Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội trong nhân thân người phạm tội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.32 KB, 16 trang )

BÀI TẬP NHÓM MÔN TỘI PHẠM HỌC
Đề tài: Trình bày mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội
trong nhân thân người phạm tội.
A. MỞ ĐẦU
Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu về tội phạm. Trong đó, việc
nghiên cứu nhân thân tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Nghiên cứu nhân thân tội phạm bao gồm nghiên cứu các đặc điểm sinh học, tâm
lý, xã hội của người phạm tội. Từ đó, chỉ ra mối quan hệ tác động giữa các đặc
điểm với nhau và với hành vi phạm tội của con người. Để tìm hiểu rõ hơn về
vấn đề này. Chúng em xin trình bày về mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và
đặc điểm xã hội trong nhân thân người phạm tội. Đồng thời, chỉ ra vai trò của
quan hệ này tới hành vi phạm tội nói chung và một số nhóm tội cụ thể; và đề
xuất các biện pháp tác động mang tính chất phòng ngừa.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội
1. Khái niệm nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là một phạm trù thuộc về con người được đề
cập trong các ngành khoa học tội phạm học, khoa học luật hình sự, khoa học
điều tra tội phạm, tâm lý học tư pháp… Trong hoạt động thực tiễn các cơ quan
điều tra, tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ
chức xã hội cần nắm được vấn đề nhân thân người phạm tội trong quá trình tiến
hành công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục và cải tạo người phạm
tội. Do đó, vấn đề nhân thân người phạm tội là một vấn đề của nhiều ngành
khoa học nghiên cứu. Ở mỗi ngành khoa học có những góc độ tiếp cận khác
nhau.
Trước hết để tìm hiểu về nhân thân người phạm tội cần tiếp cận ở khái
niệm. Khái niệm về nhân thân người phạm tội liên quan mật thiết với khái niệm
1


chung của xã hội học Mác - Lê Nin về nhân thân con người. Theo đó, nhân thân


có thể hiểu đó là bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua vị trí
của con người trong các quan hệ xã hội. Nhân thân là một phạm trù lịch sử. Đối
với với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm về nhân thân đối với
các nhà tư sản là nhân thân tách rời với quá trình phát triển xã hội. Theo đó,
nhân thân phải là cá nhân có đặc điểm riêng giữa các cá thể trong xã hội, có khả
năng điều khiển được chính con người mình và điều khiển được người khác, có
khả năng quyết định tiến trình phát triển của lịch sử…
2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội
Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cần phải tìm hiểu những đặc
điểm nhân thân là những đặc điểm thuộc về người phạm tội (được tích lũy hình
thành trong suốt quá trình sống) và nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm
tội khi họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đặc điểm nhân thân của người
phạm tội được tội phạm học nghiên cứu là những đặc điểm mang tính đặc trưng,
phổ biến điển hình và có vai trò quan trọng trong cơ chế tâm lý xã hội của hành
vi phạm tội. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học
nghiên cứu ở một số khía cạnh cụ thể, như: đặc điểm sinh học (tuổi tác, giới
tính), đặc điểm xã hội (trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp), đặc điểm tâm
lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội, đặc điểm nhân thân
mang tính pháp lý hình sự.
Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất
phản ánh bản chất của người phạm tội, những đặc điểm dấu hiệu này tác động
với những tình huống và hoàn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội
của người đó.
Có thể nói rằng một trong những thành phần quan trọng nhất tạo thành
nhân thân là sự nhận thức về mặt xã hội của con người, nội dung của nhân thân
hoàn toàn được quyết định bởi các quan hệ xã hội tạo nên như: Chính trị, tư
tưởng, pháp luật... Tất cả những quan hệ đó gắn liền với sự nhận thức thế giới
2



khách quan của con người. Chính từ những mối quan hệ đó dần hình thành và
phát triển nhân thân của mỗi con người. Vì lẽ đó là nhân thân của từng con
người trong xã hội sẽ không tương đồng nhau, tùy vào môi trường và nhận thức
xã hội của các cá nhân.
3. Ý nghĩa nghiên cứu nhân thân người phạm tội
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xác định nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm, đặc biệt là nhóm nguyên nhân và điều kiện từ
phía người phạm tội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định
biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp. Ví dụ Luật hình sự quy định phải xem
xét đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng các
biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội phù hợp.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xây dựng các
biện pháp dự báo và phòng ngừa tội phạm trong xã hội.
II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội trong nhân thân
người phạm tội
1. Đặc điểm sinh học của nhân thân người phạm tội
1.1. Đặc điểm về tuổi
Xác định độ tuổi của người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ,
đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi, ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện
tội phạm. Chẳng hạn, người chưa thành niên (từ 14 đến 18 tuổi) thường phạm
các loại tội xâm phạm sở hữu mà theo thống kê tội phạm năm 2011, chủ yếu các
tội trộm cắp tài sản (chiếm 3,6% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội
này), tội cưỡng đoạt tài sản (chiếm 6,6% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét
xử về tội này); tội cướp giật tài sản (chiếm 4,3% trong tổng số các bị cáo bị đưa
ra xét xử về tội này). Ở độ tuổi này, họ có rất ít kinh nghiệm sống, tính tình dễ
3



bị kích động, không biết kiềm chế, vì vậy nhiều khi dẫn đến các quyết định và
hành vi sai trái dẫn đến việc phạm tội. Mức độ phạm tội phổ biến chiếm tỷ lệ
cao nhất ở nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi đã phản ánh một
thực tế là ở độ tuổi đó đang diễn ra quá trình hình thành nhân cách và quá trình
hình thành lựa chọn môi trường vi mô ổn định. Những người ở độ tuổi này chưa
nhiều kinh nghiệm sống, trong khi đây lại là giai đoạn mà họ phải giải quyết
nhiều vấn đề sinh hoạt phức tạp, điều đó có thể thúc đẩy việc xảy ra các xung
đột với những người xung quanh và hình thành các chuyển biến tâm lý xấu ở
họ. Theo thống kê tội phạm, những người ở độ tuổi này thường phạm các tội có
sử dụng bạo lực như cố ý gây thương tích (chiếm 43,2% trong tổng số các bị
cáo bị đưa ra xét xử về tội này năm 2011), tội hiếp dâm (chiếm 44,6% trong
tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội này năm 2011), tội trộm cắp tài sản
(chiếm 43,5% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội này năm 2011), tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chiếm 31,1% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét
xử về tội này năm 2011)1.
Nghiên cứu về độ tuổi của người phạm tội cho biết sự liên quan nhất định
đến việc xã hội hóa cá nhân, vị trí xã hội đặc trưng ở mỗi giai đoạn phát triển
của cá nhân.
1.2. Đặc điểm về giới tính
Xác định giới tính người phạm tội cho ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm
tội phạm theo từng giới. Theo số liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các
nước trên thế giới thì tỉ lệ nữ giới phạm tội thường ít hơn nam giới. Nam giới
thường chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu một số nhóm tội như tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, xâm phạm sở hữu còn nữ giới thì với tỉ lệ thấp hơn. Tuy nhiên
cơ cấu này đang có sự dịch chuyển nhất định. Nữ giới ngày càng có tỉ lệ phạm
tội tăng lên về cả mức độ, tính chất. Sự thay đổi này cho thấy khó mà giải thích
việc thực hiện hành vi phạm tội dựa vào yếu tố sinh học là giới tính bởi yếu tố
1 Theo thống kê của Văn phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao

4



này về cơ bản là ổn định và không có sự thay đổi trong suốt cuộc đời con người.
Có thể sự thay đổi này là do thay đỏi vị trí vai trò của nữ giới trong gia đình và
xã hội, đặc biệt là sự giải phóng nữ giới ra khỏi khuôn việc bếp núc gia đình, họ
ngày càng khẳng định vị trí của mình trong cac hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.
Ví dụ vụ án Lã Thị Kim Oanh, giám đốc Công ty Tiếp thị thương mại
nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm cùng các đồng phạm can tội tham ô tài
sản, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Từ năm 1995
đến 1999, Kim Oanh và đồng phạm đã sử dụng vốn do ngân sách Nhà nước cấp
cũng như đi vay các ngân hàng để thực hiện dự án nhưng sau đó đã tham ô hơn
70 tỉ đồng và hơn 92.000 USD, cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng và
3.000 USD.
Như vậy cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà nữ giới
gây ra trong xã hội ngày càng tăng và ngày càng đa dạng, phức tạp. Điều này có
liên quan đến sự thay đổi vị trí vai trò xã hội của nữa giới và quan niệm của xã
hội về sự bình đẳng giới chứ không phải ảnh hưởng từ bản chất sinh học giới
tính của cá nhân.
1.3. Đặc điểm về thể chất khác của con người
Bên cạnh đặc điểm cơ bản nhất của sinh học là giới tính và độ tuổi, tội
phạm học có nghiên cứu về các đặc điểm thể chất khác của người phạm tội như
là vóc dáng hay các đặc điểm sức khỏe khác.
Ở sự đánh giá thông thường, người ta hay cho rằng những người có thân
hình cao to lục lưỡng, mặt mũi bặm trợn thì tạo cảm giác đe dọa hơn và dễ thực
hiện tội phạm hơn là đối với những người có thân hình nhỏ bé, gầy ốm và có
phần yếu ớt. Tuy nhiên sự đánh giá này chỉ dựa trên quan sát trực diện và thiếu
cơ sở. Trên thực tế cho thấy giữa hình dáng, sức khỏe người phạm tội và hành vi
phạm tội không có mối liên hệ, tức là không phải cứ người cao to lực lưỡng thì
5



sẽ thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏa người khác,
những người nhỏ bé cũng đều có thể thực hiện những hành vi tương tự.
Như vậy nhìn chung đặc điểm sinh học không thể giải thích toàn bộ cơ
chế thực hiện hành vi phạm tội, mà trên thực tế các đặc điểm sinh học lại có mối
liên hệ đến các đặc điểm tâm lý và xã hội trong nhân thân người phạm tội. Các
mối quan hệ này mới phần nào giải thích được nguyên nhân chủ quan của hành
vi phạm tội.
2. Đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội
Thuộc về nhóm đặc điểm xã hội của người phạm tội có thể kể đến các
đặc điểm về việc làm, nghề nghiệp, thành phần xã hội, về hoàn cảnh gia đinh,
hoàn cảnh kinh tế và các đặc điểm về môi trường, quá trình được giáo dục, đào
tạo...
Nghề nghiệp của người phạm tội có vị trí quan trọng khi phân tích đặc
điểm nhân thân của người phạm tội. Địa vị xã hội cao và nghề nghiệp ổn định sẽ
tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách con người. Thông
thường, đa số những người phạm tội là những người không có nghề nghiệp ổn
định, không có địa vị trong xã hội, lười lao động, nhu cầu cao hơn khả năng của
bản thân, nảy sinh hành vi phạm tội. Tuy nhiên, sự thành thạo nghề nghiệp
cũng có thể giúp người phạm tội phát hiện được những sơ hở của pháp luật để
“lách luật”, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra.
Trình độ học vấn cũng phản ánh sự phát triển lý trí và hình thành nhân
cách, tạo cho con người còn có thể lựa chọn được cách ứng xử đúng với các
chuẩn mực xã hội. Vì vậy, trình độ văn hóa của con người có ảnh hưởng đến
hành vi phạm tội. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 1990 có
44% người phạm tội có trình độ văn hóa cấp I trở xuống, 48% người phạm tội
đang học giở cấp II, 2.3% người phạm tội đang học dở cấp III2.
2 Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.107


6


Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động lên sự hình thành
nhân cách của con người và ảnh hưởng đến khuynh hướng và sự kiên định thực
hiện tội phạm. Cụ thể, hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình
thành những phẩm chất tâm lý tiêu cực của con người, dẫn đến họ sẽ có tính
chống đối xã hội, và có những hành vi đi ngược với các chuẩn mực xã hội. Kết
quả nghiên cứu cho thấy những người có gia đình phạm tội ít hơn những người
chưa có gia đình. Việc hình thành định hướng xấu trong con người thường xuất
phát từ những gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình có vợ chồng ly hôn, gia
đình có cuộc sống không hoà thuận hoặc gia đình có thành viên sổng không có
trách nhiệm với gia đình, thậm chí có quan điểm, quan niệm, xử sự trái đạo đức,
trái pháp luật v.v. Nghiên cứu những tội phạm được thực hiện bởi người chưa
thành niên phạm tội thì có 32,3% sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo đói;
27,7% các em có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân; 24,7% có bố hoặc mẹ đã chết;
9,2% các em có bố hoặc mẹ ngoại tình, 70% các em sống trong gia đình đông
con3. Như vậy, tình trạng gia đình có ảnh hưởng đến những đặc điểm nhân thân
của người phạm tội.
Ngoài ra các dấu hiệu xã hội khác như nơi cư trú (thành phố hay nông
thôn), sự di cư, hoàn cảnh kinh tế cũng cố ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu
nhân thân người phạm tội.
3. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội trong nhân thân
người phạm tội
Hiện nay, xung quanh mối quan hệ này vẫn còn rất nhiều tranh cãi và
quan điểm khác nhau. Đồng thời với đó, yếu tố nào sẽ đóng vai trò quyết định
trong cơ chế hành vi phạm tội là một vấn đề cũng còn nhiều tranh luận
Có quan điểm đề cao vai trò của các đặc điểm sinh học. Quan điểm này
khẳng định những đặc điểm sinh học của người phạm tội giữ vai trò quyết định

trong cơ chế thực hiện hành vi tội phạm của con người. Đồng thời với đó quan
3 Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr152.

7


điểm này phủ định vai trò của các đặc điểm xã hội trong việc thực hiện hành vi
tội phạm của con người. Tiêu biểu cho quan điểm này phải kể đến giáo sư tâm
thần học Cesare Lombroso với tác phẩm “Người phạm tội” và khái niệm tội
phạm bẩm sinh. Cesare Lombroso cho rằng, có thể dựa các đặc điểm sinh học
như: hộp sọ, khuôn mặt, hình dáng con người để phán đoán một người có phải
là tội phạm hay không. Ông đã nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm cơ thể đặc
trưng bẩm sinh của những người được coi là tội phạm như: miệng rộng, hàm
răng khoẻ, trán dốc, ngắn; Xương gò má nhô cao, mũi bẹt; Tai hình dáng quai
xách; Mũi diều hâu, môi to dầy, mắt gian giảo, lông mày rậm; Không nhạy cảm
với đau đớn, cánh tay dài. Thêm vào đó, trong nhóm quan điểm này còn có học
thuyết nhiễm sắc thể. Thuyết này nghiên cứu về gen và mối quan hệ giữa nhiễm
sắc thể giới tính với hành vi lệch lạc dẫn đến tội phạm. Theo đó, người phạm tội
là người có nhiễm sắc thể giới tính bất thường theo kiểu XYY hoặc XXX. Việc
thừa một nhiễm sắc thể giới tính đã tạo ra tính cách hung hãn trong cuộc sống
và người đó sẽ thực hiện tội phạm.Vậy nên những người có nhiễm sắc thể giới
tính bất thường là những tội phạm có tính chất chống xã hội bẩm sinh, có sự di
truyền. Quan điểm này đã loại trừ những yếu tố về môi trường, giáo dục, sự
kiểm soát xã hội,… trong cơ chế thực hiện hành vi tội phạm của con người. Tuy
nhiên có thể nhận thấy quan điểm này không khách quan bởi lẽ ông chỉ nghiên
cứu được những đặc điểm sinh học của người châu Âu. Hơn nữa quan điểm này
cũng khá sai lầm khi đề cao yếu tố sinh học mà không nhìn nhận yếu tố sinh học
trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Chính vì vậy, các nhà tội phạm học đã
bác bỏ quan điểm này.
Các nhà tội phạm học lại không đồng tình với quan điểm trên. Dựa trên

học thuyết Mác – Leenin với khẳng định: bản chất con người là tổng hòa các
mối quan hệ xã hội, nhưng không hề phủ nhận mặt tự nhiên, cái sinh học trong
việc xác định bản chất con người, theo đó, những nhà tội phạm học cho rằng các
đặc điểm xã hội giữ một vai trò không hề nhỏ trong cơ chế hành vi phạm tội.
8


Con người sinh ra không chỉ là một thực thể của tự nhiên, mà trải qua một quá
trình con người hòa nhập dàn dần với xã hội. Quan điểm này khá toàn diện khi
nó đã giải thích được nguyên nhân sinh ra tội phạm trong từng người phạm tội
với sự dung hòa các yếu tố mà không loại trừ tuyệt đối một yếu tố nào. Tuy các
nhà tội phạm học không công nhận yếu tố sinh học giữ vai trò quyết định nhưng
điều đó không có nghĩa là yếu tố sinh học không ảnh hưởng gì đến hành vi
phạm tội của người phạm tội. Trong khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con
người phải nhận thấy cái xã hội không thể tách rời cái sinh học.
Những đặc điểm sinh học là tiền đề vật chất để con người phát triển các
đặc điểm xã hội của mỗi người. Các đặc điểm sinh học về giới, độ tuổi,…là nền
tảng để con người hình thành nên các đặc điểm xã hội khác nhau. Giới tính của
con người hình thành cho người đó các mối quan hệ xã hội khác nhau. Bởi lẽ,
nữ giới và nam giới có sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau, có những hoạt động
đặc thù cho từng giới khác nhau trong cuộc sống. Nữ giới thường lựa chọn hoặc
tham gia những công việc nhẹ nhàng hơn nam giới, thường tham gia vào các
hoạt động mà nữ giới thường tham gia nhiều hơn như nội chợ, làm đẹp,…Còn
nam giới, có thể thấy một số nghề nghiệp tỷ lệ nữ giới tham gia rất ít mà hầu
như là chỉ tuyển dụng nam giới, nam giới cũng tham gia và các hoạt động khác
phù hợp với nam giới hơn. Về độ tuổi, độ tuổi thể hiện một quá trình hòa nhập
với xã hội của con người từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi. Từ khi sinh ra con người thiết
lập mối quan hệ trong gia đình với bố, mẹ, anh, chị,...Tiếp đó con người tiếp tục
tham gia vào các môi trường sống khác như trường học, nơi làm việc và dần dần
hình thành nhiều hơn các mối quan hệ xã hội khác nhau. Theo từng độ tuổi nhất

định mà con người có thể có được những nghề nghiệp, địa vị, môi trường sống
khác nhau. Qua từng giai đoạn, con người cảm nhận, nhận thức từ môi trường
xung quanh và biến nó thành thuộc tính của cá nhân mình. Đó chính là quá trình
xã hội hóa theo từng độ tuổi. Về các yếu tố về hoocmon hay gen, không phải tất
cả những người có loại gen bất thường hay có lượng hoocmon không giống
9


bình thường đều trở thành tội phạm. Mà những người đó phải chịu những ảnh
hưởng nhất định từ yếu tố môi trường mới hình thành hành vi phạm tội. Tuy
nhiên do có các đặc điểm sinh học bất thường đó mà họ có khả năng trở thành
tội phạm cao.
Tuy các đặc điểm sinh học là bất biến tức là nó không thay đổi như các
đặc điểm về giới tính, tuổi tác. Tuy nhiên nhận định này không phải là tuyệt đối
bởi lẽ cũng có một vài các đặc điểm sinh học của cơ thể con người có thể bị
thay đổi do các đặc điểm về xã hội trong đó đặc biệt nhất là yếu tố về môi
trường. Môi trường sông xung quanh con người là bất định nó luôn có những
diễn biến khó lường và nó tác động rất lớn cả về mặt tích cực và tiêu cực đến
không chỉ tâm lý của con người mà đến cả một số các đặc điểm sinh học nhất
định. Theo hướng tiêu cực môi trường sống có thể gây ra một số tổn thương
nhất định đến cơ thể con người ví dụ như các vụ tai nạn dẫn đến tổn thương các
bộ phận cơ thể người. Mà trong đó, tổn thương não bộ là một trong những tổn
thương có liên quan đến hành vi phạm tội của người phạm tội. Theo nghiên cứu
mới của bác sỹ Ryan Darby, MD, phó giáo sư về thần kinh tại Trung tâm Y khoa
Đại học Vanderbilt (VUMC), khi tổn thương não xảy ra trong mạng não chịu
trách nhiệm về đạo đức và ra quyết định dựa trên giá trị, chúng có thể khiến một
người đi đến hành vi tội phạm. Ông đã có những nghiên cứu về các trường hợp
nổi bật về bệnh Rối loạn nhân cách chống đối xã hội mắc phải có được bao gồm
Phineas Gage, một công nhân đường sắt, người năm 1848 có hành vi chống xã
hội sau khi sống sót sau vụ nổ gây ra một thanh sắt xuyên qua bộ não của ông

ta, và Charles Whitman, "Texas Sniper Tower", người có khối u não và giết chết
16 người vào năm 1966. Qua đó có thể thấy các đặc điểm xã hội cũng có những
ảnh hưởng nhất định đến các đặc điểm sinh học của người phạm tội.
Như vậy, có thể thấy các đặc điểm sinh học của người phạm tội thường
khá ổn định còn các đặc điểm xã hội là những đặc điểm được hình thành từ một
quá trình dài. Giữa các đặc điểm này có mối quan hệ nhất định với nhau, chúng
10


không tồn tại độc lập mà giữa chúng có sự tác động qua lại. Nhân thân người
phạm tội là sự tổng hòa của cả ba yếu tố, các yếu tố có sự kết hợp với nhau và
tạo nên người phạm tội. Trong đó, tùy từng loại tội hay nhóm tội phạm mà mỗi
một yếu tố sẽ đóng vai trò quyết định trong đó đến hành vi phạm tội của nhóm
tội đó. Không ai sinh ra bẩm sinh đã là tội phạm, đã xác định được trước tương
lai của mình. Mà hành vi phạm tội được hình thành là cả một quá trình.
III. Sự tác động của các yếu tố sinh học và xã hội tới hành vi của người phạ
tội
1. Tác động chung
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm
khác. Với các dấu hiệu này, tuy không thể khám phá những cơ chế của hành vi
phạm tội, nhưng nó thể hiện mức trội lên về thống kê của loại người nhất định
trong những người phạm tội. Những số liệu về các đặc điểm sinh học có mối
quan hệ qua lại với những điều kiện hình thành nhân cách con người, với những
nhu cầu và lợi ích, vị trí xã hội và những mối quan hệ giao tiếp của người đó
trong xã hội nên nên nó cung cấp cho chúng ta những thông tin mang tính chất
tội phạm học vô cùng quan trọng. Ví dụ: Giới tính, độ tuổi của người phạm tội
ảnh hưởng đến tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm. Sự khác nhau trong chừng
mực nhất định có liên quan đến việc xã hội hóa cá nhân, vị trí xã hội, đặc trưng
ở mỗi giai đoạn phát triển của nhân thân.
Thuộc về nhóm đặc điểm xã hội của người phạm tội có thể kể đến các

đặc điểm về việc làm, nghề nghiệp, thành phần xã hội, về hoàn cảnh gia đình,
hoàn cảnh kinh tế… và các đặc điểm về môi trường, quá trình được giáo dục,
đào tạo…
Nghề nghiệp và thành phần xã hội của người phạm tội ảnh hưởng lớn đến
xu hướng phạm tội. Việc nghiên cứu những đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng
vì cho phép kết luận tội phạm nào thường xảy ra ở lĩnh vực nào của đời sống xã
hội và trong lĩnh vực sản xuất, ngành nào thuộc nền kinh tế quốc dân. Hoàn
11


cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động lên sự hình thành nhân cách của
con người và ảnh hưởng đến khuynh hướng và sự kiên định thực hiện tội phạm.
2. Tác động đến một số nhóm tội cụ thể
Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội ta có thể xác định được
những yếu tố, điều kiện, môi trường hình thành nhân thân người phạm tội. Sở dĩ
như vậy là vì mỗi nhân thân người phạm tội cụ thể đều có những điểm chung
trong từng nhóm người phạm tội hay trong tất cả những người phạm tội và nó
còn có những điểm đặc thù của nhân thân người phạm tội đó. Cụ thể:
Những nhóm tội về tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm… thường thì yếu
tố sinh học sẽ đóng vai trò chủ đạo. Bởi lẽ, các yếu tố sinh học bao gồm giới
tính, độ tuổi và một số đặc điểm thể chất khác. Trong đó, những người phạm tội
thuộc về nhóm tội này thường là nam giới, bởi những yếu tố sinh học của nam
giới khiến họ có điều kiện về mặt thể chất trội hơn so với nữ giới và mức độ
ham muốn cũng cao hơn (hoocmon). Ngoài ra, thông qua đặc điểm sinh học ví
dụ như độ tuổi ta cũng có thể phân chia các nhóm tội mà các độ tuổi khác nhau
thường thực hiện, ví dụ như đối với lứa tuổi chưa thành niên (từ 14 – 18 tuổi)
thực hiện nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, còn các tội nghiêm trọng như giết
người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm chiếm tỉ lệ không cao. Thanh niên từ độ
tuổi 18 đến 30 thực hiện hầu hết các tội phạm nhưng chủ yếu vẫn là tội xâm
phạm sở hữu; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự

con người; các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng, trật tự công cộng. Còn
những người từ 30 tuổi trở lên thực hiện phổ biến các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ.
Đối với những nhóm tội như tội phạm về chức vụ, tội phạm về xâm phạm
an ninh quốc gia… thường thì yếu tố xã hội sẽ chiếm vai trò chủ đạo. Bởi lẽ
những nhóm tội như tội phạm về chức vụ thì phải có những đặc điểm riêng về
việc làm, nghề nghiệp, thành phần xã hội… cụ thể, họ phải có chức vụ hoặc có
địa vị cao trong xã hôi, trong nghề nghiệp thì mới có thể thực hiện được các tội
12


này. Còn các tội về xâm phạm an ninh quốc gia… thì thường phải có những đặc
điểm về môi trường, quá trình đào tạo, giáo dục mới có thể dẫn đến những suy
nghĩ lệch lạc, những tư tưởng phản động.
Như vậy, có thể khẳng định các đặc điểm về sinh học và xã hội đóng vai
trò vô cùng qua trọng đối với việc hình thành tội phạm, thông qua đó ta có thể
phân loại các nhóm tội phạm, ngăn ngừa các dấu hiệu tội phạm.
IV. Các biện pháp phòng ngừa xuất phát từ đặc điểm sinh học và đặc điểm
xã hội của người phạm tội
1. Các biện pháp phòng ngừa xuất phát từ đặc điểm sinh học
Đối với giới tính: theo nghiên cứu thì giới tính nam có xu hướng phạm tội
cao hơn giới tính nữ do vậy có một số biện pháp sau:
Điều hòa lượng hocmon cao trong cơ thể giúp giảm nguy cơ tội phạm.
Theo nghiên cứu hiện nay việc ăn nhiều rau răm, uống nhiều nước đậu…; việc
sử dụng điện thoại nhiều có thể ảnh hưởng đến việc hủy hoại các tinh trùng của
nam giới và ảnh hưởng tới suy giảm testosterone. Bên cạnh đó, việc dung nạp
quá nhiều chất hóa học vào cơ thể thông qua ăn uống, sử dụng các loại thuốc,
khiến cho hàm lượng hoocmon tăng cao. Dẫn đến nguy cơ phạm tội. Chính vì
thế, cần có biện pháp điều hòa lượng hoocmon, như việc thăm khám bác sỹ;
Uống thuốc oặc tiêm thuốc trực tiếp để điều hòa hoocmon.

Về tuổi: theo thống kê cho thấy số lượng người chưa thành niên phạm tội
chiếm đến 1/3 trong tổng số tội phạm. Người chưa thành niên thường chưa đủ
chính chắn trong suy nghĩ, dễ bị suy nghĩ lệch lạc làm ảnh hưởng. Việc giáo dục
ý thức là điều cần thiết để giảm nguy cơ phạm tội của đối tượng này. Nhằm
hoàn thiện nhận thức cho trẻ, định hướng nhân cách và những phẩm chất tốt
đẹp. Tránh những suy nghĩ và tâm lí lệch lạch dẫn tới thực hiện hành vi phạm
tội.

13


2. Các biện pháp phòng ngừa hành vi phạm tội xuất phát từ đặc điểm xã
hội
Để hạn chế biểu hiện tiêu cực và thực hiện hành vi phạm tội, cần có
những biện pháp tác động cụ thể:
Giáo dục từ gia đình và nhà trường nên được chú trọng. Gia đình là cái
nôi nâng đỡ phát triển nhân cách, gia đình phải quan tâm giáo dục đạo đức, lối
sống văn hóa để các em có cách sống chuẩn mực, đúng chuẩn mực. Các thành
viên trong gia đình nên giới thiệu các kiến thức pháp luật để có ý thức tránh xa
hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm sau này. Ngoài ra, không thể phủ nhận
vai trò quan trọng của nhà trường. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong
việc giáo dục trẻ em do vậy bên cạnh giáo dục kiến thức thì nhà trường cugx
nên chú trọng đến việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống tuân thủ pháp luật.
Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học chặt chẽ đối với học
sinh. Hơn thế nữa, nhà trường nên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật trong nhà trường và phối hợp với gia đìn trong việc trao đổi thông tin
để cùng quản lý giáo dục các em phát triển toàn diện.
Tạo môi trường sống lành mạnh, từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Lên
án, tố cáo những hành vi sai lệch, để thấy được đó là những tiêu cực không nên
làm theo. Khuyến khích những hành vi, cư xử chuẩn mực. Lối sống lành mạnh,

hạn chế tệ nạn xã hội. Hoàn cảnh gia đình tích cực sẽ giảm bớt tội phạm, vì thế
cần xây dựng phát triển kinh tế cho xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, thành
viên tích cực trong toàn xã hội.
Khi nghiên cứu về nghề nghiệp, tội phạm học nhận thấy những người
không có việc làm ổn định thường có tỷ lệ phạm tội cao hơn so với người có
việc làm ổn định. Tội phạm cũng có sự liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mà
người phạm tội đang đảm nhiệm (nhóm tội về chức vụ…). Chính vì thế cần tạo
công ăn việc làm cho lao động. Khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp lao động
tạo ra sản phẩm và tạo nhu cầu về nhân lực, giải quyết vấn đề liệc làm, nâng cao
14


chất lượng cuộc sống cũng là biện pháp tích cực phòng chống tội phạm. Quản lí
chặt chẽ hoạt động của các cơ quan, tổ chức thông qua hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện sai phạm và phòng ngừa tội phạm.
Khi nghiên cứu về nơi cư trú, tội phạm học nhận thấy tình hình tội phạm
thường tập trung ở những thành phố lớn, tốc độ phát triển ở mức cao, đặc biệt là
ở những địa bàn có sự giáp ranh về địa giới hành chính. Cho nên cần đảm bảo
vấn đề an ninh xã hội, tăng cường an ninh, đảm bảo trật tự nơi cư trú trên khắp
cả nước…
Như vậy, Sự tác động vào những đặc điểm xã hội, sinh học và tâm lý của
mọi người là một trong những biện pháp làm giảm nguy cơ của tội phạm. Việc
giảm nguy cơ tội phạm còn là tự tổng hợp của nhiều biện pháp khác mà việc
thực hiện đòi hỏi phải có sự đồng bộ, và là trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân và của toàn xã hội để đẩu lùi tội phạm.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc nghiên cứu đặc điểm nhân thân của tội phạ nói chung
và mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội nói riêng, giúp
chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này. Từ đó, nhìn nhận, đánh giá
một cách toàn diện về vấn đề; định hướng cách tiếp cận và nghiên cứu tội phạm.

Đồng thời, đưa ra những lí giải về nguyên nhân của tội phạm và các biện pháp
tác động mang tính phòng ngừa ở hiện tại và tương lai.

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................1
I. Một số vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội...........................1
1. Khái niệm nhân thân người phạm tội.........................................................1
15


2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội..........................................................2
3. Ý nghĩa nghiên cứu nhân thân người phạm tội..........................................3
II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội trong nhân thân
người phạm tội...................................................................................................3
1. Đặc điểm sinh học của nhân thân người phạm tội.....................................3
2. Đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội.........................................6
3. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội trong nhân thân
người phạm tội................................................................................................7
III. Sự tác động của các yếu tố sinh học và xã hội tới hành vi của người phạ
tội.....................................................................................................................11
1. Tác động chung........................................................................................11
2. Tác động đến một số nhóm tội cụ thể.......................................................12
IV. Các biện pháp phòng ngừa xuất phát từ đặc điểm sinh học và đặc điểm xã
hội của người phạm tội....................................................................................13
1. Các biện pháp phòng ngừa xuất phát từ đặc điểm sinh học.....................13
2. Các biện pháp phòng ngừa hành vi phạm tội xuất phát từ đặc điểm xã hội
......................................................................................................................14
C. KẾT LUẬN..................................................................................................15


16



×