Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 34 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.61 KB, 28 trang )

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

PHỤ LỤC
Tên

Tra
ng

I.Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp
d. Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học vấn đề
nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
III. Phần kết luận , kiến nghị
1. Kết luận
2.Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

2
2
3


3
3
3
3
3
5
7
7
8
21
21
23
23
26
28

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chon đề tài:
Trẻ em Mầm non là tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay
từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng
dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ
1


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn
phải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp
bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này càng

thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển.
Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội.
Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé “điểm khởi đầu”
của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đầu
tiên vào đời, đang từng bước “ học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được hình
thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều công
trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời
là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ
ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng
sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp,
không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm
sự giúp đỡ của người lớn….
Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo.
Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên
làm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc
sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ trở thành
người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Do nhận
thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đã trăn trở tìm biện
pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng
nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “ Một số biện pháp
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Hướng Dương”.

2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường
mầm non Hướng Dương.
Đề xuất một số biện pháp để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt
hiệu quả hơn.


2


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là lớp mầm trường mầm non Hướng
Dương.
4.Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường mầm non Dướng Dương.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thực hành.

II.PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận:
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua nhiều hoạt động với
nhiều hình thức khác nhau. Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non.
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học
tập được thể hiện qua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung
cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ.Vậy tổ chức các tiết học
như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất.
Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết

với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham
gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành
những kỹ năng học tập đối với các môn học. Qua đó cô giáo nhẹ nhàng lòng
ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách dễ dàng.
1.1. M ột số khái niệm về giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng sống: Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép
bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.

3


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Dạy kỹ năng sống cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc
sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Theo các chuyên gia giáo dục, kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo
nền tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ. Các bé được học kỹ
năng từ sớm, đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống.
Nhiều người cho rằng trẻ dưới 5 tuổi cần nhất là được nuôi dưỡng tốt về
thể chất, còn học tập nên để tới giai đoạn sau. Song theo các nghiên cứu khoa
học, đây là “thời kỳ vàng”, là cơ hội khai mở những tiềm năng phát triển ở trẻ
nếu được dạy dỗ và sinh hoạt trong môi trường phù hợp.
Theo các chuyên gia giáo dục, trong giai đoạn này, trẻ cần được học hỏi
những kỹ năng và kiến thức cơ bản sau để tạo nền tảng cho sự phát triển toàn
diện và trở thành cá nhân độc lập:
1.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và
giao tiếp.
Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp,
biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong
nhóm bạn.

Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng, giúp trẻ làm chủ suy
nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ
sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một
cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có
những nền tảng vững chắc trong việc tạo dưng tư thế chủ động sáng tạo của một
đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua những
áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp khác
trong cuộc sống. Điều này nghe tưởng như phức tạp đối với trẻ nhưng thật ra rất
đơn giản, thực tế, rất nhiều bé không biết vận dụng kỹ năng để tự phục vụ cho
mình trong cuộc sống hằng ngày. Đó là kỹ năng đơn giản như mở được 12 loại
nút áo, mặc và gấp quần áo; kỹ năng khó hơn như đánh giày, cắm hoa, trồng cây;
kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo như sử dụng dao, nĩa, kim khâu an toàn; biết làm
một số việc nhà đơn giản. Chúng không chỉ giúp bé khéo léo mà còn góp phần
“dạy” trẻ biết yêu thiên nhiên, biết chia sẻ, rèn luyện tính kiên trì, làm việc có
chủ đích.
1.4. Vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
4


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Để dạy trẻ kỹ năng sống, thì trước tiên chính người lớn hãy tỏ ra rằng
mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua
việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính
bản thân trẻ.
Để thực hiện được vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho tốt thì người giáo
viên và phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng:
Đối với giáo viên:
Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó có các phương pháp để giáo

dục trẻ tốt hơn.
Chuẩn bị tốt không gian và đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.
Tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy được những kỹ năng sống, cô giáo là
người gợi mở và hướng dẫn cho trẻ để trẻ được khám phá tìm tòi và phát huy hết
khả năng của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ gái viên cần chú ý phải thực hiện
từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
Là người hướng dẫn và gợi mở cho trẻ. Tránh trường hợp cô giáo làm hộ
trẻ…
Đối với phụ huynh: Phải quan tâm và phối hợp cùng với giáo viên trong
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết, giáo dục kỹ năng sống đang là nhu cầu cấp thiết đối
với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng sức đề
kháng, tăng năng lực cho trẻ hôm nay và vững bước trong tương lai. Ở mỗi lứa
tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác biệt
mang tính chất phức tạp riêng của nó. Đối với trẻ mẫu giáo bé, vì đây là điểm
khởi đầu của cả giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nên
việc nắm bắt tâm lý trẻ cũng như việc dạy kỹ năng sống cho trẻ còn gặp nhiều
khó khăn. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp
tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
Đây là năm đầu tiên thực hiện chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” cho trẻ
nên luôn được sự chỉ đạo sát sao của ban chuyên môn và sự quan tâm tạo điều
kiện của nhà trường về cơ sở vật chất.
Bản thân cũng được tham dự lớp bồi dưỡng tiếp thu chuyên đề hè do
phòng giáo dục tổ chức trong đó có chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và
5


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

dự một số tiết dạy mẫu của trường, của huyện nên tôi đã học tập được một số
kinh nghiệm trong phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Các tài liệu, tập san về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường,
phòng giáo dục đầu tư kịp thời. Đặc biệt nhà trường có dàn máy vi tính kết nối
internet tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật thông tin mới một cách nhanh
chóng và thuận tiện.
b. Khó khăn:
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo
viên nghiên cứu , tham khảo.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời câu cụt,
câu què, ra vào lớp tự do…
Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động
Giáo dục kỹ năn sông là nội dung khô khan, khó gây hứng thú cho trẻ và
nó không phải như các môn học khác mà chỉ là nội dung tích hợp vào các hoạt
động khác.
Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực
tế cũng còn nhiều khiếm khuyết nên việc giáo dục chỉ dừng ở cung cấp kiến
thức.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ
mầm non cũng nặng về lý thuyết, thiếu thực hành kỹ năng ứng xử, giải quyết
tình huống. Việc đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo cũng thường dựa vào kiến thức
của trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống.
Các gia đình có ít con nên nuông chiều, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ. Dân trí của phụ huynh không đồng đều. Còn một số phụ
huynh chưa gương mẫu trong thực hiện hành vi lễ giáo trước trẻ.

6


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Lớp tôi có 43 cháu nhưng có tới 65% cháu chưa qua lớp nhà trẻ. Vì thế
việc giáo dục trẻ các nề nếp thói quen, hành vi văn minh gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều, có
nhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháu thể lực không tốt, đây cũng là một
trong những nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
Kết quả của thực trạng:
Với thực trạng trên, qua việc khảo sát các kỹ năng sống đầu năm trên trẻ
tại lớp mầm cho kết quả như sau:
Mức độ % trên trẻ

Lĩnh vực khảo sát

1. Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép.

Tổng số
Đạt
Chưa đạt
trẻ trong
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lớp
lượng %
lượng %
43

18

42


25

58

2. Kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân. 43

12

28

31

72

3. Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội.

43

17

40

26

60

4. Kỹ năng hợp tác.

43


15

35

28

65

5. Kỹ năng ứng xử phù hợp với người 43
xung quanh.

10

23

33

77

Kết quả khảo sát trên cho thấy, % trẻ có kỹ năng sống ở mức đạt còn quá
thấp, dao động từ 23 % đến 42 %.
Đáng buồn là có tới 72% đến 77% trẻ ở mức chưa đạt.
Đứng trước tình hình như vậy, tôi luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào để
nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ vận dụng kiến
thức kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, để những kỹ năng đó trở thành thuộc tính
vững chắc trong nhân cách trẻ.
3.Nội dung và hình thức của giải pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp:
Khi xây dựng một toà nhà cao tầng thì việc xử lý nền móng là hết sức

quan trọng. Mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, người ta
chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên. Chỉ có người xây dựng, người có chuyên
môn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Bậc học
7


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
mầm non cũng được coi như nền móng của ngôi nhà nhân cách trẻ. Ngôi nhà
nhân cách ấy sẽ không phát triển bền vững nếu không được giáo dục kỹ năng
sống.
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ
STT

Tháng

Nội dung

1

Tháng 9

- Trẻ tập làm quen với việc thực hiện theo đúng giờ
giấc quy định.
- Biết chào cô, chào ba mẹ, chào khách.
- Biết đi đại, tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Biết sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu và để đúng nơi
quy định

2


Tháng 10

- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, lau mặt mũi sạch sẽ,
không để quần áo dây bẩn.
- Biết thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chỉ
dẫn của cô.
- Bước dầu tự phục vụ giờ ngủ.
- Ăn uống gọn gàng, sạch sẽ, không đùa nghịch,
nói chuyện.

3

Tháng 11

- Biết giữ vệ sinh trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ
sinh.
- Biết phụ giúp cô chuẩn bị giờ ăn: chia thìa, bê
cơm.
- Biết chơi cùng nhau trong nhóm nhỏ, không tranh
giành đồ chơi.
- Biết cầm hai tay, biết cám ơn, xin lỗi.

4

Tháng 12

- Biết giữ chân tay, quần áo, đầu tóc…gọn gàng,
sạch sẽ với sự giúp đỡ của cô.
- Biết cách xưng hô với mọi người xung quanh, biết

nghe lời người lớn.
- Biết sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định,
không quăng ném đồ chơi.

8


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
5

Tháng 1

- Mạnh dạn tham gia các hoạt động.
- Biết giữ vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, ngăn
nắp.
- Đi đứng nhẹ nhàng, không lê giầy dép, nói vừa đủ
nghe.
- Không xả rác, biết nhặt rác bỏ vào thùng.

6

Tháng 2

- Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi
người.
- Mạnh dạn phát biểu.
- Có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh,
lịch sự.
- Tham gia tích cực, sáng tạo trong các hoạt động.
- Biết nhường bạn, chơi cùng bạn.


7

Tháng 3

- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Thể hiện các hành vi văn minh, đạo đức qua ứng
xử lễ phép, chào hỏi người lớn.
- Có hành vi, thái độ, tình cảm thể hiện sự quan tâm
đến những người gần gũi.
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp gọn gàng,
ngăn nắp.

8

Tháng 4

- Có thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khoẻ, vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Không lại gần những nơi nguy hiểm.
- Biết hợp tác với bạn bè trong mọi hoạt động.
- Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn phù hợp
với giới tính.

9

Tháng 5

- Thực hiện thời gian biểu của lớp một cách tự giác
- Bước đầu biết trực nhật theo sự phân công

- Biết giữ yên lặng những nơi công cộng: bệnh
viện…
-Biết chào hỏi khách khi khách đến

9


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Giáo viên luôn tự rèn luyện mình, có hành vi ứng xử, thái độ đúng
mực trước trẻ.
Theo các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giáo viên mầm
non ngoài việc tham gia hoạt động xây dung bảo vệ quê hương, đất nước, góp
phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, cộng đồng thì yêu cầu cơ bản là phải
giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện
với bạn bè và biết yêu thương..Ngoài ra, giáo viên mầm non cũng phải đáp ứng
tiêu chí sống trung thực, lành mạnh, giảm dị, gương mẫu, được đồng nghiệp,
người dân tín nhiệm và trẻ yêu quí; tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên rèn luyện sử
khỏe. Điều quan trọng, giáo viên mầm non phải chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình
thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo. Bên cạnh đó, về kiến
thức, giáo viên mầm non cũng cần có hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ, về an toàn, phòng tránh và sử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ. Kỹ
năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, kỹ năng quản lý lớp học cũng là yêu cầu đối với
nghề nghiệp này
Để giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ việc đầu tiên phải làm đó là người giáo
viên phải có hành vi lễ giáo đúng mực đặc biệt là trước mặt trẻ. Bởi với trẻ cô
luôn đúng, cô giáo là một chuẩn mực cho trẻ noi theo và không có phương pháp
giáo dục nào hiệu quả hơn là hành động đúng trước trẻ để trẻ cảm nhận được và
học theo. Cô giáo là tấm gương sáng trước trẻ. Bởi giỏo viờn không thể dạy trẻ
nói nhỏ nhẹ, đủ nghe trong khi cô cười nói ồn ào trước trẻ, không thể dạy trẻ sự

ngăn nắp, gọn gàng, giữ vệ sinh trong lớp trong khi cô là người lôi thôi, luộm
thuộm, làm đâu bỏ đấy, không thể dạy trẻ lễ phép với người trên khi cô gặp ông
bà, bố mẹ của các con mà không chào hỏi hay có cử chỉ niềm nở đáp lại hay nói
trống không, lại càng không thể dạy trẻ thói quen ăn uống lịch sự khi cô vừa ăn
vừa nói, vô tư cầm tay đưa thức ăn vào miệng ngồi ăn trước mặt trẻ…Giáo viên
không thể giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ khi bản thân người giáo viên không có
những hành vi vô ý thức. Nhận thức được điều đó nên tôi luôn chú ý đến cách đi
đứng, ăn mặc, nói năng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, phù hợp với đạo
đức nhà giáo. Tự tạo cho mình phong thái nhẹ nhàng, từ tốn, tự tin, ăn mặc kín
đáo, lịch sự trước trẻ. Trong giao tiếp với mọi người xung quanh lễ phép với
người trên, tôn trọng đồng nghiệp, nói đủ nghe, hoà nhã với phụ huynh, không
ngồi ăn trước mặt trẻ. Đặc biệt khi giao tiếp với trẻ luôn bình tĩnh, lắng nghe,
giải thích các thắc mắc của trẻ rõ ràng, nhẹ nhàng. Không được quát mắng, doạ
nạt trẻ, phê bình trẻ trước mặt trẻ khác. Những việc này tưởng như đơn giản
nhưng nếu không tự ý thức rèn luyện mình thì khó có thể thực hiện được. Bởi
giáo viên cũng là con người, cũng có những cảm xúc vui buồn của cá nhân
nhưng trước trẻ ta phải biết kiềm chế để khi bên trẻ đúng với nghĩa là người mẹ
10


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
thứ hai của trẻ đó là sự yêu thương, trìu mến, gần gũi, ân cần, sự dịu dàng dành
cho trẻ, để trẻ mãi ngân lên câu hát: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến
trường cô giao như mẹ hiền”.
Xây dựng góc tuyên truyền đẹp mắt
Ở góc này tôi trang trí hấp dẫn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo
dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với
hình ảnh, thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trũ chuyện giỏo dục hành vi của
trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn
minh trong giao tiếp

Ví dụ: Tôi đưa bài thơ kèm hình ảnh của một em bé đang mời ông uống
nước hoặc một em bé tặng quà cho bà bằng hai tay trẻ nhìn tranh và biết được
hành động của em bé này ngoan , lễ phép với người lớn. Hằng tuần tôi thay tranh
ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm.
Ngoài ra, tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và
nội dung về lễ giáo làm một album có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ, để
đến giờ hoạt động góc trẻ vào góc học tập có thể mở ra xem.Đối với góc tuyên
truyền không những dành cho trẻ mà tôi cũng dành một góc để tuyên truyền giáo
dục kỹ năng sống cho phụ huynh nắm bắt, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc
giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà.
Xây dựng môi trường lớp học phong phú
Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực. Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi
trường xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này.
Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được
sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để
hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc
biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một
không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mỡnh chăm sóc cây xanh, giáo dục
trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm
của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đó trở thành thói quen ở trẻ.
Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy giải pháp không thể thiếu là tạo môi
trường phù hợp để giáo dục. Môi trường trong nhà trường phải theo phương
châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Môi trường
hoạt động để giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương cho
trẻ noi theo. Tạo môi trường thân thiện với trẻ ,gần gũi thương yêu và luôn giúp
đỡ trẻ thấy tự tin , thoải mái.Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ
11



Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện thuận
lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy tôi đã đẩy mạnh việc xây dựng môi trường
lớp học như sau: Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng
nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm, đặt tên góc sao cho dễ hiểu
nhưng lại hấp dẫn như “Họa sĩ tí hon”, “Bé làm thợ xây”, “ Đầu bếp tí hon”…
Sau mỗi chủ điểm tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm
giác mới lạ hấp dẫn trẻ
Phối hợp với phụ huynh
Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò
không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp đầu năm tôi mạnh dạn trao đổ
với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất
là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hóa và trò chơi giải
trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối
xử thô bạo với sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên
đối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử. Để phụ huynh nhận thức ý
nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Phụ huynh lớp tôi phần đông làm công nhân nên họ ít quan tâm đến con
cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn
phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục đối
với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân
thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để
trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp
đối với bạn bè, đối với người lớn
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh hàng tháng thông qua sổ liên lạc về sự
tiến bộ của mỗi trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi tiến
bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng
phương châm “ Trường học là nhà, nhà là trường học”
Giáo dục lễ giáo trong các hoạt động chung

Khuyến kích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời.
Dạy trẻ thoải mái, tự tin trước đám đông ( trình diễn sân khấu, trước người lạ,
trước mặt bạn…)Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm
cá nhân ( năng lực, khó khăn, trong giao tiếp, ngôn ngữ…) chấp nhận trẻ học
bằng cách thử – sai. Cho phép trẻ làm sai trước khi trẻ làm đúng. Động viên sự
lạc quan, tự tin vào bản thân “ Không sai đâu”, “ Làm lại đi nào”, “ Từ từ thôi”, “
Con sắp làm được rồi”…khi trẻ gặp thất bại. Kiên nhẫn với trẻ, tránh thúc ép,
căng thẳng khi luyện tập kỹ năng cho trẻ. Biết chờ đợi. Tôn trọng ý kiến cá nhân

12


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
( Dạy trẻ phát biểu ý kiến ). Tránh áp đặt, từ đó hình thành thói quen suy nghĩ
một cách độc lập.
Giờ học hay còn gọi giờ hoạt động chung của trẻ là hoạt động đòi hỏi trẻ
phảI nghiêm túc tuân thủ các quy định của giờ học, không được tự do hoạt động
theo ý riêng của mình mà phải dưới sự hướng dẫn của cô giáo, phải hoạt động
cùng tập thể với các bạn xung quanh. Như trong giờ học tôi giáo dục trẻ biết giữ
gìn đồ dựng, đồ chơi, muốn phát biểu phải giơ tay, không nói tự do, không nói
leo, khi cúi xuống, không nhìn sang nơi khác. Làm theo sự hướng dẫn của cô,
hoạt động tích cực cùng bạn. Không tranh giành đồ dùng, đồ chơi với bạn, biết
lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định… Chính vì vây tôi luôn suy nghĩ để đưa
nội dung giáo dục lễ giáo sao cho nhẹ nhàng, phù hợp mà không bị gượng ép
làm ảnh hưởng đến nội dung tiết học.
Trong hoạt động chung phát triển ngôn ngữ
Ví dụ:
Trong chủ đề “ Bản thân bé và gia đình” tôi chọn bài thơ “ Sáo học nói”
của Mai Ngọc Uyển với nội dung giáo dục bạn nhỏ mời cô uống nước rất lễ phép
khi có khách đến nhà chơi.

Tôi đàm thoại và đưa ra các câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời
Một hôm ai đã đến nhà Bé chơi?
Khi nhìn thấy cô giáo bé đã làm gì?
Bé đã mời cô làm gì?
Bạn Sáo nhỏ thấy bé mời đã bắt chước điều gì?
Hay truyện “ Đôi tai tôi dài quá” sưu tầm trên báo Họa Mi với nội dung
giáo dục các bạn không nên chế giễu thâm hình khác người của bạn Thỏ. Chính
vì có đôi tai dài nên bạn Thỏ đã giúp đỡ các bạn tìm về nhà khi bị lạc đường
Trong chủ đề “ Phương tiện và luật an toàn giao thông”. Trong câu truyện
“ Thế là ngoan” theo cuốn sách “ Bác Hồ yêu chúng em” giáo dục trẻ biết nhận
lỗi và sửa lỗi thế là ngoan
Trong chủ đề “ Tết và mùa xuân” Truyện “ Nụ Hồng và hạt sương” giáo
dục trẻ biết yêu thương bảo vệ bạn khỏi sự nguy hiểm
Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động tạo hình
Đối với giờ học tạo hình: " Tô màu bức tranh gia đình bé".
Cô có thể đàm thoại với trẻ.
Gia đình con gồm có những ai?
13


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Gia đình con thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Con tô màu bức tranh gia đình như thế nào?
Qua giờ tạo hình đó cô giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với
ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé.
Giờ học tạo hình tôi giáo dục cho trẻ thói quen lấy cất đồ dùng đúng nơi
quy đinh, giữ vệ sinh lớp học đặc biệt trong giờ dán, giờ tô màu, di màu không
vẽ lên quần áo, lên tường không vẽ ra bàn, không cho vào miệng ngậm...
Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động âm nhạc

Có rất nhiều bài hát nói về gia đình và cảnh gia đình đoàn tụ bên mâm
cơm ngày tết đó là bài hát: “ Tết đoàn viên” Sáng tác Hoài An. Với thông điệu vô
cùng ý nghĩa tôi đã giáo dục trẻ biết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Tình cảm yêu thương gắn bó các thành viên trong ngày Tết và các phong tục của
ngày Tết
Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động phát triển nhận thức
Khi cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi tôi cùng giáo dục trẻ không
tranh giành rổ đồ dùng của bạn. Đi lại nhẹ nhàng, không xô đẩy bạn ....Trẻ vừa
đi vừa hát hoặc đọc thơ có lồng ghép giáo dục lễ giáo
Đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ phát triển thể chất
Trong giờ thể dục trẻ được hoạt động nhiều về thể lực và hay có yếu tố thi
đua trong nội dung bài tập hay trong trò chơi giữa các trẻ nên tôi rèn trẻ có ý
thức hoạt động đến cùng yêu cầu bài tập, không ganh tị với bạn khác, nhóm
khác, biết giúp đỡ bạn, không chê trách bạn khi bạn làm sai.
Ví dụ: Trong giờ vận động “ Đi trên cầu đầu đội bao cát” Tôi luôn động
viên trẻ tập đúng động tác bằng hình thứccổ vũ, khuyến khích trẻ, nhưng không
cố ép trẻ khi trẻ đã mệt, những trẻ làm chưa đúng cô cùng các trẻ khác cổ vũ
động viên như: “Bạn A sắp làm được rồi” hay ” Bạn A giỏi quỏ, cả lớp hãy
thưởng cho bạn một tràng pháo tay nào”…Trong trò chơi các chú chim sẻ Tôi
cho thi đua đội 1, đội 2 cùng thi đua. Tôi động viên trẻ thực hiện đúng luật chơi.
Và tôi luôn khuyến khích đội về thứ 2 lần sau cố gắng và nếu thấy trẻ nào chê
bạn, chê tổ khác thì tôi uốn nắn ngay cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống qua giờ hoạt động ngoài trời
“ Cây xanh và môi trường sống”

14


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Cô giáo đàm thoại: Đây là cây gì? Cây có hoa màu gì? Để làm gì? Muốn

có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu không ngắt ngọn bẻ cành, mà
phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều ích lợi
Giáo dục kỹ năng sống trong giờ hoạt động góc
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non đó là hoạt động vui chơi, “Học mà
chơi, chơi mà học”. Trong quá trình vui chơi trẻ được thể hiện mình. Đồng thời
vui chơi cũng giúp trẻ được ôn luyện, củng cố những kiến thức đã được học của
trẻ giúp trẻ ghi nhớ lâu nhất những gì trẻ tiếp thu được. Khi nội dung chơi lành
mạnh hình thành cho trẻ có thái độ tích cực đối với hiện thực, có tinh thần trách
nhiệm với người khác, có lòng thương người…Thông qua chơi hình thành những
hành vi xã hội, hình thành những phẩm chất đạo đức quý giá và đúng đắn. Xuất
phát từ đặc điểm trên của trẻ tôi nhận thấy trong quá trình hướng dẫn trẻ chơi,
thông qua trò chơi người giáo viên tác động lên mọi mặt của cá nhân trẻ và đặc
biệt là hành vi lễ giáo của trẻ. Do vậy không thể cho trẻ chơi tự do mà là người
hướng dẫn trẻ chơi để kịp thời uốn nắn những hành vi chưa tốt của trẻ.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi trẻ được thể hiện mình nhiều
nhất, rõ nhất những kinh nghiệm sống của trẻ và trẻ thể hiện lại mối quan hệ xã
hội trẻ đã được chứng kiến hay được tham gia và thể hiện những nét tính cách
riêng ở trẻ vì vậy tôi luôn quan sát trẻ chơi và uốn nắn ngay những hành vi
không đẹp của trẻ, hướng trẻ có những hành vi thân ái. Và đầu tiên đó là biết
nhường nhịn nhau trong nhóm chơi, biết thoả thuận để đi đến thống nhất chung
ai đóng vai nào và hành động đúng theo vai chơi mình chọn.
Ví dụ: Như góc bế em: Thể hiện vai chơi nhẹ nhàng, mọi người thương
yêu, giúp đỡ lần nhau, xưng hô lễ phép…
Nhóm bán hàng: Người bán phải biết chào mời khách, niềm nở vui vẻ,
biết cảm ơn người mua hàng, biết sắp xếp gian hành gọn gàng
Nhóm xây dựng: Biết phối hợp cùng bạn để tạo nên công trình xây dựng,
biết cất lấy đồ dùng đúng nơi quy định…
Qua trò chơi đóng vai, trẻ chơi nhưng như thật và mỗi lần chơi có thể trẻ
lại sắm 1 vai khác và những nét tính cách tốt đẹp dần thấm vào con người trẻ.

Qua chơi trẻ còn tích lũy được những kinh nghiệm sống của bản thân. Trẻ biết
nhường nhịn nhau, biết yêu quý, giữ gìn những sản phẩm của mình, của bạn làm
ra và những hành động tranh giành đồ chơi của bạn, phá đồ chơi, hoạt động
không đúng vai chơi dần ít xuất hiện trong lớp tôi.

15


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Nhưng tâm lý trẻ vào đầu giờ chơi thường rất hào hứng nhưng gần cuối
giờ chơi trẻ bắt đầu chán và chơi tản mạn, thậm chí có cháu ngồi nghịch đồ
chơi… Bám vào những đặc điểm riêng này của trẻ gần cuối buổi chơi tôi gợi ý
và tổ chức cho những cháu này chuyển sang cùng cô lau rọn giá góc đồ chơi của
mình, chăm sóc cây trồng trước cửa lớp như cùng cô nhặt lá vàng, nhổ cỏ bắt
sâu, tưới nước cho cây…cứ như vậy trẻ vẫn được hoạt động mà không bị chán
bởi được chuển sang hoạt dộng míi. Tõ ®ã cßn gi¸o dôc trÎ biÕt yªu quý
vËt nu«i, c©y trång biªt yªu thiªn nhiªn, gÇn gòi g¾n bã víi thiªn
nhiªn, yªu lao ®éng.
Trong giờ hoạt động góc trước khi trẻ về góc chơi tôi thường hỏi trẻ về
các góc chơi mới, góc chơi cũ, thái độ khi chơi. Khi chơi và giao lưu các bạn
trong góc và góc khác phải chú ý điều gì….Sau đó cô tổ chức cho trẻ chơi và
nhận xét từng góc chơi, cho trẻ cất dọn đồ chơi đúng chỗ và ngăn nắp
Tổ chức các hoạt động nêu gương, cắm cờ, bé ngoan: Hoạt động nêu
gương là một trong những hoạt động thích thú nhất đối với trẻ và qua đó tạo cho
trẻ có một đặc điểm vui vẻ, phấn khởi, đồng thời kích lệ trẻ cố gắng làm nhiều
việc tốt hơn. Chính vì thế trong giờ nêu gương bé ngoan tôi thường cho trẻ tự
nhận xét mình và bạn xem ai đáng khen trong ngày? Vì sao? Còn hành động nào
làm các con không thích? Từ đó để trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình theo nhận
xét của bạn và của bản thân.
Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi

tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa gửi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗ, yêu mến cô
giáo, đoàn kết với bạn bè.
Giáo dục kỹ năng sống trong giờ ăn
Tôi thực hiện đúng quy chế giờ ăn để rèn thói quen vệ sinh trước và sau
khi ăn. Cô cho trẻ đi rửa tay, lau mặt trước khi ăn cho trẻ, ăn xong biết xúc
miệng nước muối và lau miệng, trong khi ăn trẻ không nói chuyện, không đổ
cơm sang bát của bạn, ngồi ngay ngắn, không cúi gầm mặt…những hành vi này
tưởng như đơn giản nhưng để tạo thành thói quen cho trẻ quả không rễ chút nào,
bởi trẻ chưa có tính tự ý thức cao như người lớn do vậy tôi đã tổ chức thường
xuyên, liên tục để khi về nhà trẻ lớp tôi đòi bố mẹ phải pha nước muối cho con
để xúc miệng trước khi đi ngủ, phải rửa tay trước khi ăn… Cô mời trẻ và gợi ý để
trẻ mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm. Nhắc nhở trẻ ăn gọn gàng, không để cơm rơi
văi, nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.
Giờ ăn phụ chiều khi cô đưa cho trẻ, cô gợi ý để trẻ biết nói Cháu xin cô, Cháu
cảm ơn cô, và biết nhận quà khi người lớn cho bằng hai tay.

16


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Ảnh giờ ăn
Giáo dục kỹ năng sống lễ giáo trong giờ ngủ
Trước khi trẻ đi ngủ tôi cũng kể câu truyện, hát ru cho trẻ về tình cảm yêu
thương, quan tâm của mọi người để trẻ khắc sâu.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua tổ chức các trò chơi.
Ngoài việc tổ chức trò chơi đóng vai tôi còn lồng nội dung giáo dục lễ
giáo vào việc tổ chức các trò chơi khác như trò chơi vận động, trò chơi dân gian,
trò chơi học tập chủ yếu rèn cho trẻ biết nhường nhịn nhau, biết giữ vệ sinh, tự
phục vụ bản thân, quan tâm đến bạn, đến mọi người, biết chia sẻ và hợp tác với

bạn trong công việc.
Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi
Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm
việc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận bằng hai
tay và nói lời cảm ơn.
Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn, không tranh giành đồ chơi.
Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời.
Ví dụ: Tham quan vườn cây ăn quả
Đàm thoại: Muốn có nhiều quả ngon ta phải làm gì?
Khi ăn quả các con nhớ đến ai?
Giáo dục trẻ kính trọng, yêu những người lao động, khi ăn phải từ tốn,
chậm rãi không vứt vỏ và hạt bừa bãi. Giáo dục trẻ giữ vệ sinh môi trường, vệ

17


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh, qua nhiều lần
như vậy, cháu lớp tôi có những thói quen đó khoản 70%, tôi tiếp tục áp dụng
Giáo dục kỹ năng sống thông qua ngày hội ngày lễ
Như các bạn đã biết truyền thống của người Việt Nam chúng ta luôn tôn
sư trọng đạo. Vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức ngày hội, ngày lễ như giỗ
tổ Hùng Vương, ngày 20 -11, hội làng…Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã
tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thờ ôn lại truyền thống của
dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, kính trọng những người đã hy sinh
cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào,
kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn
đấu thành con người có ích cho xã hội
Hay đến ngày Tết trung thu tôi chuẩn bị mâm ngũ quả, đèn ông sao và rất
nhiều hoa quả, bánh kẹo. Mời trẻ cùng chuẩn bị, bày mâm ngũ quả và thắp đèn.

Nhắc trẻ giúp đỡ nhau trong khi làm, cùng nhau làm để có một sản phẩm đẹp.
Tôi đóng vai làm chị Hằng kể cho trẻ nghe về ngày tết trung thu có trăng sángg,
có chị hằng, chú cuội… và tổ chức cho trẻ rước đèn, hát múa.
Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ
Nội dung giáo dục lễ giáo trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ còn
hạn chế nặng về lý thuyết, thiếu nhiều bài tập thực hành kỹ năng ứng xử…Bài
thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục lễ giáo còn hạn chế do vậy tôi luôn
tìm tòi qua sách báo, qua mạng Internet để tìm hiểu các bài viết về giáo dục hành
vi lễ giáo cho trẻ và các bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Không những thế tôi còn tự sáng tác bài thơ, câu chuyện có vần điệu, nội dung
đơn giản dễ hiểu để đưa vào chương trình dạy trẻ. Qua một thời gian tìm tòi và
sưu tầm tôi đã có một kho tư liệu khá phong phú để giáo dục hành vi lễ giáo cho
trẻ. Và sau đây là một vài bài thơ tôi đã tự sáng tác và sưu tầm để các bạn cùng
tham khảo:
Bé là ai

Trường bé có ai
18


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Bé là con cái nhà ai

Bé tới cổng trường, chào bác bảo vệ

Ra đường, đến lớp, gặp ai cũng chào

Tươi cười cửa lớp, là cô bé chào


Ai ai thấy bé cũng chào

Cất dép đi vào, bé chào các bạn.

Gặp nhau cứ hỏi bé là con ai?

Thi đua cùng bạn, bé ngồi học ngoan.

Bé ngoan học ở trường nào

Buổi trưa thấy đói, bác bếp có ngay

Ngôi trường bé học: Phúc Lợi đẹp tươi.
Bé ơi

Bốn mùa

Bé ơi nào dậy

Mùa xuân ấm áp

Đã đến giờ rồi

Cây cối đâm chồi

Ngồi dậy cho tỉnh

Mùa hạ đến rồi

Rồi giúp cô nào


Nóng như lủa đốt

Gấp chiếu gọn vào

Thế rồi đến lượt

Gối chồng ngăn ngắn

Mùa thu lại về

Cho vào tủ đứng

Khắp chốn vườn quê

Thật đúng chỗ vào

Cúc vàng rực rỡ

Vệ sinh nhanh nào

Khí trời đã trở

Vào ăn bữa phụ

Gió rét mùa đông
Bé mà theo ông
Ph¶i mÆc

¸o Êm.

Bà của tôi
Cô ơi con nghe lời bà.
Chăm chỉ quét nhà và tưới vườn rau.
Và bê cả đĩa trâu cau.
Bà ăn ngon miệng cho màu môi tươi.
Bà tươi roi rói nụ cười
Cháu vui cháu thích hơn mười hôm qua

19


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Chào hỏi

Khách đến chơi nhà

Bé đang tập vẽ
Thấy khách đến nhà
chơi
Bé nhoẻn miệng cười
Cháu chào Cô ạ
lòng

Hôm nay có khách đến nhà
Cháu ra chòa Bác lại nhà cháu
Hai tay bưng nước cháu mời
Trà thơm tỏa ngát Bác xơi ấm

Dạ - Vâng


Nhận quà

Nghe cô gọi trẻ

Ông cho gói bánh

Bé dạ rõ ngoan

Bé đỡ 2 tay

Cô khen Bé giỏi

Nhanh miệng nói ngay

Tặng bé chiếc hôn

Cháu xin Ông ạ

Nhận quà

Biết lỗi

Ông cho gói bánh
Bé đỡ 2 tay
Nhanh miệng nói ngay
Cháu xin Ông ạ

Em bưng chén nước
Lỡ tay đánh rơi
Em nhận lỗi rồi

Cô không trách nữa

Lời cô Bé nhớ
Bé ngoan bé biết vâng lời
Bé ngoan Bé chẳng chơi bời đâu xa
Đi học rồi lại về nhà
Giúp Bà, giúp Mẹ quyét nhà nhặt rau
Khi ăn lễ phép Bé mời
Mời Ba mời Mẹ , mời Ông , mời Bà
Bé luôn ghi nhớ trong lòng
Lời cô dạy dỗ ân cần sớm hôm
Thỏ con và mùa xuân

20


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Trong khu rừng nọ có một chú thỏ con rất dễ thương. Thỏ con yêu mùa
xuân lắm bởi mùa xuân luôn làm cho vườn hoa của chú rực rỡ sắc màu. Nhưng
mùa xuân thương không ở lại được lâu. Vì thế Thỏ con rất buồn mỗi khi thấy
mùa xuân đi qua. Ngay sau mùa xuân là mùa hè với cái nắng gay gắt khiến các
bông hoa trong vườn của Thỏ con không thể nở được. Khi đi dạo trong vườn Thỏ
con thường nghe các loài hoa than thở:
Nóng quá bạn Thỏ ơi! Có cách nào giúp chúng tôi không?
Nhìn các loài hoa khổ sở mệt nhoài vì nắng, Thỏ con thương lắm. Nhưng
biết làm sao bây giờ?
Một hôm Thỏ con quyết định đi tìm thần mưa để cầu cứu. Nghe nói, Thần
Mưa thường núp sau các đám mây đen trên đỉnh núi cao. Đường đi thật gian nan
nhưng Thỏ con không nản chí. Thế rồi Thỏ con leo lên được đỉnh núi cao rồi
đấy! Ngước nhìn những đám mây đen, lúc đầu Thỏ con cũng thấy sờ sợ vì chúng

có vẻ hung dữ quá. Nhưng hình ảnh về những nụ hoa đang cố nhú ra mà không
được vì nắng đã khiến thỏ con cam đảm hẳn lên.
Xin Thần Mưa hãy tưới mát cho các loài hoa trong vườn được kheo sắc!
Thỏ con hít một hơi dài rồi nói thật lớn.
Chào Thỏ con! Cháu thật cam đảm và đáng yêu. Hãy về các loài hoa trong
vườn của cháu đi! Ta sẽ làm mưa ngay thôi! – Thần mưa ôn tồn nhận lời.
Xin cảm ơn Thần Mưa!
Nói rồi, Thỏ con phóng một mạch về nhà. Vừa tới cổng vườn, thì trời đã
đổ mưa. Những giọt nước mưa mùa hè đang tắm mát cho những nụ hoa. Và rồi
một điều kỳ diệu đang dần hiện ra trước mắt Thỏ con: Những cánh hoa mỏng
manh rực rỡ đang xòe ra, rung rinh vẫy chào chú.
Thỏ con vô cùng sung sướng reo lên: “ Ôi mùa xuân, mùa xuân lại về rồi
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
Bằng việc nhận xét đánh giá thường xuyên như vậy, tôi đã rút ra được
nhiều kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và cũng đã có nhiều kỹ năng
sống được hình thành và cũng cố trên trẻ. Trẻ giao tiếp tốt hơn, tự tin vào bản
thân hơn, nhận thức đúng vị trí của mình, biết nhận xét bạn, khéo léo hơn trong
các hoạt động lần sau. Thông qua việc nhận xét đánh giá khéo léo cuả cô, trẻ biết
tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho tốt, sao cho được cô khen. Biện pháp
đánh giá đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ ở lứa tuổi lên ba.
d. Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng
21


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Đối với giáo viên
Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của
cô được trẻ lưu tâm nhất.

Vì vậy cô luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với người lớn, với trẻ
không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi
luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ
huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, gọn gàng tôn trọng lời nói của trẻ, lắng
nghe ý kiến của trẻ.
Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc
lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần
sau. Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng. Tác
phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự, cô tươi trẻ cháu rất thích.
Giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn coi trẻ như con em của mình,
tôn trọng mọi ý kiến của trẻ luôn lấy tình cảm mẹ - con để giáo dục trẻ, luôn tạo
cho trẻ sự an toàn tuyệt đối khi ở bên cô.
Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ. Cô giáo
phải thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo trong cách lên lớp thu hút cháu. Cô có
thể tự sáng tác ra những câu chuyện bài thơ về lễ giáo và kể cho trẻ nghe, hoặc
cô có thể ghi qua băng rồi để kể trẻ nghe trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh
Cô giáo đã biết dùng các công nghệ hiện đại cho trẻ xem qua Video các
câu chuyện về lễ giáo. .
Đối với trẻ
Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh
văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan
tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, bố mẹ, không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo
và người lớn.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống

Đầu năm Cuối
năm

1. Trẻ đi học gọn gàng


20%

100%

2. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân

40%

100%

3. Biết chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp, khi về

45%

98%

4. Biết xưng hô bạn với bạn bè

45%

100%
22


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
5. Biết chào hỏi khi có khách đến thăm

35%


100%

6. Biết giúp đỡ cô và bạn trong các hoạt động

30%

96%

7. Khi trả lời, hoặc thưa cô thì xưng hô lễ phép.

28%

100%

8. Biết xin phép cô khi ra vào lớp.

30%

100%

9. Biết chăm sóc răng miệng: Xúc miệng nước muối..

27%

98%

10. Khi muốn nói với cô thì biết giơ tay

25%


97%

Bằng các hình thức và biện pháp trên qua một năm thực hiện, các cháu lớp
tôi đã có chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành vi, thái độ cư xử. Hầu hết các trẻ
ngoan, lễ phép, có nề nếp tốt, có hành vi đẹp trong sinh hoạt giao tiếp mọi lúc,
mọi nơi như:
88% trẻ có ý thức chào hỏi khi có khách vào lớp, khách ra về. Lúc đến lớp
và ra về biết chào ông bà, bố mẹ, cô giáo. Khi ai cho gì hay có lỗi với người khác
trẻ biết cảm ơn và xin lỗi.
Qua sinh hoạt vui chơi trẻ biết giúp đỡ bạn, nhường nhịn bạn và có tinh
thần đoàn kết.
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân những việc đơn giản:
lau mặt, rửa tay, tự thay áo, gấp và cất áo…Các con đã mạnh dạn, tự tin và hứng
thú tham gia các hoạt động học tập, lao động, văn nghệ, thể dục của lớp…Trẻ
yêu thiên nhiên, con vật, có ý thức bảo vệ và chăm sóc chúng.
Đối với phụ huynh
Với các bậc phụ huynh đã có ý thức thực hiện các hành vi lễ giáo trước
mặt trẻ, quan tâm, chú ý đến việc giáo dục trẻ như thường xuyên trao đổi với cô
về tình hình giáo dục trẻ, đưa con đI học đúng giờ và phối hợp cùng giáo viên
uốn nắn những hành vi lệch lạc của trẻ tại gia đình. Hưởng ứng phong trào sáng
tác thơ chuyện về lễ giáo và đóng góp công sức vào các hoạt động của trường.
Lớp tôi xếp giải nhì thi chấm trang trí lớp đầu năm và xây dung môi
trường xanh sạch đẹp cho trẻ.
Tôi và phụ huynh đã sưu tầm và sáng tác nhiều bài thơ, câu chuyện về
giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ.
III. Phần kết luận , kiến nghị
1. Kết luận

23



Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Trong cuộc sống chúng ta chắc vẫn thường nghe hay bắt gặp ở đâu đó
những câu nói tưởng chừng như bình thường nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa
hết sức to lớn như: “trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”; “trẻ em như búp trên
cành biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”, trẻ em như một tờ giấy trắng,
ngây thơ, trong trắng nếu ta viết lên đó những điều tốt thì trẻ sẽ tốt, nhưng khi ta
viết lên đó những điều xấu thì tương lai của các em sẽ không tốt đẹp. trẻ em góp
phần không nhỏ trong việc tiếp nối, lãnh hội những tri thức mới là nền tảng của
sự phát triển của đất nước sau này. Và Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm
non là một phần rất quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, là khâu đầu tiên hình
thành nhân cách cho trẻ. Một nhân cách tốt sẽ hình thành một con người tốt.
Giáo dục trẻ biết chào hỏi khi gặp người lớn, biết dạ thưa khi trả lời, biết nhận
lỗi và nói lời xin lỗi, cám ơn đúng tình huống. Giáo dục trẻ biết xếp hàng chờ tới
lượt, không tranh giành đồ chơi của bạn, biết chia sẽ, nhường nhịn và giúp đỡ
bạn cùng chơi.
Vì vậy Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình
thành và giáo dục lễ giáo cho trẻ. Và giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường
phù hợp để giáo dục. Môi trường trong nhà trường phải theo phương châm lấy
trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạt động
để giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi
theo. Tạo môi trường thân thiện với trẻ, gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ trẻ
thấy tự tin , thoải mái.Lễ giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
của bất kỳ ai. Đối với trẻ ở bậc giáo dục mầm non thì việc này càng quan trọng
hơn vì đây là lúc trẻ hình thành những bước đầu tiên trong nhân cách. Giáo dục
lễ giáo ở bậc giáo dục mầm non có tốt thì khi lên bậc tiểu học mới có thể tiếp tục
giáo dục để hoàn thiện hơn cho quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Việc giáo
dục lễ phép cho trẻ bao giờ cũng là môn học đầu tiên mà trẻ phải học khi bắt đầu
có sự nhận thức và hiểu biết cơ bản. Việc dạy cho trẻ biết lễ phép không chỉ có
tác dụng uốn nắn khuôn khổ cho trẻ từ nhỏ mà còn có tác dụng giúp cho trẻ

ngoan ngoãn và nghe lời thầy cô giáo và bố mẹ nhiều hơn, biết nghĩ tới mọi
người hơn thay vì chỉ nghĩ tới cái “tôi” cá nhân của trẻ. Lễ phép là nét đẹp văn
hóa được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó”. Trong thời
đại hiện nay, do chưa xem trọng việc giáo dục đạo đức cho trẻ mà còn đặt nặng
việc học tập kiến thức thi cử, cũng do xã hội tiếp thu nhiều nền văn hóa khác
nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, mà chúng ta
vẫn được nghe thấy trong cuộc sống hàng ngày, trên các kênh thông tin đại
chúng. Vì vậy chúng ta hãy quan tâm giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ thuở ban
đầu, hình thành cho trẻ những kĩ năng về nhân cách, để sau này trẻ là người có
ích cho xã hội

24


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Sáng kiến " Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong
trường mầm non" tôi áp dụng vào trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt. Trẻ
ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn tuổi, chan hoà với bạn bè và đặc biệt là trẻ
có kỹ năng sống tốt như: Kỹ năng lao động tự phục vụ, hành vi lễ giáo. Và được
nhân rộng trong toàn trường
Bản thân cô giáo luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để
góc lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng
chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.
Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Luôn quan sát,
động viên, uốn nắn, nhắc nhở trẻ kịp thời ở mọi lúc, mọi nơi. Tránh phê bình trẻ
trước mặt trẻ khác. Phối hợp với các giáo viên khác trong việc rèn hành vi lễ
giáo cho trẻ. Đồng thời cần kết hợp với phụ huynh để thống nhất phương pháp
giáo dục trẻ. Luôn giàu tình yêu thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của
mình, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thỏa máI cho trẻ thực hiện tốt mọi
hành vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân

cách cho trẻ. Bên cạnh đó môi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam phù hợp với mọi
chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.
Cô phải nắm được đặc điểm tâm lý trẻ ở lứa tuổi mình phụ trách.
Nắm được nội dụng và tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Cô phải luôn tìm tòi, suy nghĩ mạnh dạn để có nhiều hình thức giáo dục lễ
giáo cho trẻ có kết quả.
Luôn tự tu dưỡng, rèn luyện mình để có hành vi ứng xử, lời nói, cử chỉ,
trang phục...đúng mực, phù hợp từng hoàn cảnh.
Các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo dưới hình thức hò vè,
ca dao, câu đố vào bài học để giáo dục trẻ.
Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện hàng tuần hoặc
tổ chức văn nghệ để động viên tinh thần trẻ.
Gia đình của trẻ thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là tấm gương
sáng và mẫu mực về hành vi ứng xử, chăm sóc, tinh thần trách nhiệm với trẻ.
Bản thân cô giáo luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để
góc lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng
chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.
Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Luôn quan sát,
động viên, uốn nắn, nhắc nhở trẻ kịp thời ở mọi lúc, mọi nơi. Tránh phê bình trẻ
trước mặt trẻ khác. Phối hợp với các giáo viên khác trong việc rèn hành vi lễ
25


×