Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

bài giảng sản xuất lương đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 38 trang )

TẬP HUẤN

Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống lươn
đồng


MỞ ĐẦU
• Lươn là loài động vật thủy sản, có giá trị kinh tế và là nguồn thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 gam thịt lươn có 372Kcalo
năng lượng, đạm chiếm 18 gam, chất béo 1,4 gam, đường 1,2 gam,
kali 206 mg, vôi 42 mg, sắt 2,5 gam, các loại vitamin A, B 1, E và các
khoáng vi lượng.
• Lươn được chế biến ra nhiều món ăn ngon, rất phong phú và đa
dạng theo từng địa phương khác nhau với những hương vị khác
nhau. Nhiều món ăn phổ biến như lươn xào xả ớt, xào lăn, nướng,
um nước cốt dừa, nấu cháo đậu, lẩu lươn…
• Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang là thị trường tiêu thụ lươn
làm thực phẩm rất lớn, như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Mỹ… Ở
Việt Nam tiêu thụ lươn rất mạnh, nhưng nguồn lươn trong tự nhiên
đã giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và khai thác bằng các
phương tiện hủy diệt như chít điện, sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ
thưc vật …


MỞ ĐẦU (tt)
• Trong những năm gần đây phong trào nuôi lươn rất phát triển ở
ĐBSCL. Có thể nuôi lươn thịt trong bể xi măng, bể đất, trong ao,
mương ruộng ... Nguồn lươn giống vẫn còn phải thu gôm trong tự
nhiên, tỷ lệ sống thấp do nguồn giống tự nhiên chất lượng kém do
đánh bắt bằng các hình thức nguy hại như chít điện, dùng hóa chất,
thuốc nhử có độc…


• Nguồn lươn giống nhân tạo chưa nhiều và chưa phổ biến do đặc
tính sinh học của lươn rất đặc biệt và có sự chuyển đổi giới tính, giai
đoạn nhỏ là lươn cái sau vài lần sinh sản chuyển thành lươn đực. Tuy
nhiên hiện nay vấn đề sinh sản lươn đã được giải quyết tốt và đang
từng bước chủ động về con giống.


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN
ĐỒNG
1- Vị trí phân loại
• Theo Trương thủ Khoa (1993), Mai đình Yên (1992), W. Rainboth
(1996), vị trí phân loại của lươn đồng như sau:
Bộ mang liền Synbranchiformes
Họ mang liền
Synbranchidae
Giống
Monopterus
Loài
Monopterus albus, Zuiew 1793

Hình 1- Lươn đồng (Monopterus albus
Zuiew 1793)


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
LƯƠN ĐỒNG (tt)
2- Đặc điểm hình thái, tập tính sống
• Lươn là một loài cá hình rắn, thân tròn dài và dẹp ở phía đuôi, da
trơn, xương sọ rắn, đầu tròn tương đối lớn và cao hơn thân. Mõm
ngắn, miệng bé, rạch miệng hơi cong. Mang, vây ngực và vây bụng

thối hoá. Lươn hô hấp chủ yếu nhờ da, xoang bụng, ruột.
• Lươn sống ở nhiều vùng nước khác nhau như ở sông, hồ, ao, đầm,
ruộng, cống, mương rảnh…, lươn ưa sống trrong bóng tối, ở đáy
những vùng đất sét, đất pha bùn, nơi nước tĩnh, chịu đựng được các
điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống, thậm chí cả những nơi
nước thối, bẩn và hầu như thiếu oxy.
• Lươn tự đào hang rất nhanh, chiều sâu của hang từ 2-3 lần chiều
dài thân lươn. Hang lươn có nhiều nhánh và ít nhất 2 cửa hang, có 13 cửa ngập trong nước là nơi lươn đi lại bắt mồi hoặc chạy trốn, một
cửa hang cao hơn mặt nước để lấy oxy cho lươn hô hấp.


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
LƯƠN ĐỒNG(tt)
3- Tính ăn và bắt mồi
• Lươn là loài ăn tạp thiên về động vật, rất ham ăn và hung dữ. Tuy
nhiên chúng cũng dễ chuyển đổi khi loại thức ăn thích hợp bị khan hiếm.
Lươn là loài địch hại ăn động vật, chúng thích ăn giáp xác, nhuyễn thể
và nhất là động vật có mùi tanh. Khi còn nhỏ, lươn ăn sinh vật phù du,
giai đoạn tiếp ăn côn trùng, trùn chỉ, bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, ăn cả
mùn bả, mảnh vụn hữu cơ. Lươn lớn ăn giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng
nọc và những động vật trên cạn gần mép nước…
• Ngoài ra lươn còn có thể ăn các loại thức ăn chế biến như cám gạo,
thức ăn công nghiệp và khả năng chịu nhịn đói từ 1-2 tuần và trọng
lượng có thể bị giảm đi một nửa. Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn
nhau. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 oC thì lươn ngừng kiếm ăn và đào
hang sâu để qua đông. Lươn ăn mạnh nhất vào tháng 5 đến tháng 7.
lươn béo nhất vào mùa thu và mùa xuân trước khi lươn đẻ.


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA

LƯƠN ĐỒNG(tt)
4- Đặc tính sinh trưởng
• Lươn đồng có kích thước trung bình, cỡ lớn nhất được ghi nhận có
chiều dài 75cm, có khi tới 100cm. Lươn là loài có tốc độ tăng trưởng
chậm. Lươn mới nở có bọc noãn hoàng lớn, đó là nguồn thức ăn nuôi
dưỡng chúng trong những ngày đầu. Sau một tuần, lươn tiêu biến hết
noãn hoàng và hình thành cơ quan tiêu hóa, vây ngực tiêu biến dần,
đến cuối cùng chỉ là một điểm chấm. Lúc này lươn bơi mạnh hơn, thân
dài và đã có hình dạng giống như lươn trưởng thành. Lươn con bắt đầu
rời khỏi hang ra ngoài và tự đi kiếm ăn.
• Trong 3 tháng đầu tiên lươn chỉ đạt chiều dài 10-12cm, nặng trung
bình 3-5gam/con. Tăng trọng của lươn tăng dần các tháng về sau.
Trọng lượng trung bình của lươn 12 tháng tuổi từ 100-150 gam/con.
Lươn 2 tuổi có trọng lượng từ 200-300 gam/con. Lươn ở miền Bắc
nặng tối đa 500g. Lươn ở miền Nam có kích cỡ lớn hơn, trọng lượng tối
đa có thể đạt trên 1kg.


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
LƯƠN ĐỒNG(tt)
5- Đặc tính sinh sản
• Lươn là loài lưỡng tính tiền nữ. Lươn cái thành thục có khối lượng
từ 30-120 gam. Lươn đực thường có kích cỡ lớn hơn lươn cái, có khi
từ 150 gam trở lên. Trong tuyến sinh dục của chúng có cả tuyến tinh
sào (con đực) và buồng trứng (con cái) xen lẫn nhau. Tới một giai
đoạn nào đó con cái biến hoàn toàn thành con đực.
• Giai đoạn còn nhỏ và chưa trưởng thành, khối lượng khoảng
30gam/con đều là lươn cái, hầu như ít gặp con đực hoặc chuyển tính.
Nhìn bên ngoài khó phân biệt đặc điểm lỗ sinh dục giữa con đực và
con cái.

• Con cái ở giai đoạn thành thục thường có bụng phình to do buồng
trứng phát triển. Nhiều con cái có da bụng mỏng có thể nhìn thấy
được hạt trứng. Con cái chỉ có một buồng trứng phát triển, còn buồng
kia nhỏ hơn và gần như thoái hóa.


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
LƯƠN ĐỒNG(tt)
. 5- Đặc tính sinh sản (tt)
• Trứng lươn có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở kích thước
khoảng 1-2mm. Trong buồng trứng lươn có nhiều loại trứng với các
giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ giai đoạn II đến giai đoạn IV.
Lươn có khối lượng dưới 120 gam đa số đang là con cái. Sau khi
con cái đẻ trứng xong thì buồng trứng dần dần thoái hóa và phát
triển thành buồng tinh, con cái trở thành con đực. Vì vậy lươn đực
thường có kích cỡ lớn hơn con cái. Hầu hết lươn có khối lượng
>200 gam đều chuyển dần thành con đực.
• Lươn cái thành thục trong vòng một năm tuổi, lươn đẻ vào khoảng
tháng 3 đến tháng 9, tuy nhiên đến tháng 10 và cả tháng 11 rải rác
vẫn bắt gặp lươn mang trứng. Trong tự nhiên, lươn thường tìm
những bờ mương, bờ ao, nơi có đất sét pha thịt để làm tổ đẻ. Vào
mùa sinh sản lươn ít ra khỏi hang.


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
LƯƠN ĐỒNG(tt)
5- Đặc tính sinh sản (tt)
• Trước khi đẻ, lươn đực có nhiệm vụ đào hang làm tổ, tổ lươn ở trong
đất có một phần hang ngập trong nước và một phần phía trên mặt
nước. Vị trí lươn đẻ trứng là nơi giao nhau giữa các hang và được lươn

làm thành một khoảng rộng như bùng binh để lươn đực nhả bọt và lươn
cái vào đẻ. Khi đẻ, lươn bố mẹ nhả bọt thành từng đám để sau khi đẻ
trứng sẽ bám vào đó, không bị tản mất.
• Trứng lươn hình tròn, màu trắng hơi vàng, khi mới đẻ ra liền dính bám
trong bọt nên cả đám bọt và trứng nổi trên mặt nước. Lúc đầu đám bọt
có màu trắng, khi trứng sắp nở đám bọt ngả màu vàng. Lươn đẻ rộ vào
lúc nhiệt độ 26 – 27oC, nhất là sau các trận mưa to và đẻ trứng vào lúc
gần sáng. Trứng đẻ ra được lươn canh giữ bảo vệ cho đến khi lươn con
nở ra khỏi vỏ trứng, tiêu thụ hết noãn hoàng và có thể tự tìm mồi.
• Tổ có số lượng trứng biến đổi từ 80 đến 600 trứng. Lươn dài 20 cm có
khoảng 200 đến 400 trứng. Lươn có chiều dài khoảng 30 cm (không kể
đuôi) có từ 300 đến 500 trứng, cỡ lớn hơn có thể đạt 1.000 trứng.


I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
LƯƠN ĐỒNG(tt)
5- Đặc tính sinh sản (tt)
• Thời gian ấp nở của trứng sau khi đẻ ở nhiệt độ 28-300C từ 3-7
ngày, ở nhiệt độ 240C thì kéo dài từ 7-10 ngày (Lê Lan Chi, 1998).
Sau khi nở, ấu trùng lươn vẫn còn dinh dưỡng bằng noãn hoàng từ 5
đến 10 ngày. Khi hết noãn hoàng, lươn bột đi ra khỏi tổ và bắt đầu bắt
mồi bên ngoài. Giai đoạn này lươn ăn các giống loài thủy sinh có kích
thước nhỏ trong nước như giun ít tơ, ấu trùng muỗi, giáp xác thấp…


II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG
1. Nuôi vỗ lươn bố mẹ
1.1- Địa điểm, vị trí nuôi vỗ lươn
Có hai cách xây dựng bể nuôi lươn bố mẹ:

• Nuôi vỗ lươn trong bể xi măng có lót bạt, với kích thước 15-30
m2, chiều cao 0,6 m và có lớp giá thể cao 20-30 cm chiếm 70%
diện tích đáy bể. Mực nước 20-30 cm.
• Nuôi lươn trong bể bạt cũng giống như trong bể xi măng có lót
bạt.
Nhiệt độ 26-280C, pH 7-8,5. Hàm lượng khí oxy hòa tan tốt nhất từ 34mg/lít.
1.2- Chọn lươn bố mẹ nuôi vỗ
Chọn lươn có trọng nhỏ từ 30-70 gam, tỷ lệ lươn cái chiếm 80%, nếu
lớn hơn 150 gam thường là con đực. Mật độ 20-30 con/m 2 Mùa vụ nuôi
vỗ từ tháng 11 năm trước. Thời gian nuôi vỗ 2-3 tháng thì lươn đạt
thành thục và sinh sản.


II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)
1.3. Thức ăn và quản lý chăm sóc
• Lươn ăn tạp, thiên về động vật, thích ăn xác động vật chết, vì vậy
thức ăn cho nuôi vỗ lươn bố mẹ cũng thuận lợi và dễ kiếm. Thức ăn
cho lươn bố mẹ như sau:
-Thức ăn tươi sống: cá tạp, tép, ốc bươu, ốc bươu vàng băm hoặc
cắt nhỏ hoặc có thể dung máy xay thức ăn cho lươn ăn và cho ăn
trong sàn. Khẩu phần ăn từ 3-5% trọng lượng thân, cho ăn 1
lần/ngày vào buổi tối.
-Thức ăn chế biến: nguyên liệu chính là cá tạp vụn, đầu cá, tôm,
đầu và ruột gia cầm, phụ phẩm lò mổ gia súc sau đó trộn với cám
gạo (chiếm 20-30% trọng lượng thức ăn) và nấu chín để nguội rồi
cho ăn. Khẩu phần ăn từ 5-10% trọng lượng thân và cho ăn 1
lần/ngày vào buổi tối. Ngoài các thức ăn chính, nên bổ sung thêm
các vitamin C, D, E …



II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)
2- Cho lươn đẻ
• Chọn lươn đực phần bụng thường thon và da bụng dày hơn da
bụng của lươn cái. Lỗ sinh dục của lươn đực hơi nhọn phần đầu.
Lươn cái khi thành thục da bụng mỏng hơn, bụng hơi phình to do
buồng trứng phát triển căng to, lỗ sinh dục hơi dẹt và hồng. Chọn
lươn có buồng trứng giai đoạn II, III.
• Tỷ lệ đực cái là 1:3.
• Sau 25 ngày kiểm tra thu trứng lần đầu tiên,sau đó định kỳ 10-12
ngày thu trứng 1 lần.
• Chăm sóc và quản lý: Chế độ thay nước 10 ngày/lần. Hàng ngày
cấp nước thêm. Cho ăn 2 ngày/lần. Thức ăn là các loại cá tạp và ốc
xay nhuyễn, cho ăn trong sàn ăn.


II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)


II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)
3- Ấp trứng
• Hệ thống ấp có thể tích không cần qáu lớn, từ 100 lít -1.000 lít,
nên để mức nước ấp khoảng 7-10cm và có sục khí để trứng đủ oxy
cho phôi phát triển (Có thể ấp trong khay, trong thau nhựa dường
kính 60 cm và có sục khí liên tục).
• Trứng lươn có thể chia ra làm 3 loại như sau: (1) Trứng màu vàng
chanh: trứng mới đẻ; (2) Trứng màu vàng cam: trứng có phôi; (3)

Trứng màu nâu nhạt : trứng sắp nở.
• Thời gian từ khi trứng đẻ ra, thụ tinh đến khi nở ra bột phải mất từ
3-5 ngày (ở nhiệt độ 28-300C). (1)Trứng màu vàng chanh nở sau 4
– 5 ngày, (2)Trứng màu vàng cam nở sau 2 – 3 ngày, (3)Trứng màu
nâu nhạt nở sau 1 ngày.
•Tỷ lệ nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ 20-90%. Sau khi nở, lươn
bột ít vận động, nằm chìm dưới đáy.


II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)
4- Ương lươn bột lên hương
4.1- Chuẩn bị bể ương
Bể ương bằng xi măng, thau nhựa đường kính 60 cm hoặc bằng bể
bạt có diện tích từ 5-20m2, độ sâu 30-50cm, có ống cấp và thoát
nước chủ động.
4.2- Quản lý ương nuôi
- Mật độ lươn bột thả ương 200-300 con/m 2. Nên ương trong chổ
mát.
-Thức ăn cho lươn: Tuần đầu Cho lươn ăn moina, daphnia. Tuần
thứ hai trở đi, cho ăn thêm trùn chỉ (Limnodrilus hoffmoistery) và
moina, Tuần thứ ba cho ăn trùn chỉ và ăn cá tạp xay nhuyễn, khẩu
phần ăn từ 10-15%. Mỗi ngày cho ăn từ 3-5 lần tùy theo loại thức và
mức độ tiêu thụ của lươn. Sau đó cho lươn ăn cá xay. Khẩu phần
ăn 5-10% trọng lượng thân.
- Chế độ thay nước hàng ngày.


II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)



II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)
4- Ương lươn bột lên hương
4.1- Chuẩn bị bể ương
Bể ương bằng xi măng, thau nhựa đường kính 60 cm hoặc bằng bể
bạt có diện tích từ 5-20m2, độ sâu 30-50cm, Có giá thể ương lươn
là một số chùm xơ nylon để lươn chui rúc, trú ẩn.
4.2- Quản lý ương nuôi
- Mật độ ương 200-300 con/m2.
- Thức ăn cho lươn: Tuần đầu tiên cho ăn moina, daphnia. Tuần thứ
hai cho ăn moina và thêm trùn chỉ (Limnodrilus hoffmoistery). Tuần
thứ ba cho ăn trùn chỉ và thêm cá tạp xay nhuyễn sau đó cho ăn cá
xay nhuyễn. Khẩu phần ăn từ 5-10%. Mỗi ngày cho ăn từ 3-5 lần
tùy theo loại thức và mức độ tiêu thụ của lươn.
Thức ăn tươi sống như moina, daphnia và trùn chỉ thả trong bể
lươn con tự bắt mồi, thức ăn tươi như cá xay thì thả vào sàn ăn tại
một chỗ cố định trong bể để dễ kiểm tra và vệ sinh sàn ăn.


II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
LƯƠN ĐỒNG (tt)
5- Ương lươn hương lên giống
• Chuẩn bị bể ương lươn giống cũng giống như cho ương giai đoạn
ương từ bột lên hương.
• Mật độ ương 100-150 con/m2. Trong bể cũng phải treo nhiều chùm
dây nylon để lươn có chỗ trú ẩn.
• Thức ăn trong giai đoạn ương này là trùn chỉ, giun (trùn) quế, cá
xay hoặc bằm nhuyễn. Khẩu phần ăn 7- 10% trọng lượng thân, mỗi

ngày cho ăn từ 1-2 lần.
• Nước cấp cho bể phải trong sạch, không mang mầm bệnh, tốt nhất
nước đã được diệt trùng. Hàng ngày vớt bỏ những thức ăn dư thừa,
chất thải trong bể và thay nước tránh ô nhiễm. Theo dõi tình hình
hoạt động của lươn, phát hiện sớm để kịp thời có biện pháp xử lý.
•Thời gian ương từ hương lên lươn giống khoảng 1-1,5 tháng. Lúc
này lươn đạt chiều dài từ 9-12cm, trọng lượng 2-3gam/con. Tỷ lệ
sống từ 70-90%.


NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HAO HỤT
LƯƠN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU THẢ
GIỐNG


* Khâu vận chuyển: Nên dùng vật dụng trơn láng để chứa lươn và
cho thêm một ít nước nhằm giảm sây sát. Bố trí thêm giá thể như
rau dừa, lục bình để che mát và tạo chỗ trú ẩn cho lươn. Chiều cao
lớp lươn vận chuyển  không quá 20cm. Vì quá cao, lớp lươn phía
dưới bị đè và khó tiếp xúc được với oxy để hô hấp. Khi vận chuyển
bằng xuồng, để giá thể và một ít nước thì tỷ lệ sống của lươn rất
cao. Không nên vận chuyển lươn trong những vật dụng kín, bề mặt
tiếp xúc nhỏ, lươn khó tiếp xúc với oxy để hô hấp.
•  * Khâu chọn giống: Nên chọn con giống có màu vàng sẫm, vì loại
này có sức sống và tăng trưởng tốt nhất. Cỡ giống thả tốt nhất từ
40 – 60 con/kg. Giống quá nhỏ, lươn khó chăm sóc, dễ chết, thời
gian nuôi kéo dài. Giống lớn (10 – 20 con/kg) thì khi mua, bà con
nên lưu ý nguồn giống, vì cỡ giống này lươn hay bị chết sau
khoảng một tháng nuôi do bị giãn cột sống lúc bị đánh bắt.







NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HAO HỤT
LƯƠN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU THẢ
GIỐNG
(tt)

* Khâu thuần dưỡng: Từ khâu đánh bắt và vận chuyển đến mô hình nuôi,
có thể cơ thể lươn bị nhiều sây sát. Do đó, trước khi thả vào bể thuần
dưỡng phải tắm lươn. Pha thuốc tắm: 10 lít nước + 2 chén muối hột + 1
muỗng canh Oxytetra, hòa tan tắm từ 20- 30 kg giống, thời gian tắm là 1
phút rồi cho Lươn vào bể dưỡng.
 Bể dưỡng có thể bằng nilon hay mủ cao su, mật độ dưỡng là 4-6 kg/m2,
chiều sâu nước là 0,1 – 0,2m. Trong bể dưỡng đặt nhiều giá thể như: Lục
bình, rau muống, rau dừa…Theo kinh nghiệm của một số hộ nuôi, trong bể
dưỡng có thể pha thêm 1 viên tiêu cam (dạng sủi) + 2g nước biển gói Orol
cho một bể dưỡng từ 10 – 15m2, hòa tan tạt đều bể dưỡng. Ngâm đến
chiều thay nước mới. Sáng hôm sau thay nước và tiếp tục ngâm tiêu cam
và nước biển gói, chiều thay nước. Xử lý liên tục từ 3-5 ngày. Thời gian
dưỡng từ 5 – 7 ngày tùy theo nguồn giống. Khi không còn thấy lươn yếu,
lươn chết mà bơi lội nhanh nhẹn thì có thể thả vào bể nuôi. Lưu ý: Trong
suốt thời gian dưỡng, tuyệt đối không cho lươn ăn.




NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HAO HỤT

LƯƠN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU THẢ
GIỐNG
(tt)

Giai đoạn đầu thả giống lươn thường bị bệnh sốc môi trường (còn
gọi là bệnh sốt nóng). Biểu hiện bệnh là lươn xáo trộn trong bể,
quấn vào nhau, tiết nhiều nhớt, lươn ngoi đầu lên thở. Những con
nặng, đầu sưng phồng lên, xuất huyết và chết hàng loạt. Để phòng
bệnh này nên tắm lươn trước khi dưỡng, mực nước từ 0,1 – 0,2m.
Trong bể bố trí nhiều giá thể và phải thay nước ít nhất là 2 lần/ngày.
•  Nếu áp dụng tốt các biện pháp này, bà con sẽ giảm được hao hụt
lươn trong giai đoạn đầu thả giống. Từ đó góp phần nâng cao năng
suất lươn thương phẩm.


III. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN
THƯƠNG PHẨM
1. Chuẩn bị bể nuôi lươn

Có hai kiểu bể nuôi: (1) bể xi măng có lót bạt và (2) bể bạt cao su.
Hiện nay đa số người nuôi thích nuôi lươn trong bể xi măng lót bạt
cao su có giá thể hoặc bể bạt cao su có giá thể cho lươn trú ẩn.
Giá thể phục vụ cho nuôi lươn thương phẩm có nhiều loại như dây
nilon, cỏ, cây bắp khô, chà tre, cây bó lại thành từng bó… Hoặc
dùng bao nhỏ đựng đầy đất chất thành lớp để lươn trú ẩn.

Bể có diện tích từ 10-50m2, độ sâu 60-80cm, có bố trí ống rút cạn
nước hoặc giử nước lại khi cần. Ống phải bịt lưới để lương không
chui đi mất. Trước khi thả giống phải tháo cạn bể, tạc đều vôi bột
nơi thành và đáy bể (1kg vôi bột hòa tan 10 lít nước, lắng lấy nước

trong) hoặc chlorin 10ppm (1 gam trong 1 m 3 nước) để diệt mầm
bệnh và điều chỉnh pH, phơi nắng 1-2 ngày, đưa nước vào đầy bể
và ngâm 4-5 tiếng, sau đó tháo cạn nước cũ cấp nước mới để thả
giống. Nên đo pH của nước trong bể trong khoảng 7-8 là thích
hợp.


III. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN
THƯƠNG PHẨM (tt)
2. Lươn giống thả nuôi
• Giống lươn nhân tạo và giống đánh bắt từ tự nhiên.
• Đối với lươn giống tự nhiên, chọn lươn bằng cách quan sát ngoại
hình, lươn khỏe, đều cỡ, có màu sắc sáng đặc trưng của loài, không
bị sây sát, không bị mất nhớt, vận động nhanh nhẹn. Trước khi thả
lươn vào bể nuôi nên tắm nước muối 3% từ 5-10 phút.
• Đối với lươn giống nhân tạo, có nhiều tháng 5 đến tháng 9. Kích
thước giống nhân tạo 2-4 g/con, khoảng 400-500 con/kg. Lươn giống
nhân tạo nên chọn lươn đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, không bị sây
sát.
• Mật độ nuôi thả lươn trong bể tạm 300-400 con/m 2 (đối lươn tự
nhiên). cỡ giống 2-4 g/con, mật độ nuôi 150-200 con/m 2. Cỡ giống từ
20-30 hoặc 30-40con/kg, mật độ nuôi 60-80 con/m 2. Nên chọn giống
có kích cỡ đồng đều nhau để tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn
thậm chí con lớn vượt đàn ăn thịt con lươn có kích cỡ nhỏ hơn.


×