Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

day hoc lay HS lam trung tam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.28 KB, 7 trang )

M ÔN: M Ô H ÌNH D ẠY H ỌC
M ỤC L ỤC
I. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH DẠY HỌC
1. Định nghĩa.........................................................................................................2
2. Một số đặc điểm của mô hình dạy học hiện đại............................................2
2.1. Chú trọng vào việc hỗ trợ các học viên trong việc học tập của họ..................2
2.2. Khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong
quá trình học tập....................................................................................................2
2.3. Tăng cường khả năng giao tiếp giữa GV-HV, giữa HV-HV............................2
II. MÔ HÌNH DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
1. Mục đích ..........................................................................................................3
2. Đặc điểm:..........................................................................................................4
3. Hoạt động của giáo viên..................................................................................5
4. Hoạt động của học sinh....................................................................................6
1
M ÔN: M Ô H ÌNH D ẠY H ỌC
I. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH DẠY HỌC
1. Định nghĩa
- Mô hình là hình thức diễn đạt hết sức ngắn gọn những đặc trưng chủ yếu
của một đối tượng, là sự điển hình hóa những mối liên hệ bản chất của các sự vật
hiện tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội.
-Mô hình dạy học là kế hoạch tổ chức việc giảng dạy ở trong lớp, thể hiện
cách sử dụng nguồn lực học tập (sách, tài liệu, trang thiết bị…) và việc thực hiện
nội dung chương trình giảng dạy tương ứng.
2. Một số đặc điểm của mô hình dạy học hiện đại
2.1. Chú trọng vào việc hỗ trợ các học viên trong việc học tập của họ
- Dạy cách học, học cách học
- Xây dựng, củng cố một môi trường học tập tập tốt;
- Ủng hộ, tôn trọng HV; tin tưởng và nâng cao ý thức trách nhiệm của
từng HV, giữa các HV.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực học tập


- Tạo cơ hội để các học viên có khả năng chia sẻ thông tin một cách hiệu
quả.
2.2. Khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong
quá trình học tập
- Nắm rõ đặc điểm đối tượng HV
- Lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra
- Tôn trọng ý kiến của HV.
- Cung cấp sự phản hồi thường xuyên
- Đảm bảo cơ hội cho việc thảo luận và sự tham gia của các học viên
- Khuyến khích khả năng tự học của HV
2.3. Tăng cường khả năng giao tiếp giữa GV-HV, giữa HV-HV
- Tạo cơ hội để các học viên có khả năng chia sẻ thông tin
- Hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết
2
M ÔN: M Ô H ÌNH D ẠY H ỌC
II. MÔ HÌNH DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
1. Mục đích
- Mô hình dạy học với học sinh là trung tâm là một cách thức dựa trên
nguyên tắc kích thích sự ham hiểu biết của học trò, từ đó người thầy sẽ đáp ứng
xoay quanh các câu hỏi và vấn đề trò gặp phải, trò đóng vai trò chủ động trong
việc tiếp cận tri thức, học những gì mình muốn tiếp thu. Xu hướng dạy học với
học sinh là trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Dạy học
với học sinh là trung tâm có nội hàm rộng hơn phương pháp dạy học tích cực.
Đó là một tư tưởng, một quan điểm, một triết lý giáo dục, một cách tiếp cận quá
trình dạy học chi phối tất cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
và đánh giá hiệu quả dạy và học.
Mô hình mô phỏng dạy học với học sinh là trung tâm
3
M ÔN: M Ô H ÌNH D ẠY H ỌC
2. Đặc điểm:

Để làm rõ những đặc điểm của xu hướng dạy học với học sinh là trung
tâm, có thể so sánh nó với dạy học với giáo viên là trung tâm.
Dạy học với giáo viên là trung
tâm
Dạy học với học sinh là trung
tâm
Mục tiêu
Truyền đạt hết những kiến thức
đã qui định trong chương trình và
sách giáo khoa, chú trọng khả
năng và lợi ích của người dạy.
Hướng vào việc chuẩn bị cho
người học sớm thích ứng với đời
sống xã hội, hòa nhập và phát
triển cộng đồng, tôn trọng nhu
cầu, lợi ích, tiềm năng của người
học
Nội dungdạy học
- Chương trình học tập được thiết
kế chủ yếu theo logic nội dung
khoa học của các môn học, chú
trọng trước hết đến hệ thống kiến
thức lý thuyết, sự phát triển tuần
tự của các khái niệm, định luật,
học thuyết khoa học.
- Dạy cái thầy có, thích, muốn
- Diễn tiến theo một chiều từ thầy
đến trò.
- Lời thầy nói, sách là chân lý, là
khó thay đổi.

- Học sinh thiếu cơ hội để nêu ý
tưởng, cách làm riêng.
- Chương trình giúp cho từng cá
nhân người học biết hành động
và tích cực tham gia vào các
chương trình hành động của cộng
đồng “từ học đến biết làm, muốn
làm và cuối cùng muốn tồn tại
phát triển như nhân cách một con
người lao động tự chủ, năng động
sáng tạo”.
- Dạy cái mà trò cần và xã hội đòi
hỏi.
- Diễn tiến theo 5 chiều: GV-HS,
HS-GV, HS-HS, HS-XH, XH-
HS
- Lời thầy và sách vở chỉ để tham
khảo, có thể biến đổi.
- Học trò được khuyến khích và
được kích lệ có ý tưởng riêng,
cách làm riêng.
4
Xu hướng dạy học lấy
học sinh làm trung tâm
Mục tiêu
Đánh giá
Phương
pháp
Nội dung
Tổ chức

M ÔN: M Ô H ÌNH D ẠY H ỌC
3. Hoạt động của giáo viên
- Giữ vai trò là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn, huấn luyện, nhận xét
phần làm việc của học sinh và nếu có thể thì trợ giúp, bổ sung những kiến thức
ngoài mà học sinh chưa biết.
- Đưa ra chủ đề (hay những chủ đề) cần thảo luận, chia lớp thành nhiều
nhóm, cho mỗi nhóm thảo luận với nhau.
- Giúp học sinh giải quyết những vấn đề tranh cãi chưa ngã ngũ. Chốt lại
những kiến thức trọng tâm sau khi học sinh đã tham gia thảo luận, mang tính
chất tổng kết.
- Kiểm soát thời gian: Thầy phải tốn rất nhiều thời gian để soạn bài nhưng
vẫn chưa yên tâm hay tìm ra lời giải đúng cho bài toán về thời gian phân phối
với lượng kiến thức và các hoạt động trên lớp. Cái khó là làm sao kiểm soát và
sử dụng được tối ưu thời gian lên lớp. Đôi khi, giáo viên có cảm giác là rất khó
điều khiển các hoạt động trên lớp cho vừa khít với thời gian được phân phối.
Đặc biệt là khi cho sinh viên thảo luận nhóm hay nêu ý kiến đề xuất. Trong
trường hợp này, thầy phải ấn định thời gian cho từng hoạt động một cách rõ ràng
trước khi cho sinh viên làm việc theo nhóm. Trong lúc sinh viên hoạt động
nhóm, thầy phải đi đến từng nhóm để giúp đở, hướng các em đi đúng theo yêu
cầu bài tập và nhắc nhở các em về thời gian còn lại cho từng hoạt động.
- Để bảo đảm tính công bằng, thầy có thể cho phép những sinh viên - không
hài lòng với điểm của nhóm - làm bài và nộp để lấy điểm riêng.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×