Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 189 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN NĂM

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN NĂM

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9.31.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Cảnh Khanh



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

HOÀNG VĂN NĂM

i


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................................ 16

1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư
trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài .............................. 16
1.2. Những nghiên cứu trong nước .................................................................... 33
1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó .............................................................. 37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH
NIÊN................................................................................................................................ 39


2.1. Các khái niệm công cụ................................................................................ 39
2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài ................................ 48
2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN ...... 58
2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số
nước trên thế giới ............................................................................................... 62
2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN ........................................................................................... 68
2.6. Tiểu kết chương 2: ...................................................................................... 70
Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGUY CƠ
PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở QUẬN CẦU GIẤY ........................................... 72

3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy .............................................. 72
3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay ................................. 83
3.3. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 95
Chương 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI
PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ........ 96

4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng
ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy....................................... 96
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm
VTN của cộng đồng dân cư ............................................................................. 123
4.3. Mô hình phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại phường Nghĩa Tân,
quận Cầu Giấy ................................................................................................. 131
4.4. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN. ........................................................................................ 137
4.5. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 144
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 151

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 163

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VTN

: Vị thành niên

ANTT

: An ninh trật tự

CSND

: Cảnh sát nhân dân

CSKV

: Cảnh sát khu vực

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình diễn biến tội phạm vị thành niên tại Quận Cầu Giấy từ 2004
đến 2016 ........................................................................................................... 72

Bảng 3.2: Cơ cấu tội danh của của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (2004 -2016) .......... 73
Bảng 3.3: Tình hình tội phạm VTN gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ
2011 đến tháng 06/2015 ................................................................................... 74
Bảng 3.4: Tiêu chí về giá trị sống của vị thành niên hiện nay tại quận Cầu Giấy (%) .............83
Bảng 3.5: Nhu cầu cấp bách nhất đối với vị thành niên hiện nay (%) ............................ 84
Bảng 3.6: Cảm nhận khi xem các phim có nhiều hành vi bạo lực (%) ........................... 86
Bảng 3.7: Nguồn thông tin về tội phạm VTN được thu nhận từ đâu trong cả nước (%) ............ 88
Bảng 3.8: Những việc VTN thường làm trong thời gian rỗi trong cả nước (%) ............ 89
Bảng 3.9: Hoạt độngtrong thời gian rỗi của VTN tại Cầu Giấy (%) .............................. 90
Bảng 3.10: Các hành động sai lệch mà vị thành niên trong cả nước nói rằng đã
thực hiện (%).................................................................................................... 92
Bảng 3.11: Các hành vi sai phạm VTN đã từng thực hiện tại quận Cầu Giấy (%) ............. 93
Bảng 4.1: Đặc điểm tình hình địa bàn theo đánh giá của VTN (%) ............................... 96
Bảng 4.2: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và các hành vi phạm tội của
VTN (Kiểm định Gamma) ............................................................................... 99
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về người mà VTN tâm sự nhiều nhất (%) ........................ 100
Bảng 4.4: Mức độ tương tác với nhóm bạn bè của VTN (%) ....................................... 101
Bảng 4.5: Về các địa điểm mà VTN hay lui tới (%) ..................................................... 102
Bảng 4.6: Tương quan giữa liên kết bạn bè và các hành vi phạm tội của vị thành
niên (Tương quan gamma G) ......................................................................... 104
Bảng 4.7. Mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng động của VTN (%) ....... 106
Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể và các hành
vi phạm tội của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................ 109
Bảng 4.9. Đánh giá của VTN về hoạt động các tổ chức xã hội trong việc phòng
ngừa tái phạm (%) .......................................................................................... 111
Bảng 4.10. Mức độ tương tác của quan hệ láng giềng theo đánh giá của VTN (%) ........... 113

iv



Bảng 4.11: Tương quan giữa liên kết xóm giềng và các hành vi phạm tội của vị
thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 114
Bảng 4.12: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và hoạt động của người dân
trong cộng đồng ............................................................................................. 116
Bảng 4.13: Mức độ tương tác của quan hệ họ hàng theo đánh giá của VTN (%) ........ 117
Bảng 4.14: Tương quan giữa liên kết họ hàng và các hành vi phạm tội của vị
thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 118
Bảng 4.15: Tương quan giữa giới tính và các hành vi phạm tội của VTN (%) ............ 120
Bảng 4.16: Tương quan giữa tuổi và hành vi phạm tội (%) ......................................... 121
Bảng 4.17: Tương quan giữa hoạt động thường xuyên và các hành vi sai phạm
của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................................... 122

v


DANH MỤC HỘP

Trang
Hộp 1: Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với hành vi phạm tội của VTN ...... 98
Hộp 2: Nguyên nhân người dân chưa tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội
phạm …………………………………………………………………………128

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Cơ cấu tội danh của tội phạm vị thành niên của cả nước............................ 75
Hình 3.2: Cơ cấu tội phạm theo giới tính của quận Cầu Giấy từ năm 2004 - 2016........ 76
Hình 3.3. Cơ cấu về độ tuổi tội phạm VTN quận Cầu Giấy từ 2004 – 2016 (%)....... 77

Hình 3.4: Tội phạm vị thành niên phân theo nhóm tuổi của cả nước (%) .................. 77
Hình 3.5: Trình độ học vấn của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (%) .......................... 78
Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích và sở thích xem phim ảnh trong tội
phạm vị thành niên (%) ................................................................................ 79
Hình 3.7: Đánh giá của vị thành niên về chất lượng cuộc sống của thanh thiếu
niên hiện nay so với thế hệ cha/ anh trước đây............................................ 85
Hình 3.8: Tâm trạng của vị thành niên khi được hỏi về hoàn cảnh đất nước hiện
nay (%) ......................................................................................................... 85
Hình 3.9: Nguồn thông tin về tội phạm VTN khảo sát tại Cầu Giấy (%) ................... 88
Hình 4.1. Đánh giá của VTN về thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định
riêng đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng (%) ......................................... 97
Hình 4.2: Mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội của VTN ........................... 102
Hình 4.3. Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn ở cơ sở ....................................... 130
Hình 4.4: Mô hình phòng ngừa tội phạm VTN của phường Nghĩa Tân ................... 132

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương
lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta,
mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì
vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN)
là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là
giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước
xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng,
hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế

hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một
thế hệ người chủ đất nước vững mạnh.
Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở
nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế, xã hội và
chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể
chất cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước. Bên
cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được
nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần, tâm sinh lý.
Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội
ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự
đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức
của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và
hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta
hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững
của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện
trên cả bốn cấp độ:

1


Một là, số vụ phạm tội của VTN tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ tội phạm VTN
trong cấu trúc tội phạm cả nước cũng tăng lên. Trong 6 năm từ 2000 – 2006 xảy ra
59.300 vụ, giai đoạn 2007 – 2013, số vụ án do người VTN gây ra đã tăng lên 63.600
vụ chiếm 20% tổng số vụ án hình sự [149]. Tính trung bình mỗi năm nước ta có
khoảng 10.000 vụ với 15.000 đối tượng (bình quân mỗi ngày xảy ra 30 vụ với 40 đối
tượng).
Hai là, phạm vi tội danh tăng lên, hình thức phạm tội cũng nghiêm trọng
hơn, ngày càng mang tính bạo lực, manh động, có tổ chức. Nếu như trước kia VTN
chủ yếu phạm các tội như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cướp giật thì ngày
nay tỷ lệ phạm các tội cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, giết người… ngày

càng tăng, nhiều vụ án nghiêm trọng do người VTN gây ra gây kinh hoàng và bức
xúc trong dư luận xã hội.
Ba là, địa bàn ngày càng mở rộng. Tội phạm VTN trước đây chủ yếu xảy ra
ở các đô thị, các khu vực kinh tế phát triển, hiện nay xảy ra hầu hết các khu vực từ
thành thị tới nông thôn, kể cả những vùng núi xa xôi, hẻo lánh.
Bốn là, tuổi đời ngày càng trẻ hóa. Trước đây tội phạm VTN chủ yếu xảy ra ở
trong nhóm tuổi từ 16 – 18 tuổi, ngày nay tội phạm VTN ngày càng trẻ hóa, tội phạm
dưới 14 tuổi ngày càng tăng thậm chí xuất hiện cả các băng nhóm tội phạm “nhí”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm của VTN. Trước đây chúng
ta thường chú trọng đến nguyên nhân từ gia đình và nhà trường, tuy nhiên nhiều vấn
đề của gia đình, nhà trường sẽ không giải quyết được nếu không có sự can thiệp của
cộng đồng. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ đối với VTN, là môi trường quan trọng để
VTN tiếp nhận quá trình xã hội hóa, vì vậy việc phòng ngừa, ngăn chặn loại tội
phạm này cần phải xuất phát từ cơ sở, có sự tham gia của cộng đồng dân cư nơi
VTN sinh sống mới có thể góp phần giải quyết tận gốc vấn đề. Trên thế giới hiện
nay, các nước đang ngày càng đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản,
Trung Quốc… đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề này, không chỉ hình
thành hệ thống lý luận phong phú mà đã xây dựng nhiều mô hình phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng thành công.

2


Ở nước ta, đặc thù là một nước nông nghiệp cổ truyền, các thiết chế xã hội
mang tính truyền thống như hương ước, quy ước của làng xã nông thôn và các tổ
chức quần chúng đóng vai trò quan trọng và tích cực trong quản lý và phát triển
cộng đồng, trong đó bao gồm vấn đề phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.
Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay các quan hệ xã hội truyền
thống bị giảm sút, việc khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống của cộng

đồng nhằm phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng cần được
quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận như trên, nghiên cứu “Vai trò
của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành
niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)” có tính cấp thiết, có
ý nghĩa đối với việc nâng cao nhận thức khoa học và thực tiễn, hy vọng đây là
điểm bổ khuyết trong tư duy xã hội học nói chung và vấn đề đấu tranh, phòng
chống tội phạm VTN nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn
tội phạm VTN ở đô thị hiện nay thông qua nghiên cứu trường hợp quận Cầu giấy,
Hà Nội; từ đó xây dựng căn cứ khoa học cho việc quản lý và xây dựng các giải pháp
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của VTN dựa vào cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong phòng
ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.
- Đánh giá thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy và các nguy cơ phạm tội
mà VTN đang phải đối mặt hiện nay.
- Làm rõ vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng của
cộng động dân cư và các yếu tố ảnh hưởng.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa
và ngăn chặn tội phạm VTN

- Khách thể nghiên cứu: Nhóm VTN; nhóm tội phạm VTN đang bị giam giữ,
cải tạo tập trung trong trường giáo dưỡng; tội phạm VTN đang cải tạo tại cộng
đồng, tội phạm VTN sau cải tạo tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ chính quyền,
đoàn thể, giáo viên, phụ huynh học sinh và cư dân tại địa bàn quận Cầu Giấy.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Giới hạn nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hoạt động của
các tiểu hệ thống của cộng đồng, bao gồm: quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng,
nhóm bạn, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức tôn giáo, nhóm
liên kết khác (không bao gồm gia đình và nhà trường) trong việc tăng cường sự cố
kết giữa VTN với cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ, ngăn ngừa VTN đi vào con
đường phạm tội. Hành vi phạm tội của VTN trong luận án này là các hành vi tội
phạm truyền thống, không bao gồm các hành vi phạm tội phi truyền thống như tội
phạm công nghệ cao.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cận khoa học tổng hợp liên ngành, dựa
trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, trên cơ sở
lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Hướng tiếp cận Xã hội học đã giúp cho đề tài thâm nhập thực tế, nắm bắt
được những biểu hiện và diễn biến phức tạp xung quanh chủ đề tội phạm VTN.
Hướng tiếp cận tội phạm học và tâm lý học giúp hiểu biết sâu sắc hơn về những đặc
trưng nhận thức tư tưởng, tâm lý tội của lứa tuổi VTN.
Là một đề tài xã hội học, nghiên cứu vận dụng các lý thuyết sai lệch xã hội,
lý thuyết sinh thái học xã hội và lý thuyết kiểm soát xã hội làm cơ sở lý luận cho
việc xem xét, đánh giá thực trạng vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy.

4



4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu
* VTN đang đối mặt với những nguy cơ phạm tội nào?
* Cộng đồng thực hiện vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN như
thế nào?
* Giải pháp nào tăng cường vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của
cộng đồng.
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: VTN hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ phạm tội
như: giảm sút các liên kết xã hội, thiếu định hướng giá trị, sai lệch về nhận thức, lối
sống có nhiều yếu tố tiêu cực, lui tới đến các khu vực được cảnh báo, tham gia các
tệ nạn xã hội.
Giả thuyết 2: Cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động của các chủ thể
nhằm tăng cường mức độ gắn kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường mạng
lưới giám sát tại cộng đồng để phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.
Giả thuyết 3: Cộng đồng thông qua các nhóm giải pháp cải thiện môi trường
kinh tế xã hội, xây dựng tổ chức, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và tăng
cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng
ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.
4.4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu,
nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để thu thập thông tin phục vụ mục
tiêu nghiên cứu.
4.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Tác giả luận án đã thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu,
bao gồm những bài viết, công trình khoa học, các ấn phẩm, các đề tài nghiên cứu…
về chủ đề tội phạm VTN và vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của cộng đồng
đối với tội phạm VTN ở nước ngoài và trong nước, đặc biệt là các nghiên cứu của
Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân, Viện Xã hội học (Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), các báo cáo về tội phạm của Bộ Công an,

Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an, Công an Thành phố Hà Nội, Công an Quận

5


Cầu Giấy, Cục thống kê – Viện kiểm sát nhân dân... Trên cơ sở phân tích nội dung
các tài liệu, tác giả luận án xác định những khoảng trống, những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu làm rõ liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà những nhà nghiên cứu đi
trước chưa đề cập đến hoặc giải quyết chưa triệt để nhằm lựa chọn vấn đề nghiên
cứu, xác định các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn các tiếp cận lý thuyết cũng như
phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Luận án sử dụng số liệu kết quả điều tra xã hội học của Đề tài “Tội phạm
vị thành niên – Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát
triển xã hội ở nước ta hiện nay” (KX02.24/11-16) do GS – TS Đặng Cảnh Khanh
làm chủ nhiệm. Đề tài này được tiến hành từ năm 2011 – 2016, với cách tiếp cận đa
ngành, đề tài trước hết đã làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận, hệ
thống hóa các quan điểm lý thuyết về VTN và phòng chống tội phạm VTN làm cơ
sở cho việc nghiên cứu về tội phạm VTN ở nước ta hiện nay. Thứ hai, đề tài đã
nghiên cứu, kết hợp điều tra khảo sát thực tiễn, tiến hành điều tra trực tiếp bằng
bảng hỏi đối với 2.400 VTN trong cả nước, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm 450
người, phân tích số liệu thống kê có liên quan 35.654 bị can VTN của Cơ quan
Cảnh sát Điều tra trong 5,5 năm từ 2009 đến tháng 6/2014 để làm rõ thực trạng,
nguy cơ và xu hướng của tội phạm VTN trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.
- Đồng thời đề tài đã phân tích thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh
với tội phạm VTN của các các chủ thể khác nhau như các cấp bộ Đảng, Chính
quyền, các tổ chức chính trị xã hội, gia đình, nhà trường… Trên cơ sở những nghiên
cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra những khuyến nghị về quan điểm và giải
pháp phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm VTN từ phía gia đình, nhà trường, cơ
quan chức năng trong quản lý, đấu tranh với tội phạm.
4.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Phương pháp xây dựng bảng hỏi:
Trên cơ sở phân tích các tài liệu sẵn có, tham khảo các bộ công cụ đo lường
về điều tra tội phạm của một số quốc gia, tổ chức nghiên cứu về tội phạm VTN, tác
giả luận án tiến hành xây dựng bộ công cụ phục vụ cho khảo sát thực địa về vai trò
của cộng đồng và các hành vi sai phạm của VTN. Vai trò của cộng đồng dân cư

6


được thao tác thành các chỉ báo về các hoạt động của các chủ thể, có khả năng đo
lường với mức độ chính xác cao trong khi đó đo lường hành vi phạm tội, sai phạm
là một việc làm khó khăn, liên quan đến thông tin bí mật của cá nhân và bí mật của
các cơ quan phòng chống tội phạm, khó có thể thu thập tài liệu một cách đầy đủ và
đo đạc một cách chính xác hoàn toàn, mặt khác phương pháp xã hội học cũng chưa
thực sự là công cụ mạnh để đo mức độ tội phạm. Qua quá trình đọc, phân tích tài
liệu mà tác giả luận án đã hiểu rõ hơn về tác động của cộng đồng dân cư đối với tội
phạm VTN, trên cơ sở đó tác giả luận án lựa chọn, cân nhắc, quyết định những tiêu
chí, chỉ báo cần khảo sát cụ thể để có thể thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Bảng hỏi được thiết kế gồm 24 câu hỏi, bao gồm các nội dung: Thông tin
chung; thông tin về người trả lời; hiểu biết của VTN về tình hình đất nước và lứa tuổi
VTN hiện nay; tình hình địa bàn; mức độ tương tác trong quan hệ láng giềng, quan hệ
họ hàng, các nhóm liên kết, các hoạt động của VTN tại cộng đồng; các hoạt động vi
phạm VTN đã từng tham gia. Bảng hỏi đã được đưa vào điều tra thử và có chỉnh sửa,
hoàn thiện trước khi tiến hành khảo sát diện rộng.
* Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:
- Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi độc lập đối với 300 VTN đang
sinh sống tại quận Cầu Giấy. Lý do chọn địa bàn Quận Cầu Giấy: thứ nhất đây là
địa bàn có quá trình đô thị hóa cao, biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng; thứ hai địa
bàn cũng là khu vực tập trung nhiều số học sinh, sinh viên; thứ ba có sự ủng hộ của
các cơ quan liên quan như Công an, Viện kiểm sát để thực hiện quá trình nghiên cứu.

Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn quận Cầu Giấy để thực hiện khảo sát thực địa cho
đề tài luận án.
Số lượng bảng hỏi được phân bổ tất cả 8 phường của Quận Cầu giấy, cụ thể
như sau: Các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa
Tân, Quan Hoa, Yên Hòa 40 phiếu, riêng phường Trung Hòa, là 20 phiếu. Mẫu
tham gia phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện là những
VTN đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa bàn trên cơ sở dữ liệu đăng ký hộ
khẩu, tạm trú, tạm vắng của công an các phường của quận Cầu Giấy.

7


* Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng:
- Giới tính: nam: 158 người (52,7%); nữ: 142 người (47,3%).
- Độ tuổi: Số người trả lời có độ tuổi từ 13 – 18 tuổi, 13 tuổi chiếm 1,3%, 14
tuổi chiếm 6,3%, 15 tuổi chiếm 34,7%, 16 tuổi chiếm 31,0%, 17 tuổi chiếm 24,7%,
18 tuổi chiếm 2,%. Số tuổi trung bình là 15.77 tuổi. Số người trong độ tuổi 13 là 04
người chiếm 1,3%, độ tuổi chủ yếu là từ 15-17 tuổi. Số người chiếm tỷ lệ lớn nhất
là 15 tuổi. Cơ cấu mẫu điều tra đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa nam và nữ và các độ tuổi
khác nhau, tỷ lệ độ tuổi 15 – 17 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, đây là nhóm tuổi có tỷ lệ phạm
tội cao nhất, mục đích nghiên cứu của đề tài chú trọng công tác phòng ngừa sớm,
tập trung vào nhóm tuổi này, vì vậy cơ cấu theo nhóm tuổi của mẫu điều tra phù
hợp với mục đích nghiên cứu của Đề tài.

- Về trình độ học vấn: Có 01 người tốt nghiệp tiểu học (chiếm 0,3%), 20
người đang học THCS chiếm 6,7%, số đang học THPT là 260 người (chiếm
87,0%), số đang học nghề, bổ túc văn hóa là 15 người (chiếm 5,0%), có 03 người
trả lời khác (chiếm 1,0%).
Học lực và hạnh kiểm của mẫu tại thời điểm khảo sát (người)


Hạnh kiểm kỳ vừa Tốt
qua

khá
trung
bình
Yếu

Học lực kỳ vừa qua
Trung
Khá
bình
Yếu
Số
người Số người
Số người
78
8

Giỏi
Số
người
139

0

8

31


15

0

1

4

4

0

0

0

0

3

Số liệu VTN cung cấp như trên cho thấy tỷ lệ lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt,
khá chiếm đa số. Chỉ có 09 người hạnh kiểm trung bình và 03 người hạnh kiểm, học

8


lực yếu. Điều này cho thấy thành tích học tập và rèn luyện của VTN được nhà
trường đánh giá tốt.
- Kỹ thuật xử lý thông tin:
Cuộc điều tra thực địa được tiến hành vào đầu tháng 10 năm 2016. Sau điều

tra, các phiếu hỏi được làm sạch, mã hoá trước khi nhập vào máy tính. Khi hoàn
thành việc nhập phiếu, dữ liệu được làm sạch một lần nữa, sau đó tác giả sử dụng
chương trình SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu.
* Hạn chế của dữ liệu
Việc xác định cỡ mẫu và chọn mẫu được tiến hành bằng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện do luận án không có điều kiện để thu thập danh sách toàn bộ số
VTN đang sinh sống trên địa bàn quận Cầu Giấy. Vì vậy những phân tích tương
quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đã không thật đầy đủ, tối ưu.
4.4.3. Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu 40 người, bao gồm: VTN đang sinh sống tại cộng đồng, VTN
đang cải tạo tại cộng đồng, VTN tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ UNND phường,
Tổ trưởng tổ dân phố, cảnh sát khu vực, cán bộ các đoàn thể Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên; phụ huynh, thầy cô giáo tại quận Cầu Giấy. Mẫu phỏng vấn chọn mẫu
chủ đích. Phỏng vấn sâu được tiến hành vào tháng 12/2016 sau khi có kết quả khảo
sát bằng bảng hỏi.

9


Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu:
STT

Đối tượng

Số lượng

Cơ cấu mẫu

1


Vị thành niên đang sinh

10 05

- 05 học sinh đang học THPT
- 03 học sinh đang học THCS
- 02 người đã đi làm
05 vị thành niên vi phạm pháp luật

sống tại cộng đồng
2

Vị thành niên đang cải
tạo tại cộng đồng

3

Vị thành niên tái hòa

đang cải tạo tại cộng đồng
03 vị thành niên đã chấp hành xong

03

nhập cộng đồng
4

Gia đình có trẻ vị thành

án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

- 03 gia đình có con đã phạm tội
- 03 gia đình có con bị xử phạt
hành chính
- 04 giáo viên THPT

06

niên vi phạm pháp luật
5

Giáo viên

06

- 02 giáo viên THCS
6

Cán bộ

08

7

Chức sắc tôn giáo

02

- 01 Lãnh đạo UBND phường
- 01 Lãnh đạo công an phường
- 02 Cán bộ tổ dân phố

- 01 Cán bộ phụ trách đoàn
- 01 Cán bộ Hội phụ nữ
- 01 Cảnh sát khu vực
- 01 Cán bộ hội hưu trí
02: Trụ trì và sư chùa Thánh
Chúa

4.5. Địa bàn nghiên cứu
Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định 74-CP ngày 22 tháng 11 năm
1996 của Chính phủ, nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, giáp ranh với các quận Ba
Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, được chia làm
8 phường (Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa
Tân, Mai Dịch, Yên Hòa), diện tích tự nhiên là 1204,5 ha, dân số là 266,800 người,
mật độ dân số 21,656 người/km2 [144].

10


Cầu Giấy trước đây là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn
Tây, từ năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau giải phóng Thủ đô năm
1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội thay đổi địa giới hành chính, lập lại
quận Từ Liêm, quận VI (Cầu Giấy) được sáp nhập vào Từ Liêm. Ngày 22 tháng 11
năm 1996, quận Cầu Giấy thành lập theo Nghị định 74-CP của Chính Phủ, trên cơ
sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa
Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm.
Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Trước đây, dân
cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng
Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót - Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng
Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).
Quận Cầu Giấy có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Bắt đầu từ khoảng

năm 2005, chỉ trong khoảng hơn 10 năm, Cầu Giấy từ một khu vực ven đô, sản xuất
nông nghiệp là chính trở thành khu vực đô thị phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển hẳn
sang dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Năm 2015 tỷ trọng của dịch vụ và công
nghiệp, xây dựng của quận là 61,3% và 38,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm
2017 là 5,3 triệu đồng/người. Đáng chú ý, đến năm 2017 Cầu Giấy đã thực hiện thành
công xóa đói giảm nghèo, toàn quận không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.
Dân số có sự biến động lớn. Đặc trưng của dân số ở Cầu Giấy không những
tăng nhanh về số lượng mà thành phần dân cư phức tạp, số người trẻ, số người
ngoại tỉnh chiếm số lượng lớn. Đến hiện nay toàn bộ là dân số đô thị. Dân số quận
Cầu Giấy tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Năm 2000 dân số của toàn quận là
121,992 người đến 2017 đã tăng lên 266,800 người, mật độ dân số cũng tăng nhanh,
năm 2000 là 10,132 người/ km² đến năm 2017 đã tăng lên 21,656 người/ km² [151].
Tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn cộng với số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4
nhiều, lưu lượng người qua lại lớn và sự biến động lớn khó khăn cho công tác hoạch
định và quản lý xã hội.
Địa bàn tập trung một số lượng lớn học sinh, sinh viên. Trên địa bàn hiện có
có 50 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, có 12 trường THCS và

11


07 trường THPT. Như vậy Cầu Giấy là nơi tập trung đông nhất các trường đại học,
tập trung lượng lớn học sinh, sinh viên. Sinh viên, học sinh là nhóm tuổi nhạy cảm
với sáng tạo cái mới, dễ học hỏi, du nhập các văn hóa mới cả tích cực và tiêu cực,
về cái mà các nhà xã hội học gọi là “tiểu văn hóa thanh niên”, cổ xúy cho các trải
nghiệm mới, nhiều khi đi ngược lại với truyền thống, điều này ảnh hưởng đến lối
sống của VTN tại địa bàn. Mặt khác việc giàu lên nhanh chóng của các gia đình
cũng tạo nên tâm lý hưởng thụ trong giới trẻ.
Cấu trúc không gian cư trú có sự đan xen giữa các cộng đồng truyền thống
và các cộng đồng chức năng hiện đại. Hiện nay bên cạnh các khô đô thị mới được

xây dựng, tại quận Cầu Giấy vẫn tồn tại những khu tập thể cũ, những khu làng mới
được chuyển đổi thành đô thị, vẫn còn đan xen những phong tục, tập quán của làng
xã cũ như làng Vòng, làng Cót…
Vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Các điểm sinh hoạt công
cộng, khu vực vui chơi giải trí, thể thao lành mạnh cho trẻ em ngày càng thu hẹp trong
khi các điểm kinh doanh karaoke, nhà hàng, vũ trường, tiệm cầm đồ, đặc biệt các điểm
dịch vụ Internet game online với các trò chơi, phim ảnh... rất phổ biến đặt ra nhiều vấn
đề trong công tác quản lý đô thị nói chung và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
nói riêng.
Tóm lại Cầu Giấy là một địa bàn có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kinh tế
phát triển nhanh, cơ cấu dân số biến động lớn, tập trung đông đảo một lượng lớn thanh
thiếu niên sinh sống và học tập, là địa bàn tiêu biểu của những khu vực đang trong quá
trình đô thị hóa.

12


4.6. Khung phân tích luận án

Môi trường xã hội vĩ mô

Cộng đồng dân cư
Môi
trường

Phòng
ngừa

Nguy cơ
phạm tội

Phòng
ngừa,
ngăn
chặn
tội
phạm
vị
thành
niên

Họ hàng
Láng
giềng
Bạn bè
Tổ chức
cộng đồng

Ngăn
chặn

Tình huống
phạm tội

Hoạt
động
trong thời
gian rỗi

Giải
phòng

ngừa,
ngăn chặn
4.4. pháp
Phương
pháp
nghiên
cứu tội phạm vị thành niên dựa vào cộng đồng

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt tội phạm VTN đang là một vấn
đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu và cách
tiếp cận khác nhau trong việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đối với
loại tội phạm này. Các nghiên cứu trước đây thường không đánh giá cao vai trò
cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư đô thị trong phòng ngừa tội phạm nói
chung và tội phạm VTN nói riêng. Qua nghiên cứu luận án nhận thấy:

13


- Cộng đồng là xã hội thu nhỏ, là môi trường chủ yếu tác động đến quá trình
xã hội hóa của VTN. Cộng đồng có vai trò đặc thù, là một chỉnh thể gắn kết giữa
các bộ phận của cộng đồng tạo nên sức mạnh chung của cả cộng đồng và các bộ
phận cấu thành của nó nhằm cố kết, tăng cường mối liên kết giữa VTN và cộng
đồng. Mặt khác cộng đồng tăng cường sự kiểm soát tập thể với ưu điểm kiểm soát
thường xuyên, liên tục trên không gian rộng, nhằm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn
kịp thời hành vi sai phạm của VTN, từ đó ngăn ngừa VTN phạm tội. Trong giai
đoạn hiện nay khi hiệu quả kiểm soát chính thức ngày càng giảm sút thì kiểm soát
của cộng đồng cần phải được chú trọng và tăng cường. Đây có thể là một đóng góp
vào lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội
phạm VTN nói riêng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt khoa học:
- Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến
vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm VTN, góp phần làm rõ cơ sở lý
luận về vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội
phạm VTN ở Việt Nam hiện nay.
- Chỉ ra các đặc trưng của cộng đồng đô thị của Việt Nam và ảnh hưởng đối
với hành vi phạm tội của VTN. Nhận diện các yếu tố làm tăng khả năng tội phạm
của VTN và các yếu tố giảm thiểu khả năng phạm tội. Bên cạnh các đặc điểm chung
của cộng đồng đô thị như sự đa dạng và biến động của dân cư, sự giảm sút quan hệ
láng giềng thì cộng đồng đô thị Việt Nam vẫn duy trì các mối liên hệ gắn kết giữa
cá nhân và cộng đồng bởi các thiết chế quan hệ họ hàng, các tổ chức xã hội, tôn
giáo và các tổ chức tự quản của cộng đồng, đây là các lực lượng kiểm soát phi chính
thức giúp VTN không đi vào con đường phạm tội.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các kết luận đưa ra của luận án là rõ ràng, đồng
thời các biện pháp đưa ra là cụ thể mang tính thao tác cao, có thể tham khảo, áp
dụng ngay vào đấu tranh phòng chống tội phạm VTN trong thực tế địa bàn nghiên
cứu và các địa phương có môi trường kinh tế - xã hội tương tự. Mặt khác kết quả
nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy.

14


7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò phòng ngừa và ngăn chặn
tội phạm vị thành niên của cộng đồng dân cư.
Chương 3: Tình hình tội phạm vị thành niên và những nguy cơ phạm

tội của vị thành niên ở quận Cầu Giấy.
Chương 4: Thực trạng vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN
tại quận Cầu Giấy của cộng đồng dân cư.

15


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư
trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài
1.1.1. Cơ sở triết học về hành vi tội phạm
Mỗi cách giải thích về hành vi, cho dù đó là hành vi truyền thống hay lệch
chuẩn, đều dựa trên một số giả định ngầm về liên hệ giữa cá nhân và thế giới mà họ
hoạt động. Có nhiều tranh cãi về các nguyên nhân của tội phạm và làm thế nào để
đối phó với người phạm tội. Mỗi khoa học đều có trường phái tư tưởng của mình.
Trong xã hội học tội phạm có hai trường phái tư tưởng chủ yếu là Cổ Điển và Thực chứng.
Trường phái cổ điển (Classical School) có nguồn gốc từ quan điểm của các
học giả như Cesare Bonesana (1738 - 1794), Jeremy Bentham (1748 - 1832)…
Quan điểm trường phái cổ điển đặt niềm tin về con người và các chức năng của xã
hội trong việc đối phó với sự lệch lạc, cho rằng con người có được ý chí tự do, việc
lựa chọn hành động là kết quả của việc tính toán được mất của hành vi, cá nhân
thực hiện một quyết định có ý thức để thực hiện tội phạm dựa trên những mong đợi
của một kết quả lợi ích. Trường phái cổ điển tìm cách ngăn chặn và răn đe tội phạm
bởi sự trừng phạt người phạm tội vì hành vi phạm tội. Cá nhân nên tránh phạm tội
bằng cách biết nỗi đau, hậu quả của việc bị bắt và trừng phạt.
Trái ngược với trường phái cổ điển, trường phái thực chứng (Positivistic
School) cho rằng hành vi cá nhân được xác định bởi các yếu tố kiểm soát bên ngoài
cá nhân. Do đó, việc thay đổi hành vi cá nhân không thể chỉ thông qua việc nâng
cao mức độ trừng phạt, thay vào đó, việc thay đổi hành vi có thể được thực hiện

bằng cách xác định và loại bỏ các yếu tố bên ngoài đang gây ảnh hưởng đến những
hành động của cá nhân. Trường phái thực chứng từ thế kỷ 18 đã trở thành một trào
lưu tư tưởng chủ đạo, là cơ sở của phương pháp luận và những tiến bộ khoa học
trong tâm lý học và xã hội học.
Cả hai trường phái này đều ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tội phạm
hiện nay. Trong khi chế độ tư pháp VTN hiện nay chú trọng đến các nhân tố bên
ngoài gây ra tội phạm đồng thời tìm kiếm phương pháp để điều chỉnh các sai lệch

16


×