Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.34 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ THÙY DUNG

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG MÔN TOÁN Ở CÁC LỚP 4, 5

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ư

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ THÙY DUNG

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG MÔN TOÁN Ở CÁC LỚP 4, 5

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Demo Version - Select.Pdf SDK

Mã số: 8140101


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI ANH

Thừa Thiên Huế, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
Huế, tháng 11 năm 2018
Học viên thực hiện

Demo Version - Select.Pdf SDK
Võ Thị Thùy Dung


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn này một cách hoàn chỉnh,
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy giáo TS.
Nguyễn Hoài Anh, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài. Xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học
và khoa Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi khi tham gia học tập, nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
Trường Tiểu học Lê Lợi, Trường Tiểu học Thủy Biều, Trường Tiểu học
Phú Bình, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã không ngừng hỗ trợ và
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực

Demo
hiện luận
văn. Version - Select.Pdf SDK
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị, các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài của mình. Dù đã rất cố gắng, xong Luận văn cũng
không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý
của quý thầy, cô giáo và các bạn.
Huế, tháng 11 năm 2018
Học viên thực hiện

Võ Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ....................................................................................................... i
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lược sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3
2.1. Ở nước ngoài ...................................................................................... 3
2.2. Ở Việt Nam......................................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 9

4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10
7. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 10
8. Những đóng góp của luận văn ........................................................................ 10

Demo Version - Select.Pdf SDK
9. Cấu trúc ..........................................................................................................
11
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hoạt động trải nghiệm trong môn Toán ....................................................... 12
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 12
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm trong môn Toán .................... 15
1.1.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong môn Toán ........................ 16
1.1.4. Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
môn Toán ................................................................................................ 18
1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5 ................................................... 19
1.2.1. Đặc điểm về tri giác ...................................................................... 19
1.2.2. Đặc điểm về chú ý ......................................................................... 20
1.2.3. Đặc điểm về trí nhớ ....................................................................... 21
1.2.4. Đặc điểm về tư duy ....................................................................... 22
1.2.5. Khả năng tưởng tượng ................................................................... 23


1.3. Nội dung cơ bản của chương trình môn Toán lớp 4, 5.................................. 23
1.3.1. Quan điểm đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn Toán .......... 23
1.3.2. Mục tiêu của chương trình môn Toán lớp 4, 5 ................................ 25
1.3.3. Cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5 ........................ 26
1.3.4. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5 ......... 31

1.3.5. Các nội dung trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5......................... 32
1.4. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán
lớp 4, 5 .............................................................................................................. 34
1.4.1. Vài nét về địa điểm khảo sát........................................................... 34
1.4.2. Kết quả khảo sát ............................................................................. 37
1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................... 42
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 42
Chương 2:

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TRONG MÔN TOÁN Ở CÁC LỚP 4, 5
2.1. Định hướng xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm trong môn Toán ở các

Demo Version - Select.Pdf SDK

lớp 4, 5 ............................................................................................................... 43
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình và nội dung hoạt động trải
nghiệm trong môn Toán ở các lớp 4, 5 ...................................................... 43
2.1.2. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh các lớp 4, 5. 43
2.1.3. Đảm bảo học sinh được trải nghiệm trong các tình huống thực tiễn và
tích hợp nội môn, liên môn......................................................................... 44
2.1.4. Đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh....................... 44
2.1.5. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ......................................... 45
2.2. Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm trong môn Toán ở các lớp 4, 5 ... 45
2.2.1. Quy trình xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm ......................... 45
2.2.2. Đề xuất nội dung hoạt động trải nghiệm trong môn Toán ở các
lớp 4, 5 ...................................................................................................... 47
2.2.3. Xác định thời lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong năm học ... 61



2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán ở các lớp 4, 5..................... 62
2.3.1. Nguyên tắc tổ chức .......................................................................... 62
2.3.2. Quy trình tổ chức.............................................................................. 64
2.3.3. Ví dụ minh họa ................................................................................. 67
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 72
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 73
3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ............................................................ 73
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................ 74
3.4. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 74
3.5. Kế hoạch dạy học các tiết thực nghiệm ....................................................... 75
3.6. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 82
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 90
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 95
PHỤ LỤC.......................................................................................................... P1

Demo Version - Select.Pdf SDK


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Nội dung

Từ, cụm từ viết tắt

1


Dạy học

DH

2

Dự thảo Chương trình

DTCT

3

Giáo dục

GD

4

Giáo viên

GV

5

Hoạt động



6


Hoạt động giáo dục

HĐGD

7

Hoạt động trải nghiệm

HĐTN

8

Học sinh

HS

9

Kiến thức

KT

10

Kĩ năng

KN

11


Năng lực

NL

12

Nội dung

ND

Phẩm chất

PC

13

Demo Version - Select.Pdf SDK
Phương pháp

PP

15

Thực tiễn

TT

16


Ví dụ

VD

14


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cấu trúc ND chương trình môn Toán lớp 4, 5 ...................................... 26
Bảng 1.2. Các ND trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5 ...................................... 32
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát GV về vai trò của các HĐTN ................................... 38
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát GV về ý thức tổ chức HĐTN .................................... 39
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát GV về mức độ sử dụng các hình thức HĐTN ............ 39
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát GV việc được đào tạo, bồi dưỡng về HĐTN ............. 40
Bảng 2.1. VD về các ND HĐTN môn Toán lớp 4, 5 trong năm học ..................... 62
Bảng 3.1. Sĩ số HS tham gia thực nghiệm ............................................................ 73
Bảng 3.2. Các HĐ DH chủ yếu để thực hành trải nghiệm “Góc sân mơ ước” ...... 75
Bảng 3.3. Bảng thống kê các món ăn yêu thích nhất của tổ ................................. 78
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng HĐTN trong môn Toán lớp 4, 5 ......................... 46
Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức HĐTN môn Toán lớp 4, 5 ...................................... 65

Demo Version
Select.Pdf
SDKẢNH
DANH- MỤC
CÁC HÌNH
Hình 1.1. Trường Tiểu học Thủy Biều - TP Huế ................................................. 35
Hình 1.2. Trường Tiểu học Lê Lợi - TP Huế ....................................................... 35
Hình 1.3. Trường Tiểu học Phú Bình - TP Huế ................................................... 36

Hình 1.4. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - TP Huế ........................................ 36
Hình 2.1. Mô hình sân cầu lông ........................................................................... 49
Hình 2.2. Hình ảnh sân cầu lông Trường Tiểu học Phú Bình ............................... 49
Hình 2.3. Hình ảnh HS tham gia HĐ “Ngân hàng mi-ni” ..................................... 50
Hình 2.4. Giao diện trò chơi “Mua sắm thông minh” ........................................... 54
Hình 2.5. Hình ảnh HS tham gia HĐ “Diễn đàn toán học” ................................... 56
Hình 2.6. Hình ảnh HS tham gia Hội thi “Rung chuông vàng” ............................ 58
Hình 2.7. Mối quan hệ giữa hình hình học với các vấn đề trong TT ..................... 61
Hình 2.8. Mô hình sân cầu lông, tỉ lệ 1: 100 ........................................................ 67
Hình 2.9. HS thực hành đo, vẽ sân cầu lông......................................................... 68


Hình 2.10. HS tham gia HĐ bán hàng gây quỹ “Quà tặng bạn” ........................... 69
Hình 3.1. Hình ảnh HS tham quan bếp ăn bán trú ............................................... 77
Hình 3.2. Một thực đơn trong tuần của Trường Tiểu học Lê Lợi ......................... 78
Hình 3.3. Một số cách biểu diễn số liệu .............................................................. 79
Hình 3.4. Một số hình ảnh HS tích cực tham gia HĐ trong các tiết thực
nghiệm ............................................................................................................... 84
Hình 3.5. Một vài hình ảnh tham gia HĐTN của HS Trường Tiểu học Thủy
Biều .................................................................................................................... 85
Hình 3.6. Một số các khoảng sân được đánh dấu để thực hiện HĐTN của HS
Trường Tiểu học Phú Bình ................................................................................. 85
Hình 3.7. Hình ảnh tham gia thực hành của HS Trường Tiểu học Phú Bình ........ 86
Hình 3.8. Hình ảnh HS tham gia HĐTN tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản ... 86
Hình 3.9. HS tham quan bếp ăn bán trú Trường Tiểu học Lê Lợi ........................ 87
Hình 3.10. Một số sản phẩm và hình ảnh HĐ của HS Trường Tiểu học Lê Lợi ... 87
Hình 3.11. Hình ảnh về sự yêu thích của HS sau thực nghiệm ............................ 89

Demo Version - Select.Pdf SDK



A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện tinh thần “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Nghị quyết 29 - Hội nghị Trung
ương 8 Khóa XI, những năm gần đây, ngành GD đã thực sự “chuyển mình” với rất
nhiều đổi mới. Từ đổi mới PP, hình thức DH đến đổi mới công tác kiểm tra, cách
đánh giá, nhận xét HS hay đổi mới công tác quản lý,... Và trên hết, chúng ta đã và
đang thực hiện đổi mới ND chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Đây là một
nhu cầu và cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với GD hiện đại nhằm “chuyển mạnh
quá trình GD từ chủ yếu trang bị KT sang phát triển toàn diện NL và PC người
học; học đi đôi với hành; lí luận gắn với TT; GD nhà trường kết hợp với GD gia
đình và GD xã hội” [1].
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được thông qua có nhiều điểm
mới. Chương trình chỉ rõ một trong các quan điểm xây dựng là: “bảo đảm phát triển
PC và NL người học” đồng thời “chú trọng thực hành, vận dụng KT để giải quyết

- Select.Pdf
vấn đề trongDemo
học tậpVersion
và đời sống;
tích hợp caoSDK
ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở
các lớp học trên; thông qua các PP, hình thức tổ chức GD phát huy tính chủ động
và tiềm năng của mỗi HS,…” [2]. Bên cạnh mục tiêu hình thành, phát triển các PC
chung (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), các NL chung (tự
chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính
toán, tìm hiểu tự nhiên - xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất), chương
trình còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng NL đặc biệt (năng khiếu) của HS.

Nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau 2018 nói chung và
DTCT môn Toán ở tiểu học nói riêng ta thấy rõ định hướng tiếp cận phát triển NL
người học. Cách tiếp cận này tập trung sự chú ý vào kết quả đầu ra mong đợi của GD.
Chương trình không chỉ nhìn nhận kết quả của quá trình DH bằng tổng lượng thông
tin, KT HS lĩnh hội được mà đặc biệt chú ý đến khả năng hành động, vận dụng tổng
hợp các KT, KN, thái độ, tình cảm, động cơ, ý chí,… của các em vào giải quyết các
tình huống có vấn đề khác nhau trong TT hay trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện

1


điều đó, một trong những điểm mới nổi trội nhất được đề cập trong DTCT môn Toán
là các HĐTN.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy HĐTN có nhiều vai trò nổi bật như: giúp khả
năng tổ chức, huy động và vận dụng KT của HS tốt hơn; các em có thể tự đánh giá
bản thân, đánh giá bạn trong quá trình học tập; HS được hình thành NL, khả năng tự
tin khi đối phó với các thách thức, xử lý các tình huống mới. Đối với ND học tập, các
em huy động được nhiều KT của môn học vào bối cảnh, tình huống trải nghiệm,…
Đồng thời, phát huy được khả năng hành động, phong cách học tập cá nhân, sự thích
ứng với TT cuộc sống, phát huy KN, giá trị của bản thân. HĐTN trong DH Toán giúp
gắn những ND KT với các tình huống TT cần giải quyết.
Đặc biệt, với đặc điểm tâm lí lứa tuổi đặc trưng của mình, HS lớp 4, 5 có tư
duy và nhận thức khá phát triển, các em luôn thích thú, hứng khởi với các HĐ tích
cực, điều này rất thuận lợi để tiến hành HĐTN trong DH. Bằng HĐ và thông qua
HĐ, các em được lĩnh hội KT, rèn luyện KN và bồi dưỡng hành vi, cảm xúc của
mình. Hơn lúc nào hết, việc tham gia HĐ, tiến hành trải nghiệm, thể hiện NL của
bản thân là con đường tự nhiên nhất, nhẹ nhàng nhất mà hiệu quả nhất đưa các em

Version
Select.Pdf

đến với yêu Demo
cầu hoàn
thành tốt- mục
tiêu DH SDK
toán và bồi dưỡng NL, PC cần thiết,
đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở trường tiểu học.
Quan sát TT DH ở trường tiểu học hiện nay, GV đang chủ yếu thực hiện các
tiết học trên lớp với các phần hình thành KT và thực hành luyện tập theo các ND
được gợi ý từ sách giáo khoa. Một số ít dừng lại ở việc hướng dẫn HS giải quyết bài
tập, thao tác trên đồ dùng học tập sẵn có hay thỉnh thoảng tổ chức ngoại khóa, thi đua.
GV chưa có kế hoạch xây dựng và tổ chức các HĐTN trong môn Toán để giúp các
em gắn những ND KT cần đạt với các HĐ trong TT, từ đó phát triển NL bản thân.
DTCT môn Toán nêu rõ: “Đối với HĐTN trong môn Toán, nhà trường quyết
định lựa chọn những ND, hình thức HĐ trong chương trình phù hợp với điều kiện
cụ thể nhằm làm tăng sự phong phú cho ND HĐ, đồng thời phát triển khả năng vận
dụng KT toán học vào TT cho HS” [3]. DTCT môn Toán lớp 4, 5 với những ND
KT cơ bản nhưng phong phú và gắn kết với nhiều tình huống TT, các HĐTN cũng
đa dạng hơn. Các HĐ thực hành, trải nghiệm sẽ như là nhịp cầu, là con đường gắn

2


lý thuyết với TT, kết nối Toán học với cuộc sống, tạo nên sự thống nhất giữa nhận
thức với hành động, giúp HS biến KT Toán học tiếp thu được thành thái độ, hành vi
và thói quen ứng xử với tình huống TT một cách tích cực, lành mạnh. Từ đó góp
phần vào quá trình phát triển NL, PC chung, đặc thù cho HS.
Để có cách tiếp cận với Chương trình mới và thực hiện ND này hiệu quả hơn,
chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn
Toán ở các lớp 4, 5”.
2. Lược sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Ở nước ngoài
Tư tưởng học tập qua HĐ, GD trải nghiệm đã được đề cập đến ngay từ thời cổ
đại. Nguồn gốc đầu tiên cho tư tưởng này có thể được xuất phát bằng khẳng định
của Khổng Tử (551 – 479 TCN) từ hơn 2000 năm trước: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ
quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu” hay quan điểm
của nhà triết học Hy Lạp, Sokrates (470 – 399 TCN): “Người ta phải học bằng cách
làm một việc gì đó. Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc
chắn cho đến khi làm nó” [dẫn theo 13].

Demo
Version
Select.Pdf
SDK“GD trải nghiệm” được thực sự
Nhìn lại
lịch sử,
ở nhiều -nước
trên thế giới,
đưa vào GD hiện đại từ những năm đầu của thế kỷ XX. Năm 1977, với sự thành lập
của “Hiệp hội GD trải nghiệm”, GD trải nghiệm đã chính thức được thừa nhận bằng
văn bản và được tuyên bố rộng rãi. Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về
Phát triển bền vững năm 2002, chương trình “DH vì một tương lai bền vững” đã
được UNESCO thông qua, trong đó có phần học quan trọng về “GD trải nghiệm”
như là một tương lai tươi sáng trong các thập kỉ tới. Quan điểm DH trải nghiệm đã
trở thành tư tưởng GD chính thống khi gắn liền với các nhà tâm lí học, GD học
như John Dewey, Kurl Lewin, Jean Piaget, Lev Vygotsky, David Kolb, William
James, Carl Jung, Paulo Freire, Carl Rogers… và hiện nay, tư tưởng “học thông
qua làm, học qua trải nghiệm” vẫn là một trong những triết lí GD điển hình của
một số nước (dẫn theo [15]).
Trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, phương thức tồn tại của mỗi con người
nói riêng và xã hội loài người nói chung chính là HĐ. Lý thuyết HĐ đã chỉ rõ yếu tố


3


quyết định nhất trong việc hình thành và phát triển tâm lý, bản chất, nhân cách của
con người chính là quá trình HĐ của bản thân. Luận điểm này giữ vai trò quan trọng
trong việc chỉ đạo, tổ chức các HĐ DH, GD, rèn luyện HS trong và ngoài nhà
trường dưới nhiều hình thức đa dạng và linh hoạt phù hợp với sự phát triển thể chất
và tâm lý từng giai đoạn lứa tuổi.
Cùng với đó, Lý thuyết văn hóa – lịch sử cũng chỉ ra rằng môi trường xã hội –
lịch sử không chỉ là đối tượng, điều kiện, phương tiện mà còn là môi trường hình
thành tâm lý cá nhân. Vận dụng nguyên lý “Tâm lý người trong sự phát triển của nó
chẳng qua là hiện tượng xã hội được chuyển vào trong, nội tâm hóa, thành của riêng
của nhân cách” trong GD, Lev Vygotsky đã chỉ ra rằng: “trong GD, trong một lớp
học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá”. Ông cho rằng
“sự khuyến khích bằng ngôn ngữ của GV và sự cộng tác của các bạn cùng tuổi
trong học tập là rất quan trọng” [18].
Lý giải về sự giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển nhận thức, nhà
tâm lí học nhận thức Jean Piaget đã cho rằng: “Các cá nhân, trong trường hợp tương
tác cùng nhau, khi những mâu thuẫn nhận thức xuất hiện, tạo ra sự mất cân bằng về

Demo
Select.Pdf
SDK
nhận thức, do
đó đãVersion
thúc đẩy -khả
năng và HĐ
nhận thức, thúc đẩy sự phát triển
nhận thức của mỗi người” [13].

Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX, các tác giả nghiên cứu về Lý thuyết
kiến tạo quan niệm: HĐ học là quá trình người học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức
cho chính mình. “Người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng về ND học,
lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tin trên cơ sở vốn kinh nghiệm
(tri thức đã có) và nhu cầu hiện tại, bổ sung những thông tin mới để tìm ra ý nghĩa
của tài liệu mới” [4]. Ngoài ra, HĐ học cũng được hiểu không phải là HĐ nhận thức
cá nhân thuần túy mà là HĐ cá nhân trong sự tương tác, giao lưu với các cá thể
khác, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh cụ thể.
Giữa thế kỉ XX, nhà khoa học GD nổi tiếng người Mĩ, John Deway, với tác
phẩm “Kinh nghiệm và GD” đã chỉ ra những mặt còn hạn chế của GD truyền thống
làm người học trở nên bị động, cứng nhắc, thiếu sáng tạo; từ đó ông đưa ra các lý
thuyết và nguyên tắc GD theo quan điểm đề cao vai trò của trải nghiệm. Với quan

4


điểm “học qua làm, học bắt đầu từ làm”, Deway nhận định: “GD tốt nhất phải là sự
học tập trong cuộc sống” cho nên “nhà trường phải là một dạng cuộc sống xã hội,
trở thành một xã hội thu nhỏ, phải đem những thứ thiết yếu của xã hội vào quá trình
GD”. Đồng thời “những tri thức đạt được thông qua quá trình làm việc mới chính là
tri thức thật” kết nối người học với TT (dẫn theo [15]).
Nói về trải nghiệm – “ngọn nguồn của học tập và phát triển”, David A. Kolb
(1984) nêu ra quan điểm: “Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó KT, NL được
tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với
học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá
nhân”. Ông cũng đưa ra mô hình học tập trải nghiệm 4 bước với sự xoay vòng của
những kinh nghiệm rời rạc đến sự quan sát có ý tưởng rồi khái niệm hóa và thử
nghiệm tích cực. Theo ông, trình tự của việc học như mô hình học tập trải nghiệm
cần được tuân thủ, nhưng không nhất thiết phải khởi đầu từ bước nào trong Chu
trình. Nhờ đó, cả người học lẫn người dạy đều có thể cải tiến liên tục chất lượng lẫn

trình độ của việc học. Hơn thế nữa, sự tham gia của người học sẽ tạo điều kiện cho sự
phát triển KN của cá nhân, mang lại cho người học thước đo của sự chủ động [21].

Demo
Version
- Select.Pdf
Năm 1983,
Howard
Gardner
đã công bố SDK
các nghiên cứu và lý thuyết của mình
về sự đa dạng của trí thông minh. Ông cho rằng, mỗi người trong chúng ta đều tồn
tại một vài kiểu thông minh như: ngôn ngữ, lôgic toán học, âm nhạc, không gian,
vận động cơ thể, thiên nhiên,… Sẽ có những loại trí thông minh khác nhau “trội”
hơn ở mỗi cá nhân khác nhau và mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào
đó ở từng “phạm trù thông minh” khác nhau. Và mức độ này có thể sẽ thay đổi
(tăng hay giảm) tùy vào sự trau dồi của mỗi cá nhân. Điều này cho thấy mỗi GV
phải coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở trẻ, phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng,
tạo điều kiện học tập cho các em. Việc áp dụng linh hoạt, tổng hợp các PP, kỹ thuật
DH tích cực sẽ tạo ra môi trường học tập đa trí tuệ rất hiệu quả. Nghĩa là phải xây
dựng và tổ chức được các HĐ học hứng thú và hiệu quả [23].
Một số quan niệm khác của các học giả quốc tế cho rằng: GD trải nghiệm coi
trọng và khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu tượng với các HĐGD cụ
thể để tối ưu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995); học từ trải nghiệm phải gắn kinh

5


nghiệm của người học với HĐ phản ánh và phân tích (Chapman, McPhee and
Proudman, 1995); chỉ có kinh nghiệm thì chưa đủ để được gọi là trải nghiệm; chính

quá trình phản ánh đã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm GD (Joplin,
1995)… Ngoài ra, quan điểm học tập qua HĐTN còn gắn liền với rất nhiều tên tuổi
của các nhà tâm lý học, GD học nổi tiếng khác qua từng thời kì, giai đoạn như: Kurt
Lewin, William James, Cart Jung, Paulo Freire, Carl Rogers, Bourassa, Serre, Ross,
Glassman, Chickering, Willingham, Conrad, Hedin, Druism, Owens, Bisson,
Luckner, Finger, Coleman… Hầu hết các học thuyết được đưa ra đều khẳng định
vai trò, tầm quan trọng của HĐ, tương tác và kinh nghiệm đối với sự hình thành
nhân cách con người. NL chỉ hình thành khi chủ thể được HĐ, được trải nghiệm.
Nhìn chung, những quan điểm lý thuyết trên được thế giới rất coi trọng, đề cao
trong quá trình xây dựng HĐTN. Vận dụng quan điểm học tập trải nghiệm, rất
nhiều các quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Australia,
Anh…) đã đưa HĐTN vào chương trình GD từ rất sớm và đạt được hiệu quả cao.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề này từ lâu cũng đã được đề cập đến, tuy nhiên chưa thật

Demo
sự nổi trội, chưa
trởVersion
thành kim- Select.Pdf
chỉ nam phổ SDK
biến cho nền GD hiện đại ngày nay.
Đặc biệt, lượng tài liệu nghiên cứu, tác phẩm, luận văn, luận án trình bày cụ thể, chi
tiết về việc tổ chức các HĐTN trong DH môn Toán cho HS lớp 4, 5 ở trường tiểu
học chưa nhiều. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, thu thập tư liệu, chúng tôi đã
tham khảo, tiếp cận thông qua các loại tài liệu lý luận đề cập đến những vấn đề
chung của HĐTN như sau:
Căn cứ vào Nguyên lý GD ở Việt Nam “HĐGD phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền
với TT, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội” (Luật GD, điều 3,
2010). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

Giáo dục và đào tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức HĐTN cho HS như là một PPDH
tích cực trong quá trình DH.
Trong một số công trình nghiên cứu về lý luận DH cũng đề cập đến vấn đề tổ
chức HĐTN. Người tiên phong nghiên cứu phát triển ứng dụng Lý thuyết HĐ đưa

6


vào nhà trường là Phạm Minh Hạc. Ông nhấn mạnh: “Nhà trường hiện đại ngày nay
là nhà trường HĐ, dùng PP HĐ… HĐ không chỉ rèn luyện trí thông minh bằng
HĐ, mà còn thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao” [16].
“PP GD bằng HĐ là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên
trong…” và “HĐ cùng nhau, HĐ hợp tác giữa thầy và trò, HĐ hợp tác giữa trò và
trò có một tác dụng lớn” [17].
Trong kỉ yếu Hội thảo quốc gia về GD toán học phổng thông (2011), bàn về
HĐ của HS trong DH toán, tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng, “một con đường, nếu
không muốn nói là duy nhất, là tạo cơ hội và tổ chức cho HS học tập trong HĐ và
bằng HĐ tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo. Điều đó cần được trở thành định
hướng cho việc đổi mới Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay mà ta có thể gọi tắt
là định hướng HĐ.” Có thể thấy, các NL toán học sẽ được hình thành và phát triển
tốt hơn trong HĐ học tập của HS. ND này cần được tìm hiểu và đề xuất để vận
dụng trong DH môn Toán ở lớp 4, 5 [5].
ND trải nghiệm cũng được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Bài trao đổi
về trải nghiệm - HĐ quan trọng trong Chương trình GD phổ thông mới của Đinh

Demo
Version
- Select.Pdf
Thị Kim Thoa
đề xuất

định nghĩa:
“HĐTN là SDK
HĐGD, trong đó, dưới sự hướng dẫn
của nhà GD, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các HĐ khác nhau của
đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của HĐ, qua đó
phát triển NL TT, PC nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.”
Theo tác giả, “làm, thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả,
gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm,
học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và
kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó
trải nghiệm có ý nghĩa GD cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành.” Tác
giả quan niệm: “học từ trải nghiệm (hay HĐTN) gần giống với học thông qua làm,
qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua
trải nghiệm giúp người học không những có được NL thực hiện mà còn có những
trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý

7


đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải
nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” [24].
Trong tài liệu tập huấn của bộ Giáo dục và đào tạo năm 2015, “KN xây dựng
và tổ chức các HĐ trải nghiệm trong trường trung học”, đã tập hợp khá đầy đủ và
hệ thống những nghiên cứu của các nhà GD đầu ngành về HĐTN. Tài liệu đề cập
những vấn đề chung của HĐTN như khái niệm, đặc điểm; xác định mục tiêu, yêu
cầu, xây dựng ND và cách thức tổ chức HĐTN trong trường phổ thông; đánh giá
HĐTN với PP và công cụ cụ thể.
Đặc biệt, với tài liệu “Tổ chức HĐTN trong nhà trường phổ thông”do Nguyễn
Thị Liên làm chủ biên, đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cốt lõi, chủ
đạo của việc tổ chức HĐTN trong nhà trường ở các khía cạnh: cơ sở khoa học của

tổ chức HĐTN; ND, hình thức, PP tổ chức và định hướng đánh giá HĐTN; những
yêu cầu chung về thiết kế và gợi ý thiết kế HĐTN… Đây được xem là cuốn sách có
giá trị trong quá trình nghiên cứu tổ chức HĐTN trong nhà trường phổ thông.
Bài viết Hình thức tổ chức các HĐTN trong nhà trường phổ thông của Bùi
Ngọc Diệp - Viện Khoa học GD Việt Nam nêu quan niệm về HĐTN trong nhà

DemovàVersion
Select.Pdf
SDK
trường phổ thông
các hình -thức
tổ chức cụ
thể. Với quan niệm HĐTN là các
HĐGD TT được tiến hành song song với HĐ DH trong nhà trường phổ thông [8].
Tác giả Ngô Thị Thu Dung lại nêu ra 8 bước thiết kế và triển khai HĐTN cụ
thể là: Xác định nhu cầu; đặt tên cho HĐ; xác định mục tiêu; ND và PP, phương
tiện, hình thức của HĐ; lập kế hoạch; thiết kế chi tiết HĐ; kiểm tra, điều chỉnh và
hoàn thiện chương trình HĐ.
Nguyễn Hữu Tuyến với bài viết “DH môn Toán thông qua HĐTN nhằm hình
thành và phát triển NL toán học cho HS Trung học cơ sở” đã chia sẻ quan điểm về
NL toán học, cấu trúc của NL toán học cũng như việc học tập trải nghiệm và DH
trải nghiệm. Đặc biệt, tác giả nêu quan niệm về HĐTN trong DH toán ở trung học
cơ sở cũng như hiệu quả của nó [8].
Nhóm tác giả do Tưởng Duy Hải chủ biên với tài liệu “Tổ chức HĐTN trong
DH Toán trung học cơ sở” cũng nêu bật một số vấn đề chung về HĐTN trong các
môn học và hướng dẫn thực hiện một vài chủ đề trong môn Toán [20].

8



Những quan điểm trên đã cho thấy vai trò quan trọng của HĐTN trong tổ chức
DH và GD. Các tác giả tập trung đề cập nhiều đến việc trải nghiệm ngoài giờ lên lớp,
giúp HS khắc sâu, tích hợp nhiều ND, phát triển NL chung cho HS. Một số tác giả đã
tìm hiểu, nêu ý kiến về HĐTN trong môn Toán ở trung học cơ sở.
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu trên thế giới và
trong nước, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đều đã đề cập đến vai trò, vị
trí quan trọng của HĐTN trong DH nhằm phát triển NL và PC cho HS. Các tư liệu
gần như triển khai theo hướng làm rõ cơ sở khái niệm, ND, hình thức tổ chức,…
của HĐTN. Tuy nhiên, chưa có tài liệu, công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề
cập cụ thể đến việc tổ chức các HĐTN trong môn Toán ở trường tiểu học theo đúng
đặc trưng riêng của môn học này. Đây chính là vấn đề đang đặt ra trong GD tiểu
học hiện nay. Việc xây dựng và tổ chức HĐTN trong DH các môn học nói chung,
DH môn Toán ở tiểu học nói riêng, cụ thể là ở lớp 4, 5 đã thực sự lan tỏa và dần đi
vào thực tế. Quá trình thực hiện cần có nghiên cứu, tìm hiểu một cách cụ thể, sâu
sắc nhằm kích thích, phát triển NL, tư duy của HS, đáp ứng mục tiêu DH trong nhà
trường theo yêu cầu của đổi mới.

- Select.Pdf SDK
3. Mục đíchDemo
nghiên Version
cứu
Trên cơ sở phân tích ND DTCT môn Toán ở các lớp 4, 5, đề tài đề xuất các
HĐTN cụ thể và xây dựng kế hoạch, quy trình tổ chức các HĐ đó nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học, góp phần phát
triển NL và PC cho HS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành những mục đích nêu trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể như sau:
- Xây dựng một số vấn đề lý luận về HĐTN trong môn Toán.
- Tìm hiểu ND DTCT môn Toán lớp 4, 5 nói chung, ND các HĐTN nói riêng.

- Tìm hiểu về thực trạng ứng dụng các HĐTN hiện nay cũng như thực trạng dạy
và học môn Toán lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học.
- Đề xuất quy trình xây dựng và tổ chức một số HĐTN trong môn Toán lớp 4,
5 nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

9


- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức
HĐTN trong DH môn Toán lớp 4, 5.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ND và phương án thực hiện HĐTN trong
môn Toán ở các lớp 4, 5.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: quá trình DH môn Toán ở các lớp 4, 5 trên
địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các PP nghiên cứu như:
- PP nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan để làm
sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài: tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Nhà
nước về công tác GD; các tài liệu liên quan đến HĐTN; tài liệu về DTCT môn Toán
lớp 4, 5;...
- PP xử lý số liệu thống kê: sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết

Version
- Select.Pdf
quả điều tra Demo
và kết quả
thực nghiệm
sư phạm. SDK
- PP điều tra, khảo sát: Thiết kế các phiếu điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn

về thực trạng tổ chức HĐTN trong DH môn Toán lớp 4, 5.
- PP quan sát: dự giờ, thăm lớp để tìm hiểu thêm về thực trạng tổ chức HĐTN
và thu thập thông tin cho các phương án thực nghiệm sư phạm.
- PP thực nghiệm sư phạm: kiểm nghiệm tính khả thi của các phương án được
đề xuất.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu có những đầu tư xây dựng ND và tổ chức HĐTN trong môn Toán ở các
lớp 4, 5 một cách khoa học, hợp lí thì sẽ giúp HS tăng cường hứng thú tham gia HĐ
tìm hiểu, khám phá, chinh phục KT toán; phát triển các NL toán học cho HS, góp
phần nâng cao chất lượng DH môn Toán ở tiểu học; đáp ứng yêu cầu đổi mới ND
chương trình, sách giáo khoa sau năm 2018.

10


8. Những đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Đề tài làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến HĐTN
trong môn Toán nói chung và ở các lớp 4, 5 nói riêng. Đồng thời xây dựng những
ND cụ thể để triển khai các HĐTN trong môn Toán ở các lớp 4, 5.
- Về mặt TT: Đề tài sẽ xây dựng và tổ chức một số HĐTN trong môn Toán ở các
lớp 4, 5 nhằm tạo điều kiện cho HS vận dụng những KT toán vào TT đáp ứng yêu cầu
đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học.
9. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chính của Luận văn được cấu
trúc thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các
lớp 4, 5
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.


Demo Version - Select.Pdf SDK

11



×