Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

So sánh vị trí của luật so sánh ở các nước TBCN và các nước XHCN trước đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.07 KB, 5 trang )

Bộ Tư Pháp
Trường Đại học Luật Hà Nội

BÀI TẬP NHÓM 1
Môn: Luật So Sánh
Đề số 2: So sánh vị trí của Luật so sánh ở các nước TBCN và
các nước XHCN trước đây.

Lớp N02 – Nhóm 02

Hà Nội 10 – 2012
1


MỞ ĐẦU
Vị trí của LSS (LSS) ở các nước tư bản chủ nghĩa ( TBCN) và xã hội chủ
nghĩa (XHCN) trước đây có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt, được
thể hiện qua từng giai đoạn khác nhau. Căn cứ vào sự hình thành, phát triển của
LSS và sự hình thành, phát triển của các nhà nước TBCN, XHCN, có thể nghiên
cứu vị trí của LSS ở các nước này trong hai giai đoạn khác nhau:

1. Từ sau cách mạng tháng 10 Nga ( 1917) đến trước những năm
50 của thế kỉ XX.
Sau cách mạng tháng 10 Nga, nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời là
Liên Xô và đến năm 1945 thì đây vẫn là nhà nước XHCN duy nhất trên thế giới.
Trong giai đoạn này LSS ở cả Liên Xô và các nước tư bản đều được quan tâm,
chú trọng. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về LSS đã ra đời, nhiều cơ sở đào
tạo, nghiên cứu pháp luật đã đưa LSS vào giảng dạy, nghiên cứu. Mặt khác, vị
trí của LSS trong giai đoạn này cũng có những giai đoạn thoái trào, không được
đề cao do không đánh giá hết vai trò của các phương pháp riêng và việc phủ
định mọi yếu tố kế thừa trong pháp luật XHCN.


Ở các nước TBCN LSS cũng có những vị trí khác nhau ở các nước khác
nhau trong khi ở Anh, Mỹ, Pháp LSS đã được quan tâm và có vị trí nhất định
trong khoa học pháp lý thì ở Đức lại ít được nhắc tới. Các khó khăn về chính trị,
xã hội của các quốc gia Châu Âu, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 –
1933 và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát- xít độc quyền đã cản trở sự hợp tác
quốc tế, làm cho LSS không còn quan trọng với các nhà nước, cũng như các
nhà nghiên cứu. Đặc biệt trong những năm chiến tranh thế giới 1939 – 1945,
LSS gần như không được quan tâm.
Bên cạnh những điểm tương đồng thì về căn bản vị trí của LSS ở Liên Xô
và các nước TBCN trong giai đoạn này là khác nhau.
Ở Liên Xô, LSS được đề cao. Trong khoa Luật của nhiều trường đại học đã
xuất hiện môn LSS, nhiều trường đưa LSS vào nhóm chuyên ngành, tạo thành
chuyên đề trong môn tự chọn. Ban đầu LSS mới chỉ được sử dụng để chỉ ra các
đặc điểm mới của pháp luật XHCN với tư cách là kiểu pháp luật cao nhất và sau
cùng. Sau này, Khoa học LSS đã đặt ra mục tiêu so sánh các hệ thống pháp luật
phương tây. Điều này được thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu, so sánh
luật dân sự của Liên Xô với pháp luật dân sự của các nước TBCN của các tác
giả P.I. Stuchka, L. A. Lunx, M.M Agarkov…
2


Mặc dù cũng trải qua những giai đoạn thoái trào song nhìn chung LSS ở
các nước TBCN trong thời gian này có những bước tiến mạnh mẽ, được quan
tâm, chú trọng và đạt nhiều thành tựu lớn ở nhiều quốc gia khác nhau như Mĩ,
Ý, Pháp, Nhật Bản. LSS ở các nước TBCN thời kì này đặc trưng ở nhiều xu
hướng đặc thù, trong đó nổi bật là xu hướng “ pháp luật thế giới”. Điều này
được khẳng định bằng việc lập nhiều tổ chức quốc tế có quy mô lớ như Viện
quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư ở Rome năm 1924, Viện hàn lâm quốc tế về
LSS ở Lahay năm 1924…Nhìn vào các thành tựu này có thể thấy vị trí quan
trọng của LSS trong khoa học pháp lí ở các nước tư bản. Đồng thời cũng có thể

thấy rằng, các nước TBCN chỉ chú trọng tới pháp luật ở các nước tư bản mà
không có khả năng nhận thức được chính sự tồn tại của hai hệ thống nhà nước
và pháp luật đối lập nhau. Khoa học pháp lí phương tây nói chung xem xét pháp
luật Liên xô là “ điều kì lạ đang phát triển” không cần phải nghiên cứu.
Có sự khác nhau trên là do các các nước chịu ảnh rất nhiều từ khủng hoảng
kinh tế, chiến tranh và do sự khác nhau về hệ tư tưởng chính trị.

2. Vị trí của LSS của các nước TBCN và XHCN giai đoạn từ
những năm 50 của thế kỉ XX đến năm 1991.
Trong khi ở các nước TBCN từ sau những năm 50 xuất hiện hàng loạt các
trung tâm và các viện nghiên cứu về LSS. Nhiều tạp chí chuyên ngành cũng
được phát hành trong lĩnh vực này ở Mỹ và châu Âu như tạp chí LSS của Mỹ
của hội LSS của Mỹ xuất bản 1952, Tạp chí luật quốc tế và LSS xuất bản tại đại
học Hastings Mỹ năm 1976...
Ở Liên xô, từ những năm 60 việc nghiên cứu lý luận về LSS mới được bắt
đầu và diễn ra trong phạm vi rộng hơn, bao gồm cả sự so sánh các hệ thống pháp
luật các nước XHCN các nước đang phát triển và cả các hệ thống pháp luật có
chế độ chính trị, xã hội đối lập nhau. Bộ mặt LSS đạt nhận thức như hiện nay.
Một số thành tựu quan trong trong giai đoạn này như tuyển tập “ Luật học so
sánh” của V.A Tumanov năm 1978, các nghiên cứu của S.L.Zivs, V.P kazimi –
Chuk,...
Từ đó có thể thấy LSS được quan tâm và đặt ở vị trí quan trọng ở cả 2 hệ
thống các nước XBCN và TBCN.
Giai đoạn này ở cả các nước XHCN và TBCN vị trí của LSS được đề cao.
LSS đã thực sự trở thành ngành khoa học pháp lý quan trọng. Cả TBCN và
XHCN đều rất quan tâm tới LSS, tập trung vào những vấn đề lớn như: những
3


vấn đề về lí luận chung của LSS và nghiên cứu so sánh pháp luật trong phạm vi

các khoa học pháp lí chuyên ngành, LSS không chỉ quan tâm tới lĩnh vực dân sự
mà còn chú trọng tới cả lĩnh vực luật công, trong đó có hiến pháp. LSS trở thành
một trong những công cụ để các nước hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp
tác quốc tế
Có điểm tương đồng trên là do giai đoạn này, nền kinh tế của các nước khôi
phục và phát triển. Trong giai đoạn này, công cuộc xây dựng hai hệ thống TBCN
và XHCN trên thế giới tiếp tục được hoàn thiện cả về nhà nước và pháp luật.
Các hoạt động LSS theo đó cũng được phát triển, nhiều tác phẩm, công trình
nghiên cứu đã ra đời.
Tuy nhiên các vị trí này là khác nhau
Ở các nước TBCN vị trí đó mang tính ổn định và bền vững. LSS được sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu và cả nhà nước. Các nhà nghiên cứu đã có 1
thời gian dài nghiên cứu về LSS trước đó và ở giai đoạn này nghiên cứu chuyên
sâu có hệ thống và áp dụng các nghiên cứu đó ngày càng nhiều vào thực tiễn.
Ở các nước XHCN vị trí của LSS mới ở mức nền tảng gốc ( cơ bản) và
được định hình đi đúng hướng. Giai đoạn này ta có thể nhận thấy sự hưng phấn,
say mê của các nhà nghiên cứu LSS, bởi sự thay đổi của nhận thức và phạm vi
nghiên cứu của LSS. Nếu như LSS được đề cao ở tất cả các nước tư bản thì
trong giai đoạn này trong các nước CNXH mới chỉ có Liên Xô đề cao vị trí của
LSS, các nước XHCN khác cũng có những quan tâm nhất định tới LSS nhưng
còn hạn chế.
Sự khác nhau trên có nhiều nguyên nhân nhưng có những nguyên nhân chủ
yếu sau:
Yếu tố lịch sử, các nước TBCN hình thành và phát triển trước các nước
XHCN hàng trăm năm, do đó lịch sử phát triển của LSS ở các nước này cũng đã
có bề dày lịch sử. Khi LSS ở các nước TBCN đã trở thành điều bình thường thì
ở Liên xô, đó là sự mới mẻ đối các các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên với tư tưởng
Mác – Lê nin làm chủ đạo, LSS ở Liên xô ra đời sau nhưng phát triển nhanh.
Yếu tố chính trị - xã hội, giai đoạn này Liên xô tập trung vào phát triển
kinh tế và quân sự theo đuổi chiến tranh lạnh, các nguồn lực được tập trung về

các ngành khoa học phục vụ cho mục đích này. Do đó ngành khoa pháp lý nói
chung và ngành LSS nói riêng chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước
mà chủ yếu là từ các nhà nghiên cứu.
4


Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Michael Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer, Norstedts
Juridik, Tano, 2002.
3. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật học so sánh, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2002.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng luật so sánh, 2003.

5



×