Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một cán bộ nông nghiệp phòng nông nghiệp huyện quang bình tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

HOÀNG THỊ TUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÕ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA CÁN BỘ
NÔNG NGHIỆP PHÕNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUANG BÌNH,
TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài : Hƣớng ứng dụng
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên- năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

HOÀNG THỊ TUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÕ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA
CÁN BỘ NÔNG NGHIỆP PHÕNG NÔNG NGHIỆP
HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS Dƣơng Hoài An

Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn : Nguyễn Văn Khánh

Thái Nguyên- năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch theo kế hoạch của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đặt ra với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của một cán bộ Nông nghiệp Phòng Nông nghiệp huyện Quang Bình
tỉnh Hà Giang”.Có được kết quả này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, khoa Kinh tế & PTNT, cùng với toàn thể thầy
cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường và tạo điều kiện về mọi mặt để
tôi thực hiện đề tài.
Cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Dƣơng Hoài
An- giáo viên hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các
kỹ năng khi viết bài, chỉ cho tôi những thiếu sót và sai sót của mình, để tôi
hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp và đạt kết quả tốt nhất.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Nông nghiệp và

PTNT huyện Quang Bình,các chuyên viên của phòng đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ bài báo cáo. Đặc
biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú Nguyễn Văn Khánh cán bộ trực tiếp
hướng dẫn tôi và đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực
tập, đó là những kiến thức vô cùng hữu ích cho tôi sau khi ra trường.
Do kiến thức của tôi còn hạn hẹp nên khóa luận này không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của tôi đạt kết quả tốt hơn.
Thái Nguyên, tháng năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Tuyến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính của ngành
trồng trọthuyện Quang Bình qua 3 năm 2015 - 2017 ..................................... 24
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất các cây trồng chínhcủa huyện Quang Bình năm
2015-2017........................................................................................................ 26
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của huyện Quang Bìnhgiai đoạn 2014 -2016 28
Bảng 3.4: Số lượng cán bộ chia theo trình độ, chuyên ngành, giới tính của
Phòng NN&PTNT huyện Quang Bình ........................................................... 39
Bảng 3.5: Bảng phân tích SWOT những thuận lợi khó khăn gặp phải trong
quá trình thực tập............................................................................................. 50
Bảng 3.6: Phân tích SWOT khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Phòng
NN&PTNT huyện Quang Bình....................................................................... 52



iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Viết tắt

1

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

2

BNV

Bộ nội vụ

3

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

4


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

5

CTV

Cộng tác viên

6

CLB

Câu lạc bộ

7

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

8

GDTX

Giáo dục thường xuyên

9


HTX

Hợp tác xã

10

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

11

KT - XH

Kinh tế - xã hội

12

KHKT

Khoa học kỹ thuật

13

MTQG

Mục tiêu quốc gia

14


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

15

NTM

Nông thôn mới

16

PCTT

Phòng chống thiên tai

17

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

18

TTLT

Thông tư liên tịch

19


THPT

Trung học phổ thông

20

TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

21

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu..................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4

1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 5
1.4.2. Địa điểm thực tập .................................................................................... 5
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 6
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 7
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.2.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng cán bộ ở một số nước trên thế giới ................ 13
2.2.2.Vai trò của cán bộ nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp nông thôn
ở ViệtNam ....................................................................................................... 14
2.2.3. Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở nước ta ..... 16
2.2.4. Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở tỉnh
Hà Giang ......................................................................................................... 17


v

2.2.5. Tình hình phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam ............................ 18
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 21
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập ........................... 21
3.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện .......................................... 23
3.1.3. Sự hình thành và những thành tựu đã đạt được của Phòng NN&PTNT
huyện Quang Bình........................................................................................... 30
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 31
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 31

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 37
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình thực tập .......... 50
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 51
3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Phòng
NN&PTNT huyện Quang Bình....................................................................... 52
3.2.6. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách nông nghiệp . 55
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57
4.1. Kết luận .................................................................................................... 57
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp, nằm trong nhóm các nước đang phát
triển. Với phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, phát triển kinh tế
nông thôn đươ ̣c xem là yế u tố quan tro ̣ng nhấ t đảm bảo cho sự phát triể n
bề n vững của quố c gia . Từ năm 1986 đến nay, sau 32 năm đổi mới dưới sự
Lãnh đạo của Đảng và nhà nước thì nông nghiệp nước ta đã có nhiều thành
tựu.Sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu như ngày hôm nay
không thể không nói tới vai trò tích cực của các cán bộ nông nghiệp của
phòng nông nghiệp.
Cán bộ nông nghiệp phòng nông nghiệp là người tiếp xúc với nhân dân,
là người hướng dẫn, giúp người dân nắm bắt được các chủ trương chính sách
về nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, là người truyền thụ những kiến thức kỹ
thuật, thông tin về thị trường cho người dân để thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời
sống cho người dân, góp phần xây dựng và phát triển xã hội nông thôn.Nhận

thức được tầm quan trọng của cán bộ nông nghiệp của phòng nông nghiệp nên
chính phủ đã ban hành các văn bản để nêu rõ các chức năng, nhiệm vụ vai trò
của phòng nông nghiệp như: Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008
của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
bộ NN&PTNT; Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15
tháng 5 năm 2008 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội
vụhướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý NN của
UBND cấp phường về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá VIII đã
nhấ n ma ̣nh: Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành bại
của cách mạng, là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Hệ


2

thống chính trị cơ sở mạnh hay yếu phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ. Vì vậy, cán bộ, công chức huyện,xã, phường, thị trấn được xem là
“trụ cột” trong hoạt động lañ h đa ̣o , quản lý , điều hành ở cơ sở, là nhân tố
quan trọng quyế t đinh
̣ thắ ng lơ ̣i sự nghiê ̣p đổ i mới của đấ t nước.
Huyện Quang Bình là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang,
với 14 năm xây dựng và phát triển có 15 xã thị trấn, đội ngũ cán bộ của huyện
còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, điều kiện kinh tế xã hội của huyện
còn gặp nhiều khó khăn, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào hoạt động sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu. Vì vậy cán bộ nông nghiệp huyện
Quang Bình có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, điều hành phát triển
kinh tế - xã hội trên cương vị là người đứng đầu về phát triển lĩnh vực nông
nghiệp trên địa bàn. Do vậy tôi muốn tìm hiểu về hoạt động của đội ngũ cán
bộ nông nghiệp huyện như thế nào? Có phát huy được năng lực của mình hay

chưa? Có làm đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình hay không? Và
giải pháp nào để giúp họ nâng cao được năng lực của mình.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
vai trò, nhiệm vụ, chức năng của một cán bộ nông nghiệp Phòng Nông
nghiệp huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của một cán bộ nông nghiệp
huyện. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực làm việc và hiệu
quả hoạt động của cán bộ nông nghiệp trong phòng nông nghiệp trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1.Về chuyên môn
- Tìm hiểu khái quát vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ NN huyện.


3

- Nắm được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và từng
cán bộ trong cơ quan.
- Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
-Phát hiện những ưu, nhược điểm về năng lực cán bộ nông nghiệp trong
việc phát triển kinh tế - xã hội.
-Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của cán bộ nông nghiệp đang
gặp phải hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
cán bộ nông nghiệp huyện Quang Bình.
1.2.2.2 .Về thái độ, kỹ năng làm việc
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế

hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Sẵn sàng tham gia các chương trình, đề tài, dự án đang triển khai tại
địa phương nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên ngành KTNN.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập.
- Không tự ý nghỉ, không tự ý rời bỏ vị trí thực tập.
- Chủ động ghi chép, sử dụng phương tiện truyền thông để lưu dữ các
hình ảnh những nội dung thực tập tại đơn vị và chuẩn bị số liệu để viết báo
cáo thực tập.
12.2.3. Về kỹ năng sống
- Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả cán bộ tại đơn vị thực tập.
- Giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ
khiêm nhường và cầu thị.
- Nhiệt tình, chủ động có trách nhiệm với những công việc được giao.


4

1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu v ề đă ̣c điể m tự nhiên , KT-XH, an ninh quốc phòng của
huyện Quang Bình.
- Tìm hiểu bộ máy , tổ chức quản lý và môi trường làm viê ̣c của Phòng
Nông nghiệp huyện Quang Bình.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiê ̣m vu ̣ của cán bô ̣ nông nghiệp huyện.
- Tham gia các hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i do phòng nông nghi ệp tổ chức trong
thời gian thực tâ ̣p.
- Ngoài ra, thường xuyên trao đổi với các cán bộ trong phòng nông

nghiệp để hiểu và có thêm thông tin về công việc và những kinh nghiệm trong
công tác.
- Đềxuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nông
nghiệp.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Tìm hiểu thông tin qua các tài liệu thứ cấp
- Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, báo cáo,
thông tư, nghị quyết, quyết định,liên quan đến vấn đề nông nghiệp của huyện
Quang Bình. Các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: Số liệu về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quang Bình.
- Thông tin sơ cấp được thu thập và tổng hợp từ: Quan sát trong quá
trình thực tập tại cơ sở.
- Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng Internet, sách,
báo...về các vấn đề liên quan đến nông nghiệp.
1.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực tế: Trực tiếp xuống địa bàn các xã, thị trấn để khảo sát
tình hình phát triển nông nghiệp….


5

- Thu thập thông tin liên quan đến quá trình công tác của cán bộ nông
nghiệp huyện, bằng việc phỏng vấn (cán bộ nông nghiệp về những thuận lợi,
khó khăn gặp phải trong công việc) và thảo luận (về đề xuất giải pháp nâng
cao năng lực cán bộ).
- Từ đó thu thậpthông tin tổng hợp đưa ra các ý tưởng nghiên cứu và
đề xuất sáng tạo.
1.3.2.3. Phương pháp quan sát
- Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lý công việc của
các cán bộ nông nghiệp.

1.3.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem
xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những
kết luận bổ ích cho nghiên cứu và thực tiễn.
- Từ việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tìm hiểu các nguồn thông tin,
tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tại cơ sở thực
tập để tiến hành thực hiện các công việc.
1.3.2.5. Phương pháp ghi chép
- Tiến hành ghi chép lại những sự việc, những vấn đề quan trọng đồng
thời ghi chéplại những lưu ý trong việc xử lý công việc, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho bản thân trong những công việc tiếp theo.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
Từ ngày 14/08/2017 đến ngày 21/12/2017
Thời gian tổng hợp và viết khóa luận:Từ ngày 14/10/2017 đến ngày
21/12/2017
1.4.2. Địa điểm thực tập
Tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang


6

1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì
cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Chủđộng tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗtrợ người hướng dẫn thực tập
để có thểhoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.

- Quan sát, học tập và học hỏi kinh nghiệm làm việc của cán bộphòng
nông nghiệp để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.


7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Tổng quan về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.
Nông nghiệplà một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát
triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai: Là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai
-Nông nghiệp chuyên sâu: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,

bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là


8

sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.[7]
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp
lương thực, thực phẩm cho con người; là ngành sản xuất cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp nhẹ. Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn
dồi dào và vững chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn
cho chăn nuôi, trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập
trung và thâm canh cao.
Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển:
Ngành trồng trọt nước ta vẫn còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng cả về
mặt khai hoang và tăng vụ, nhất là về tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự phát
triển của khoa học, công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp
lý; Ngành trồng trọt nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm,
ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và trồng cấy nhiều vụ
khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lại năng suất sinh khối
cao trên mỗi đơn vị diện tích; các điều kiện về kinh tế - xã hội (KT-XH) để
phát triển ngành trồng trọt ở nước ta cũng có nhiều thuận lợi, hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật đang từng bước phát triển khá đồng bộ cả về số lượng và
chất lượng để đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế biến của ngành trồng trọt
ngày một tốt hơn, các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng đã và đang tạo ra
nhiều thuận lợi cho ngành trồng trọt phát triển như chính sách ruộng đất,

chính sách vốn, chính sách thị trường....[1]
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,
với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của con người. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có
giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong... nhằm đáp ứng các nhu cầu
tiêu dùng hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính quy luật


9

chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn
nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp
nói chung. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quí
giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Chăn nuôi là
ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc
sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.
Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng của người dân về các sản phẩm
chăn nuôi ngày càng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm.
Do vậy mức đầu tư của xã hội cho ngành chăn nuôi ngày càng có xu hướng
tăng nhanh ở hầu hết mọi nền nông nghiệp. Sự chuyển đổi có tính qui luật
trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) là chuyển dần từ sản
xuất trồng trọt sang phát triển chăn nuôi, trong các ngành trồng trọt, các hoạt
động trồng ngũ cốc cũng chuyển hướng sang phát triển các dạng hạt và cây
trồng làm thức ăn chăn nuôi.[1]
2.1.1.2. Khái niệmvề cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước
Cán bộ, công chức là hai phạm trù khác nhau. Theo điều 4, Luật cán bộ
công chức năm 2008: [8]
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương (TW) (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Khoản 2 điều 4 quy định về công chức:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân


10

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật”.
Bên cạnh các khái niệm “Cán bộ”, “Công chức”, là khái niệm “Viên
chức”. Luật Viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010. Luật này
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2012. Điều 2 quy định:
“Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc theo đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật”.
Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu
về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công

lập thuộc các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, Y tế, Khoa học - công nghệ, Văn
hóa, Thể dục thể thao, Du lịch, Lao động - thương binh và xã hội, Thông tin truyền thông, Tài nguyên - môi trường, Dịch vụ… như bác sĩ, giáo viên, giảng
viên đại học…, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp
* Vai trò của cán bộ nông nghiệp
- CBNN phải có trách nhiệm cung cấp thông tin để giúp người dân hiểu
biết được và đưa ra quyết định một cách cụ thể(ví dụ một cách làm ăn mới
hay gieo trồng một loại giống mới). Khi nông dân quyết định làm theo CBNN


11

chuyển giao kiến thức kinh nghiệm cần thiết để họ áp dụng thành công cách
làm đó.
- CBNN phải biết giúp người nông dân phát triển sản xuất trên những
điều kiện, nguồn lực có sẵn của họ. Muốn vậy CBNN phải thường xuyên hỗ
trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để
chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
* Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cán bộ nông nghiệp
- Cung cấp kiến thức khoa học kĩ thuật (KHKT) và huấn luyện nông
dân, biến những kiến thức, kỹ năng đó thành những kết quả cụ thể trong sản
xuất đời sống.
- Thúc đẩy các ý tưởng, sáng kiến mới trong sản xuất và tư vấn, hỗ trợ
giúp nông dân thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến đó.
- Truyền thông: Tìm kiếm, xử lý lựa chọn các thông tin cần thiết, phù
hợp từ nhiều nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân, giúp họ cùng nhau
chia sẻ và học tập.
- Hỗ trợ nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn: Gặp gỡ, trao đổi với
nông dân giúp họ phát hiện nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăn

trong sản xuất và đời sống, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.
- Hỗ trợ nông dân, cộng đồng thành lập các tổ chức của nông dân như
tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất phát
triển, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Xây dựng, giám sát đánh giá hoạt động nông nghiệp: Phối hợp với
chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể triển khai các hoạt động nông
nghiệp; theo dõi, giám sáttình hình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm, đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động nông nghiệp, từ đó
khuyến cáo phát triển, nhân rộng ra sản xuất. Trong quá trình thực hiện,
CBNN cần khuyến khích người dân tham gia một cách chủ động, tự nguyện,


12

các hoạt động nông nghiệp cần được cộng đồng hưởng ứng, ủng hộ và làm
theo, phát huy tinh thần dân chủ cơ sở.
- Đưa những chương trình dự án phát triển nông nghiệp về với người
dân (chương trình hỗ trợ giá mua máy sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ giống,
phân bón...).
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ
về trồng trọt, bảo vệ thực vật.
- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm, hướng
dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về trồng
trọt, bảo vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình sản xuất trồng trọt, dịch vụ
bệnh cây trồng và công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng trên địa bàn
huyện lên cấp trên.
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, CBNN thường phải tham gia các
nhiệm vụ khác như chỉ đạo sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng,

vật nuôi, theo dõi, thống kê tình hình sản xuất.... Do đó công việc của một
CBNN là khá nặng nề vất vả, đòi hỏi phải có sự cố gắng cũng như “lòng yêu
nghề” mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.[3]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị định số 01/2008/ NĐ-CP ngày 03/01/2008 của chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ NN&PTNT.
- Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm
2008 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý NN của UBND
cấp phường về nông nghiệp và phát triển nông thôn.


13

- Quyết định số 2581/QĐ-UBND, ngày 22/12/2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Giang, về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội
năm 2016.
- Quyết định số 2608/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân huyện Quang Bình về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển
Kinh tế - Xã hội năm 2016.
- Báo cáo số 498/BC-UBND huyện Quang Bình ngày 26/12/2016 của
Ủy ban nhân dân huyện Quang Bình về tổng kết sản xuất Nông lâm nghiệp
năm 2016, phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2017.
- Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNN về hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng cán bộ ở một số nước trên thế giới
 Tại Hàn Quốc

- Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất
là những người tài, khuyến khích và tạo điều kiện để nguồn nhân lực tài năng
phát triển. Chương trình đào tạo khác nhau cho những đối tượng công chức
khác nhau: Công chức mới được tuyển dụng phải tham gia một số chương
trình đào tạo bắt buộc. Công chức sắp được thăng chức phải tham gia 3
chương trình học tại hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức thì mới được xem xét nâng bậc. Công chức trẻ có triển vọng (dưới 40
tuổi) bắt buộc phải qua các khóa đào tạo tập trung theo quy định.
- Về cơ sở đào tạo, ngoài các trung tâm, viện nghiên cứu của Nhà
nước, hầu như các doanh nghiệp đều có các viện, trung tâm nghiên cứu về
khoa học, công nghệ theo chuyên môn sâu của ngành, trong đó tập hợp được
một số lớn các chuyên gia, tiến sĩ đầu ngành. Các tập đoàn công nghiệp lớn
như Sam Sung, Hyundai, Posco… đều có những trường đại học riêng, chuyên


14

ngành để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Công chức có
thể tham gia các khóa học của các trường đại học này để cập nhật kiến thức
về chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng quản lý những ngành nghề này.
 Tại Nhật Bản
- Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, nền hành chính Nhật Bản
đóng vai trò hết sức quan trọngvào quá trình hiện đại hóa đất nước. Nhật Bản
đã xây dựng được một đội ngũ công chức mạnh và có chất lượng cao.
Vai trò của công chức được Nhật Bản đề cao không chỉ tạo cho họ sự
an tâm về nghề nghiệp, ổn định về chuyên môn mà còn khẳng định vị trí của
họ trong xã hội.
Với cách thức tổchức đào tạo chuyên nghiệp công chức Nhật Bản
không chỉ nắm vững chuyên môn, bổ sung kịp thời các kiến thức mới, mà còn
nhận rõ con đường thăng tiến của mình để tự hoàn thiện cả về nghiệp vụ và

phẩm chất. Bên cạnh việc đào tạo ở nhà trường, ngoài xã hội, đào tạo tại chỗ
và ngoài công việc cũng là cách thức để nâng cao trình độ của công chức.[9]
2.2.2.Vai trò của cán bộ nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp nông
thôn ở ViệtNam
Để phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và phát triển nông
nghiệp, nông thôn nói riêng không thể thiếu đội ngũ cán bộ nông nghiệp từ
cấp TW đến cấp cơ sở. Cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là cầu nối giữa
các cơ quan của Đảng, chính quyền các cơ quan chỉ đạo sản xuất và các tổ
chức quần chúng với người dân trong xã, phường, thị trấn. Cán bộ cơ sở là
những người gần dân nhất, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đồng
thời tham mưu cho cấp trên về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, biến tinh
thần của các chủ chương, chính sách đó thành hành động quần chúng, làm
cho quần chúng hiểu và tổ chức quần chúng thực hiện tốt các chủ chương,
chính sách đó.


15

Như vậy nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể thiếu đội
ngũ cán bộ nông nghiệp cơ sở trực tiếp thực hiện triển khai các chủ chương, chính
sách. Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa phương mình.
Nhưng ở nước ta đội ngũ cán bộ còn có nhiều hạn chế nhất là mặt năng
lực đặc biệt là cán bộ nông nghiệp ở cấp cơ sở. Vì vậy nâng cao năng lực của
bộ máy quản lý Nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ nông nghiệp là nội
dung then chốt và chiến lược để tạo nên cục diện phát triển mới. Nội dung
này đòi hỏi quyết sách táo bạo và đồng bộ trên cả ba mặt: Phát triển nguồn
nhân lực, tăng cường tổ chức, và cải cách thể chế luậtpháp.
Hiện nay phần lớn đội ngũ cán bộ nông nghiệp cấp cơ sở của nước ta
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau nên trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

không đảm bảo vì những trường hợp khác đều tìm cách thoát ly khỏi địa
phương, hoặc họ không muốn làm việc trong hệ thống chính quyền cấp xã. Do
vậy cán bộ cơ sở chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm là chính, “lâu ngày kiến
thức phổ thông bị rơi rụng, kiến thức chuyên môn của cán bộ được bồi dưỡng
mang tính chắp nhặt… nên hạn chế tầm nhìn chiến lược về phát triển nông
nghiệp, nông thôn đối với địa phương”.
Mặt khác trình độ của phần lớn cán bộ quản lý nông nghiệp ở cơ sở
chưa cập với yêu cầu, nói nhiều, làm ít, sợ trách nhiệm; thiếu những người có
đủ năng lực trình độ để đảm đương nhiệm vụ, tâm huyết, dám nghĩ dám làm,
dám chịu trách nhiệm không đảm bảo yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung và yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn
nóiriêng.
Đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp cơ sở hiện nay thì cán bộ chuyên
tráchlà do dân bầu cử, còn cán bộ công chức là do được tuyển dụng, phân
công. Cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ nên kinh nghiệm chuyên sâu còn thấp vì


mỗi

chức

vụ

bộcơsởphảithamgiahọctậpnhữnglớpbồidưỡngphùhợpvớichứcvụcủamình.

cán


16

2.2.3. Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở nước ta

Chúng ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới. Đẩy mạnh công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước phấn đấu năm 2020 đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp, để thực hiện nhiệm vụ đó hội nghị lần thứ hai ban chấp
hành TW khóa VIII đã khẳng định “Cùng với giáo dục - đào tạo khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu, động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều
kiện cần thiết để giữvững độc lập dân tộc và xây dựng thànhcông chủ nghĩa
xã hội”. Nói đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nói đến nâng cao trí
lực “Trình độ văn hóa chuyên môn kỹ thuật”, nâng cao thể lực “Sức khỏe
điều kiện chăm sóc sức khỏe” và nâng cao phẩm chất đạo đức, tưởng tượng,
tác phong làm việc và sinh hoạt của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu
của một nước công nghiệp.
Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng chưa hợp lý số sinh viên khi ra trường
không muốn trởvề quê lao động mà muốn kiếm việc ở thành phố lớn gây ra
tình trạng nơi thừa, nơi thiếu theo tính toán thống kê chưa đầy đủ thì gần 30%
sinh viên ra trường là làm việc không đúng ngành nghề điều này càng làm cho
tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng. Trong khu vực giáo dục phổ thông
tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, số
lượng đang là mối quan tâm của Chính phủ, tình trạng tái mù chữ, thất học,
bỏ học vẫn còn phổ biến. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ đang là một
vấn đề báo động ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa.
Điều đó dẫn đến việc thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Điều đó làm hạn
chế việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn cho nên Nhà nước phải chính sách cụ thể cho việc sử dụng đội
ngũ cán bộ nông nghiệp.[4]


17

2.2.4. Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở tỉnh

Hà Giang
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành nông
nghiệp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
và tâm huyết với nghề; tham mưu cho Ban chấp hành Đảng ủy sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hoàn thành các mục tiêu Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI đã đề ra về phát triển nông
nghiệp, nông thôn đến năm 2020, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đã xây
dựng và triển khai Nghị quyết “Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành
nông nghiệp giai đoạn 2016-2020”.
Nông nghiệp là một trong những ngành có số lượng cán bộ công
chức, viên chức chiếm số đông so với các sở, ngành khác của tỉnh Hà
Giang. Tính đến ngày 30/6/2016, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của
toàn ngành là 585 người, trong đó số lượng công chức là 358 người. Tuy
bằng cấp của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đã đạt chuẩn theo yêu
cầu và phù hợp với vị trí, việc làm nhưng chuyên môn và kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế; hiệu quả của công tác tham mưu còn nhiều yếu kém; cán bộ
quản lý giỏi về chuyên môn ngoại ngữ chưa nhiều.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác của đội ngũ cán bộ ngành
nông nghiệp, Sở NN&PTNT Hà Giang đã đề ra các giải pháp chủ yếu từ
khâu tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cũng như giải pháp về quản lý đối
với đội ngũ cán bộ của ngành giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, trong khâu
tuyển dụng, cán bộ viên chức thuộc ngành tuyển dụng phải có trình độ
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu và vị trí việc làm. Cán bộ được tuyển
dụng phải làm hợp đồng tại đơn vị tuyển dụng trong 3 tháng để đánh giá về
năng lực, chuyên môn nghiệp vụ trước khi tuyển dụng chính thức theo qui
định. Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng, hằng năm lựa chọn cán bộ của
các đơn vị trong ngành cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,


18


nghiệp vụ như đào tạo sau đại học đối với cán bộ trẻ có năng lực, đào tạo
hoàn thiện và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn cho cán bộ có trình độ
trung cấp và cao đẳng.
Căn cứ vào định hướng, chiến lược phát triển của ngành cử cán bộ đi
đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học, viên nghiên cứu để đội ngũ cán
bộ này làm chủ khoa học công nghệ như công nghệ nuôi cấy mô, công
nghệ sinh học… nhằm đào tạo ra các chuyên gia chuyên sâu về các loại
cây, con có thế mạnh của tỉnh. Rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ
công chức, viên chức của toàn ngành để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
hằng năm. Lựa chọn cán bộ công chức có phẩm chất chính trị, có trình độ
và năng lực chuyên môn để đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ kế cận
trong quy hoạch….Trong công tác quản lý, ngành sẽ xây dựng kế hoạch
luân chuyển đối với đội ngũ cán bộ nằm trong diện quy hoạch trong nội bộ
các đơn vị của ngành. Đồng thời có kế hoạch đưa cán bộ về cơ sở để học
hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn. Hằng năm tổ chức đánh giá cán bộ
một cách khách quan để kịp thời uốn nắn, bồi dưỡng. Kiên quyết đưa ra
khỏi ngành những cán bộ công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ
trong 2 năm liên tục.[10]
2.2.5. Tình hình phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, đang phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì thế nông nghiệp càng có vai trò quan trọng.
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công
nghiệp và hàng hóa xuất khẩu. Giá trị sản phẩm nông nghiệp là một bộ phận
cấu thành quan trọng của tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP). Theo số
liệu thống kê năm 1999 bộ phận cấu thành này là 25,4%. Giá trị nông sản xuất
khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với 9 trong 15 mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế (gạo, cà phê, cao su, trà, đậu
phộng, hạt điều, rau quả và hải sản).



×