Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thủ tục tố tụng dân sự được toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.2 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………… 2
B.NỘI DUNG……………………………………………… 2
1. Đương sự trong tố tụng dân sự…………………………………………….2
2. Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng
trong trường hợp đương sự chết………………………………….………….3
3. Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp phúc thẩm áp dụng
trong trường hợp đương sự chết…………………………………………… 6
4. Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật…………………………7
5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này…………………………….8
C.KẾT LUẬN………………………………………………… 9
1
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình tố tụng dân sự thường có rất nhiều đương sự liên quan đến vụ
án . Có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra đối với các đương sự vì vậy pháp luật đã
đưa ra những quy định dự báo về những trường hợp có thể xảy ra đó .Trong đó có
trường hợp đương sự chết , vì vậy để làm rõ hơn về các thủ tục tố tụng dân sự được
toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết em x trình
bày đề tài: “Thủ tục tố tụng dân sự được toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong
trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.
B.NỘI DUNG
1. Đương sự trong tố tụng dân sự
Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân , cơ quan , tổ chức bao gồm nguyên
đơn , bị đơn , người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan . Đương sự là cá nhân bao gồm
người Việt Nam , người có quốc tịch nước ngoài , người không có quốc tịch .
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc
lĩnh vực mình phụ trách.Việc giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án là do nhu cầu giải
quyết các quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương sự để ổn định xã hội, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp giữa các đương sự là một thành phần chủ yếu của vụ việc dân
sự. Mặt khác, đương sự cũng chính là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được


tòa án giải quyết trong vụ việc dân sự, có quyền định đoạt quyền lợi ích của mình khi
tham gia quan hệ. Khi tham gia vào quá trình tố tụng dân sự, các đương sự vẫn có
quyền định đoạt quyền lợi của mình. Do đó, hoạt động tố tụng của các đương sự có
thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng. Các đương sự trong vụ
việc dân sự gồm có: nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
2
trong vụ án dân sự; người có yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc
dân sự.
2. Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp
đương sự chết.
2.1. Khi đương sự chết mà không có người kế thừa quyền và nghĩa vụ của đương
sự đó.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để ngừng
việc giải quyết vụ án dân sự thì tòa sẽ sẽ quyết định ngừng giải quyết vụ án dân sự -
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Và sau khi có quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.
Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm
2011) thì một trong các căn cứ đình chỉ vụ án dân sự có:
“a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá
nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
…”
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2011), khi phát hiện có một trong các căn cứ nêu ở Điều 192 thì thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được lập thành văn bản. Trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đó cho đương sự và viện kiểm sát
cùng cấp. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố
3

tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự xóa tên vụ án dân sự trong sổ thụ lý.

2.2. Khi đương sự chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế.
Trong trường hợp sau khi Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự mà có đương sự là cá
nhân chết hoặc đương sự là cơ quan, tổ chức bị giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc hợp
nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức tổ chức thì có thể quá trình
giải quyết vụ việc bị đình chỉ, tạm đình chỉ nhưng có những trường hợp quyền và
nghĩa vụ của đương sự được dịch chuyển cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Các
cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ tố tụng tiếp tục tham gia tố
tụng.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để tạm
ngừng việc giải quyết vụ án dân sự thì tòa án sẽ ra quyết định tạm ngừng việc giải
quyết vụ án dân sự - quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Đặc điểm của
việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là cơ quan tiến hành tố tụng chỉ tạm thời
cho ngừng việc giải quyết vụ án dân sự chứ không phải cho ngừng hẳn việc giải
quyết vụ án dân sự. Tính chất gián đoạn tạm thời này sẽ được khắc phục, mọi hoạt
động tố tụng sẽ được khôi phục khi nguyên nhân của việc tạm đình chỉ không còn
nữa. Theo khoản 1 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự, một trong các căn cứ tạm đình
chỉ việc giải quyết vụ án dân sự là “đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã
sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó”. Trong quá trình tòa án đang tiến
hành giải quyết vụ án thì có thể xảy ra việc đương sự là cá nhân chết làm gián đoạn
việc giải quyết vụ án. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng được thực hiện theo
quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
4
theo đó, trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa
vụ về tài sản của họ được người thừa kế tham gia tố tụng (khoản 1, Điều 62 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004). Người thừa kế của đương sự được xác định theo quy định về
thừa kế của Bộ luật dân sự năm 2005. Nếu trong trường hợp có nhiều người thừa kế

(thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật) thì về nguyên tắc, tất cả những người thừa
kế tham gia tố tụng hoặc họ phải thỏa thuận với nhau bằng văn bản để cử người đại
diện tham gia hoặc cùng ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng. Trường
hợp tất cả người thừa kế đều từ chối nhận di sản, không có người thừa kế hoặc có
người thừa kế nhưng người thừa kế không được hưởng thì tài sản thuộc về Nhà nước,
sau khi thực hiện việc thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên được quy định tại
Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là về nguyên tắc tài sản
đó thuộc về nhà nước Tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự nhưng cá nhân,
cơ quan, tổ chức nào đại diện cho lợi ích của Nhà nước tham gia tố tụng trong trường
hợp này pháp luật tố tụng hiện hành không có quy định. Ngoài ra, cần phải phân biệt
trường hợp này với trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền,
nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải
quyết vụ án dân sự (điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) và
vấn đề thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng không đặt ra.
- Nếu đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc
người quả lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại
diện để tham gia tố tụng. Nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá
nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng (khoản 3, Điều 62 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004).
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2011), thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra
quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. Quyết định tạm đình chỉ giải
5
quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra
quyết định tạm đình chỉ, tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và viện kiểm sát
cùng cấp.
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án không phải là chấm dứt việc giải quyết vụ
án và đình chỉ tố tụng mà bản thân quá trình giải quyết vụ án chỉ tạm thời bị gián
đoạn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, sau khi có quyết định tạm đình chỉ hoạt
động giải quyết vụ án, tòa án không xóa sổ thụ lý đối với vụ án này mà chỉ ghi chú

vào sổ thụ lý số, ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự đó. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quy định cụ
thể. Tuy nhiên, sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu thấy có lý do
hay căn cứ tạm đình chỉ không còn thì tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án.

3. Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp phúc thẩm áp dụng trong trường hợp
đương sự chết.
3.1 .Khi đương sự chết mà không có người kế thừa quyền và nghĩa vụ của đương
sự đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi,
bổ sung năm 2011), tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
trong trường hợp sau:
“a) Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 của Bộ
luật này…”
Tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì
“Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu
trong quá trình giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường
6
hợp quy định tại Điều 192 của Bộ luật này.” Như vậy, nếu như đương sự chết trong
quá trình giải quyết tại tòa án cấp sơ thẩm mà sang đến cấp phúc thẩm thì về thủ tục
tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án.
3.2 .Khi đương sự chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế.
Nếu có căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án như ở cấp sơ thẩm thì tòa án cấp phúc
thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Các quy định về căn cứ tạm đình
chỉ, hậu quả của việc tạm đình chỉ và tiếp tục giải quyết vụ án sau khi có quyết định
tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện theo các quy định tương ứng về tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm được quy định tại các điều 189,
190, 191 Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật

Theo như khoản 1 Điều 189 BLTTDS quy định nếu đương sự chết mà chưa có người
thay thế quyền và nghĩa vụ của họ . Theo quy định trên có nghĩa là vụ án tạm đình chỉ
khi chưa có đương sự thay thế đương sự bị chết . Tuy nhiên thời hạn đình chỉ lại
không có quy định cụ thể về thời gian bao lâu mà chỉ quy định tại Điều 190 về việc
tiếp tục xét xử vụ án nếu như lí do đình chỉ được giải quyết.
Chính vì vậy nếu như tại khoản 1 Điều 189 có căn cứ là có đương sự thừa kế
quyền và nghĩa vụ nhưng chưa tìm thấy do mất tích , lưu lạc …thì thời hạn để tuyên
bố người đó chết hay mất tích là rất dài . Như vậy thời hạn mà đình chỉ vụ án quá lâu
trong khi đó nếu như vụ việc cần giải quyết của vụ án cần giải quyết nhanh chóng thì
sẽ ảnh hưởng đến những đương sự khác trong vụ án .
7
Và nếu như người thừa kế quyền và nghĩa vụ của đương sự bị chết không đủ
năng lực hành vi dân sự và cũng không còn ai là người giám hộ hay đại diện hợp
pháp để tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng cũng chưa được đề cập đến .
5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Thứ nhất về thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm khi đương sự chết căn cứ theo Điều
192 .Theo điểm a khoản 1 Điều 192 thì vụ án được đình chỉ khi đương sự chết mà
không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ .
Sự kiện đương sự chết sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự , nhưng nguyên đơn
không biết được địa chỉ của những người thừa kế quyền , nghĩa vụ tố tụng của đương
sự đã chết , sự kiện này không thuộc căn cứ nào quy định tại khoản 1 Điều 192
BLTTDS và cũng thuộc khoản 2 Điều 192 BLTTDS . Căn cứ ở khoản 2 Điều 192
phải xảy ra trước khi đương sự khởi kiện . Do đó Tòa án không thể áp dụng khoản 2
Điều 192 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án , trả lại đơn khởi kiện cho đương
sự như Tòa án cấp sơ thẩm làm . Trong trường hợp này Tòa án phải áp dụng khoản 1
Điều 189 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án .Do đó cần có những sửa đổi
bổ sung thêm để Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường
hợp trên .
Thứ hai về quy định về căn cứ tạm đình chỉ, đối với trường hợp đương sự là cá
nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân,

cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
Đối với trường hợp này thì pháp luật có quy định sẽ tạm đình chỉ việc giải quyết vụ
việc dân sự. Vậy trong trường hợp đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã
sáp nhập, chia tách, giải thể mà có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa
vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan tổ chức đó thì luật tố tụng dân sự chưa có điều luật
quy định rõ ràng về việc này. Tại điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định
8
về việc tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ: “Tòa án tiếp tục giải quyết vụ
án dân sự bị tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn”. Pháp luật cần có quy
định rõ ràng hơn về việc lý do tạm đình chỉ không còn nói chung là đối với trường
hợp đương sự chết nói riêng. Về thủ tục sau khi tạm đình chỉ mà lý do tạm đình chỉ
không còn thì cần có những thủ tục gì đối với những người kế thừa quyền và nghĩa vụ
tố tụng của đương sự để tiếp tục tham gia tố tụng trong trường hợp một thời gian dài
sau mới phát hiện được có sự kế thừa về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự khi
đương sự chết.
Thứ ba về bổ sung quy định về thủ tục áp dụng khi đương sự là người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan chết, đảm bảo được quyền lợi của các đương sự khác còn
sống;
Cần tăng trách nhiệm của Nhà nước khi nhà nước được hưởng tài sản của
đương sự chết mà không có người thừa kế, đảm bảo quyền lợi của đương sự còn lại.
Ngoài ra, cũng cần đầu tư cho quá trình nghiên cứu lập pháp, tập trung bồi
dưỡng nguồn nhân lực để tạo ra nguồn pháp luật hoàn thiện nhất, nâng cao hiệu quả
áp dụng và thực hiện pháp luật.
C.KẾT LUẬN
Qua những tìm hiểu trên có thể thấy thủ tục tố tụng dân sự được toà án cấp sơ thẩm,
phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết vẫn còn một số hạn chế . Vì vậy
cấp thiết cần phải có những sửa đổi bổ sung để hoàn thiện pháp luật tránh những sai
sót không đáng có trong việc giải quyết vụ án .
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình luật tố tụng dân sự - NXB Tư pháp

9
2. Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011
3. Một số điểm cần trao đổi thêm về Điều 192 BLTTDS 2004 –LS. Nguyễn Việt
Cường -Tạp chí tòa án nhân dân số 4 kỳ II tháng 2 năm 2009
4. Đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp
phúc thẩm – Nguyễn Thị Thu Hà – Tạp chí luật học Số 7/2010
10

×