Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

123doc quy trinh ky thuat san xuat thuoc la dieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.36 KB, 20 trang )

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC LÁ ĐIẾU
Mục lục
Sơ đồ dây chuyền công nghệ................................................................................................................................................2
1.

Nguyên liệu...................................................................................................................................................................3

2.

Phối chế.......................................................................................................................................................................11

3.

Hấp chân không...........................................................................................................................................................13

4.

Phối trộn trên băng tải, cắt ngọn, cởi bó.....................................................................................................................15

5.

Làm ẩm lá kiểu gió nóng............................................................................................................................................15

6.

Tách cuộng..................................................................................................................................................................16

7.

Sản xuất sợi cuộng......................................................................................................................................................17
7.1



Làm ẩm cuộng.....................................................................................................................................................17

7.2

Thùng chứa cuộng...............................................................................................................................................17

7.3

Hấp ép cuộng.......................................................................................................................................................17

7.4

Máy thái cuộng....................................................................................................................................................18

7.5

Máy trương nở sợi cuộng....................................................................................................................................18

7.6

Máy sấy cuộng....................................................................................................................................................19

7.7

Phân li sợi cuộng.................................................................................................................................................19

7.8

Thùng trữ sợi cuộng............................................................................................................................................19


8.

Sản xuất sợi lá.............................................................................................................................................................19
8.1

Gia liệu................................................................................................................................................................19

8.2

Thùng trữ và ủ mãnh lá.......................................................................................................................................20

8.3

Thái lá..................................................................................................................................................................20

8.4

Sấy sợi lá.............................................................................................................................................................21

8.5

Phối trộn sợi cuộng với sợi lá.............................................................................................................................21

8.6

Phun hương.........................................................................................................................................................21

8.7


Trữ sợi thành phẩm.............................................................................................................................................21

9.

Cuốn điếu....................................................................................................................................................................22

10.

Đóng bao, đóng phong cây.....................................................................................................................................22

11.

Đóng thùng..............................................................................................................................................................22

12.

Bảo quản kho thành phẩm......................................................................................................................................23

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 1


Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Nguyên liệu

Phối chế

Hấp chân không


Tách cuộngg

Làm ẩm gió nóng

Cuộng lá

Mảnh lá

Lá đã cắt ngọn

Cắt ngọn, cởi bó

Ngọn lá
Làm ẩm ngọn lá
Gia liệu

Làm ẩm cuộng

Ủ cuộng

Thái cuộng

Hấp, ép cuộng

Ủ lá
Thái lá

Trương nở sợi cuộngg


Sấy sợi cuộng

Thùng trữ sợi cuộng

Phân ly sợi cuộng

Sấy sợi lá

Cuốn điếu

Trữ sợi

Phối trộn sợi lá
và sợi cuộngg

Phun hương

Ghép đầu lọc
Đóng bao
Đóng phong cây

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Đóng thùng

Page 2

Thành phẩm



1. Nguyên liệu
Nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất thuốc lá điếu được cung ứng qua địa chỉ: Công
ty thuốc lá Bắc hay Công ty thuốc lá Nam hoặc Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá. Nguyên liệu thu mua
về nhà máy sản xuất dưới dạng: Nguyên liệu ngoại nhập có chất lượng tốt (của Mỹ, Zimbabue…);
Nguyên liệu thuốc lá trong nước đã được sấy sơ chế, tiến hành xử lý và chế tạo tiếp theo. Chúng
được tập trung về kho nguyên liệu và tùy tình hình mà được bảo quản phân loại, lên men tự nhiên.
Phương thức vận chuyển nguyên liệu về nhà máy bằng ô – tô.
Yêu cầu nguyên liệu khi đưa về nhà máy phải được kiểm tra về chất lượng (vùng, cấp, chủng
loại, vị bộ, độ ẩm, độ tổn thương cơ học, tỉ lệ tạp chất…); kiểm tra về trọng lượng kiện thuốc. Tùy
theo từng vùng thuốc, cấp thuốc, độ ẩm mà sắp xếp, bảo quản trong kho cho phù hợp. Cần tuân thủ
những yêu cầu của kho nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho sản xuất và thành
phẩm sau này.
Vùng trồng nguyên liệu: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Gia Lai, KomTum, Tây
Ninh, Đồng Nai…
Sự phân bố của nguyên liệu thuốc lá vàng Virginia được trồng chủ yếu ở Miền Bắc và được sử
dụng với lượng lớn. Còn thuốc lá Nâu được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam và sử dụng lượng ít
hơn.
Đặc điểm của nguyên liệu thuốc lá cho sản xuất: thuốc lá vàng Virginia có mùi thơm đặc trưng,
vị nhạt. Ngược lại thuốc lá nâu có vị đậm, nặng nhưng hương thơm kém hơn so với thuốc lá vàng.
Cho nên trong sản xuất tỉ lệ giữa hai loại lá này tùy thuộc nhu cầu từng mác thuốc mà có thực đơn
khác nhau
Nguyên liệu ngoại nhập dưới dạng sợi thành phẩm có thể gia công chế biến (nếu cần) tăng
hương vị cho thuốc, hoặc có thể đem đi cuốn điếu luôn. Nguyên liệu có đủ tiêu chuẩn về chất lượng,
nhu cầu về vùng – cấp, trọng lượng và yêu cầu của nhà sản xuất sẽ được chuyển từ kho nguyên liệu
sang xưởng sợi để gia công và chế biến tiếp theo.
Các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan của thuốc lá vàng sấy Virginia
►Chỉ tiêu lý hoá:
Đối với những sản phẩm tốt các chỉ tiêu lý hóa thường giao động trong các khoảng sau:
-


Nicotin: 1,7 – 2,2 %

-

Glucid hòa tan : 12- 18 %

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 3


-

Nitơ tổng số : 2,0 - 2,2 %

-

Protein:

-

Clo : 0,2%

0 – 8,5 %

Nhu cầu sử dụng hiện tại của chúng ta rất cần những sản phẩm thuốc lá lá có chỉ số Nicotin cao,
các hàm lượng Glucid hoà tan, Nitơ tổng số, Protein, Clo dao động ở mức thấp có lợi cho chất
lượng sản phẩm.

►Chỉ tiêu cảm quan:
Giống thuốc lá vàng (Viginia) được sấy bằng các lò sấy gián tiếp,sản phẩm sau khi ra lò được
phản ảnh trên các chỉ tiêu sau :
Chỉ tiêu cảm quan
-

Màu vàng : tuỳ theo thổ nhưỡng vùng trồng, màu vàng của lá thuốc được thể hiện khác

nhau, có thể là vàng sáng, hoặc vàng sậm, v.v... Các kiểu màu sắc như vậy không ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm (trừ màu vàng tái đặc trưng của thuốc có độ cháy kém).
-

Đốt cháy lá thuốc: cho mùi thơm.

PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU VÀNG SẤY VỤ ĐÔNG XUÂN
2004-2005 CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM:
Kết quả phân tích thành phần hóa học
TT

Tên mẫu

Kết quả phân tích thành phần hóa học ( % )
Nicotine Nitơ

Protein

tổng số

Đường


Clo

Đk/Ni

khử

1

Trảng bàng ( Tây ninh 1)

1,81

1,73

7,00

12,6

0,96

6,9

2

Dương minh châu (TN 1)

3,48

1,72


6,06

15,3

0,63

4,4

3

Long Giang (Tây ninh 2)

2,53

1,55

5,87

17,8

1,19

7,0

4

Ninh điền (Tây ninh 2)

1,66


1,36

5,81

16,8

0,92

10,1

5

Hảo đước (Tây ninh 3)

3,16

1,69

6,31

20,4

0,16

6,4

6

Trà vong (Tây ninh 3)


2,86

1,71

6,68

16,0

0,51

5,6

7

Phân viện KT-KT-TL

2,55

1,60

6,62

19,0

0,64

7,5

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông


Page 4


8

Tây ninh (lấy tại HĐM)

2,59

1,63

6,69

13,6

0,77

5,3

9

Đức hòa ( Long an)

1,81

1,33

6,25


16,8

0,69

9,3

10

Ninh phước (Ninh thuận)

1,56

1,30

4,75

20,3

0,41

13,0

11

Ninh sơn (Ninh thuận)

1,34

1,31


4,65

20,3

0,49

15,1

12

Ninh thuận (lấy tại HĐM)

1,53

1,34

4,69

19,6

0,39

12,8

13

Krông bong (Đắc lắc)

1,52


1,30

5,87

25,2

0,04

16,5

14

Krongpa – Chưđông ( Gia

1,40

1,59

6,68

18,0

0,07

12,8

2,46

1,90


7,12

22,3

0,42

9,1

lai)
15

Krongpa – Hưng hà (Gia
lai)

16

Gialai (lấy tại HĐM)

1,79

1,57

6,75

21,9

0,17

12,2


17

Khánh Hòa

1,79

1,93

7,25

20,8

0,95

11,6

18

Phú yên

1,29

1,30

5,31

26,0

0,23


20,1

19

Bình định

1,78

1,39

5,31

27,3

0,21

15,3

20

Đà nẵng

2,54

1,86

7,12

20,4


0,09

8,0

Kết quả bình hút cảm quan
TT

Tên mẫu

Kết quả bình hút cảm quan ( điểm )
Hương

Vị

thơm

Độ

Độ cháy

Màu sắc Tổng điểm

nặng

1

Trảng bàng ( Tây ninh 1)

8,3


8,5

7,0

5,0

7,0

35,8

2

Dương minh châu (TN 1)

9,4

9,5

5,0

5,5

7,0

36,4

3

Long Giang (Tây ninh 2)


9,0

9,1

6,5

4,0

7,0

35,6

4

Ninh điền (Tây ninh 2)

9,1

9,1

7,0

5,0

7,0

37,2

5


Hảo đước (Tây ninh 3)

8,8

9,2

6,0

7,0

7,0

38,0

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 5


6

Trà vong (Tây ninh 3)

9,2

9,5

6,0


6,0

7,0

37,7

7

Phân viện KT-KT-TL

9,0

9,3

6,5

5,5

7,0

37,3

8

Tây ninh (lấy tại HĐM)

9,4

9,5


6,5

5,0

7,0

37,4

9

Đức hòa ( Long an)

9,2

9,4

7,0

5,5

7,0

38,1

10

Ninh phước (Ninh thuận)

9,5


9,8

7,0

6,5

7,0

39,8

11

Ninh sơn (Ninh thuận)

9,6

9,6

4,5

6,5

7,0

37,2

12

Ninh thuận (lấy tại HĐM)


9,5

9,8

7,0

6,5

7,0

39,8

13

Krông bong (Đắc lắc)

9,6

10,0

7,0

7,0

7,0

40,6

14


Krongpa – Chư đông ( Gia

9,3

9,9

7,0

7,0

7,0

40,2

9,7

9,8

7,0

7,0

7,0

40,5

lai)
15

Krongpa – Hưng hà ( Gia

lai)

16

Gialai (lấy tại HĐM)

9,8

10,1

7,0

7,0

7,0

40,9

17

Khánh Hòa

9,1

9,3

7,0

5,0


7,0

37,4

18

Phú yên

9,5

9,6

4,0

7,0

7,0

37,1

19

Bình định

9,6

9,5

7,0


7,0

7,0

40,1

20

Đà nẵng

9,1

9,3

6,0

7,0

7,0

38,4

Đánh giá cảm quan: Thuốc lá vàng sấy phía Nam năm 2005 có tính chất hút khá tốt: Hương
thơm khá, vị khá tốt, không đắng, không cay, hơi nóng, độ nặng vừa phải, độ cháy khá tốt. Thuốc
lá nguyên liệu Gialai và Đắc lắc có tính chất hút tốt nhất, thuốc lá nguyên liệu Trảng bàng ( Tây
ninh 1) và thuốc lá Long giang ( Tây ninh 2 ) có tính chất hút kém hơn các vùng khác.
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU NÂU PHƠI VỤ ĐÔNG XUÂN 2004
– 2005 CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM:
TT


Tên mẫu

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Kết quả phân tích thành phần hóa học ( % )
Page 6


Nicotine

Nitơ tổng

Protein

Đường khử Clo

số
1

Định quán ( Đồng nai )

3,58

2,50

8,12

9,5


0,57

2

Đồng nai ( ? )

5,06

2,57

7,12

8,1

0,17

3

Ninh phước (Ninh thuận)

2,03

4,03

10,75

1,4

0,92


4

Krongpa (Gialai)

2,33

3,74

7,68

0,5

0,07

5

Tây sơn (Bình định)

2,80

2,97

9,87

2,6

1,11

Thuốc lá Gialai có tính chất hút tốt nhất, hương thơm đặc trưng riêng, vị đậm, không cay,


Cấp
loại

Vị bộ lá

Màu sắc

Ch

Độ tổn

iều Màu

thương (%)

dài tạp
(c



Sâu

giới

bệnh

≤5

≤ 10


≤ 10

≤ 10

≤ 10

≤ 10

(%)

m)
Cấp 1

C1,B1,X1

Vàng cam, vàng



chanh

40

Vàng cam, vàng
Cấp 2

X2,C2,B2,T2

chanh, vàng cam
đỏ



35

Vàng nhạt, vàng
Cấp 3

C3,X3,B3,T3,P3

thẩm, vàng



chanh, vàng áo

30

Cấp 4

C4,X4,B4,T4,P4 trừ màu xanh và
nâu đen

25

khác

Lá mịn, dầu dẻo

Lá mịn, dầu dẻo
khá


Lá xốp, mỏng,
≤ 15

≤ 15

≤ 15

độ dầu dẻo trung
bình

xanh, vàng cam.
Quy trình sản xuất thuốc lá điếuTất cả các màu
Trần Hiểu Đông
Page 7 ≥

Những đặc điểm

≤ 20

≤ 20

≤ 20

Lá xốp, mỏng,
độ dầu dẻo kém


không xóc, ít nóng, có độ nặng vừa phải.
( Trích lược từ Thông tin thuốc lá tháng 4/2005. Tác giả KS Nguyễn đình Vang – Viện KT-KTTL )

►Tiêu chuẩn cấp loại: (trích Bảng tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá vàng sấy-công ty thuốc lá nguyên
liệu Khatoco)

Bảng phân tích chất lượng thuốc lá nâu phơi ở một số tỉnh
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU NÂU PHƠI VỤ ĐÔNG XUÂN 2004
– 2005 CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM:
TT

Tên mẫu

Kết quả phân tích thành phần hóa học ( % )
Nicotine
Nitơ tổng Protein
Đường khử Clo

số
1
Định quán ( Đồng nai )
3,58
2,50
8,12
9,5
0,57
2
Đồng nai ( ? )
5,06
2,57
7,12
8,1
0,17

3
Ninh phước (Ninh thuận)
2,03
4,03
10,75
1,4
0,92
4
Krongpa (Gialai)
2,33
3,74
7,68
0,5
0,07
5
Tây sơn (Bình định)
2,80
2,97
9,87
2,6
1,11
Thuốc lá Gialai có tính chất hút tốt nhất, hương thơm đặc trưng riêng, vị đậm, không cay, không
xóc, ít nóng, có độ nặng vừa phải
Các dạng thuốc lá hiện trồng trên thế giới
Cho đến nay có rất nhiều kiểu phân loại các dạng thuốc lá trồng theo các nguyên tắc khác nhau như:
đặc điểm sinh học, vùng sinh thái, phương thức sử dụng, phương thức sấy, màu sắc lá sau khi sấy.
Tuy nhiên không có nguyên tắc phân loại nào trong các nguyên tắc kể trên bao hàm hết sự đa dạng
của các loại thuốc lá trồng. Thực tế cho thấy chỉ một số dạng thuốc lá đạt yêu cầu về khía cạnh kinh
tế và kỹ thuật. Trên thế giới có khoảng 10 - 12 dạng thuốc lá khác nhau theo nghĩa thương mại, kỹ
thuật. Một số dạng chính là:

- Thuốc lá vàng sấy (Flue-cured hay Virginia)
Là dạng thuốc lá phổ biến nhất trên thế giới. Được trồng nhiều ở các nước: Trung quốc, Mỹ,
Braxin, ấn độ, Zimbabuê, Nhật, Canada, Hàn quốc...
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 8


Thuốc lá Virginia thuộc nhóm lá lớn, độ dài trung bình đạt hơn 50 cm. ở những vùng trồng
khác nhau lá thay đổi hình dạng. Ở vùng có điều kiện tương đối khô, hình dạng lá hẹp và kích thước
lá trung bình. Ở vùng có khí hậu nóng ẩm, kích thước lá lớn và có dạng hình trứng hoặc elip. Cuống
lá có tai và thường dính sát vào thân chính. Gân chính thường dày và thô. Điều kiện trồng thích hợp
là: nhiệt độ 25-270C, ẩm độ không khí khoảng 70%, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn
< 2%.
Thuốc lá Virginia được sấy gián tiếp bằng hơi nóng trong lò. Phẩm chất lá thuốc trên cùng một
cây khác nhau rõ rệt và được xắp xếp theo trình tự: lá giữa > lá nách trên > lá nách dưới > lá ngọn >
lá gốc. Thuốc lá vàng Virginia là thành phần chính của thuốc lá điếu, thường có mầu vàng chanh,
vàng nhẫn, vàng cam. Độ cháy tốt, vị ngọt đặc trưng, khói có phản ứng axit, độ nặng sinh lý vừa
phải, hàm lượng Nicotin 1,2 - 3%.
- Thuốc lá Burley
Thuốc lá Burley là một loại được phát hiện tại vùng Brown, Ohio (Mỹ) vào năm 1864. Burley
thuộc nhóm lá lớn trung bình (chiều dài 40 - 60 cm). Thích hợp với những vùng có ẩm độ không khí
cao, đất tốt, tơi, xốp, ải, có hàm lượng mùn cao (> 2,5%) và cung cấp nước tốt. Burley được trồng
nhiều ở các nước Châu Mỹ: Braxin, Mêhicô, Kentucky và Tenness ở Mỹ, Achentina, Châu Á, Châu
Phi...
Thuốc lá nguyên liệu Burley có khả năng hấp phụ hương liệu rất tốt và giữ hương liệu được
lâu do cấu trúc xốp của mô lá. Vì thế dạng thuốc lá này đang được sử dụng nhiều để sản xuất các
mác thuốc điếu khẩu vị hỗn hợp (gu Mỹ). Thuốc lá Burley được sấy theo kiểu hong gió trong bóng
mát. Có thể thu hoạch và hong phơi từng lá một hay cả cây. Lá thuốc sấy khô có mầu cà phê sáng

đến màu sôcôla.
- Thuốc lá Oriental
Thuốc lá oriental là một trong những loài thuốc lá chính thuộc chi phụ Nicotiana tabacum hay
còn gọi là thuốc lá thơm là loại thuốc lá đặc sản của vùng Bancăng. Ngày nay việc sản xuất đã mở
rộng ở dọc bờ biển Địa Trung Hải và Hắc Hải. Thuốc lá oriental thích nghi với vùng khí hậu á nhiệt
đới của Địa Trung Hải: lượng mưa thấp (500 - 600 mm/năm), nhiệt độ thấp ở giai đoạn đầu và tăng
dần ở các giai đoạn sau, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, ẩm độ không khí thấp: 60 - 65%. Thuốc lá
Oriental thường được trồng trên đất có độ phì thấp. Dạng thuốc lá Oriental có lá bé (< 30 cm), lá
mịn, gân chính nhỏ.
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 9


Thuốc lá Oriental được sấy khô bằng cách phơi nắng, lá thuốc sấy có mầu vàng chanh đến
vàng cam hoặc vàng có ánh đỏ.
Thuốc lá nguyên liệu Oriental có vị ngọt dễ chịu, hương thơm mạnh và thanh, khói thuốc có
phản ứng axit. Do có hương vị độc đáo nên người ta dùng làm nguyên liệu phối trộn cho thuốc lá
điếu gu hỗn hợp của Mỹ, Đức. Người vùng Địa Trung Hải dùng để sản xuất thuốc điếu khẩu vị
Oriental hay còn gọi là gu Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish cigarette). Hiện nay gu thuốc lá này bị hạn chế do
sự xuất hiện của gu thuốc lá hỗn hợp của Mỹ.
1.1.3.4. Thuốc lá nâu
Được trồng ở rất nhiều nước và có rất nhiều loại giống. Thuốc lá nâu thích hợp với đất có độ phì
cao, ẩm độ đất và không khí cao. Được sản xuất nhiều ở Trung và Nam Mỹ, Ấn độ, Pakistan, Nhật,
Châu Phi. Ở nước ta thuốc lá nâu được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung. Thuốc lá nâu thuộc nhóm
lá lớn trung bình, được sấy khô bằng cách phơi nắng hoặc hong trong bóng mát. Thuốc lá sau khi
sấy khá chắc, có mầu nâu sáng nếu phơi nắng hoặc mầu nâu tối nếu phơi trong bóng mát. Thuốc lá
nâu có hàm lượng Nicotin cao, hàm lượng gluxit hoà tan rất thấp và 7 độ nặng sinh lý cao, được
dùng để sản xuất một số loại thuốc lá điếu sợi đen hoặc tham gia vào một số mác thuốc hỗn hợp

hoặc để hút tẩu.
Ngoài ra còn một số dạng thuốc lá khác như Maryland, là giống thuốc lá hong gió sáng màu có
nguồn gốc từ Mỹ (Maryland là bang của Mỹ) được trồng tại một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Italia
loại thuốc lá này có đặc trưng Nicôtin tương đối thấp, tính chất hút tốt đặc biệt về vị. Được sử dụng
chủ yếu trong gu thuốc lá Mỹ
2. Phối chế
Mục đích
Công tác phối chế nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo giá thành sản phẩm, cân đối
việc sử dụng nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường
Phương pháp phối chế
Công tác chế đó là lập ra đơn phối chế dựa vào phương pháp cảm quan về hương vị, màu sắc,
cảm giác hút nhằm tạo nên “gu” ưa thích của sản phẩm đối với người tiêu dung. Sau đó đi
đến kết luận chất lượng mẻ thuốc phù hợp với mác thuốc nào hoặc tương đương mác thuốc
nào.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Người thực hiện công tác phối chế phải nắm được phẩm chất của từng loại
nguyên liệu lá.
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 10


-

Bước 2: Phối chế dựa theo một tỉ lệ nhất định làm quy mô phòng thí nghiệm. 100 gam,

-

nhưng có thể dựa trên công thức cũ đã có sẵn và không theo một nguyên tắc chung nào.

Bước 3: Lập đơn phối chế. Định ra tỉ lệ cho từng loại nguyên liệu.
Bước 4: Sản phẩm sau phối chế sẽ được tiến hành cảm quan (bởi chính người thực hiện
phối chế, sau đó là nhóm bình hút của phòng Kỹ Thuật Công Nghệ, rồi Hội đồng bình hút
của nhà máy) về mọi mặt cảm giác khi hút về hương, vị, độ cháy, tạp khí, độ nặng, màu
sắc, màu tàn thuốc. Sau khi cảm quan kết hợp thêm với các số liệu phân tích hóa học theo

-

các chỉ số về đường, đạm, chất thơm, nicotin… để kết luận cho chính xác.
Bước 5: Đưa đi sản xuất thử với lượng nhỏ phù hợp, không ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất chung. Sau đó đưa đi tiếp thị lấy ý kiến khách hàng, rút kinh nghiệm và đưa vào sản
xuất lớn.

Một số Gu thuốc chính
-

Gu hỗn hợp Mỹ: Được sản xuất đầu tiên ở Mỹ, nguyên liệu gồm: Virginia + Oriental +
Burley.
Công thức chung:
Nguyên liệu
Vàng sấy lò
Burley
Oriental
Maryland
Sợi cọng trương nở
Dạng sợi trương nở đồng nhất

Truyền thống
60%
20%

18%
2%
100%

Hiện đại
45%
20%
12%
2%
10%
11%
100%
(Nguồn Abdallah, 1980)
Sau đó còn sử dụng thêm Marilend, đến nay còn sử dụng thêm một số thuốc địa phương.
Sản lượng này chiếm hàng đầu trên thế giới. Năm 1928 chiếm 40% thị trường Mĩ, đến
nay chiếm 100%. Loại Gu này lan rộng nhanh chóng trên thế giới
Đặc điểm riêng:
+ Hương, vị khác các loại thuốc khác là do quá trình sản xuất người ta có tẩm thêm hương

-

liệu phụ vào thành phần của thuốc lá Burley
+ Tính chất hút: ít cay nóng
Gu Anh (Gu Virginia)

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 11



Được sản xuất đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng cùng với sự bành trướng của đế quốc Anh
trên các nước thuộc địa. Sản lượng đứng thứ 2 thế giới sau Gu Mĩ, được sản xuất ở hầu
hết các nước trên thế giới trừ Mĩ và một số nước Mĩ la tinh.
Đặc điểm riêng: Tính chất hút: nóng, hương thơm tương đối đơn điệu, nguyên liệu chỉ có
-

Virginia.
Gu thuốc lá đen
Sử dụng riêng các loại thuốc lá có màu nâu đen. Sản lượng đứng thứ 3 thế giới
Được sản xuất ở các nước: Braxin, Colombia, Cuba và một số nước Nam Mỹ.
Nguyên liệu dung chủ yếu là Marilend, được sản xuất chủ yếu ở Pháp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Bồ Đào Nha, Ý… ở Pháp được sản xuất nhiều nhất, còn gọi thuốc lá đen kiểu

-

-

Pháp
Gu Thổ Nhỉ Kỳ
Sử dụng nguyên liệu chủ yếu là lá Oriental chủ yếu. Loại này trước kia có thị trường tiêu
thụ rộng rãi, nhưng do sự bành trướng của Gu Mĩ nên thị trường của nó bị thu hẹp lại.
Sản xuất nhiều ở vùng Ban Căng như: Nam Tư, Thổ Nhỉ Kì, Liên Xô…
Đặc điểm riêng: Hương thơm không phong phú, vị không nóng.
Gu hỗn hợp Châu Âu (hay Gu Tây Đức)
Hiện nay dựa trên cơ sở của Gu Mỹ, ở Tây Đức đã sản xuất loại Gu mới gọi là Gu hỗn
hợp Châu Âu (hay Gu Tây Đức). Ngoài ra theo phong tục, tập quán, thói quen của người
sử dụng ở mỗi nước, đều có sự biến tấu của các Gu thuốc trên thế giới để tạo ra Gu phù
hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, xã hội cho riêng mình được gọi là Gu thuốc địa phương.


3. Hấp chân không
Mục đích
Tăng thủy phần thuốc lá nguyên liệu lên 36,1% nhằm làm tăng tính chất cơ lý và thiện màu
sắc, làm mất mùi hôi ngái mùi mốc, tiêu diệt vi sinh vật.
Cách tiến hành
Thuốc lá được xếp lên xe theo đơn vị kiện hoặc bao: đúng trọng lượng, đúng công thức phối
chế cho một mẻ hấp (1600 – 2000kg). Trước khi đưa vào chân không thuốc cần được kiểm
tra thủy phần, chất lượng của từng mác thuốc để đặt chế độ tự động điều khiển cho chu kì hấp
và thời gian hấp hợp lý (thông thường thời gian khoảng 30 phút). Điều này đảm bảo sự đồng
đều về độ ẩm và giữ được màu sắc ban đầu của thuốc lá nguyên liệu hoặc cải thiện màu sắc
cho nguyên liệu chưa tốt, tiêu diệt sâu mốc, khử mùi hôi ngái.

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 12


Sau khi cho xe đưa nguyên liệu vào máy hấp, ta đóng cửa thiết bị, bật hệ thống chân không
cho hoạt động. Nhờ hệ thống tạo chân không mà không khí trong khoang máy, tạp khí chứa
trong các bao thuốc, trong mô lá bị đẩy ra ngoài.
Kết thúc quá trình tạo chân không, chúng ta sử dụng hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao và nước
phuc phun vào dạng sương mù nhờ áp lực lớn. Do có độ chênh lệch áp suất giữa bề mặt và
bên trong mô lá làm cho ẩm thẩm thấu sâu vào tận bên trong mô lá. Giúp lá thuốc tăng thủy
phần theo yêu cầu của công nghệ, đồng thời nhờ nhiệt độ cao mà các vi sinh vật – mùi mốc
ngái biến mất. Thuốc nguyên liệu trở nên không vụn nát, cải thiện được màu sắc.
Sau khi hấp chân không, thuốc nguyên liệu sẽ được chuyển sang bộ phận phối trộn nguyên
liệu trên băng tải, cởi bó và đưa đi cắt ngọn
Thông số kỹ thuật
- Áp suất hơi:

- Áp suất nước:
- Thời gian hấp:
- Thủy phần sau khi hấp:
- Tỉ lệ làm ẩm:
- Nhiệt độ trong bao thuốc tốt:
- Nhiệt độ trong bao thuốc trung bình

> 0.8 Mpa
> 0.3 Mpa
25 – 30 phút
tăng 3 ± 1%
98%
70 oC
80 oC

Tiến hành chu kì hấp 2 lần, song tùy từng trường hợp đặc biệt mà cần tăng hoặc giảm chu kỳ
hấp cho phù hợp với chất lượng nguyên liệu.
4. Phối trộn trên băng tải, cắt ngọn, cởi bó.
Mục đích:
- Phối trộn trên băng tải tạo sự đồng đều cho nguyên liệu
- Cắt ngọn và cởi bó: Tách ngọn lá không chứa cuộng để tránh sự vụn nát khi ta tiến hành
công đoạn tiếp theo.
Cách tiến hành:
Nguyên liệu thuốc lá hấp xong phải đem đi xử lý tiếp ngay, không được để lâu quá 30 phút.
Kiểm tra mác thuốc từng vùng, cấp, chất lượng, số lượng kiện yêu cầu; phát hiện kịp thời các
kiện thuốc sai vùng để kịp thời xử lý. Các bó lá đạt yêu cầu cho cắt ngọn lá (> 20cm) phải
được xếp đều đặn, ngay ngắn, không chồng chéo lên nhau, phần ngọn lá phải quay vào phía
trong băng tải và chỉ cắt 1/3 phần ngọn lá. Lá rời xếp đều đặn lên hai hàng băng tải, không
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông


Page 13


được bỏ ồ ạt, tránh ùn tắt. Yêu cầu lưu lượng lá khi phối trộn phải đều, ổn định; kết hợp nhặt
bỏ tạp vật (đá, mảnh gỗ, kim loại) lá mốc, lá bị đen.
Sau khi hấp chân không xong thuốc được đưa ra khỏi xe goong, dở khỏi kiện, cởi bó và đem
phối trộn trên băng tải. Nguyên liệu thuốc lá đi vào máy cắt ngọn cắt khoảng 1/3 – 1/4 phần
lá ngọn và chúng được vận chuyển đi nhờ sức gió qua hệ thống đường ống (gọi là Air clock);
Phần lá đã bị cắt ngọn tách ra rơi vào thùng nạp liệu và theo hệ thống băng tải rung đi xử lý
tiếp.
5. Làm ẩm lá kiểu gió nóng
 Làm ẩm phần ngọn lá
Mục đích: Nâng cao độ ẩm và nhiệt độ cho mảnh lá nhằm tăng cường tính bền cho lá thuốc
tạo điều kiện cho các công đoạn chế biến sau.
Cách tiến hành: Ngọn lá sau khi được tách ra nhờ hệ thống hút chân không theo đường ống
theo đường ống đi vào máy làm ẩm ngọn lá. Trong quá trình vận chuyển, một phần bụi được
tách ra làm cho nguyên liệu sạch hơn. Máy làm ẩm ngọn lá là thiết bị thùng quay: nguyên
liệu đi vào được đảo trộn đều, đồng thời hơi nóng làm tăng nhiệt độ của ngọn lá và nước làm
tăng ẩm. Nguyên liệu và tác nhân đi ngược chiều nhau.
Yêu cầu:
- Độ ẩm trước khi vào máy: 15,5 – 16%
- Độ ẩm sau khi ra khỏi máy: 19 ± 1%
- Nhiệt độ nguyên liệu vào: 28 – 30 oC.
- Nhiệt độ nguyên liệu ra: 65 ± 2 oC.
Sau khi ngọn lá được làm ẩm, chúng được chuyển sang máy gia liệu.
 Làm ẩm phần lá đã bị cắt ngọn.
Mục đích: Nâng cao độ ẩm và nhiệt độ cho phần lá đã cắt ngọn nhằm tăng cường tính bền
cho lá thuốc, tạo điều kiện cho việc đánh lá sau này.
Cách tiến hành: Phần lá đã cắt ngọn rơi xuống thùng nạp liệu và theo hệ thống băng tải vào

máy làm ẩm ngọn lá. Trong quá trình vận chuyển một phần bụi được tách ra làm cho nguyên
liệu sạch hơn. Máy làm ẩm lá đã cắt ngọn là thiết kế kiểu thùng quay; nguyên liệu đi vào
được đảo lộn đều, đồng thời hơi bão hòa làm tăng nhiệt độ của lá đã bị cắt ngọn và nước làm
tăng ẩm. Nguyên liệu và tác nhân đi ngược chiều nhau.
Yêu cầu:
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 14


- Độ ẩm trước khi vào máy: 13%
- Độ ẩm sau khi ra khỏi máy: 15 ± 1%
- Nhiệt độ nguyên liệu vào: 28 – 30 oC
- Nhiệt độ nguyên liệu ra: 65 ± 2 oC
6. Tách cuộng
Mục đích: Tách phần mềm của lá thuốc ra khỏi xương chính của lá thuốc, cuộng thu được
đem xử lý riêng và phần lá mảnh kết hợp với phần ngọn lá trước đưa đi gia liệu.
Cách tiến hành: Nguyên liệu được đưa vào thiết bị đánh lá, dạnh hình trụ đứng. Nguyên liệu
đưa vào phía trên thiết bị. Thiết bị tách mảnh lá ra khỏi cuộng nhờ tác dụng của lực ly tâm,
các dao đánh lá và hệ thống lan can. Mảnh lá do có thể tích lớn và trọng lượng nhẹ nên được
dòng khí thổi từ đáy thiết bị cuốn bay lên, theo hệ thống ống dẫn ra ngoài đổ trên băng tải
rung, đưa nguyên liệu vào thiết bị gia liệu. Còn cuộng do có thể tích nhỏ, trọng lượng nặng
nên khó bay theo dòng khí, chúng rơi xuống và được vít tải đưa ra ngoài theo hệ thống băng
tải rung đi xử lý tiếp.
Yêu cầu:
- Nguyên liệu vào: W = 16 ± 1%
- Nguyên liệu ra: W = 19 ± 1%
- Tỉ lệ cuộng đeo lá: ≤ 4%
- Tỉ lệ lá đeo cuộng: ≤ 1.5%

7. Sản xuất sợi cuộng
7.1 Làm ẩm cuộng
Mục đích: Dùng nước lạnh và hơi nóng nâng cao thủy phần cho cuộng, giúp nước thấm
sâu vào trong cuộng lá, do bản chất là xenlulo nên hút nước tốt.
Cách tiến hành: Cuộng ra khỏi máy đánh lá, theo băng tải đi vào máy làm ẩm cuộng.
Nguyên liệu ban đầu đi vào thiết bị sẽ được các vòi nước lạnh phun trực tiếp vào dưới áp
lực cao, tiếp đó nguyên liệu được phun hơi bão hòa ở nhiệt độ cao. Sau khi được làm ẩm
và nâng nhiệt độ lên, nguyên liệu sẽ theo băng tải sang thùng trữ và ủ cuộng
Yêu cầu: 26 ± 1%
To = 80 – 90 oC
7.2 Thùng chứa cuộng
Mục đích: Làm ẩm thấm sâu vào cuộng và đạt độ ẩm đồng đều về thủy phần trong khối
nguyên liệu trước khi đưa đi hấp, ép cuộng
Cách tiến hành: Cuộng thuốc sau khi được làm ẩm theo băng tải chuyển sang bộ phận trữ
và ủ cuộng. Hệ thống xe rải liệu nhận nhiệm vụ rải thuốc.
Thời gian ủ kéo dài: 2 – 4h, tạo điều kiện cho ẩm khếch tán đều vào trong khối nguyên
liệu. Sau khi ủ xong nguyên liệu chuyển đi hấp, ép cuộng.
Yêu cầu:
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 15


- Thời gian ủ: 2 – 4h
- Độ ẩm nguyên liệu ra: W = 26 ± 1%
- Nhiệt độ vào: 80 - 90 oC
- Nhiệt độ ra: 30 - 35 oC
7.3 Hấp ép cuộng
Mục đích: Là tăng độ ẩm và nhiệt độ cho cuộng thuốc, tăng độ dai và độ bền cho cuộng.

Vì sau khi cuộng được hấp, ép nóng sẽ làm cuộng tơi, xốp thể tích cuộng lớn. Do đó làm
thay đổi tổ chức mao quản và tăng tính đàng hồi cho cuộng
Cách tiến hành: sau khi ủ đúng thời gian quy định, cuộng được đưa vào máy hấp làm
nóng cuộng, tăng thủy phần của cuộng lên, làm cuộng nở to và xốp. Và qua bộ phận ép
cuộng được cán dẹp đén độ dày yêu cầu cho khâu thái cuộng tiếp theo được thuận lợi: lưu
ý loại bỏ tạp vật cuộng nhũn và cuộng đen
Yêu cầu:
- Thủy phần vào: W = 26 ± 1%
- Thủy phần sau hấp: W = 30 – 32%
- Nhiệt độ cuộng vào: 30 – 32 oC
- Nhiệt độ cuộng: 90 oC
- Độ dày cuộng sau khi ép: 1,2 ± 0.1mm
7.4 Máy thái cuộng
Mục đích: Tạo kích thước sợi cuộng theo yêu cầu công nghệ
Cách tiến hành: Sau khi hấp, ép theo băng tải rung đưa vào máy thái cuộng
Yêu cầu:
- Cỡ sợi vào: 1,2 ± 0.1mm
- Cỡ sợi ra: 0,12 – 0,15 mm
- Nhiệt độ nguyên liệu vào: 35 – 40 oC
- W vào: 30 – 32%
- W ra: 30 – 32%
7.5 Máy trương nở sợi cuộng
Mục đích: Tăng cường và nâng cao tính chất hút gần giống với sợi lá. Xử lý cuộng thuốc
dùng hơi nóng làm sợi cuộng nở to ra, nhằm tạo cho sợi cuộng có phẩm chất gần giống
sợi lá để dễ dàng trộn lẫn vào sợi lá nâng cao chất lượng sợi thuốc
Cách tiến hành: Do bản chất xenlulo của sợi cuộng nên để tính chất hút của nó gần giống
với sợi lá ta tiến hành trương nở cuộng làm cho nó tơi xốp, cải thiện tính chất hút.
Yêu cầu:
- Cỡ sợi vào: 0,12 – 0,15 mm
- Cỡ sợi ra: 0,8 – 1,0 mm

- Nhiệt độ sợi vào: 35 – 40 oC
- Nhiệt độ sợi ra: 102 - 105 oC
- W vào: 35 ± 1%
7.6 Máy sấy cuộng
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 16


Mục đích: Làm khô sợi cuộng đến độ ẩm yêu cầu và cố định trạng thái trương nở của sợi
cuộng
Cách tiếng hành: Làm cho độ ẩm của sợi cuộng giống độ ẩm sợi lá, quá trình sấy cùng
chiều, tác nhân sấy luôn có nhiệt độ cao đi liền với độ ẩm sợi cuộng nhằm giải phóng hết

-

lượng ẩm dư có trong sợi cuộng. Độ ẩm sau sấy bằng 11 – 13%
Yêu cầu:
W cuộng: 13 ± 0.5%
Tùy từng mác thuốc mà yêu cầu sau khi sấy độ ẩm cuộng khác nhau, thông thường W =

13.2%
7.7 Phân li sợi cuộng
Nhằm tách phần khô cứng không thể đưa vào cuốn điếu, đảm bảo tách phần bụi và tạp
chất ra
Cách tiến hành: sử dụng nguyên lý sức gió để loại bỏ đầu cuộng, tăm cuộng, tạp vật sau
khi trương nở và sấy sợi cuộng. Những cuộng sạch sẽ theo băng tải rung phân phối sợi
cuộng vào thùng trữ cuộng
7.8 Thùng trữ sợi cuộng

Mục đích: ổn định khối sợi về nhiệt độ và độ ẩm trước khi đưa vào khâu phối trộn. Bên
cạnh đó có mục đích dự trữ sợi cuộng
Cách tiến hành: Nguyên liệu sau khi phân ly sẽ theo băng tải đi vào thùng trữ cuộng.
Nguyên liệu được rải đều thành các lớp. Sau thời gian trữ đủ lượng, sợi cuộng sẽ được
đem đi phối trộn sợi lá. Thùng trữ cuộng có đặc điểm vừa có thể đưa nguyên liệu ra đồng
thời vừa có thể nhận sợi cọng vào thùng. Do lượng sợi cuộng ít nên để đảm bảo đủ cho
phối trộn sợi lá thì chúng được bảo quản và trữ lại ở đây
8. Sản xuất sợi lá
8.1 Gia liệu
Mục đích: Tăng cường phẩm chất cho thuốc lá, đặc biệt là vị hút. Cải thiện độ cháy và
tăng thêm ẩm cho lá thuốc
Cách tiến hành: Phần ngọn và lá mảnh sau khi làm ẩm gió nóng theo băng tải rung đưa
vào máy gia liệu. Máy gia liệu có bộ phận phun liệu kết hợp với hơi bão hòa phun vào lá
thuốc ở cuối thiết bị. Nguyên liệu và gia liệu đi ngược chiều nhau. Gia liệu được phun
vào dưới dạng sương dưới áp lực cao. Gia liệu trước khi phun vào nguyên liệu phải được
gia nhiệt lên nhiệt độ 60 – 70 oC để tránh sự kết tủa gia liệu, ngoài ra nhờ hệ thống bơm

-

kế định lượng phù hợp với lượng lá thuốc trong thiết bị.
Yêu cầu:
Nguyên liệu vào: W = 15 ± 1%

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 17


- Nguyên liệu ra: W = 20 ± 1%

- Tỉ lệ liệu pha: 2 – 2,5%
8.2 Thùng trữ và ủ mãnh lá
Mục đích: Giúp gia liệu có thời gian thẩm thấu vào từng tế bào lá thuốc nhằm cải thiện
tính chất hút. Giúp độ ẩm các lá thuốc được đồng đều. Giúp phối trộn các cấu tử lá.
Cách tiến hành:
Sau khi được gia liệu, thuốc theo băng tải đi vào hệ thống xe rải thuốc (nhằm rãi đều các
cấu tử). Thời gian ủ 2 – 4h, tạo điều kiện làm cho ẩm và liệu khuếch tán đều trong khối
nguyên liệu. Sau thời gian ủ nguyên liệu được chuyển đi thái lá.
Yêu cầu:
- Thời gian: 2 – 4h
- W = 20 ± 1%
8.3 Thái lá
Mục đích: Tạo kích cỡ sợi phù hợp với yêu cầu công nghệ từng mác thuốc
Cách tiến hành:
Nguyên liệu từ thùng trữ và ủ lá theo băng tải vào máy thái lá. Sau khi thái thành sợi, sợi
lá được đưa sang máy sấy sợi lá nhờ băng tải
Yêu cầu:
- Cỡ sợi lá: 1 – 1,2 ± 0.1mm (tùy vào từng công ty)
- Thủy phần: W = 20 ± 1%
- Nhiệt độ lá trước khi vào máy thái: 35 – 40 oC
- Loại bỏ tạp vật, sợi đai quy cách, sợi đen…
8.4 Sấy sợi lá
Mục đích: Là sấy khô sợi tới độ ẩm quy định, cố định màu sắc cho thuốc lá giải phóng hết
lượng ẩm dư trong sợi lá, tạo độ ẩm bền vừng cho sợi thuốc
Cách tiến hành: Quá trình sấy cùng chiều, tác nhân sấy luôn có nhiệt độ cao đi liền với độ
ẩm sợi lá nhằm giải phóng hết lượng ẩm dư có trong sợi lá. Độ ẩm sau sấy bằng 11 – 13%
Yêu cầu:
Độ ẩm ra: W = 13 ± 0.5%
Tùy từng mác thuốc mà yêu cầu độ ẩm ra phù hợp, nhằm thuận lợi cho quá trình phun
hương và bảo quản sau này.

8.5 Phối trộn sợi cuộng với sợi lá
Mục đích: Tùy theo từng loại mác thuốc mà có tỷ lệ sợi cuộng và sợi lá phù hợp. Sợi
cuộng giúp giảm giá thành, giảm hàm lượng nicotin cho sản phẩm. Ổn định độ ẩm sợi
cuộng và sợi lá.
Cách tiến hành: Sợi cuộng theo băng tải thẳng, đổ vào băng tải sợi lá, trước khi đi vào xi
lô phối trộn. Hệ thống xe rải sẽ giúp rãi đều sợi cuộng và sợi lá trong xi lô.
8.6 Phun hương
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 18


Mục đích: Tăng phẩm chất cho sợi thuốc, đặc biệt là hương thơm. Tùy từng mác thuốc
mà có loại hương riêng.
Cách tiến hành:
Nguyên liệu được quạt hút đưa vào máy phun hương. Thiết bị thùng quay. Nguyên liệu và
hương đi ngược chiều nhau.
Yêu cầu:
Độ ẩm sợi trước phun hương: W = 13 ± 0.5%
Độ ẩm sợi sau phun hương: W = 13.2 ± 0.5%
Tỷ lệ phun hương: 7 – 8%
8.7 Trữ sợi thành phẩm
Mục đích: Tạo điều kiện cho hương khuếch tán đều và sâu trong khối sợi thuốc
Cách tiến hành: Sợi sau phun hương được băng tải chuyển đến thùng trữ sợi thành phẩm.
Sợi thành phẩm được trữ khoảng 10 – 15 giờ thì được chuyển đi cuốn điếu nhờ hệ thống
cấp sợi.
Yêu cầu: Do điều kiện thời tiết Việt Nam chỉ trữ và ủ trong khoảng 2 – 4h tùy thuộc theo
mùa, sau đó đưa vào túi nilong chứa trong thùng caton, buộc chắc miệng túi tránh không
khí ẩm và mùi lạ hấp thụ vào. Yêu cầu buộc kỹ, sau đó đưa vào kho bảo quản trong

khoảng <10 ngày và yêu cầu đem đi cuốn điếu càng nhanh càng tốt
9. Cuốn điếu
Mục đích: Tạo ra điếu thuốc thành phẩm theo tiêu chuẩn.
Cách tiến hành: Sợi thuốc được băng tải chuyển từ thùng trữ sang thiết bị phân phối sợi. Từ
máy phân phối sợi, sợi thuốc được đưa vào máy cuốn điếu và được cuốn điếu thành điếu theo
tiêu chuẩn quy định
Yêu cầu:
- Chiều dài điếu thuốc có đầu lọc: 85 ± 0.5mm
- Đường kính: 7 – 8 ± 0.1mm
10. Đóng bao, đóng phong cây
Mục đích: Đảm bảo điếu thuốc không bị thay đổi hình dạng, chất lượng thuốc không thay
đổi; hình thành đơn vị tiêu chuẩn cho bao thuốc, phong cây; tạo điều kiện lưu thông trên thị
trường trong thời gian xác định, tăng cường tính thẩm mĩ và thu hút khách hàng.
Cách tiến hành: Các điếu thuốc đạt yêu cầu được xếp lên khay, đưa lên xe đẩy rồi chuyển đến
đóng bao và đóng phong cây
Yêu cầu:
- Giấy đóng bao phẳng, vuông vắn
- Nhãn cân đối, không lệch, không bong hồ
- Giấy bóng kính phẳng, căn, không nhăn
- Thuốc điếu đem đi đóng bao không lỏng điếu, rổ đầu, eo lưng…
- Phải đủ 20 điếu trên bao đối với loại Kingsize
Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 19


-

Thuốc thượng hạng, loại 1: dùng bao cứng. Thuốc cấp thấp, loại 2 dùng bao mềm.

Bao thuốc đẹp cân đối, đúng quy cách, được đem đi đóng phong cây. Yêu cầu đóng phong

cây tương tự như đóng bao.
11. Đóng thùng
Mục đích: Thuận lợi cho việc chuyên chở bảo quản thuốc lá thành phẩm
Yêu cầu:
- Các kiện phải đủ số lượng, mỗi kiện 25 phong cây
- Nhãn bên ngoài phải đúng với thuốc bên trong
12. Bảo quản kho thành phẩm
Mục đích: Tạo điều kiện bảo quản thành phẩm, trong thời gian chờ lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra còn giúp ổn định chất lượng sản phẩm.
Yêu câu:
- Kho phải nối với nhà xưởng bằng nhà cầu hoặc đường đi riêng để tránh mưa nắng, vận
-

chuyển dễ dàng.
Kho có cầu trượt thuận lợi cho sản xuất
Kho bố trí ở tầng 2.
Kho thoáng, khô ráo, không ẩm ướt
Điều kiện khí tượng bảo quản trong điều kiện chuẩn
Nhiệt độ kho: 24 – 26 oC
Độ ẩm tương đối không khí: 60 – 65%

Quy trình sản xuất thuốc lá điếu
Trần Hiểu Đông

Page 20




×