Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.68 KB, 16 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lý do chọn đề tài:
Giáo dục bậc Tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu
tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan
trọng trong tất cả các môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát
triển tư duy cho trẻ để tiếp thu vá các môn học khác.
Tiếng việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, học thuộc lòng, luyện từ
và câu, kể chuyện, tập làm văn chính tả, tập viết... Mỗi môn đều có một chức năng khi
dạy tiếng Việt cho học sinh đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn.
Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn
có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu
văn...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn
tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng.
Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã
tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em.
Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất
nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu
cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong
văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy
logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển
óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn
luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.
Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương
trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp
vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được
luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.
Trang 1



Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn tập đọc nói chung và
việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong giờ tập đọc, để
có kết quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ phương pháp giảng dạy.
Trong quá trình dạy tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của
học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội ta
ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó
ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải
tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để
góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh
nghiệm nhỏ của mình về vấn đề: “Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”
2. Mục đích nghiên cứu:
Ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng phân môn tập đọc có 2 yêu cầu
chính là:
- Rèn kĩ năng tập đọc.
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
Học môn tập đọc, việc đọc và cảm thụ là 2 khâu có quan hệ mật thiết với nhau,
gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược
lại việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc.
Thật vậy học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ,
câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc có nghĩa là đã hiểu
tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định
rằng trong tiết dạy tập đọc lớp 4, việc luyện rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là
rất cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả
cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn.
So với lớp học dưới , học sinh lớp 4 có điều kiện và kĩ năng đọc diễn cảm tốt
hơn nhưng chỉ ở mức độ ban đầu ( đọc diễn cảm một đoạn văn, khổ thơ ). Học sinh
được thực hành luyện tập từng bước để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn ở lớp 5 và các
lớp trên
Trang 2



3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
3.1. Khách thể : Học sinh lớp 4 - trường PTDTBT tiểu học Ngán Chiên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp giúp học sinh đọc diễn cảm các bài
tập đọc lớp 4
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đối chứng
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp
II. NỘI DUNG.
1 . Cơ sở lý luận của vấn đề:
Nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục con
người. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nó một cách tự giác nhằm để giáo dục trẻ
nhỏ.
Khi chưa có nhà trường, trẻ được giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội. Từ
thuở nằm nôi, các em được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, của bà, lớn lên chút
nữa những câu chuyện kể có tác dụng to lớn, là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm
hồn trẻ, rèn luyện các em thành con người có nhân cách, có bản sắc dân tộc góp phần
hình thành con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với những thành viên của
mình.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một điều
tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường. Cả thế giới đang mở trước mắt các
em. Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất. Quá
trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn học.
Những điều sơ đẳng nhất đã góp phần rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn
ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh. Ngôn ngữ là thứ công cụ có tác dụng vô
cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy biết được
những giá trị trìu tượng mà các giác quan không thể vươn tới được. Các môn học ở
Trang 3



Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh phải kể đến
Tập đọc, một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Luyện từ và
câu, Tập làm văn...song song tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc
cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách
nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp
cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó
đã được rèn giũa luyện tập nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các câu hỏi và
cách thể hiện giọng đọc trong phân môn Tập đọc. Đặc biệt là việc đọc diễn cảm.
2. Thực trạng của vấn đề:
a . Thực trạng Dạy và học
Từ năm học 2014 – 2015 đến nay tôi được trực tiếp giảng dạy các em học sinh
lớp 3,4, cũng như quá trình quan sát, dự giờ việc dạy và học của thầy trò, của các
đồng nghiệp trong thời gian trước đây tôi thấy có những nhận xét sau:
Về người dạy học: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “Thầy thiết
kế, trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để
giảng dạy phân môn tập đọc. Tuy nhiên giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành
tiếng to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua , rèn đọc diễn cảm
cho học sinh còn ít.
Về người học: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc
đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít do vậy chưa nêu
được ý chính của bài mà phải nhờ sự gợi ý của giáo viên, đọc diễn cảm toàn bài văn
chưa tốt. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ chưa hợp lí còn tùy hứng,
chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm.
Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đều thấy số
lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít. Cụ thể điều tra chất lượng
đọc của học sinh lớp 4a đầu năm học 2015 -2016 này, tôi có số liệu cụ thể như sau:
Trang 4



Tổng số học sinh
29

Đọc nhỏ, ấp úng
5HS=17,2 %

Đọc to, rõ, lưu loát
17HS = 58,6 %

Đọc diễn cảm
7HS = 24,2%

Trước thực trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: phải làm
gì? làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng đọc cho học
sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp
tổng quát. Phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều
tra từng giai đoạn trong suốt năm học. ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được
để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng
hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm.
Từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng nói
cho học sinh lớp 4, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu
cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm để
đáp ứng với yêu cầu đề ra.
Trong giảng dạy phân môn tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt là việc
rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm
tốt, trước hết trong mọi giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm

chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm.
Trong phương pháp dạy học những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện
đồng thời và chi phối lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép
đọc có ý thức hơn. Nếu không hiểu cái đang đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn
cảm được.
Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt
hơi ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong từ ghép, từ láy hoặc
cụm từ cố định. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi biết phân biệt giọng
người dẫn chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau. Đọc diễn cảm là
Trang 5


biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện đựơc trên cơ sở đọc đúng và đọc
nhanh. Do vậy dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng song cũng
không nên qua nhấn mạnh ở các phụ âm: tr – ch; r – gi; n – l; s – x làm giọng đọc mất
tự nhiên.
Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành các biện pháp rèn đọc diễn
cảm cho học sinh như sau:
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Biện pháp 1: Phân loại học sinh
Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để
nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học
sinh theo ba đối tượng:
Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lý nhí, ấp úng, ngọng.
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh
những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp theo là
giới thiệu cấu tạo chương trình môn tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính
trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về

việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng
chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài
văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ thuật.
2. Biện pháp 2: Sự chuẩn bị của học sinh:
Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy
và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các
yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
* Tiến hành bài dạy
Sau phần tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “ thăm
dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh .
Trang 6


- Qua giọng đọc của học sinh, tôi dẫn dắt , gợi ý để các em phát huy ưu điểm ,
khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lí
Ví dụ : bài Tập đọc “ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ”
“....Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan/ đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng/ giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi/ má em nóng hổi
Vai mẹ gầy/ nhấp nhô làm gối .”
Bài đọc nói lên tình yêu của người mẹ Tà - ôi đối với con và đối với cách mạng
khi đọc bài các em đọc với giọng như thế nào ? Vậy để thể hiện tốt điều này chúng ta
cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào ?
Việc Giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý hoặc “ tạo tình huống” cho học
sinh nhận xét , giải thích , tự tìm ra cách đọc .
Ví dụ : Bài “ Tre Việt Nam”
Giáo viên đọc mẫu ,yêu cầu học sinh : Nghe và phát hiện cách đọc của cô ( ngắt nhịp
ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào ?....Vì sao khi đọc

câu thơ có dấu chấm hỏi cô chỉ cần nhấn giọng ở các từ “ lũy, thành” mà không cần
đọc cao giọng ở tiếng cuối câu hỏi ?....
...Thân gầy guộc, lá mong manh /
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Sau đó Giáo viên cho học sinh thực hành luyện đọc diễn cảm ( theo cặp, theo
nhóm ) để các em tự rút kinh nghiệm cho mình, hình thành kĩ năng nhận xét và tự
nhận xét . Tiếp theo tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và
được giáo viên động viên , uốn nắn .
Tuy nhiên , trước khi dạy bài đọc tôi cần tìm hiểu kĩ bài dạy xem bài Tập đọc
đó là văn bản nghệ thuật hay là phi nghệ thuật .

Trang 7


1 . Đối với văn bản nghệ thuật tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua
dẫn dắt, gợi mở giúp các em thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự
việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài ..., Cụ thể là
* Học sinh bước đầu biết làm chủ giọng đọc, nhấn giọng những từ gợi tả,
gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính trong câu.
Ví dụ : Bài Tập đọc “ Con sẻ”
“ Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bọ ức đen nhánh lao xuống
như hòn đá rơi trước mõm con chó .Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng
và thảm thiết . Nó nhảy hai ba bước về phía cái miệng há rộng đầy răng của con
chó .
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng
hung dữ và khản đặc ...”
Khi đọc đoạn 2, đoạn 3, Tôi gợi ý HS “Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống lấy thân mình
che trở cho con được tác giả miêu tả rất sinh động, khi đọc đoạn này các em cần nhấn
giọng vào những từ ngữ nào?
Học sinh biết nhấn giọng vào những từ gợi tả hành động , dáng vẻ của sẻ già

khi lao xuống cứu con.
* Học sinh biết thể hiện ngữ điệu , sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ,
trường độ ...phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, cảm cảm, câu khiến .
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga - vrốt ngoài chiến lũy”
Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga – vrốt , giáo viên
lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau :
- Cậu làm trò gì đấy?- Cuốc - phây -rắc hỏi (Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên ).
- Em nhặt cho đầy giỏ đây !( Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh ).
- Cậu không thấy đạn réo à ?( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không được liều
mình).
Ga - vrốt trả lời :

Trang 8


- Có chứ nó rơi như mưa ấy . Nhưng làm sao nào ?( Khi đọc lên giọng ở câu
hỏi thể hiện sự hồn nhiên )
Cuốc –phây – rắc thét lên
- Vào ngay !( Câu khiến thể hiện sự đề nghị , mệnh lệnh kèm sự lo lắng )
- Tí ti thôi ! – Ga – vrốt nói ( thể hiện sự tinh nghịnh )
Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh. Đối với bài văn xuôi ngoài
việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu những
chỗ đó là chỗ tách ý .
Ví dụ : Bài tập đọc “ Con sẻ”
HS ngắt câu dài “ Chợt / nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy
vật gì.” hoặc câu “ Bỗng / từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh
lao xuống như hòn đá / rơi trước mõm con chó .”
* Tôi hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật .
Đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính
cách của từng nhân vật ( ngườu già , trẻ em , người tốt , người xấu ...)

Ví dụ : Bài Tập đọc : “ Khuất phục tên cướp biển”
Trong bài đọc có 2 nhân vật chính là Bác sĩ Ly - một người nhân hậu , điềm
đạm nhưng nghiêm nghị , cương quyết và tên cướp biển - chúa tàu hung hãn , dữ tợn .
Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ.
Khi đó HS đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật
( người tốt , người xấu ).
Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai
nhân vật thể hiện khác nhau hoàn toàn.
Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ , quát :
- Có câm mồm không ? ( đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi đập
tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly)
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi :
- Anh bảo tôi phải không?( giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm nghị ).
Trang 9


Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói :
- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác .
Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm
lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết :
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp
tới.( giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải )
* Ngoài ra tôi giúp học sinh thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả
hay thái độ cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, nghiêm trang, giận giữ ...)
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Con sẻ”
Khi đọc đoạn cuối miêu tả tình cảm của tác giả đối với con chim sẻ bé nhỏ “
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước
con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.”
HS đọc đoạn với giọng vui, nhấn giọng một số từ ngữ gạch chân thể hiện sự
trân trọng, kính phục của tác giả đối với tình yêu của sẻ mẹ đối với sẻ con .

Tuy nhiên học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận
riêng của từng em . Tôi không áp đặt cho các em một cách đọc theo khuôn mẫu.
2. Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật
Giáo viên hướng dẫn HS xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục
đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được
những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Điều này giúp cho HS khắc phục
được những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện .
Ví dụ : Bài tập đọc “ Vẽ về cuộc sống an toàn”
Học sinh biết đọc đúng bản tin (thông báo tin vui ) đọc rõ ràng, rành mạch , vui
tốc độ khá nhanh, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách
các cụm từ trong những câu khá dài .
“ UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ
tranh của thiếu nhi với chủ đề / “ Em muốn sống an toàn”

Trang 10


Để học sinh lớp 4 từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên đọc
mẫu , giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua
giọng đọc . Ngoài việc thống nhất cách đọc chung, mỗi học sinh có cảm thụ riêng , từ
đó có cách dọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh
khi đọc diễn cảm cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập “ tự bộc lộ”
( trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả tìm hiểu bài ) qua đó giáo viên điều
chỉnh cách đọc cho học sinh , tránh phân tích quá chi tiết về cách đọc. (Ví dụ : Xác
định chỗ ngắt hơi, cao giọng , thấp giọng ...) rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và
dọc theo một cách giống hệt nhau.
Khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải
mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên
đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy.
Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến.

Những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích không gắt gỏng để
các em luống cuống.
Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi
thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.
Đối với học sinh đọc hạn chế, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm
từ, với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra
lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường
xuyên không được ngắt quãng.
Tóm lại sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh
thông qua đọc thành tiếng (cả 3 đối tượng Đọc nhỏ, ấp úng + Đọc to, rõ, lưu loát +
Đọc diễn cảm) xem các em đã đọc diễn cảm chưa.
4. Hiệu quả của SKKN.
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bên bỉ áp dụng những biện pháp rèn
đọc như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau:
Lớp 4A:

Sĩ số: 29 học sinh
Trang 11


Đầu năm
Cuối học kì I
Cuối năm học

Đọc nhỏ, ấp úng
5HS=17,2 %
3HS = 10 %
0 HS=0%

Đọc to, rõ, lưu loát

17HS = 58,6 %
9HS = 31 %
6HS=20,7%

Đọc diễn cảm
7HS = 24,2%
17HS = 59 %
23HS=79,3%

Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ tập
đọc học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, kỹ năng đọc diễn cảm được nâng cao rõ
rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy, đến cuối năm các em đã
đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn. Những em học trung bình khá trở lên đã đọc diễn cảm
bài văn theo đúng yêu cầu đề ra. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý nhưng đó
cũng là thành công bước đầu nghiên cứu, mày mò ra biện pháp rèn đọc diễn cảm cho
học sinh của mình.
* Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng.
Không chỉ dừng lại phạm vi nghiên cứu trong lớp, tôi đã áp dụng kinh nghiệm
đổi mới này vào lớp cùng khối là lớp 4b (lớp đối chứng). Trước tiên tôi sử dụng ngay
bài khảo sát của lớp 4A (lớp tôi dạy) ở giai đoạn cuối để khảo sát lớp 4b, kết quả thu
được như sau:
Tổng số học sinh của lớp 4b: 30 học sinh.
Kết quả:
Đọc diễn cảm

: 10 em chiếm 33,3%

Đọc to, rõ, lưu loát : 16 em chiếm 53,3%
Đọc nhỏ, ấp úng


: 4 em chiếm 13,4%

Điều này chứng tỏ phương pháp tổ chức cho học sinh học đọc diễn cảm các bài
tập đọc là rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh.
Cùng với việc nghiên cứu của mình, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, phổ biến
kinh nghiệm tổ chức phương pháp dạy học tốt cho học sinh xác định rõ yêu cầu của
bài, tổ chức cho các em được hoạt động có hiệu quả, học sinh được hướng dẫn thực
hành phù hợp với nội dung từng bài. Dần dần các em đã hình thành được thói quen
làm việc có kế hoạch, linh hoạt với từng dạng bài.
Trang 12


Với kết quả thu được ở việc dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng tôi càng vững
vàng tin tưởng vào việc vận dụng phương pháp tổ chức dạy đọc diễn cảm cho học
sinh lớp 4 có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Những bài học kinh nghiệm:
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình
giảng dạy học sinh lớp 4 đọc diễn cảm. Trong quá trình thực hiện gặp không ít khó
khăn, song với lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, tôi đã cố gắng và bước đầu thu
được kết quả trong việc giảng dạy cho học sinh. Qua nghiên cứu, tôi rút ra kết luận:
Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh đạt hiệu quả cao, giáo viên cần:
- Phải hết sức nhiệt tình và tâm huyết với nghề, hiểu tâm lí các em, thực sự yêu
thương các em, luôn tìm tòi sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động rèn đọc.
- Sáng tạo trong giảng dạy có nhiều biện pháp tổ chức luyện đọc cho học sinh
đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc theo hướng “Lấy học
sinh làm trung tâm”.
- Chuẩn bị kĩ nội dung bài soạn, sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp đạt hiệu
quả.

- Thường xuyên trao đổi với giáo viên trong tổ, khối để thống nhất nội dung,
phương pháp giảng dạy từng bài.
- Kiên trì uốn nắn, sửa lỗi cho các em, không bó tay trước khó khăn khi các em
nản học, lười học; có niềm tin và kiên nhẫn chờ đợi kết quả tiến bộ của học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá bằng điểm số, tuyên dương kịp thời khi học
sinh tiến bộ để khích lệ các em.
- Phối kết hợp với phụ huynh để thống nhất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao
chất lượng học tập cho các em.

Trang 13


Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn
luyện cho học sinh đọc diễn cảm tốt thì vai trò của người thầy giáo đặc biệt quan
trọng bởi người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn cảm
để học sinh bắt chước. Trong mỗi giờ tập đọc, người thầy phải hướng dẫn cách đọc
cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trì uốn
nắn, sửa chữa kịp thời tuỳ theo từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo.
Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu
trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiêm của
các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là môn
tập đọc ở Tiểu học.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Với kinh nghiệm trên góp phần nâng cao chất lượng của giờ dạy tập đọc nói
riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Giúp bản thân giáo viên có thể tự hoàn thiện
mình, đồng thời tạo sự say mê hứng thú cho học sinh khi học tập đọc.
3. Phạm vi ứng dụng của đề tài:
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc diễn
cảm cho học sinh lớp 4 trường tiểu học. Với phương pháp rèn đọc này sẽ có tiền đề để
tiếp tục dạy môn tập đọc ở các khối lớp trong trường Tiểu học đạt kết quả tốt.

4. Những ý kiến đề xuất:
a. Đối với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục:
- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ các trang thiết bị phục vụ bộ
môn.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS có thể học tập, nâng cao kiến
thức trong và ngoài dạy học tạo cho các em những sân chơi để các em có điều kiện
thể hiện những hiểu biết về tiếng Việt khả năng đọc hay (đọc diễn cảm).

Trang 14


- Tổ chức các cuộc thi (Đọc hay, viết đẹp) các chuyên đề hội thảo về dạy Tiếng
Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng.
b. Với phụ huynh học sinh:
Cần trang bị cho con em mình đầy đủ dụng cụ học tập, sách tham khảo nhằm
bổ xung vốn kiến thức văn học.
c. Với học sinh:
Cần chăm chỉ tự giác học tập, phải chuẩn bị bài ở nhà, đọc bài và tự tìm hiểu
nội dung bài trước khi đến lớp.
Tìm hiểu, trau dồi những kiến thức trong sách vở, báo truyện…qua lời truyền
thụ của thầy cô.
Trên đây mới là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm
cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 4, trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có suy
nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là
nâng cao chất lượng dạy và học. Có lẽ đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế,
tôi mong được các cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung để kinh
nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn thiện góp phần nhỏ bé đưa sự nghiệp
giáo dục phát triển.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường


Ngán Chiên, ngày 01 tháng 11 năm 2017

Hiệu trưởng

Người viết

Đỗ Thị Thảo
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các phương pháp dạy môn tiếng Việt trong nhà trường.
2. Dạy học tập đọc ở Tiểu học.
Trang 15


3. Đặc san giáo dục Tiểu học.
4. Hỏi đáp về dạy học tiếng Việt

Trang 16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×