Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Nhóm 7 tiểu luận chính sách thương mại quốc tế _ Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.65 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------***--------

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY

Tên nhóm: Nhóm 7
Lớp tín chỉ: TMA301.1
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Huyền Phương

Hà Nội, tháng 02 năm 2019


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại hội nhập phát triển nhanh như ngày nay, việc đẩy mạnh giao

lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nói riêng đã trở
thành mục tiêu hàng đầu của nước ta trong những năm gần đây. Với lợi thế địa hình
gần biển với đường bờ biển kéo dài, Việt Nam đang mang trong mình lợi thế về


phát triển, sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản tới các quốc gia trên toàn thế giới. Tận
dụng được lợi thế này, ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong những năm qua
đã đem về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn để tái đầu tư, phục vụ cho hiện đại
hóa – công nghiệp hóa đất nước.
Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chúng ta không thể
không nhắc tới cá tra – một loại mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam.
Cùng với các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam như Đức, Anh, ASEAN, thì
thị trường Mỹ là một thị trường béo bở đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro đối
với ngành thủy sản Việt Nam, đòi hỏi ngành nói riêng ngày càng có những sự thay
đổi và cải tiến về chất lượng hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó
tính này.
Trong quá trình xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, mặc dù Việt Nam đã vấp
phải rất nhiều những khó khăn và rào cản thương mại từ phía Mỹ nhưng Việt Nam
trong những năm gần đây luôn đạt được thành tựu nhất định, chính vì lý do này
nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt
Nam sang thị trường Mỹ trong 10 năm gần đây”.
2

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu cá tra

của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây. Cùng với đó là tìm
hiểu về những rào cản thương mại từ phía Mỹ, bao gồm những rào cản thuế quan và
rào cản phi thuế quan. Từ những khó khăn đó sẽ mang tới tác động gì đối với ngành
thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng của Việt Nam. Liệu rằng những
khó khăn từ thị trường Mỹ chỉ đem lại những bất lợi cho cá ba tra của Việt Nam hay
không?

4



Nhiệm vụ của đề tài

3

Một là, đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra của
Việt Nam.
Hai là, tìm hiểu các chính sách đối với cá tra của Việt Nam từ thị trường Mỹ.
Ba là, tìm hiểu các tác động của các chính sách đó đối với việc xuất khẩu cá
tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
4

Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của bài tiểu luận gồm có 3

chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm chung ngành hàng cá tra Việt Nam;
Chương 2: Các chính sách thương mại của Mỹ lên mặt hàng cá tra Việt Nam nhập
khẩu vào Mỹ;
Chương 3: Tác động của các chính sách đối với sản phẩm cá tra Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Mỹ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn những hướng dẫn của TS. Vũ Huyền
Phương. Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, chúng em hy vọng nhận được sự góp ý
của cô để hoàn thiện hơn.

5


1


1

ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH HÀNG CÁ TRA VIỆT NAM

Đặc điểm chung
1Đặc điểm của ngành hàng cá tra Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình

Dương. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và
phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ – Thái Bình Dương với
chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Đặc biệt, nước ta với hệ thống sông
ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và
nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục
trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07 %/năm. Với chủ trương thúc đẩy
phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển
mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77 %/năm,
đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, cả năm 2017, tổng sản lượng thủy sản
đạt hơn 7,28 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2016, bao gồm sản lượng thủy sản khai
thác đạt gần 3,42 triệu tấn, tăng 5,7%; sản lượng thủy sản nuôi trồng trên 3,86 triệu
tấn, tăng 5,5%; diện tích nuôi trồng 1,1 triệu ha. Tỉ trọng sản lượng nuôi trồng
chiếm 53,0% tổng sản lượng (năm 2016 là 54,2%).
Trong những năm qua, ngành hàng cá tra có sự phát triển nhanh chóng, đóng
góp lớn cho phát triển ngành thuỷ sản nói chung cũng như vào phát triển kinh tế –
xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chỉ trong thời gian ngắn diện tích
nuôi thả tăng trên 10 lần, sản lượng đạt trên 1,4 triệu tấn. Đây là ngành kinh tế quan
trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh,
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,79 tỉ USD vào năm 2017.
Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên
1.150.500 tấn trong năm 2013, tăng hơn 50 lần. Sản lượng cá tra năm 2017 đạt 1,25

triệu tấn với diện tích khoảng 6.078 ha.
Ngành cá tra đang từng bước hoàn thiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông
dân, cùng với việc thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo ra chuỗi
sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao là tiền đề vững chắc để mặt hàng cá tra vượt
qua các “rào cản kỹ thuật”, xâm nhập các thị trường khó tính.

6


2Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Cá tra là mặt hàng chủ lực chiếm số lượng lớn (khoảng 25,2%) trong xuất
khẩu thủy sản ở Việt Nam chỉ sau tôm. Mặt hàng thủy sản này chiếm đến 95% thị
phần cá tra thế giới, nhờ đó giúp Việt Nam tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho
ngành thủy sản. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, bức
tranh xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 20 năm qua (kể từ năm 1998 – giai đoạn cá
tra Việt Nam bắt đầu chập chững tìm đường xuất khẩu) có nhiều biến chuyển rất rõ
nét, trong đó có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu, sự đa dạng sản
phẩm và thị trường xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, tổng giá trị xuất khẩu cá tra trung bình của Việt
Nam có nhiều biến động. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng dần từ năm 2012 đến
năm 2014 (từ 1,74 tỉ USD lên 1,77 tỉ USD) nhưng thụt giảm ở năm 2015 (1,59 tỉ
USD tức giảm 11,3% so với năm 2014) vì gặp khó khăn do thách thức của hội nhập
kinh tế quốc tế, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu chậm, các yêu về chất lượng an toàn
vệ sinh thực phẩm khắt khe hơn và bị bôi nhọ hình ảnh làm ảnh hưởng đến uy tín
sản phẩm ở thị trường mục tiêu. Từ năm 2016, xuất khẩu cá tra có dấu hiệu tăng trở
lại nhưng vẫn ở mức không cao và đến năm 2017 đạt 1,78 tỉ USD. Nguyên nhân
của sự gia tăng năm 2017 chủ yếu là do thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh,
tăng đến 40% so với năm 2016, còn lại hai thị trường lớn của cá tra Việt Nam là Mỹ
và EU thì vẫn ở đà tụt dốc.
Hình 1.1. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2012 - 2017

(Nguồn: Số liệu từ VASEP)

7


Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, 2018 là
năm thành công của ngành cá tra Việt Nam khi cả người nuôi và doanh nghiệp xuất
khẩu đều thắng lợi. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2018 đạt 2,26 tỉ USD,
tăng 26,5% so với năm trước đó, xuất khẩu cá tra lần đầu tiên chạm mốc 2 tỉ USD
đạt được kỉ lục mới cho ngành xuất khẩu cá tra ở Việt Nam, với tăng trưởng xuất
khẩu từ 15,6 – 50% ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc mở rộng, EU,
ASEAN, Nhật. Nhiều chuyên gia xuất nhập khẩu đánh giá tiềm năng của xuất khẩu
cá tra vẫn được duy trì trong năm 2019 với giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể đạt
2,2 – 2,3 tỉ USD.
2

Thực trạng xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ
Mỹ luôn là một thị trường xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển

kinh tế – thương mại của Việt Nam. Đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn
và đa dạng, là thị trường xuất khẩu tiềm năng mà Việt Nam cần coi trọng và liên tục
phát triển.
Giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ luôn
chiếm tỉ lệ cao, trung bình khoảng 19,5% từ năm 2012 đến năm 2017. Xuất khẩu
sang Mỹ tăng trung bình 4,39 tỉ USD qua mỗi năm, từ 19,67 tỉ USD năm 2012 lên
thành 41,61 tỉ USD năm 2017.
Bảng 1.1. Trị giá hàng hóa xuất khẩu năm 2012 – 2017
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê)

Năm


Xuất khẩu sang Mỹ

Tổng kim ngạch
8

Tỉ lệ Xuất khẩu sang Mỹ so


201
2
201
3
201
4
201
5
201
6
201
7

(tỉ USD)

xuất khẩu
(tỉ USD)

với Tổng kim ngạch

19,67


114,53

17,17%

23,85

132,03

18,06%

28,63

150,22

19,06%

33,45

162,02

20,65%

38,45

176,58

21,77%

41,61


214,02

19,44%

Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, trong đó mặt
hàng cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ đang là mặt hàng được chú ý, quan tâm
nhiều nhất trong khoảng thời gian gần đây.
Năm 2017, xuất khẩu cá tra gặp nhiều thách thức ở thị trường Mỹ là do gặp
rào cản lớn bởi thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn. Cụ thể,
trong năm này, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán
phá giá lần thứ 13 (POR13) đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam vào thị
trường này. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, Mỹ cũng mới triển khai chương trình giám sát cá da trơn đối
với cá tra từ Việt Nam. Từ tháng 9/2017, nếu các nước không nộp danh sách doanh
nghiệp xuất khẩu vào Mỹ và các chứng minh về chương trình an toàn vệ sinh thực
phẩm quốc gia theo yêu cầu của Cục Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) thì
sẽ không được tiếp tục xuất khẩu. Dẫn đến việc tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra
sang Mỹ giảm gần 11,1%.
Sang năm 2018, ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ phát
triển cực kỳ khởi sắc. Theo VASEP, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ
năm 2018 đạt 549,4 triệu USD, tăng 59,5% so với năm 2017, chiếm 24,3% tổng
xuất khẩu cá tra. Riêng tháng 10/2018, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng rất
mạnh 256,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 66 triệu USD. Với mức tăng đều đặn
và lớn dần, kết thúc tháng 10/2018, thị trường Mỹ đã trở lại ngôi vị số một của xuất
khẩu cá tra Việt Nam.
Hình 1.2. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2018

9



(Nguồn: VASEP)

Có 3 yếu tố lớn thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ trong năm qua.
Đầu tiên phải kể tới việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ban hành kết luận sơ bộ của
đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) cho giai đoạn từ ngày
1/8/2016 đến 31/7/2017 đối với sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Mỹ. Thứ hai là việc FSIS công nhận hệ thống kiểm soát cá da trơn
của Việt Nam tương đương với Mỹ. Thứ ba là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ –
Trung cũng tạo thêm cơ hội cho cá tra Việt Nam giành thị phần từ cá rô phi tại thị
trường nhập khẩu lớn Mỹ.
Hơn 1 năm trước đây, ngành cá tra Việt Nam đã phải đối diện với nhiều thách
thức khi phải đối mặt với thuế chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật (chương trình
thanh tra cá da trơn) của Mỹ, chiến dịch truyền thông bôi nhọ từ thị trường EU.
Nhưng từ giữa sau năm 2018 đến nay, cá tra liên tục đón nhận tin tốt từ các thị
trường Mỹ và giá trị xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc cho thấy cá tra đang ở giai
đoạn hoàng kim sau thời gian khó khăn.

10


2

CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ

LÊN MẶT HÀNG CÁ TRA VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO MỸ
1

Biện pháp thuế quan
Biểu thuế nhập khẩu HTS (Harmonized Tariff Schedule) hiện hành của Mỹ


được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có
hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989. Hệ thống thuế quan nhập khẩu của Mỹ được xây
dựng trên cơ sở Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Harmonized
Commodity Descriptions and Coding Systerm – gọi tắt là Hệ thống hài hòa) do Tổ
chức Hải quan Thế giới (World Customs Organization – WCO) sáng lập.
Các mã số của Hệ thống hài hòa được gọi là mã HS (HS code), được sử dụng
để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới. Cấu trúc
của một mã HS thường gồm 8 số hoặc 10 số. Trong đó, 6 số đầu mang tính quốc tế
(theo thứ tự được quy định là Chương – Nhóm – Phân nhóm) và các chữ số tiếp
theo được gọi là phân nhóm phụ, mang tính quốc gia. Biểu thuế nhập khẩu hiện
hành của Mỹ áp dụng mã HS gồm 10 số.
Việt Nam không nằm trong số các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi của
Mỹ khi xuất khẩu các mặt hàng cá tra sang thị trường Mỹ. Các sản phẩm cá tra của
Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu dao
động từ 0% - 10% / kg.
Bảng 2.1. Biểu thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng cá tra của Việt Nam
nhập khẩu vào thị trường Mỹ năm 2019
(Nguồn: Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ – Harmonized Tariff Schedule 2019 Basic Edition)
Lưu ý:
- Cá tra thuộc bộ Cá da trơn
- Bảng chỉ liệt kê một số mặt hàng cụ thể
- Số liệu trong bảng có thể thay đổi và sẽ được công bố theo từng năm
Chú thích:
(1)

Đối với một số nước được hưởng chế độ GSP (Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập) của Mỹ và

các nước đã có thỏa thuận với Mỹ (không có Việt Nam).
(2)


Đối với các nước được hưởng chế độ GSP (Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập) của Mỹ và các

nước đã có thỏa thuận với Mỹ (không có Việt Nam).

11


Mã số hàng hóa
Nhóm/
Phân
Phân nhóm Miêu tả hàng hóa
nhóm
(quốc gia)
(quốc tế)
0302.72
Cá da trơn, tươi hoặc ướp lạnh, ngoại trừ phi-lê cá, các loại thịt cá k
thuộc nhóm 0304, và nội tạng cá ăn được thuộc phân nhóm 0302.9
0302.99:
1100
Đã đánh vảy (có hoặc không có đầu, nội tạng và/hoặc vây
được loại bỏ, ngoài ra không xử lý gì thêm), đóng thành các
hàng với tổng trọng lượng mỗi gói từ 6,8 kg trở xuống
0303.24
Cá da trơn, đông lạnh, ngoại trừ phi-lê cá, các loại thịt cá khác th
nhóm 0304 và nội tạng cá ăn được thuộc phân nhóm 0302.91
0302.99:
0020
Các loài cá thuộc chi Cá tra, trong đó có cá tra nuôi và cá basa
0304.62

Phi-lê cá da trơn, đông lạnh:
0020
Các loài cá thuộc chi Cá tra, trong đó có cá tra nuôi và cá basa
0305.52
0000
Cá sấy khô, trừ nội tạng cá ăn được, có thể muối hoặc không, nh
không hun khói; bao gồm các loài cá rô phi, cá da trơn, cá chép, l
cá rô sông Nile và cá quả
0305.64
Cá, đã ướp muối hoặc đang ngâm nước muối, không sấy khô hoặc
khói, trừ nội tạng cá ăn được; bao gồm các loài cá rô phi, cá da trơn
chép, lươn, cá rô sông Nile và cá quả:
1000
Đóng thành các gói hàng với tổng trọng lượng mỗi gói từ 6,
trở xuống.
5000
Khác
1604.19
Cá đã chế biến hoặc bảo quản, nguyên con hoặc cắt thành m
(nhưng không băm nhỏ); trừ cá hồi, cá trích nước lạnh, cá trích dầu
trích xương, cá trích kê, cá trích cơm, cá ngừ đại dương, cá ngừ vằn
ngừ ba chấm, cá nục hoa, cá cơm, cá chình, vây cá mập:
2200
Trừ cá ngừ bonito, cá cam Nhật Bản, cá minh thái; đóng ba
kín khí, không ngâm trong dầu ăn
3200

4100
5100


Trừ cá ngừ bonito, cá cam Nhật Bản, cá minh thái; đóng ba
kín khí, ngâm trong dầu ăn

Lát cá tẩm bột hoặc các sản phẩm tương tự; phi-lê cá hoặc
phần khác của cá, được tẩm vụn bánh mì, tráng bằng bột h
chế biến tương tự:
Không nấu chín và không ngâm trong dầu ăn
Khác

12


Khác
6100
8200

Ngâm trong dầu ăn và vận chuyển dưới dạng hàng
hoặc đóng thành các gói hàng với tổng trọng lượng
gói lớn hơn 7 kg
Khác

13


2

Biện pháp phi thuế quan
1Dán nhãn cá da trơn
Giữa tháng 12/2009, ông John Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ


(NFI) đã kiến nghị Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nên
đưa ra tên chung mà thị trường Mỹ ưa thích nhất để áp dụng chung cho các sản
phẩm cá tra của Việt Nam xuất vào Mỹ.
Cá tra Việt Nam lúc này vẫn đang chờ cơ quan chức năng của Mỹ kết luận
xem sản phẩm này có phải là cá da trơn hay không. 7 năm trước, Bộ Nông nghiệp
Mỹ yêu cầu Quốc hội nước này ban hành luật cấm sản phẩm cá nhập từ Việt Nam
được gắn nhãn “cá da trơn”. Cá da trơn ở Mỹ được bán rất đắt, trên 25 USD/kg.
Năm 2002 trở về trước, cá tra vào thị trường Mỹ, được thương lái Mỹ gắn nhãn cá
da trơn, nhưng giá bán lại rẻ hơn nhiều. Người dân Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cá
tra, basa của Việt Nam vì ngon không kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ
chỉ bằng 1/5 lần. Vì lo cá của Việt Nam “đánh bạt” cá da trơn Mỹ, nên Bộ Nông
nghiệp Mỹ yêu cầu không cho phép gọi cá này là cá da trơn.
Người nuôi cá da trơn ở Mỹ đang yêu cầu áp các quy định an toàn khắt khe
hơn đối với loại cá nhập từ Việt Nam. Từ đó nảy sinh hàng loạt trớ trêu với tên gọi,
gợi nhớ những vụ kiện để tôm được gọi là... cua.
Tuy nhiên, mặc dù thành công trong việc ngăn cản cá tra Việt Nam được đóng
nhãn cá da trơn, người nuôi cá ở Mỹ đã không thể ngăn cản loại cá từ Việt Nam này
xuất hiện trong bữa ăn của người dân nước này. Người nuôi cá da trơn Mỹ cho rằng
loại cá thịt trắng nhập từ châu Á đang đe doạ ngành công nghiệp nuôi cá da trơn trị
giá 400 triệu USD của Mỹ. Chính vì lo ngại, nước Mỹ đưa ra đạo luật chống bán
phá giá, áp ngưỡng giá sàn đối với chủng loại cá da trơn. Bộ Nông nghiệp Mỹ vẫn
tìm mọi cách ngăn cản cá của Việt Nam, bằng hành động ngược với trước kia, là đòi
xếp cá của nước ta vào nhóm cá da trơn để áp thuế chống bán phá giá.
2Thay đổi trong mức thuế chống bán phá giá
Một khi được gọi là cá da trơn, cá tra Việt Nam lập tức vướng vào rào cản thuế
chống bán phá giá. Có thể nói hiếm có mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam mà bị
áp các mức thuế chống bán phá giá thay đổi chóng mặt như mặt hàng cá tra. Bộ

14



Thương mại Mỹ (DOC) là đơn vị trực tiếp công bố mức thuế chống bán phá giá
này. Ta cùng xem xét những lần thay đổi gần đây.
Bảng 2.2. Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Mỹ với cá tra Việt
Nam (đơn vị: %)
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ VASEP, Tổng cục thủy sản, Tổng cục hải quan và các trang web khác)

Kỳ

Đơn vị

Bị đơn
bắt buộc

Bị đơn tự
nguyện

Mức thuế chống bán
phá giá chung

Thời gian
áp dụng

POR 8

USD/kg

0,19

0,02


0,77

1/8/2010 –
31/7/2011

POR 9

USD/kg

0

2,15

2,11

1/8/2011 –
31/7/2012

POR 10

USD/kg

0

0,97

2,39

1/8/2012 –

1/8/2013

POR 11

USD/kg

0,41 và
0,97

0,69

2,39

1/8/2013 –
31/7/2014

POR 12

USD/kg

0,69

2,39

2,39

1/8/2014 –
31/7/2015

POR 13


USD/kg

3,87

7,74

2,39

1/8/2015 –
31/7/2016

POR 14

USD/kg

0,00 và
1,37

0,41

2,39

1/8/2016 –
31/7/2017

3Chương trình thanh tra cá da trơn Mỹ (Farmbill)
Chương trình này chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2016 và được triển khai
từng bước trong hơn 18 tháng tiếp theo, qua đó cho phép các nhà cung cấp cá da
trơn nước ngoài có thời gian thực hiện những điều chỉnh cần thiết để có thể đáp ứng

những yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Theo Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, sản phẩm cá da trơn xuất
khẩu sang Mỹ sẽ được kiểm soát chặt chẽ các khâu từ công đoạn nuôi, thu hoạch,
vận chuyển cá tới cơ sở chế biến, chế biến và xuất khẩu. Sản phẩm phải đảm bảo
yêu cầu liên quan đến 85 chỉ tiêu về về thuốc thú y, 106 chỉ tiêu về thuốc bảo vệ

15


thực vật, 4 chỉ tiêu về thuốc nhuộm, 17 chỉ tiêu về kim loại, 8 chỉ tiêu về vi sinh,
hóa học... dựa theo những chỉ tiêu mà phía Mỹ đã đưa ra.
Sau giai đoạn 18 tháng chuyển tiếp của chương trình thanh tra cá da trơn kết
thúc, kể từ ngày 02/08/2017, Cơ quan thanh tra và an toàn thực phẩm (FSIS) đã tiến
hành kiểm tra an toàn thực phẩm và bao bì tất cả các lô hàng cá tra xuất khẩu vào
Mỹ tại các I-house. Ngày 23/2/2018, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố Việt
Nam hoàn tất và đạt tính tương đồng về mặt hồ sơ theo Đạo luật Thanh tra Cá da
trơn của Mỹ. Sau khi chấp nhận về mặt hồ sơ, FSIS tiến hành kiểm tra thực địa
(bước quan trọng và có tính quyết định để xác định tính tương đồng) để xác định
doanh nghiệp nào đủ điều kiện tiếp tục xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
FSIS đã xem xét tài liệu, tiến hành kiểm tra thực địa tại Việt Nam và đưa ra
kết luận: khi được triển khai, hệ thống kiểm tra của Việt Nam tương đương với hệ
thống kiểm tra của Mỹ. FSIS đã đề xuất với Văn phòng Đăng ký liên bang đăng bản
Dự thảo lấy ý kiến đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá
và cá cá da trơn vào thị trường Mỹ. Đề xuất đã được đăng công khai và lấy ý kiến
rộng rãi trong 30 ngày. Nếu dự thảo đề xuất này là quyết định cuối cùng của Mỹ thì
Việt Nam sẽ đủ điều kiện xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ.
Tuy nhiên hiện đã quá thời hạn 30 ngày theo quy định kể từ ngày Văn phòng
đăng ký Liên bang Mỹ đăng công báo lấy ý kiến rộng rãi nhưng phía Mỹ vẫn không
có thông báo gì cụ thể, như vậy “số phận” của ngành thủy sản này vẫn còn đang
treo lơ lửng.


16


3

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ
LÊN MẶT HÀNG CÁ TRA VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO MỸ
1

Cơ hội cho Việt Nam
Mặc dù Mỹ luôn đưa ra các chính sách đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam

để bảo vệ ngành cá da trơn trong nước, nhưng đây cũng là cơ hội cho Việt Nam để
khẳng định vị thế xuất khẩu trên thế giới. Sau đây là các cơ hội cho Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Mỹ luôn là một trong
những thị trường khó tính cùng với hàng loạt các chứng nhận đảm bảo nguồn gốc
của sản phẩm. Để có thể xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp và các hộ
chăn nuôi cá tra trong nước không còn cách nào khác ngoài nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến, nâng cao kĩ thuật. Nhờ có những chính sách khắt khe, đây cũng là
một cơ hội không nhỏ cho Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm các tra của
mình.
Thứ hai, chúng ta cần tạo vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam. Tổng cục Hải
quan dẫn số liệu thống kê của WTO về thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa toàn
thế giới năm 2017 cho biết, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp thứ 27 và nhập
khẩu xếp thứ 25. Tuy tương đối cao so với các nước trong khu vực nhưng chưa thực
sự tương xứng với tiềm năng .
Nếu vượt qua được các chính sách khắt khe của Mỹ, cá tra Việt Nam chính là
sự tiên phong trong chuỗi nâng cao vị thế xuất nhập khẩu của Việt Nam trên thế
giới, tạo ra chuỗi giá trị không chỉ riêng cho ngành cá tra nói riêng mà cho hầu hết

các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
Thứ ba, Việt Nam cần biến Mỹ thành thị trường tiêu thụ chủ yếu. Năm 2018,
xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 549,4 triệu USD, tăng 59,5% so với năm
2017, chiếm 24,3%. Riêng tháng 12/2018, xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh
124% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 55 triệu USD.
Kết thúc tháng 10/2018, Mỹ trở lại là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra
Việt Nam. Ngành cá tra Việt Nam thực sự có tiềm năng ở thị trường Mỹ. Nếu như
vượt qua được các chính sách thì cơ hội biến Mỹ trở thành thị trường riêng cho sản
phẩm cá tra ngày càng lớn cho Việt Nam.

17


2

Thách thức cho Việt Nam
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã và đang đối mặt với rất

nhiều thách thức, đòi hỏi ngành cá tra nói chung và các doanh nghiệpViệt Nam xuất
khẩu cá tra nói riêng phải thay đổi phù hợp với các điều kiện về thuế và phi thuế mà
Mỹ đưa ra trong những năm gần đây.
1Thách thức từ thuế chống bán phá giá
Việc Mỹ đưa ra đạo luật chống bán phá giá, áp ngưỡng giá sàn đối với chủng
loại cá da trơn đã gây ra những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp vì bản chất đây là công cụ bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu
nhằm chặn dòng thương mại của nước xuất khẩu, mang tính phân biệt đối xử và có
tính bắt buộc cao đối với các doanh nghiệp bị áp dụng. Mức thuế này đã tác động
rất lớn đến quá trình sản xuất, xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
1


Cạnh tranh về giá

Đầu tiên, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao khiến các doanh nghiệp chế
biến và xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh về giá ở thị trường
này. Đỉnh điểm ở kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) Mỹ quy định mức
thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam: từ gần 4
USD/kg (bằng giá xuất khẩu cá tra sang Mỹ) đến gần 8 USD/kg (cao gấp đôi giá
xuất khẩu). Doanh nghiệp rất khó cạnh tranh với các loại cá thịt trắng nội địa của
Mỹ và cá rô phi Trung Quốc (khi Trung Quốc chi phối phần lớn thị phần cá thịt
trắng nhập khẩu của Mỹ trong nhiều năm qua do có giá thành thấp). Bên cạnh đó,
một số nước như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và cả Trung Quốc đẩy mạnh phát
triển nuôi cá tra, vốn là loại thủy sản độc quyền của Việt Nam cũng là một mối đe
dọa cho sản phẩm cá tra Việt Nam.
Vấn đề thứ hai là việc giá nguyên liệu cá tra tăng cao trong khi thiếu nguồn
cung. Giá cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long nhiều biến động do hai nguyên nhân
chính là thiếu cá tra giống và diện tích nuôi bị thu hẹp. Giá cá nguyên liệu tăng tuy
khiến người nuôi thu lãi nhưng cả doanh nghiệp và người dân đều thiếu cá bán và
chế biến.
Do vậy, trước vấn đề vừa thiếu cá nguyên liệu, vừa khó khăn về thị trường

18


xuất khẩu, vừa không dễ đàm phán tăng giá thì doanh nghiệp cá tra Việt Nam đứng
trước nhiều thách thức để gia tăng giá trị xuất khẩu.
2

Mức thuế không đồng đều giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ

Với những doanh nghiệp lớn, nhờ nhận được những đơn đặt hàng lớn, có

thương hiệu, lợi nhuận cao nên họ hoàn toàn đủ sức bù lấp phần thuế chống bán phá
giá. Hơn nữa, khả năng đàm phán mức thuế hợp lý của các doanh nghiệp này cao
hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu với số lượng ít, lãi ít sẽ không đủ sức
để cạnh tranh nếu phải gánh cả thuế và khả năng đàm phán thuế không cao. Mặt
khác, muốn giữ được thị phần ở thị trường Mỹ, các doanh nghiệp lại tiếp tục phải
giảm giá và cuối cùng phải chịu thiệt hại, thua lỗ.
Trước mức thuế chống phá giá rất cao từ phía Mỹ, rất nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đã chịu thua lỗ, ví dụ như Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang, Công ty TNHH Chế biến Thuỷ sản Hoàng
Long, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cadovimex 2,...Rất nhiều doanh
nghiệp phải đã phải đóng cửa hoặc tìm kiếm thị trường khác. Tuy nhiên, vẫn có
những doanh nghiệp vẫn tạo ra được lợi nhuận đáng kể điển hình là hai công ty
Vĩnh Hoàn và Biển Đông đủ điều kiện xuất khẩu nhờ đóng mức thuế theo đúng thỏa
thuận.
3

Vụ kiện chống bán phá giá

Việc cá tra Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá và phải chịu mức thuế cao kỉ lục
cũng tác động xấu đến thương hiệu, hình ảnh và uy tín của cá tra Việt Nam trên thị
trường quốc tế. Đặc biệt sẽ có tác động tâm lý, làm thay đổi chiến lược sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam khi họ không đáp ứng được các yêu cầu
của thị trường Mỹ và sẽ chuyển hướng sang các thị trường dễ tính hơn. Từ đó dẫn
đến công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, trình độ tay nghề công nhân
giảm sút khi chế biến các sản phẩm đơn giản cho các thị trường có giá xuất khẩu
thấp hơn, chỉ quan tâm đến tăng sản lượng để bù lại giá trị gia tăng mang lại không
nhiều.

19



2Thách thức từ chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ (Farmbill)
Mỹ đưa ra các quy định của Đạo luật Nông trại Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ
thực hiện kiểm tra 100% lô hàng cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam, yêu cầu xác
định các điều kiện tương đương nhau; kiểm soát sẽ nghiêm ngặt theo từng công
đoạn từ con giống, thức ăn, dư lượng kháng sinh, chất tồn dư thuốc thú y đến vận
chuyển, nhà máy. Farm Bill là một rào cản thương mại lớn, là công cụ hữu hiệu để
Chính phủ Mỹ bảo hộ nền công nghiệp cá da trơn nội địa, đồng thời là cái nền để họ
có thể dễ dàng thực hiện cho các thủy sản nuôi khác như tôm và cá rô phi.
Trước hết là tình trạng quá tải. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra sang Mỹ đã ghi nhận việc một số nhà nhập khẩu lớn đã có kho riêng được Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA) xét duyệt làm I-house. Nhưng đa số các cảng vẫn đang
thiếu nhân viên kiểm tra của Cơ quan Thanh tra và ATTP (FSIS) thuộc Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA). Vì vậy, thời gian trung bình từ lúc hàng vào kho và xin lịch
kiểm cho đến ngày kiểm hàng trung bình là 6 ngày. Đa số kiểm sát viên phải kiểm
hàng ở ít nhất 2-3 kho/ngày, làm giảm số lượng container hàng có thể kiểm, tăng
thời gian chờ đợi cũng như chi phí kho và chậm việc lưu thông hàng hóa trên thị
trường.
Chương trình kiểm tra hàng đến của FSIS làm tăng chi phí khoảng 0,1-0,25
USD/kg sản phẩm (tương đương 3-7% giá bán), qua đó làm ảnh hưởng đến tính
cạnh tranh của cá tra trên thị trường Mỹ. Việc thực hiện kiểm tra 100% lô hàng đến
còn làm mất rất nhiều thời gian chờ đợi trước khi sản phẩm được chính thức cho
phép đưa ra thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ còn đối mặt với những
khó khăn lớn khác. Chẳng hạn, theo quy định, sau thời gian chuyển đổi 18 tháng,
sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ các quy định ghi nhãn của USDA
với sự khác biệt khá lớn so với quy định của FDA trước đây. Điều này khiến cho
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, mất thời gian để hỏi và nhận được những hướng
dẫn đôi khi mâu thuẫn và thay đổi đột ngột.

Ngoài ra, việc FSIS công bố hướng dẫn bổ sung về ghi nhãn cho cá tra, khiến
cho doanh nghiệp không kịp thay đổi những bao bì được in ấn theo quy định cũ, nên
bị thiệt hại không nhỏ.
20


KẾT LUẬN
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế Việt Nam, trong đó cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực chiếm phần lớn
thị phần cá tra thế giới. Giá trị xuất khẩu cá tra đã đóng góp phần không nhỏ vào
việc tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho ngành thủy sản, mang lại lợi ích cho nền
kinh tế. Tuy nhiên, trước thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới với những yêu cầu
ngày càng khắt khe của thị trường ngoại thương thì việc ngành thủy sản Việt Nam
nói chung và mặt hàng cá tra nói riêng cần có những biện pháp nâng cao chất lượng
để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu và giành được uy tín trên thị trường thế giới.
Ngành cá da trơn của Việt Nam chiếm thị phần lớn xuất khẩu mặt hàng này
vào Mỹ. Do vậy, Mỹ luôn được coi là một thị trường tiềm năng nhưng đồng thời là
một thị trường khó tính và đòi hỏi gắt gao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
với các sản phẩm nhập khẩu. Để bảo hộ cho các doanh nghiệp nội địa trước sự phá
sản của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này, Mỹ đã đưa ra hàng loạt các rào
cản thương mại và kĩ thuật đối với Việt Nam trong những năm gần đây.
Để giành lại được thị phần và tăng trường hơn nữa trong việc xuất khẩu mặt
hàng cá tra vào thị trường Mỹ, Việt Nam cần phải vượt qua được những rào cản đó
và đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật thông qua sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa doanh
nghiệp, người nông dân và nhà nước trong việc nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa
quy trình và thúc đẩy nhận diện thương hiệu cá tra Việt Nam.
Phân tích các chính sách thuế quan và phi thuế quan của Mỹ đối với mặt hàng
cá tra Việt Nam cũng như tác động của nó là những vấn đề chúng em đã nghiên cứu
trong bài tiểu luận này. Từ những cơ hội và thách thức mà các chính sách thương
mại Mỹ đưa ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp, đồng bộ

để tạo nội lực giúp cho ngành cá tra Việt Nam có vị thế vững chắc trên thị trường
thế giới.
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã làm việc hết sức cố gắng, nhưng do khả năng tiếp
cận thông tin cũng như kĩ năng của các thành viên còn thiếu sót nên bài tiểu luận
của chúng em còn chưa được hoàn thiện. Vì vậy chúng em rất mong sự thông cảm
và ý kiến đóng góp tận tình của cô để có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải. 2007. Giáo trình Kinh tế ngoại thương,
NXB Lao động – Xã hội.
2Cổng thông tin điện tử Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,
/>3Hiệp hội cá tra Việt Nam, />4Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, />5Tổ

chức

Hải

quan

Thế

giới

(World

Customs


Organization),

/>6Tổng cục Hải quan Việt Nam – Tra cứu biểu thuế nhập khẩu tổng hợp,
/>7Tổng cục Thống kê, />8Tổng cục Thủy sản, />9Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ – Harmonized Tariff Schedule (2019 Basic
Edition), />10

Viện nghiên cứu châu Mỹ, />
11

Báo điện tử VTV News – Đài truyền hình Việt Nam, />12

/>
xuat-khau-ca-ho-siluriformes-vao-thi-truong-my-20180917141947751.chn

22


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ CÔNG VIỆC
ST
T
1

HỌ TÊN

MSV

Phạm Quỳnh Anh

1713330008


2

Vũ Quốc Anh

1711120016

3

Nguyễn Hoàng Giang

1711110173

4

Đỗ Cao Phương Linh

1712210160

5

Đào Phương Thảo

1517740077

6

Nguyễn Thị Hiền Thảo

1711110646


CÔNG VIỆC
Chương 3, mục 3.2, kết luận
Chương 3, mục 3.1, làm Slide
chương 1
Chương 2, mục 2.1, thuyết trình
Chương 1, mục 1.1.2 và 1.2, chỉnh
sửa hình thức bản Word
Chương 1, mục 1.1.1, mở đầu, làm
slide chương 2, 3
Nhóm trưởng. Chương 2, mục 2.2



×