ quan có
thẩm quyền, vậy nên ta sẽ thể nói ông Hưu là chuyển mục đích sử dụng đất trái
phép được.
Thứ hai, “đang sử dụng đất ổn định”, theo điểm a khoản 2 điều 21 Nghị định
43/2014/NĐ-CP thì “Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn
cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một
trong các giấy tờ sau đây: a. Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà
đất;”, như trong tình huống đã nhắc đến thì trong khoảng thời gian từ năm 1990
đến nay, ông Hưu đã xây nhà và đóng thuế nhà đất đầy đủ, vì vậy ông Hưu
thuộc trường hợp đang sử dụng đất ổn định.
Do đó, khu đất hộ gia đình ông Hưu đang sử dụng có nhà ở và đã đóng thuế
nhà đất sẽ được xác định là “Đất ở”.
Về nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất được quy định tại Khoản 2, Điều
74, Luật đất đai như sau:
“Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”
Như vậy, việc Ủy ban nhân dân huyện thu hồi một phần đất và bồi thường
theo giá đất nông nghiệp là không phù hợp với quy định của pháp luật về đất
đai. Và ông Hưu có khiếu nại, khiếu kiện thì thụ lý hồ sơ đúng theo quy định của
pháp luật hiện hành để giải quyết.
IV.
Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
9
1.
Bất cập
Thứ nhất, về cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ) nông nghiệp.
Theo pháp luật đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, nên
Nhà nước có quyền thay mặt nhân dân thực hiện quyền giao đất, cho thuê đất,
quy định về mục đích SDĐ cũng như cho phép chuyển mục đích SDĐ. Tuy
nhiên thực tiễn cho thấy, việc chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp cũng không
đơn giản vì phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt. Ví
dụ: Nếu khu vực đất đã được quy hoạch SDĐ cho mục đích trồng lúa mà người
SDĐ muốn xin chuyển sang đất ở thì rất khó khăn. Vấn đề là không phải đất nào
thực hiện đúng quy hoạch cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi đó thực
tiễn khác lại cho thấy nhiều trường hợp SDĐ nông nghiệp không đúng quy
hoạch lại thu được lợi ích kinh tế, cải thiện được đời sống gia đình.
Thứ hai, quy định về chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thực tiễn
sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có
mức độ phân mảnh đất nông nghiệp cao nhất thế giới. Sự phân mảnh dẫn đến
tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số này
không dưới 4% diện tích canh tác. Hơn nữa, phân mảnh quá nhiều dẫn tới khó
khăn cho quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp, không thể tiến hành sản xuất
lớn theo hướng hàng hóa.
Thứ ba, việc quy định không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật
trong trường hợp “người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục… hoặc
chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật”
tại Khoản 5 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là chưa phù hợp với Điểm c
Khoản 1 Điều 64, Điểm d Khoản 2 Điều 106 (chỉ quy định trong trường hợp
chuyển quyền chứ không quy định trường hợp chuyển mục đích) Luật Đất đai
2013. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý và sử dụng đất tại địa
phương, tạo cơ hội cho các đối tượng không thuộc trường hợp nhận chuyển
nhượng đất nông nghiệp thành đối tượng nhận chuyển nhượng bằng cách
“chuyển mục đích sử dụng đất”; đồng thời, tạo ra thực trạng người không có
10
hoặc thiếu đất canh tác phải vào các thành phố lớn mưu sinh hay xuất khẩu lao
động,…, còn người quá nhiều đất lại bỏ hoang không sử dụng, sử dụng không
đúng mục đích.
2.
Kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, các văn bản dưới luật cần hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, tránh
áp dụng tùy tiện, nhất là vấn đề thu hồi đất và đền bù, hỗ trợ tái định cư theo hướng
khẳng định rõ và rất hạn chế các trường hợp được coi là “thật sự cần thiết” mới
được thu hồi theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 là chỉ vì mục đích an ninh,
quốc phòng, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Thứ hai, nâng cao công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan có thẩm quyền
trong giám sát việc sử dụng đất và chuyển đổi loại hình sử dụng đất.
Thứ ba, đẩy mạnh, tăng cường công tác thị sát tình hình để cho việc quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả, nhằm tăng diện tích đất
canh tác tạo thành các khu vực làm nông nghiệp lớn.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự giải quyết tranh chấp hành chính
trong lĩnh vực đất đai: Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, cần xây dựng
quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu giải
quyết khiếu nại theo hướng chuyên nghiệp, am hiểu lý luận và thực tiễn, giỏi về
áp dụng pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan, có kỹ năng thành thạo
khi giải quyết khiếu nại, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền,
trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở
các cấp trong quản lý về đất đai. Đối với ngành Tòa án, phải từng bước đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước hoặc nước
ngoài nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và bổ túc kinh nghiệm xét xử.
Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết, rút kinh
nghiệm, đặc biệt là những khóa bồi dưỡng riêng về công tác xét xử án hành
chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai.
11
Thứ năm, cần phải có quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái
pháp luật trong cả trường hợp “người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện
thủ tục… hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy
định của pháp luật” tại Khoản 5 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP để dễ
dàng quản lý và sử dụng đất tại các địa phương ngăn chắn thực trạng người
không có hoặc thiếu đất canh tác phải vào các thành phố lớn mưu sinh hay xuất
khẩu lao động,…, còn người quá nhiều đất lại bỏ hoang không sử dụng, sử dụng
không đúng mục đích.
C.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua tình huống trên ta tìm hiểu rõ hơn về quá trình chuyển mục
đích sử dụng đất, quá trình quản lí của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực đất
đai mà cụ thể trong đó chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, việc quy định
quá chặt chẽ, thủ tục phức tạp làm cho người dân khó khăn trong việc thực hiện
các quyền của mình. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cũng có nhiều sai sót
trong quản lí, vì vậy, cần nâng cao hơn nữa tinh thần tuân thủ pháp luật, “rút
gọn” thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí cũng như thực hiện quyền
của mọi người.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
Luật Đất đai 2013.
Nghị định 43/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất
3.
đai.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Đất đai, nxb. Công an nhân
4.
dân, Hà Nội, 2013.
Một số tài liệu khác:
/> /> />
13
14