Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây quế trên địa bàn xã đào thịnh huyện trấn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LIỄN
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÀO
THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài : Hƣớng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LIỄN
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÀO
THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giáo viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Hƣớng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
: 2014 - 2018
: ThS. Nguyễn Thị Giang

Thái Nguyên – năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường,
toàn thể các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị
Giang đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi
hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Đào
Thịnh, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và
đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian tôi về thực tập đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết
cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những
người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, vì vậy khoá luận của
tôi không thể tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của các
thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khoá luận được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

NGUYỄN THỊ LIỄN


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2016 ........................................... 30
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã trong

giai đoạn ( 2014 - 2016 ) ................................................................................ 32
Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn ( 2014 - 2016 ) ........... 34
Bảng 4.4 Tình hình dân số của xã trong giai đoạn ( 2014 - 2016 ) ................ 34
Bảng 4.5 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Đào Thịnh giai đoạn ( 2014
- 2016 ) ............................................................................................................ 35
Bảng 4.6 Rà soát số hộ trồng quế tại xã Đào Thịnh giai đoạn ( 2014 - 2016 ) ..... 39
Bảng 4.7 Một số thông tin chung về các hộ điều tra....................................... 40
Bảng 4.8 Diện tích, năng suất, sản lượng cây quế của xã Đào Thịnh qua 3
năm 2014 - 2016.............................................................................................. 41
Bảng 4.9 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất quế trong các hộ điều tra
năm 2016 ......................................................................................................... 42
Bảng 4.10 Doanh thu từ cây quế tính cho 1 ha quế năm 2016 ...................... 43
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế sản xuất quế của các hộ điều tra năm 2016
( Tính bình quân cho 1 ha ) ............................................................................. 44
Bảng 4.12 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha keo năm 2016 ............................... 47
Bảng 4.13 Doanh thu của cây keo tính cho 1 ha năm 2016 ............................ 48
Bảng 4.14 Một số vấn đề khó khăn trong việc sản xuất quế của các hộ (n=30)
......................................................................................................................... 50


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BQ
CC
ĐVT
DT
ĐVDT

GO
GTSX
HQ
HQKT
IC
MI
NS
NN-PTNT
Pr

TC
TM- DV
UBND
VA

Nghĩa
Bình quân
Cơ cấu
Đơn vị tính
Diện tích
Đơn vị diện tích
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất
Hiệu quả
Hiệu qủa kinh tế
Chi phí trung gian
Thu nhập hỗn hợp
Năng suất
Nông nghiệp-phát triên nông thôn
Lợi nhuận

Quyết định
Tổng chi phí
Thương mại - dịch vụ
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng


iv

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân .................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................ 5
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sản xuất quế................... 9
2.1.4. Đặc điểm sản xuất quế .......................................................................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.2.1. Thực trạng sản xuất quế trên thế giới.................................................... 15
2.2.2. Tình hình phát triển, sản xuất quế ở Việt Nam ..................................... 16
2.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trồng quế tại tỉnh Yên Bái ................................ 20
2.2.4. Tình hình sản xuất quế của Xã Đào Thịnh ........................................... 21

Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23


v

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.2.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh .................. 23
3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây địa quế trên địa bàn xã Đào Thịnh 24
3.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất quế của các hộ nông dân
trên địa bàn xã Đào Thịnh. .............................................................................. 24
3.2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất quế của hộ
nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh trong thời gian tới. ................................ 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 24
3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 25
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 25
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 26
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất quế của các hộ điều tra........... 26
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế. ......................................... 26
3.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế .................................................. 27
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ................. 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 31
4.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất cây quế tại xã Đào Thịnh ............................. 38
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của hộ nông dân trên địa

bàn xã Đào Thịnh ............................................................................................ 50
4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất quế của hộ nông dân ............. 51
4.4.1. Giải quyết tốt khâu giống ...................................................................... 51
4.4.2. Giải pháp về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân ..................... 51
4.4.3. Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nông dân.................................... 51
4.4.4. Tìm kiếm thị trường đầu ra ................................................................... 52


vi

4.4.5. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội........................ 53
4.4.6. Giải pháp về công tác khuyến nông ...................................................... 53
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Đề xuất kiến nghị ..................................................................................... 56
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ................................................................. 56
5.2.2. Đối với hộ nông dân .............................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Cây quế là một cây có giá trị lớn. Trên thế giới quế phân bố tự nhiên
và được trồng trở thành hàng hóa ở một số nước Châu á và Châu phi như
Indonesia, Trung quốc, Việt Nam… Trong các nước có quế cũng chỉ phân
bố tại một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa
hình thích hợp với nó, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng và phát

triển không tốt.
Tại Yên Bái, theo thống kê rừng Yên Bái có 413.103 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên 234.337 ha, rừng trồng 172.521 ha, trong đó đất
rừng quế tập trung có khoảng 20.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 59,6%, đứng thứ
tư trên toàn quốc. Rừng của Yên Bái được phân về các huyện, xã trong
tỉnh. [6]
Xã Đào Thịnh là một xã có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát
triển trồng rừng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung, xã Đào Thịnh
có đủ điều kiện trồng và phát triển toàn bộ cây trồng chủ lực nổi tiếng của
huyện. Nhưng cây được người dân trong xã trồng đa số là cây quế, do cây
quế là cây có giá trị lớn, người dân nơi đây đã gắn bó với cây quế từ lâu
đời. Cũng nhờ cây quế có giá trị lớn nên góp phần cho công cuộc xóa đói
giảm nghèo của địa phương. Bên cạnh giá trị kinh tế, phát triển cây quế góp
phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng tỷ lệ che phủ của rừng, giữ đất, hạn
chế xói mòn, điều hòa khí hậu, cản bớt nước chảy bề mặt.
Do vậy nhiều năm gần đây người dân trong xã ra sức trồng mới, diện
tích trồng quế ngày càng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, cây quế chưa được
quy hoạch tổng thể và đầu tư thích hợp, từ đó chất lượng sản phẩm quế
chưa được đáp ứng được thị trường, giá trị thu nhập của người sản xuất


2

không còn ổn định. Xuất phát từ thực tế trên đòi hỏi sự xem xét tình hình
sản xuất quế tại địa phương, đòi hỏi đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế
của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất quế để giúp nông hộ sản xuất quế có
hiệu quả hơn. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
cây quế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” sẽ góp
phần giải quyết các vấn đề trên.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất
quế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế tại địa
phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cây quế tại xã Đào Thịnh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế
của hộ nông dân trồng quế trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp rèn luyện kĩ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với
công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tế
sản xuất cây quế tại địa phương.


3

- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất quế và vị trí của cây quế trong sự
phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây quế.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng quế

trên địa bàn xã Đào Thịnh trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế nông nghiệp nông hộ.
1.4. Bố cục của khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Tổng quan tài liệu
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết 10 của BCT (5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân
là một đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm
sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Luôn
nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham
gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.
2.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis
và quan điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm
sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản
xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển

của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình
độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất
giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan
trong khi khả năng khắc phục lại hạn chế.
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu
tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho
gia đình nông dân trước những thiên tai.


5

- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật
của hộ nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là
yếu tố phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản.
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm
công việc kinh doanh thuần túy”.
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ (hiệu quả) là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực
tiếp đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa, là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh
giá và lựa chọn các phương án hành động và được xem xét dưới nhiều góc
độ và quan điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQKT (hiệu quả kinh tế), HQ
chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt
đối,... Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là
những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét
HQKT trên nhiều phương diện.
“HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”

[4]. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản
lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới
hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của hai quan điểm này đề cập
đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng
như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực
kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn
khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ
tính được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một
phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.


6

HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện
cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như
vậy HQ kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra
một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị
sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm
trên một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố
đầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất
định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối, chính là
HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là
HQ về giá.
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã

xác định". Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào
từng doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa
hóa lợi nhuận. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết
kiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, vốn,...).
Như vậy, mặc dù còn có nhất nhiều những quan điểm khác nhau về
khái niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính
là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.


7

2.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường
đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh
doanh để tìm kiến cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích
cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó
là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất,
nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học
kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách,... quy luật khan
hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày
càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết
quả là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội
dung tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên
chỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt

đối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa
các đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản
phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích
được tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy, HQKT
liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình
sản xuất.
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông
nghiệp là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào


8

để có chi phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc
đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các
yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết
sức quan trọng trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy
mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dưới
góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu
tố đầu ra, các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nền
kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường,
các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận,... Xác định các
yếu tố đầu vào đó là những yếu tố chi phí về vật chất, công lao động, vốn,...
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh
tế thị trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao,
phân bổ chi phí, hạch toán chi phí,... Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.

Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết
quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất,... không thể lượng
hóa được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh
thần của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản
xuất phải phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn,
kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao
HQKT của quá trình sản xuất.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới
giữa hai phạm trù kết quả và HQ:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả


9

có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện
vật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình
kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3, lít,… các đơn vị giá trị có
thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ,…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường
bằng các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có
thể tính toán trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối là tỷ số giữa kết
quả và hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối: Phạm trù
này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản
chất là kết quả của quá trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình
độ lợi dụng nguồn lực sản xuất

2.1.3. Các nhân yếu tố hưởng đến hiệu quả của việc sản xuất quế
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng
mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế
của sản xuất quế bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong quá trình
sản xuất cho đến kết quả sản xuất, với những mức độ ảnh hưởng khác nhau,
cụ thể như:
 Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào sản xuất quế: Yếu
tố này nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm các chi
phí, nguồn lực. Phát triển công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào
tiết kiệm . Vì vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất quế phụ
thuộc vào những thay đổi cải tiến và kỹ năng sử dụng công nghệ, từ đó sẽ
thay đổi hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.
 Khả năng đón nhận kỹ thuật mới của người sản xuất: Sự tiếp thu kỹ
thuật của người nông dân và năng suất của cây quế có mối quan hệ chặt chẽ


10

đến kiến thức và kỹ thuật canh tác. Vì vậy trình độ và kinh nghiệm có thể
thấy ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.
 Về đất đai: Những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt
hay xấu, địa hình, vị trí khu vực sản xuất có thuận lợi khó khăn gì cho giao
thông vận chuyển vật phục vụ sản xuất.
 Thời tiết khí hậu: Trong sản xuất nông - lâm nghiệp các đối tượng
sản xuất khác nhau thường bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết
khí hậu cũng khác nhau. Vì vậy trong sản xuất quế cần xác định các vùng
sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó sẽ
đạt được hiệu quả kinh tế.
 Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất:
Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh

hoàn hảo cao hơn so với những ngành khác. Vì vậy, khi tạo ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực. Môi trường lành mạnh đó các thành phần kinh tế có quyền
ngang nhau trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm.
 Chính sách của chính phủ: Có 2 nhóm chính sách, một là các chính
sách thông qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào,
thuế,… có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là chính
sách không thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông,
cung cấp tín dụng, nghiên cứu và phát triển có tác động gián tiếp đến hiệu quả
kinh tế [ 3]
2.1.3.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế
Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm trong khi đó
nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu đó của xã
hội thì người sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế. Đặc biết với sản xuất
nông - lâm nghiệp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên


11

ẩn chứa nhiều rủi ro nên hiệu quả kinh tế không ổn định. Vì thế khi thực
hiện quá trình sản xuất các cá nhân hay tổ chức đều tính toán kỹ lưỡng sao
cho quá trình của mình đạt được hiệu quả nhất.
Đánh giá HQKT giúp xác định được đồng chi, đồng thu từ đó có
thể đưa ra mức độ đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng lợi nhuận đảm bảo lợi ích
cho người sản xuất, người tiêu dùng và cho cả xã hội. Đối với quế là một
lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, cây quế có thể tổ chức sản
xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lau dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất
khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân
dân các tộc ít người. Từ đó cây quế cũng làm một thế mạnh của một số tỉnh
phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp:

- Cây quế mang lại thu nhập cao, góp phần tích cực trong công tác
ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
- Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế các tiêu cực xảy ra do
tình trạng thiếu việc làm của người lao động.
- Đa dạng đối tượng sản xuất nông- lâm nghiệp, tạo nền vùng sản
xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa.
- Cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho công nghiệp chế biến, y học,
xuất khẩu..Ngoài lợi ích về mặt kinh tế- xã hội, cây quế còn đóng góp vào bảo
vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các
vùng đất núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý
cây bản địa.
2.1.4. Đặc điểm sản xuất quế
* Đặc điểm sinh thái của cây quế
Quế là loài cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng
nhiều. Thực tế các vùng có phân bố Quế tự nhiên cũng như những nơi
trồng có năng suất chất lượng cao ở nước ta là những vùng có lượng mưa


12

cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 21-230C , độ
ẩm không khí trung bình năm thường trên 80%.
Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc vừa phải, tầng đất
dày và ẩm, nhiều mùn, nhưng thoát nước tốt, môi trường đất từ chua đến
hơi chua với độ pHKCL≈ 4 – 5, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch
sét, sa thạch, granít, riolít.
Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng,
khô và nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và
đất đá vôi khô. Độ cao thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường thấy
từ 200-500m so với mực nước biển, ở các tỉnh phía Nam có thể đến 800m.

Nếu trồng lên độ cao lớn hơn cây Quế thường có xu hướng thấp lùn, chậm
lớn, nhưng vỏ dày và cũng có nhiều dầu; nếu trồng xuống thấp hơn cây
Quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng, hàm lượng và chất lượng tinh dầu
thường rất thấp, đời sống của cây cũng ngắn hơn. Đặc biệt, cây Quế ưa
bóng khi còn nhỏ
* Công dụng của quế
Từ xa xưa nhân dân ta đã nhận biết được giá trị của cây Quế và đã
sử dụng cây Quế vào nhiều mục đích khác nhau, các sản phẩm của Quế bao
gồm vỏ than, vỏ cành, tinh dầu, gỗ… được sử dụng làm nguyên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp khác nhau:
- Sử dụng làm gia vị
Vỏ Quế có vị thơm, cay, ngọt, có tính nóng, có thể khử mùi hôi ,
tanh, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn , kích thích tiêu hóa tốt hơn. Nên bột
vỏ Quế là mô ̣t trong những thành phầ n chiń h của gia vi ̣chế biế n các món
ăn như: phở, nước số t, ngũ vị hương, khử mùi, ướp thực phẩm… ở các nhà
hàng, khách sạn, cơ sở ăn uố ng , cơ sở sản xuấ t bánh ke ̣o , trong các hô ̣ gia
điǹ h. Cùng với Hồi và Thảo quả , Quế là loại gia vị không thể thiế u trong


13

các món ẩm thực truyền thống cũng như hiện đại ngày nay ở cả trong và
ngoài nước.
- Sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Vỏ Quế có vị, cay, ngọt, có tính nóng, nên trong y học cổ truyền đã
sử dụng vỏ Quế mài trong nước nguội cho uống hoặc dùng vỏ Quế trong
một số bài thuốc để chữa trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, đường hô
hấp, kích thích sự toàn hoàn của máu, lưu thông khí huyết, tăng cường
mạnh tim, làm nóng cơ thể, chống thời tiết giá lạnh, sát trùng, chữa các
bệnh trúng hàn, hôn mê, trụy mạnh, hạ huyết áp, tim yếu và bệnh dịch tả

nguy cấp.
Trong y học hiện đại, vỏ và tinh dầu Quế cũng được sử dụng để chế
biến các loại thuốc tăng lực, tăng khả năng tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, chữa
cảm sốt, đau bụng, mỏi lưng, mỏi gối, đau nhức chân tay hoặc chân tay co
quắp, ho hen, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện bất lợi, bồi bổ sức khỏe cho
phụ nữ sau sinh con và thuốc sát trùng.
- Sử dụng làm hương liệu
Tinh dầu Quế có thể sử dụng làm hương liê ̣u để sản xuất bánh ke ̣o , đồ uố ng
và hàng mỹ phẩm cao cấp như rượu , nước giải khát, nước hoa, kem dưỡng
da... Ngoài ra, bột vỏ Quế hoặc tinh dầu Quế còn đươ ̣c sử d ụng để sản xuất
hương (nhang) đốt trong các dịp lễ hô ̣i , tín ngưỡng ở các đền, chùa hay thờ
cúng trong các gia đình ở nhiều nước Châu Á
- Sử dụng trong xây dựng, chế biến ván nhân tạo và hàng thủ công
mỹ nghệ
Trong xây dựng, gỗ Quế có kích thước lớn được dùng làm sàn nhà ,
cửa, cột, trụ, xà gồ, cố p pha, làm các đồ mô ̣c cao cấp , trang trí nội thất, và
đồ trạm khắc để trang trí . Gỗ Quế có kích thước nhỏ sau khi bóc lấy vỏ còn
đươ ̣c bóc lạng , băm dăm hoặc xẻ thanh để sản xuấ t ván nhân tạo nh ư ván


14

dán, ván ép, ván ghép thanh. Trong nông nghiệp có thể dùng làm nông cụ ,
làm khung xe , càng xe và làm củi . Ngoài ra, gỗ và vỏ Quế còn được chế
biến thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như khay đựng ấm chén, đĩa,
hộp đựng tăm…
- Sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi
Bột Quế còn đươ ̣c thử nghiệm trong chế biến thức ăn chăn nuôi để
làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm và phòng trừ một số
bệnh thông thường

- Bảo vệ môi trường, sinh thái
Rừng Quế trồng còn có tác dụng phòng hộ, giữ nước và điều tiết
nguồn nước, chống xói mòn, rửa trôi đất, làm sạch môi trường không khí,
hạn chế gió bão, thiên tai, tích lũy khí CO2, tăng độ che phủ của rừng.
* Kỹ thuật trồng và thu hoạch quế
- Gieo ươm: Ở nước ta có 2 mùa trồng quế,mùa xuân vào các tháng
2, 3 vào mùa thu vào các tháng 8, 9 tùy vào thời tiết từng vùng. Yên bái tập
trung trồng quế vào các tháng đầu xuân.
- Thu hoạch quế: Các bộ phận trên cây quế đều có thể sử dụng và
có giá trị kinh tế cao. Vỏ, cành, nụ hoa, quả quế đều có thể làm thuốc, lá
quế dùng để cất tinh dầu, vỏ quế là sản phẩm chính của cây quế dùng để
làm thuốc và chế biến nhiều hương liệu có giá trị. - Đối với rừng quế cao:
Sau khi trồng 15-20 năm thì bắt đầu thu hoạch. Có 2 thời vụ bóc vỏ quế,
quế xuân bóc vỏ vào tháng 2, 3 cho chất lượng tốt và quế thu bóc vào cuối
tháng 7 đầu tháng 8.
- Đối với rừng quế thấp: Sau khi trồng 3- 5 năm thì có thể thu hoạch.
* Chế biến quế
- Chế biến vỏ quế khô: vỏ tươi thu về trải ra sân phơi cho khô rồi
bó thành bó.


15

- Cất tinh dầu: Các bộ phận của cây quế đều có thể cất lấy tinh dầu,
xong vỏ quế có giá trị cao hơn, nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu giữ
trong kho, 1 tháng sau đem cất lấy tinh dầu.không hái lá quế vào mùa xuân
và trước lúc bóc vỏ quế. Ngoài việc lấy lá cất tinh dầu, vào mùa thu khi cây
ngừng sinh trưởng, chặt tỉa những cành nhỏ cũng có thể dùng để cất tinh
dầu tốt.
* Bảo quản sản phẩm quế

- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời
chiếu trực tiếp.
- Bảo quản theo phương pháp truyền thống: Hạt giống được trộn
đều với cát ẩm từ 15-20% (tức là nắm cát trong tay khi bỏ tay ra cát vẫn giữ
nguyên hình dạng của nắm cát), tỷ lệ trộn tính theo thể tích là 1 hạt + 2 cát,
ví dụ 1 ống bò hạt Quế có thể trộn với 2 ống bò cát ẩm. Sau đó cho hỗn hợp
hạt và cát vào túi ni long, hoặc túi vải, hoặc vại sành để ở nơi râm mát.
Theo kinh nghiệm của nhân dân có thể để ở trong hầm hàm ếch và bịt kín
miệng hầm để tránh sự phá hoại của chuột, sóc hoặc con trùng.
- Bảo quản lạnh: Sau khi chế biến, hạt Quế được cho vào túi nilon, hoặc
túi vải, hoặc bình thuỷ tinh đậy kín, đưa vào tủ lạnh để bảo quản. Nếu giữ ở
nhiệt độ 150C thì thời gian bảo quản không quá 30 ngày. Nếu được giữ ở
nhiệt độ 50C thì thời gian bảo quản không quá 9 tháng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng sản xuất quế trên thế giới
Sản phẩm quế được ưa chuộng và buôn bán trên thị trường thế giới
từ rất xa xưa. Cùng khoa học kĩ với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sản
phẩm quế ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong
sản xuất mỹ phẩm, công nghệ dược phẩm, công nghệ thực phẩm.


16

Thị trường của sản phẩm quế hiện nay bao gồm cả Châu Mỹ, Châu
Á, và một phần Châu Phi. Nước tiêu thụ Mỹ, mỗi năm có nhu cầu 20-22
nghìn tấn, nhưng chỉ mua được 12-15 nghìn tấn, Nhật Bản có nhu cầu
khoảng 8 nghìn tấn mỗi năm, nhưng chỉ mua được dưới 1 nghìn tấn.
Mehico có nhu cầu hơn 3 nghìn tấn mỗi năm Dức là 1-2 nghìn tấn mỗi
năm, cộng hòa liên bang Nga, Ba Lan, Bungari cũng có nhu cầu lớn nhưng
khả năng nhập khẩu vẫn còn ít.

Cây quế sinh tưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. tuy nhiên, những
nơi đó quế cũng chỉ phát triển tốt và thích hợp ở 1 một số vùng. Cung cấp
sản phẩm quế trên thị trường thế giới chủ yếu là Indonesia, Trung Quốc,
Việt Nam… Trong đó nước xuất khẩu lớn nhất là Indonesia chiếm khoảng
42% tổng số khối lượng sản phẩm quế trên thế giới tiếp đó là Trung Quốc
40% trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% một phần rất nhỏ mặc
dù nước ta có phong phú về chủng loại, chất lượng tốt nguyên nhất của việc
sản phẩm quế nước ta chiếm một phần nhỏ trong khối lượng xuất khẩu trên
thị trường thế giới là do diện tích trồng quế nước ta còn nhỏ, chưa tập
trung. Bên cạnh đó, một phần do trình độ sản xuất, khai thác của nước ta
còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người nông dân [5].
Như vậy, so với các sản phẩm khác trong ngành nông lâm nghiệp
(chè, hạt điều, cà phê) thì quế là sản phẩm có khối lượng xuất khẩu tương
đối khiêm tốn mặc dù giá tri xuất khẩu khá cao. Tình hình cung cấp sản
phẩm quế so với nhu cầu sản phẩm này có khoảng chênh lệch khá cao,
trong khi đó nhu cầu sử dụng k ngùng tăng có thể nói hiện tại và trong thời
gian tới sản phẩm này là một mặt hàng lâm sản quý hiếm trên thị trường thế giới
2.2.2. Tình hình phát triển, sản xuất quế ở Việt Nam
Ở Việt Nam quế có phân bố tự nhiên ở độ cao 300 - 800 m trên mặt
biển tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh,Thanh Hoá, Nghệ An,


17

Quảng Nam, Quảng Ngãi và ở vùng núi cao 1.000 m tại tỉnh Ninh Thuận.
Như vậy, ở nước ta Quế phân bố tự nhiên ở vĩ độ 11 - 230 Bắc, nơi có
lượng mưa hàng năm 1.500 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 19 230 C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 33o C, nhiệt độ tối
thấp trung bình tháng lạnh nhất 12,4 - 17,80 C, ẩm độ bình quân 80%. Quế
là cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều mưa, nhiều nắng. Quế sinh
trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải tầng dày giàu mùn nhưng phaỉ

thoát nước, độ pH -KCL khoảng 4,5 - 5, đất phát triển trên đá mẹ phiến
thạch, sa thạch, granit, riolit.
Việt Nam diện tích trồng Quế hiện nay khoảng hơn 95.000 ha với
sản lượng khoảng 15.000 tấn khô, tương ướng với giá trị khoảng 500 tỷ
đồng. Trung bình một hộ gia đình có thu nhập từ Quế 15 triệu đồng và tạo
việc làm tối thiểu cho 30.000 người. Hơn nữa, sản xuất kinh doanh Quế là
mô ̣t ngành truyề n thố ng và có tiề m năng phát triể n . Sản xuấ t và kinh doanh
Quế đã và đang góp phầ n tić h cực ta ̣o viê ̣c làm , nâng cao thu nhâ ̣p cho các
hô ̣ gia đình dân tộc thiểu số vùng miề n núi, vùng sâu, vùng xa.
* Các giống Quế hiện nay
Việt Nam có nhiều giống quế đều thuộc chi Cinnamomum. Họ
Long não (Lauraceae). Có 3 loài được trồng từ lâu đời là:
- Quế bì hay quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia): Loài có có
phân bố tự nhiên chính tại Nam Trung Quốc, Myanma và khu vực Đông
Dương. Đây là loài Quế được gây trồng rộng rãi tại Yên Bái, Lào Cai của
Việt Nam.
Trong giống quế bì có 2 dòng: là Quế lá nhỏ và Quế lá to (quế lợn)
- Quế thanh hay quế Việt Nam (Cinnamomum loureirii): Là loài
nguyên sản, đặc hữu của Việt Nam, gặp tự nhiên ở rừng Trường Sơn và
được trồng rải rác ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi.


×