Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Sa Pa là một điểm nóng trong phát triển du lịch, đặc biệt sau khi hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và dự án cáp treo Fanxipan đi vào hoạt động từ cuối năm 2015. Số lượng khách đến với Sa Pa tăng đột biến mang lại doanh thu lớn cho địa phương, tạo s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TPHCM

Học phần:

Văn Hóa Du Lịch

Đề tài : Tác động của du lịch tới văn hóa-điểm du lịch Sa Pa- Lào Cai

Sinh viên : Phạm Duy Tân
Mssv: d15vn171
Lớp: đhdl 10hd1
Gvhd: Nguyễn Thị Minh Ngọc

Tphcm _ 03/03/2019

1


Mục Lục
Lời mở đầu:

3

Chương 1: Giới thiệu về Sapa

4

a): Điều kiện tự nhiên

4


b): Khái quat về tình hình phát triển kinh tế- xã hội

6

c): Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Sapa

7

Chương 2: Những tác động tích cực của du lịch tới Sapa
a): Quảng bá văn hóa hình ảnh Sapa

9
9

b): Mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa Sapa

11

c): Bảo tồn lâu bền những giá trị văn hóa Sapa

12

Chương 3: Những tác dộng tiêu cực của du lịch tới Sapa

14

a) Thương mại hóa những giá trị văn hóa thuần túy bản địa

14


b) Ảnh hưởng tới lối sống dân cư địa phương

16

Chương 4: : Những giải pháp hạn chế những tiêu cực và phát triển bền vững du
lịch Sapa
17
Kết luận:

19

2


Lời Mở Đầu
Sapa nằm ở độ cao gần 2000m được ví như cơ gái đẹp trong buổi sớm mai đất trời còn
ngái ngủ, với hang mi dợp mát trên cặp mắt mơ màng của nàng thiếu nữ đang tuổi xuân
thì. Ở Sapa có rất nhiều khu du lịch với những vị trí lí tuởng giúp bạn có thể thỏa sức
quan sát tứ phía, cảm nhận đuợc thế núi hung vĩ của thị trấn tận cùng phương Bắc: Kia
thị trấn 4 mùa xuân mây phủ,nguyên mẫu của nhiều bức tranh từng đoạt giải thưởng quốc
tế. Xa hơn những thửa ruộng bậc thang đang mùa thu hoạch vàng óng 1 mầu, xốy những
vịng trịn bất tận. Phía bên trái, Bản Hồ như 1 chiếc gương soi của mặt trời sậm đỏ rang
chiều.
Sa Pa là một điểm nóng trong phát triển du lịch, đặc biệt sau khi hệ thống đường cao tốc
Hà Nội – Lào Cai và dự án cáp treo Fanxipan đi vào hoạt động từ cuối năm 2015. Số
lượng khách đến với Sa Pa tăng đột biến mang lại doanh thu lớn cho địa phương, tạo sinh
kế và thu nhập cho nguời dân bản địa. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng
không theo kịp với sự gia tăng của du khách khiến cho Sa Pa quá tải về mọi mặt như giao
thông tắc nghẽn, mất điện, mất nước... gây bức xúc cho du khách và tranh cãi trong nhân
dân. Để có cái nhìn tổng thể và đánh giá khách quan về những tác động của du lịch tới

Sapa, bài viết tập trung phân tích về những tác động tiêu cực và tích cực của du lịch tới
Sapa từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp Sapa phát triển một cách bền vững

3


Chương 1: Giới thiệu về Sapa
a) Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm 8,24 %
diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 220 07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ
bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía
nam giáp huyện Văn Bàn, phía đơng giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than
Uyên và Tỉnh Lai Châu.
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵ nằm cách thị
xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu,
Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc và tây bắc.
* Địa hình:
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 40 0, có
nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đơng của dãy
Hồng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng
và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi
Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển. Địa hình của Sa Pa
chia thành ba dạng đặc trưng sau:
- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả
Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao
trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng
hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van,

Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện. Đây
là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500
m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.
- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài,
Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm
45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh
nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu.
* Khí hậu thời tiết:
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ơn đới lạnh
với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm,
mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .
4


* Thuỷ văn :
Sa Pa có mạng lưới sơng suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0 km/km2 , với hai hệ
thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.
- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía
Bắc dãy Hồng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã
phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực
khoản 156 km2 .
- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy
Hồng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và
Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ,
Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng.
Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến
đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ
gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khơ các suối
thường cạn.


Hình ảnh đặc trưng về điều kiện tự nhiên tại Sapa
5


b) Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Sa Pa

Sa Pa là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Lào Cai, giáp ranh với các huyện Bát
Xát (phía Bắc), Phong thổ, Than Uyên tỉnh Lai Châu (phía Tây), huyện Văn Bàn (phía
Nam), huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai (phía Đơng). Nằm ở độ cao trung bình từ
1500m-1800m nên khí hậu tồn huyện mang sắc thái ôn đới.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư Lào Cai (2017), Sa Pa có tốc độc tăng trưởng
kinh tế nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) và cơ cấu kinh tế có
chuyển dịch tích cực, tỉ trọng ngành nơng nghiệp chiếm 18,5%, tỉ trọng ngành công
nghiệp và xây dựng chiếm 28,12%; tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,38%, tăng 4,99% so
với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) đạt 32,063 triệu đồng, tăng 16,8%
so với năm 2015. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 343,531 tỉ đồng, vượt 15% so với
dự toán tỉnh giao.
Dân số trên địa bàn huyện Sa Pa tính đến năm 2015 là 58.568 người, cuối năm 2016
gần 60.000 người. Số người trong độ tuổi lao động huyện Sa Pa năm 2016 là 33.678 lao
động, chiếm gần 60% dân số toàn huyện. Dân số tập trung đông nhất tại thị trấn Sa Pa
theo thống kê năm 2016 là 10.399 người, mật độ dân số trung bình 290 người/km2 (cao
hơn tỉnh Lào Cai 106 người/km2 ) trong khi đó sức chứa tối đa của thị trấn Sa Pa theo
tính tốn là 6000 khách/ngày. Điều đó gây nên tình trạng quá tải tại thị trấn Sa Pa. Những
năm gần đây, q trình đơ thị hóa tại thị trấn Sa Pa diễn ra nhanh, mật độ dân cư cục bộ
rất cao, trở thành đô thị tập trung với hình thái và lối sống phổ biến của thành thị. Khu
vực trung tâm được tận dụng quỹ đất một cách triệt để cho mục tiêu thương mại kinh
doanh.
Sa Pa là nơi có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 6 dân tộc chính: Mơng, Dao, Tày,
Kinh, Giáy, Xa Phó (Phù Lá). Các đồng bào dân tộc sống chủ yếu bằng nông nghiệp,
nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan mây tre…

Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ
thương mại. Tuy du lịch khu vực khá phát triển nhưng người dân tộc thiểu số hưởng lợi
từ du lịch còn hạn chế, do đó đời sống đồng bào dân tộc cịn khó khăn, trình độ dân trí
cịn thấp.

6


c) Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Sa Pa

Khí hậu ở Sa Pa thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Mùa hè mát và có nhiệt độ trung
bình từ 15-18oC. Theo chỉ tiêu đánh giá sinh khí hậu của các học giả Ấn Độ thì Sa Pa là
nơi có điều kiện khí hậu rất thích hợp với sức khỏe con người, do vậy đây là cơ hội thuận
lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Do ảnh hưởng của
yếu tố địa hình, hướng sườn và quy luật đai cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm), nên
chế độ nhiệt ở Sa Pa cũng biến đổi nhanh chóng theo độ cao. Mùa đơng ở Sa Pa rất lạnh
(do ảnh hưởng của gió cực đới và độ cao địa hình), nhiệt độ thường xuyên xuống thấp từ
5 oC-10oC. Điều thú vị nữa khi đến Sa Pa là du khách có thể cảm nhận được thời tiết của
bốn mùa trong một ngày: sáng và chiều là thời tiết của mùa xuân, mùa thu; trưa là thời
tiết của mùa hạ và đêm là thời tiết của mùa đông. Do vậy, Sa Pa đã trở thành nơi nghỉ mát
lí tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Ruộng bậc thang là đặc trưng của địa hình núi cao Sa Pa xen kẽ với đồi núi thấp. Do
bị chia cắt lớn cùng kĩ thuật canh tác lâu đời của người dân bản địa nơi đây đã tạo nên
ruộng bậc thang có hình thái uốn lượn, vừa kì vĩ vừa đẹp mắt, cuốn hút du khách thập
phương. Trong đó phải kể đến ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa, nơi đây đã
được xếp hạng di sản cấp quốc gia vào tháng 10/2013.
Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, đây là đầu nguồn của hai hệ thống suối Bo và
suối Đum. Hàng năm, hai con suối này được bổ sung lượng mưa đáng kể, để lại một khối
lượng lớn nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt phong phú tạo nên thác nước đẹp
được thêu dệt thành câu chuyện trữ tình như Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Thác Cát Cát.

Nguồn nước ngầm, theo tài liệu khảo sát của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ quốc gia (1994) - Viện Địa lí: Trữ lượng tự nhiên nước ngầm của Sa Pa ở mức
383.566 m3 /ngày, độ pH từ 6 - 8,5oC, độ khống hóa từ 0,16-0,75g/l và các thành phần
hóa học đạt yêu cầu nước dùng cho sinh hoạt. Sa Pa cịn có nguồn nước siêu nhạt ở Tắk
Cơ (xã Trung Chải), có giá trị rất lớn cho sức khỏe nên cần được đầu tư và nghiên cứu để
đưa vào khai thác sử dụng. Đặc biệt, nguồn suối nước nóng (Bản Hồ) có nhiệt độ đến
40oC, có giá trị lớn đối với du lịch nghỉ dưỡng.
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị quý cho phát triển du lịch. Các tài
nguyên này bao gồm những giá trị văn hóa vật thể như di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo
cổ, những sản phẩm thủ công truyền thống... Những giá trị văn hóa phi vật thể như văn
nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương. Tài nguyên du lịch nhân
văn tại Sa Pa hiện nay bao gồm các loại hình như: Tài nguyên du lịch – lễ hội, tài nguyên
du lịch chợ truyền thống, tài nguyên du lịch nghề thủ công truyền thống, tài nguyên du
lịch kiến trúc nhà ở và tài nguyên ẩm thực.

7


Ngoài ra, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai với tổng chiều dài 264 km đi qua địa
phận 5 tỉnh đã hoàn thành và đi vào khai thác năm 2013. Hệ thống cáp treo lên đỉnh
Phanxipan được đưa vào sử dụng là bước ngoặt thay đổi tình hình phát triển du lịch Sa
Pa.

Hoạt động du lịch tại SaPa
Số lượng du khách đến với Sa Pa tăng đột biến. Tổng số khách du lịch đến với Sa Pa
trong năm 2016 là 970.000 lượt khách, chiếm 35,02% tổng số lượt khách du lịch đến với
tỉnh Lào Cai, trong đó du khách quốc tế là 745.000 người, chiếm 76,8%. Tuy nhiên, số
ngày khách lưu trú bình quân tại Sa Pa chỉ là 2 ngày/khách. Mức chi tiêu bình quân của
khách du lịch từ 300.000 - 950.000 VNĐ/ngày, trong đó, mức chi tiêu bình quân của
khách quốc tế khoảng từ 650.000 - 850.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 30-40

USD/ngày). Khách nội địa chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế với mức chi tiêu từ
450.000 - 650.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 20-30 USD/ngày). Nguồn thu du
lịch chủ yếu từ ăn uống, lưu trú. Sắp tới, dự án đường cao tốc Lào Cai – Sa Pa hoàn thành
và dự án xây dựng cảng hàng không Lào Cai đang được triển khai sẽ mở ra tiềm năng lớn
để phát triển du lịch Sa Pa, thu hút nhân lực lao động và du khách đến với Lào Cai nói
chung và Sa Pa nói riêng. Theo số lượng thống kê năm 2017, du khách trong và ngồi
nước có xu hướng đổ mạnh về Sa Pa, tính đến 31/12/2017 lượng du khách đến với Sa Pa
đã đạt hơn 1,7 triệu lượt người, gần gấp hai lần so với năm 2016, đem lại doanh thu gần
2000 tỉ đồng. Đây sẽ là cơ hội vàng để du lịch ở Sa Pa phát triển mạnh mẽ trong thời gian
tới. (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, 2017).
8


Chương 2: Những tác động tích cực của du lịch tới Sapa
a) Quảng bá văn hóa hình ảnh của Sapa

Là một trong những điểm du lịch đẹp nhất, Sapa đang làm tốt vai trị trong cơng việc
quảng bá hình ảnh của Việt Nam cũng như tạo nên khu du lịch mang đầy ý nghĩa.
Nói đến Sapa người ta thường nghĩ đây chính là vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên đã
ban tặng cho vùng đất này, những phong cảnh tự nhiên đẹp, quyến rũ khách du lịch. Hầu
hết khách đi du lịch Sapa, ai cũng có một cảm nhận chung đó là nó mang vẻ đẹp thuần
khiết của tự nhiên. Nó như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc hòa nhập gần gũi với
con người.
Du khách được làm quen với cuộc sống của người dân thiểu số ở Sapa, ăn thử món ăn
của họ. Tơi cảm thấy rất thích thú khi bắt chước cách phát âm của các em bé Mông.
Những ngọn núi xanh ngắt và vùng thung lũng bát ngát khiến du khách cảm thấy rất thích
thú.
Ruộng bậc thang leo ngoằn ngoèo trên khắp các sườn núi. Phụ nữ mặc những trang
phục dân tộc xinh đẹp và bán các đồ thủ cơng cho khách du lịch như vịng bạc, kiềng bạc
và túi thổ cẩm.

Sapa cũng là điểm đến du lịch khá thú vị vì có thể nhìn thấy toàn cảnh một vùng đất
bậc thang. Thời tiết mát mẻ, hơi se lạnh vào đêm và sáng. Điều tuyệt vời nhất là Sapa là
nơi có nhiều làng nhỏ các dân tộc sinh sống nên nền văn hóa cũng rất đa dạng.
Để thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển thương hiệu du lịch Sa Pa theo hướng bền
vững, xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, huyện Sa Pa
đã đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, trong đó xác định xây
dựng văn hóa du lịch là ưu tiên hàng đầu.
Ơng Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
cho biết: "Sa Pa đã triển khai việc thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, trong giao
tiếp trong quản lý du lịch trên địa bàn kể cả việc nâng cao trình độ năng lực quản lý điều
hành của các cơ quan quản lý Nhà nước và chỉ đạo các hiệp hội du lịch Sa Pa, tuyên
truyền đến người dân có ứng xử văn minh thân thiện với du khách".
Một trong những yếu tố níu chân du khách là sản phẩm du lịch, do đó thời gian qua
huyện Sa Pa đã ưu tiên đầu tư vào 7 nhóm sản phẩm. Đó là phát triển các dịch vụ gia tăng
như hàng lưu niệm, hoạt động vui chơi, phát triển các khu thể thao mạo hiểm, mở rộng du
lịch điều dưỡng chữa bệnh bằng sản phẩm truyền thống dân tộc như tắm lá thuốc, sử
dụng các sản phẩm dược liệu chính hiệu của Sa Pa… Đặc biệt khai thác có hiệu quả các
lễ hội văn hóa dân tộc thiểu số, các lễ hội theo mùa, tạo điểm nhấn của loại hình du lịch
homestay để mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị.
9


Xây dựng văn hóa du lịch tại Sapa chính là tạo ra những hình ảnh đẹp trong lịng du
khách về vùng đất Sa Pa thơ mộng, để rồi đến một lần sẽ muốn trở lại thêm nhiều lần.

Du lịch tại Sapa góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc giới thiệu quảng bá hình ảnh, văn
hóa của Sapa nói riêng cũng như đất nước nói chung ra thế giới

10



b) Mở rộng giá trị và sản phẩm văn hóa tại Sapa

Khách du lịch khi đến với Sa Pa không chỉ được nghe và nhìn, mà cịn được trải
nghiệm, hịa mình với đời sống văn hóa đã có từ hàng nghìn năm của người dân địa
phương. Chính những lợi thế về đa dạng văn hóa đã tạo điều kiện cho Sa Pa phát triển
các loại hình du lịch, đặc biệt là các tour du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Trong đó, du
lịch văn hóa là một tiềm năng mà Sa Pa đang tập trung khai thác. Chưa cần viện dẫn đến
những con số, tài liệu của cơ quan chức năng du khách thập phương vẫn có thể dễ dàng
nhận thấy, trong hơn một thập niên trở lại đây kinh tế - xã hội ở Sa Pa đã có sự chuyển
mình rất rõ nét, đời sống của bà con các dân tộc nơi đây ngày càng khấm khá, hạ tầng cơ
sở cùng với nhiều loại hình thiết chế mọc lên nhanh chóng.
Bên cạnh cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, Sa Pa cũng đang đã có những
chủ trương, hướng đi phù hợp để thúc đẩy du lịch phát triển tương xứng với vị thế của
một Khu du lịch Quốc gia. Chính quyền và nhiều doanh nghiệp đã cùng “bắt tay” nhau
đưa phong tục tập quán của nhiều dân tộc vào trong chương trình du lịch trải nghiệm với
tham vọng tái hiện nguyên bản nét văn hóa dân tộc Sa Pa: lễ cấp sắc, đón dâu của dân tộc
Dao, tục kéo vợ của dân tộc Mông, lễ mừng mùa mới của dân tộc Phù Lá (còn gọi là dân
tộc Xa Phó), hay lễ cúng đất đầu năm của dân tộc Giáy… Năm 2018, “chợ phiên Sa Pa
thu nhỏ” cũng được thành hình. Đây là khơng gian những người yêu Sa Pa cùng chung
tay tôn tạo để đồng bào dân tộc có nơi bn bán ổn định, khơng cịn cảnh cầm sản vật,
quà lưu niệm lẽo đẽo chạy theo chân du khách. Bảo tồn văn hóa chợ Sa Pa, tạo cơ hội
sinh kế cho người bản địa cũng chính là bảo tồn những giá trị quý báu nhất của Sa Pa.
GS. Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn
hóa dân tộc Việt Nam cho rằng, khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, ngoài yêu cầu về
ăn, nghỉ, ngắm cảnh thiên nhiên kỳ thú cịn có nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật
dân gian, dân tộc đặc sắc. Chính những tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn lá gọi tình u
khơng chỉ là món ăn tinh thần của đồng bào dân tộc mà còn là nét thu hút đặc biệt cho
khách du lịch xa gần. Các loại hình nghệ thuật dân gian này cần đầu tư trí tuệ, nâng tầm
nghệ thuật, có giá trị thẩm mỹ cao, chinh phục được khách du lịch trong và ngồi nước.

Bằng những chính sách phát triển du lịch gắn với văn hóa ở Sapa của các cấp chính
quyền đã giúp cho Sapa mở rộng và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa vốn có của
nơi đây. Du lịch đã góp phần mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa tại Sapa

c) Bảo tồn duy trì bền vững những giá trị văn hóa tại Sapa
11


Du lịch đã góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ công mĩ nghệ cổ truyền
mang đậm bản sắc dân tộc.
Nhiều lễ hội, phong tục truyền thống được duy trì, tái tạo và phát triển như Tết
“Nhảy” của người Dao Đỏ; lễ hội xuống đồng của người Giáy (lễ hội Roóng Poọc)... đã
làm cho các hoạt động văn hóa trở nên năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị
trường. Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đã góp phần khơi dậy các tiềm năng
văn hóa, nâng cao nhận thức và thúc đẩy tích cực cho việc bảo tồn di sản thiên nhiên, văn
hóa.
Việc bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống cũng được chú trọng đặc
biệt. Nhiều làng nghề đã xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường. Sa Pa là nơi
hội tụ các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nơi đây, các sản phẩm thêu
dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, rèn đúc, nấu rượu đã trở nên rất nổi tiếng và có sức
hút mạnh mẽ đối với du khách. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm, tạo ra các sản phẩm lưu niệm
phục vụ du khách đang phát triển rất mạnh. Chỉ riêng huyện Sa Pa đã có tới 11 làng nghề
thêu, dệt thổ cẩm ở các xã: Tả Phìn, San Sả Hồ và Sa Pả, với khoảng 1.050 hộ tham gia,
cùng một số tổ hợp sản xuất của Hội Phụ nữ đóng góp cho du lịch
Trong những năm qua, nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, Sa Pa tập trung
vào cơng tác bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời tiến hành quy
hoạch và rà sốt tồn bộ hệ thống dịch vụ nhà hàng, bán hàng phục vụ và công tác quản
lý hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, đồng thời với việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch,
Sa Pa đã thực hiện nhiều biện pháp xây dựng môi trường văn hóa du lịch Sa Pa văn minh

hơn, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Các cấp, các ngành đã tích cực
ngăn chặn tình trạng đeo bám khách du lịch, bán hàng rong bằng những việc làm cụ thể
như: Tuyên truyền tại các xã có nhiều phụ nữ và trẻ em bán hàng rong, đồng thời đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ hướng dẫn người dân phát triển các mơ hình sinh kế hiệu
quả thông qua các câu lạc bộ thêu, may thổ cẩm, hình thành các điểm bán hàng tập trung
tại địa phương.
Bên cạnh đó, để bảo tồn văn hóa các dân tộc và giới thiệu tới khách du lịch những sản
phẩm riêng có, tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc, Sa Pa cũng đã quan tâm tới việc
xây dựng các điểm bán hàng tập trung tại các xã và một số khu vực thuộc thị trấn, tiêu
biểu là điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của người Dao đỏ tại Nhà Bảo tàng
trung tâm thị trấn Sa Pa; điểm sản xuất và bán tại chỗ các sản phẩm thổ cẩm của dân tộc
thiểu số tại chợ Sa Pa… Đến nay, một bộ phận người dân đã có sự chuyển biến tích cực
trong nhận thức và hành động; cơ bản giảm hiện tượng phụ nữ, người già, trẻ em người
dân tộc đeo bám khách du lịch.
Lâu nay, Sa Pa hấp dẫn du khách bởi những nét rất riêng và đặc trưng, là những bản
12


làng nguyên sơ, bản sắc văn hóa các dân tộc, những thửa ruộng bậc thang, là
một Sa Pa hòa quyện với thiên nhiên.
Bằng việc phát triển khai thác du lịch văn hóa hợp lý của các cấp chính quyền và
người dân địa phương đã giúp cho những giá trị văn hóa nơi đây được bảo tồn và duy trì
một cách bền vững .

Lễ hội xuống đồng ở Sapa hằng năm vẫn thu hút khách du lịch và chính nhờ du lịch phần
nào giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa này

Chương 3: Những tác động tiêu cực của du lịch tới Sapa
13



a) Thương mại hóa những giá trị văn hóa thuần túy bản địa

“Thương mại hóa Sa Pa”. Có thể nói đây là một lời cảnh tỉnh cho Sa Pa đang phát triển
quá nóng.
Bất kỳ ai từng đến Sa Pa đều quen với cảnh bị những “đội quân” phụ nữ, trẻ em mặc
trang phục dân tộc thiểu số đeo bám tới cùng với “tính chiến đấu” rất cao, làm như sắp ăn
tươi nuốt sống du khách tới nơi. Họ bán những món hàng lưu niệm “thủ cơng”, nói được
tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nga và thậm chí tiếng Ý.
Cùng với dòng du khách đổ tới Sa Pa, thị trấn này đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
người nước ngoài. Những khách sạn, hộp đêm, nhà hàng dành cho người nước ngồi mọc
lên chen chúc, chẳng cịn thấy những đồng lúa bạt ngàn đâu.
Những điểm nóng du lịch như làng Cát Cát trở thành những khu giải trí đồ sộ, lúc nào
cũng thấy cảnh người dân bản địa mặc trang phục truyền thống tìm mọi cách bán hàng
lưu niệm cho du khách. Cứ như thế, di sản văn hóa của người dân địa phương nơi đây điều mà nhiều du khách đến Sa Pa để mong được thưởng thức - lần hồi mất dần.
Ông Phil Hoolihan, người đã cùng với vợ là bà Hoa lập ra tour du lịch sinh thái Sa Pa
Ethos, bức xúc: “Bản sắc văn hóa đang dần mất đi và nhiều du khách đến đây đã vơ cùng
thất vọng. Ơng nói “Tơi đã hỏi ý kiến của 366 du khách đến thị trấn Sa Pa và bản Tả Van
hồi tháng 6 vừa qua, trong đó 70% là người nước ngoài. 90% trong số này cho biết rác là
thứ họ ngán ngẩm nhất và 69% nói họ sẽ không trở lại Sa Pa nữa”.
Khách sạn mọc lên lổn ngổn khắp nơi dường như vẫn là chưa đủ với Sa Pa. Hiện hơn
9.000 phòng vẫn đang được xây dựng.
Khơng có nơi nào là bất khả xâm phạm. Ngay cả Fansipan - đỉnh núi cao nhất Việt
Nam - cũng không yên thân. Khách du lịch thường đến Sa Pa chỉ trong 2 hoặc 3 ngày rồi
đi nên lắm công ty cũng chỉ chăm chăm kiếm tiền nhanh theo kiểu mì ăn liền.
Chẳng mấy ai quan tâm tới tính bền vững. Sự phát triển xảy ra quá nhanh. Ở một thị
trấn khơng có hệ thống xử lý rác, khơng có cơ chế kiểm tra các tịa nhà và nước không
đạt chất lượng, hậu quả quá lớn đang đè lên người dân địa phương
Con đường dẫn tới Lào Cai từng rất hoang sơ, nay thì các tịa nhà mọc lên khắp nơi,
các dịng sơng thì đầy rác. Nhìn vào tình trạng đường sá ở đây: toàn ổ gà ổ voi do các xe

tải hạng nặng chở vật liệu cho các cơng trình xây dựng quy mơ lớn gây ra thì thấy được
ngay là chẳng có mấy đồng, nếu có, được đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Khách tản bộ mà cứ phải lấm lét mắt trước mắt sau nhìn xe ô tô, chỉ sợ nó tông vào
người. Rồi tắc đường, tùm lum lên. Chưa kể dịch vụ bị chặt chém nữa. Đường cao tốc mở
ra thì tốt thật đó nhưng nếu quy hoạch bãi đỗ xe, quy hoạch đường phố thì Sapa sẽ ko bị
14


hỗn loạn như giờ. Và nhưng nhà kinh doanh ở Sapa đừng nhìn cái lợi trước mắt mà mất
đi cái lâu dài
Facebooker Sapa Guider sinh sống tại Sapa và hiện đang là HDV ở đây chia sẻ:
“Sapa càng ngày càng thay đổi, những đại gia nhiều tiền sẽ làm Sapa thay đổi và biến
chất đi rất nhiều. Giờ khách nước ngồi họ thấy Sapa đang dần đơ thị hố một cách
chóng mặt, hệ thống khách sạn mọc lên như nấm, khu trung tâm hội nghị mới xây được
vài năm thì lại bị đập đi vì dự án mới của huyện, rồi chợ cũ bị di dời quá xa so với quy
định. Du khách nhiều người ko biết chợ nằm ở chỗ nào hay là có phần ngại đi vì chợ xa
trung tâm”.
Và còn rất nhiều những ảnh hưởng xấu do thương mại hóa đem lại cho Sapa đã và
đang sảy ra và sẽ tiếp tục nếu khơng có những biện pháp giải quyết

Một hình ảnh đặc trưng cho việc thương mại hóa ở Sapa

b) Ảnh hưởng tới lối sống dân cư địa phương

15


Sức hấp dẫn từ những đồng tiền kiếm được do bán hàng lưu niệm cho du khách khiến
nhiều gia đình lôi con ra khỏi trường học, bắt chúng ngày ngày mặc quần áo truyền thống

của người H'Mông để thu hút sự chú ý của du khách.

Hậu quả nhãn tiền: tỉ lệ mù chữ ở trẻ em dân tộc thiểu số tăng lên. Chính quyền địa
phương cảnh báo là đừng mua hàng lưu niệm do trẻ em bán nhưng rồi cũng chỉ dừng lại
ở cảnh báo.
Chợ tình vốn được coi là “đặc sản” của Sapa cũng đang bị “mai một” bởi một phần
do sự thiếu văn hoá của một số đối tượng du khách nhưng phần nhiều hơn là bởi yếu tố
thương mại, diễn do nhu cầu của du khách.
Những thanh niên dân tộc Mông trạc tuổi 14-15 tuổi vừa nhảy quay tròn vừa thổi
khèn trước sân nhà thờ, bên cạnh đó một đơi trai gái bốn mắt nhìn nhau, xung quanh du
khách hiếu kỳ bao bọc, la hét. Thì ra họ đang diễn phục vụ du khách.
Số trẻ em bỏ học đi làm hướng dẫn cho khách du lịch cũng đã tăng lên đến mức đáng
kể trong thời gian gần đây.
Không biết từ bao giờ các em bé tại Sapa hình thành thói quen nhìn thấy ai là chạy lại
khi thì xin tiền, khi thì lại vịi vĩnh đơi ba thứ kẹo bánh. Dần dần, người ta đặt ra một vài
nghi hoặc về những đứa trẻ dạn dĩ đó, rằng điều gì khiến các em bị “thực dụng hố” như
thế, ai đã dạy các em những câu xin tiền được lặp đi lặp lại với bất kỳ người nào như vậy.
đó chính là vấn đề du lịch ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống của các em nhỏ nơi đây
Giữa phố xá đơng đúc, những người bán hàng chìm nghỉm giữa đống thổ cẩm buồn
bã. Dân địa phương thay vì làm nương rẫy đáng chuyển sang chen chúc buôn bán. Du
lịch làm thay đổi lối sống mưu sinh của họ

16


Chương 4: Những giải pháp hạn chế những tiêu cực và phát triển bền vững
du lịch Sapa
Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch cộng đồng,
kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có đủ uy tín, có đủ năng lực, đảm bảo hiệu quả xã hội, trong
đó người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch phải được hưởng lợi nhiều nhất (gắn

với vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo...).
Tập trung xây dựng hệ thống các sản phẩm đặc thù, riêng biệt của Sa Pa; cần phải có
quy hoạch cụ thể du lịch đối với từng vùng phù hợp, ví dụ cần phải quy định cụ thể số hộ
gia đình được phép làm homestay, hộ nào được bán hàng lưu niệm, hộ nào được sản xuất
hàng thủ công mĩ nghệ... Điều đó khiến việc chun mơn hóa trong từng khâu phục vụ
được tốt hơn, tránh trường hợp hộ nào cũng có thể làm đủ các dịch vụ thì chất lượng phục
vụ du khách không được tốt.
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch: Cộng
đồng dân cư cần phải được tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và giám sát q
trình thực hiện quy hoạch đó. Phải được đào tạo để nâng cao nhận thức về giá trị tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và giá trị của chúng trong kinh doanh du lịch, từ
đó sẽ có ý thức hơn nữa trong việc bảo tồn và gìn giữ phục vụ phát triển du lịch. Xây
dựng một số mô hình cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng được vay vốn
với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kĩ năng, phương pháp làm du lịch nhằm dần dần thay
đổi sinh kế, nâng cao mức sống cho người dân; tích cực thúc đẩy q trình tái đầu tư lợi
tức thu được từ du lịch “quay lại” hỗ trợ cộng đồng và công tác bảo tồn tài nguyên du
lịch.
Đẩy mạnh công tác thu gom và xây dựng nhà máy tái chế rác thải, nước thải; kiểm
soát chặt chẽ công tác vệ sinh và xả thải ra môi trường của doanh nghiệp, người dân và
du khách. Phối kết hợp với các đơn vị liên quan (cảnh sát môi trường, tài nguyên môi
trường...) thực hiện tốt việc thanh kiểm tra và xử lí nếu có vi phạm.
Thực hiện cơng tác tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ cả về kinh tế lẫn chính sách
trong cơng tác tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn và tái tạo lễ hội, phong tục truyền thống của
nhiều dân tộc. Khuyến khích người dân giữ gìn và duy trì việc mặc trang phục truyền
thống trong các ngày lễ và đặc biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này tạo nên sức hấp
dẫn riêng đối với khách du lịch mỗi khi đến Sa Pa. Giải quyết triệt để nạn đeo bám, bán
hàng rong của người dân bản địa đối với khách du lịch. Tuyên truyền, vận động người
dân cho trẻ đến trường, hỗ trợ thay đổi sinh kế mới và thậm chí áp dụng cả biện pháp
cứng rắn để răn đe đối với những người dân tiếp tục đeo bám, bán hàng rong, ảnh hưởng
xấu tới hình ảnh của du lịch Sa Pa


17


Cần phải có các nhóm chuyên gia của Trung ương, của khối các trường đại học, các
tổ chức du lịch chuyên nghiệp trong và ngoài nước về địa phương tư vấn cách làm du lịch
hiệu quả, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí để đạt được bền vững.
Tập trung chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh đạt chuẩn có trình
độ nhận thức, hiểu biết rộng, chu đáo và thân thiện. Đặc biệt chú ý khuyến khích người
dân địa phương tham gia cơng tác này, điều đó sẽ tạo nên động lực và sức hấp dẫn đối với
du khách và gia tăng thu nhập cho người dân
Đẩy mạnh liên kết phát triển vùng và tiểu vùng cho phát triển du lịch. Đây được coi là
một trong những vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề đói nghèo, tăng trưởng kinh tế. Việc
làm này giúp phát huy các tài nguyên thế mạnh của từng địa phương và kết nối các dịch
vụ liên quan, góp phần vào phát triển kinh tế cộng đồng địa phương bền vững.
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền các chủ trương, chính sách phát triển du lịch cộng
đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động cổ động trực quan,
lưu động tới mọi địa bàn để nhân dân trong huyện, trong tỉnh được biết và nhất trí làm
theo, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh mơi trường, giữ gìn
cảnh quan tự nhiên và an ninh trật tự.

18


Kết luận
Vấn đề tác động của du lịch ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa ở Sapa là điểu khơng thể
tránh khỏi nhưng làm sao để giảm thiểu vấn đề này là câu hỏi được đặt ra đối với nhà
nước và nhân dân địa phương. Làm sao đó nhà nước cần có cách chính sách phát triển du
lịch bền vững. các biện pháp cũng như các quy định hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực Từ
đó mỗi người dân ở Sapa cũng phải có ý thức và sự hiểu biết để chung tay với chính

quyền bảo vệ những giá trị văn hóa khỏi sự tác động tiêu cực của du lịch. Từ đó sẽ giúp
cho Sapa hạn chế được những tiêu cực do du lịch và pháp triển du lịch gắn liền với văn
hóa địa phương bền vững

19



×