Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân biệt nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN với nguồn của luật liên minh châu âu lý giải sự khác biệt này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.46 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế, vấn đề nguồn
của pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý cũng như thực tiễn. ASEAN và Liên
minh Châu âu được biết đến là hai tổ chức quốc tế liên kết khu vực thành công trên thế giới.
Vậy, nguồn luật xây dựng nên hệ thống pháp luật của mỗi tổ chức này có những nét đặc thù
gì? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai hệ thống nguồn luật? Bài tiểu luận dưới đây xin
được trả lời những câu hỏi trên thông qua việc đi vào tìm hiểu và phân tích đề tài: Phân
biệt nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN với nguồn của luật Liên Minh Châu Âu. Lý
giải sự khác biệt này?
NỘI DUNG
1.

Khái niệm
Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thức về nguồn của pháp luật cộng đồng
ASEAN và nguồn của pháp luật EU.Tuy nhiên, cả ASEAN và EU đều là những tổ chức
quốc tế liên chính phủ, vì vậy, dựa trên khái niệm về nguồn của pháp luật nói chung và dưới
góc độ nguồn của Luật quốc tế nói riêng (được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 38 Quy
chế Tòa án công lý quốc tế) có thể định nghĩa khái quát về nguồn của pháp luật Cộng đồng
ASEAN và nguồn của pháp luật EU như sau:
Nguồn của Pháp luật Cộng đồng ASEAN là những hình thức chứa đựng các nguyên
tắc, quy phạm pháp luật do các quốc gia thành viên của ASEAN thỏa thuận ký kết hoặc do
các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thông qua, có giá trị ràng buộc và được các quốc
gia thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN áp dụng để điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong thực tiễn hoạt động của Cộng đồng ASEAN.
Nguồn của Pháp luật Liên minh Châu âu là những hình thức chứa đựng các nguyên
quy phạm pháp luật do các quốc gia thành viên của Liên minh Châu âu thỏa thuận ký kết
hoặc do các thiết chế của Liên minh ban hành hoặc thừa nhận, có giá trị ràng buộc và được
các quốc gia thành viên, các thiết chế chế của Liên minh Châu âu áp dụng để điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong thực tiễn hoạt động của Liên minh châu âu.
2.
Phân biệt nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN và nguồn của pháp


luật Liên Minh Châu Âu
Trước hết, có thể nhận định rằng, cả ASEAN và EU đều là những tổ chức quốc tế,
được thành lập và hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế nói chung và
những nguyên tắc đặc thù của mỗi tổ chức nói riêng. Chính vì vậy, nguồn luật của pháp luật
Cộng đồng ASEAN và nguồn của pháp luật EU mang những đặc điểm chung của Luật quốc
tế song giữa chúng vẫn có những điểm khác nhau mang tính đặc thù.
Để phân biệt nguồn của pháp luật hai tổ chức này, bài tiểu luận xin được đi vào phân
tích hai tiêu chí cơ bản và qua đó đưa ra ý kiến nhận xét. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về cấu trúc nguồn của pháp luật:

Pháp luật Cộng đồng ASEAN:
Trên cơ sở khoa học luật tổ chức quốc tế và thực tiễn tồn tại của ASEAN có thể phân
chia nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN thành các nhóm sau đây:

Trang 1


- Nhóm 1: Các điều ước quốc tế được kí kết trong khuôn khổ của ASEAN.Chẳng hạn
như: Hiệp ước Bali năm 1976; Tuyên bố về hòa hợp ASEAN năm 1976; Hiệp định thành
lập Ban thư kí ASEAN năm 1976...
- Nhóm 2: Các điều ước quốc tế được kí kết giữa ASEAN với các đối tác của mình:
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992; Hiệp định khung về hợp
tác công ngiệp (AICO)...
- Nhóm 3: Các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thông qua: Hiệp
định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) năm 1992; Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2009; Thỏa thuận về Khu vực đầu tư ASEAN
(AIA)...

Pháp luật Liên minh Châu âu (EU):
Pháp luật Liên minh Châu âu có ba loại nguồn, đó là: Nguồn luật gốc (primary law), nguồn

luật phái sinh (secondary law) và nguồn luật bổ sung (supplementary). Trong đó:
- Nguồn luật gốc của pháp luật Liên minh châu âu là những thỏa thuận trực tiếp giữa
các quốc gia thành viên trong khuôn khổ Liên minh châu âu, bao gồm: Hiệp ước thành lập
EU cùng với các phụ lục và Nghị định đính kèm ( Hiệp ước Paris về việc thành lập Cộng
đồng than thép Châu âu; Điều ước Rome 1957; Hiệp ước Masstricht 1992...);
- Nguồn luật phái sinh là những văn bản quy phạm pháp luật do các thiết chế của Liên
Minh châu ban hành trong quá trình thực thi những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình
(các quyết định, chỉ thị...).
- Nguồn luật bổ sung là các khuyến nghị và ý kiến; các văn kiện riêng; các nguyên tắc
chung của pháp luật quốc tế; tập quán quốc tế...
Thứ hai: Về hiệu lực của các loại nguồn:

Pháp luật Cộng đồng ASEAN:
Trong ba nhóm nguồn luật như đã kể trên, vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về nhóm
1 và nhóm 2. Đây chính là hình thức chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm pháp lý thiết
lập và điều chỉnh quan hệ hợp tác nội khối và ngoại khối của ASEAN trên lĩnh vực chính
trị, kinh tế...Riêng với nhóm 3, là các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN
thông qua, phụ thuộc vào tính chất, nội dung và thẩm quyền, các văn bản này có thể có giá
trị ràng buộc với các thành viên ASEAN hoặc chỉ có tính chất khuyến nghị. Dễ dàng nhận
thấy hệ thống nguồn của Pháp luật ASEAN trong tiến trình phát triển chủ yếu chỉ là những
điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia thành viên với nhau. Nội dung của các văn
bản đã ký kết của ASEAN phần nhiều mang tính chất chính trị, vạch phương hướng hay
mục tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng buộc pháp lý. Điều đó dẫn đến tính cam kết yếu của
ASEAN, và cùng với sự chênh lệch phát triển (đặc biệt là giữa các nước ASEAN 6 và
ASEAN 4) nên không tạo ra được sự bình đẳng về cơ hội phát triển mà hội nhập khu vực
mang lại, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong thực hiện các cam kết. Thực tế thì quá trình nội
luật hóa, quá trình hài hòa các chính sách, quy định, tiêu chuẩn giữa các quốc gia thành viên
diễn ra không như mong đợi. Chẳng hạn như trong giai đoạn 2010 2011 có 104 biện pháp
trong lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cần hoàn tất nhưng có đến 60%
trong đó phải triển khai trong năm 2011. Đây chính là thách thức lớn khiến cho hiệu quả hội

nhập của ASEAN còn thấp và gây nghi ngờ khả năng ASEAN có thể đạt tới một trình độ
Trang 2


cao. Chính bởi thế nên các liên kết trong ASEAN rất lỏng lẻo, không có sự ràng buộc liên
kết, và cũng không có sự ràng buộc trong việc thực hiện nghĩa vụ Cộng đồng.
• Pháp luật Liên minh Châu âu (EU):
Trong ba loại nguồn luật của Liên minh Châu âu, luật gốc và nguồn luật phái sinh là
hai loại nguồn cơ bản và quan trọng nhất. Nguồn luật phái sinh của pháp luật Liên minh
châu âu là các văn bản do các thiết chế của Liên minh ban hành, tuy có hiệu lực pháp lý
thấp hơn nguồn luật gốc nhưng lại có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện chứ không chỉ
mang tính chất khuyến nghị. Chẳng hạn: Khi quy định về tiêu chuẩn khung xe đạp được ban
hành, thì nó không phải là sự khuyến khích sản xuất và nhập khẩu theo tiêu chuẩn trong quy
định mà các tiêu chuẩn này mang tính chất bắt buộc áp dụng đối với tất cả các quốc gia
thành viên và thậm chí các quốc gia không phải là thành viên nhưng nếu xuất khẩu khung
xe đạp thì phải tuân thủ. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, bản chất của loại luật phái sinh này
có điểm giống với các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền của
quốc gia ban hành. Liên minh Châu Âu sử dụng pháp luật làm công cụ bền vững để điều
chỉnh các hoạt động của toàn Liên minh.
3.
Lý giải sự khác biệt giữa nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN với
nguồn của luật Liên Minh Châu Âu
ASEAN và Liên minh Châu âu là hai tổ chức quốc tế khu vực có xuất phát điểm khác
nhau; điều kiện phát triển và hoàn cảnh thực tế cũng khác nhau trong quá trình thành lập và
hoạt động. Sự khác nhau này được thể hiện trong nguyên tắc, phương hướng hoạt động và
mục tiêu hướng tới của mỗi tổ chức. Trong mỗi giai đoạn phát triển, tùy thuộc vào hoàn
cảnh thực tế và điều kiện phát triển của mình, mỗi tổ chức sẽ tự xây dựng cho mình một
chiến lược phát triển riêng mang tính đặc thù và do vậy, sự khác nhau trong hệ thống nguồn
luật của hai tổ chức sẽ là điều tất yếu.
Mặt khác, Liên minh Châu Âu cũng như các thiết chế của Liên minh châu âu đều

được thành lập và hoạt động dựa trên những thỏa thuận được ký kết giữa các quốc gia
thành viên Liên minh. Tuy nhiên, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, các thành viên EU
đang ngày càng hướng tới mục tiêu xây dựng một EU trở thành một “siêu quốc gia”. Điều
này được khẳng định một cách rõ ràng trong Hiệp ước Masstricht khi đã đưa ra khái niệm
“công dân Liên minh”. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các thiết chế của
Liên minh đã ngày càng được hoàn thiện giống như các cơ quan nhà nước trong một quốc
gia. Các văn bản pháp luật do các thiết chế thông qua có giá trị ràng buộc đối với tất cả các
thành viên Liên minh. Khác với ASEAN, một số loại nguồn có thể có giá trị ràng buộc với
các thành viên ASEAN hoặc chỉ có tính chất khuyến nghị.
LỜI KẾT
Để có thể thúc đẩy sự hội nhập của Hiệp hội và sự phát triển thực sự thì ASEAN có thể
học hỏi từ Liên minh Châu âu về cơ chế xây dựng hệ thống nguồn luật như sau: Dần xây
dựng những cơ sở pháp lý vững chắc, không chỉ dừng lại ở Hiến chương mang tính chất
khung, mà còn phải thể hiện mục tiêu của Hiến chương với những thỏa thuận, cam kết cụ
thể mang tính ràng buộc pháp lý cao./.

Trang 3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội. Giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN.
Nxb. Hà Nội – 2012;
2. Phạm Thị Bắc Hà. Nguồn luật và cơ chế xây dựng pháp luật Liên minh Châu âu và
những bài học kinh nghiệm đối với ASEAN. Gv hướng dẫn. Lê Minh Tiến;
3. Một số trang web:
/>

MỤC LỤC
Trang 4



A. LỜI MỞ ĐẦU:...................................................................................................................1
B. NỘI DUNG:.......................................................................................................................1
1. Khái niệm.........................................................................................................1
2. Phân biệt nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN và nguồn của pháp luật
Liên minh Châu âu...........................................................................................1
3. Lý giải sự khác biệt..........................................................................................3
C. LỜI KẾT:............................................................................................................................3
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................4

Trang 5



×