Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật cho giống quýt ngọt không hạt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ AN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG
QUÝT NGỌT KHÔNG HẠT TRONG GIAI ĐOẠN
KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI XÃ QUANG THUẬN,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ AN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG
QUÝT NGỌT KHÔNG HẠT TRONG GIAI ĐOẠN
KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI XÃ QUANG THUẬN,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Tuấn

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số
liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các tài liệu tham khảo sử dụng trong khóa luận này đều đã được nêu rõ
nguồn gốc.
Tác giả khóa luận

Ngô Thị An


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình rất quan trọng giúp cho mỗi học viên
hoàn thiện kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc, trau dồi
thêm kiến thức và kỹ năng thực tế vào trong công việc nhằm đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số
biện pháp kỹ thuật cho giống quýt ngọt không hạt trong giai đoạn kiến
thiết cơ bản tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”, sau

một thời gian làm việc nghiêm túc và hiệu quả cho đến nay khóa luận của tôi
đã hoàn thành.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn,
người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Đồng thời tôi cũng xin
chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người luôn hỗ trợ, giúp đỡ và
ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề
tài của tôi có thể được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Học viên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT............................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2 Đặc điểm thực vật học ở cây cam quýt ...................................................... 5
1.2.1. Đặc điểm của rễ ....................................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm của thân ................................................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm của lá ....................................................................................... 6
1.2.4 Đặc điểm của hoa ..................................................................................... 7
1.2.5. Đặc điểm của quả .................................................................................... 7
1.2.6. Đặc tính không hột ở quýt ....................................................................... 8
1.3. Nguồn gốc quýt ngọt không hạt ................................................................. 8
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới và trong nước ................ 9
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới. ................................... 9
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trong nước .................................... 12
1.5. Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới và trong nước................. 16
1.5.1. Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới ..................................... 16
1.5.2. Tình hình nghiên cứu cam quýt tại Việt Nam...................................... 22


iv

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 34
2.1. Đối tượng vật liệu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 34
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 34
2.1 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 35
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học giống quýt ngọt
không hạt tại Bắc Kạn ..................................................................................... 36
2.4.2. Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến

sinh trưởng, phát triển giống quýt ngọt không hạt ở giai đoạn kiến thiết cơ
bản tại Bắc Kạn ............................................................................................... 38
2.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ vi sinh
sông gianh đến sinh trưởng phát triển của giống quýt ngọt không hạt trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Bắc Kạn .......................................................... 41
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 45
3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống quýt
ngọt không hạt ................................................................................................. 45
3.1.1 Khả năng sinh trưởng thân cành của giống quýt ngọt không hạt .......... 45
3.1.2. Thời gian sinh trưởng và số lượng lộc của các giống quýt . ................. 46
3.1.3. Đặc điểm lộc của 2 giống quýt trong thí nghiệm .................................. 49
3.1.4. Thời gian ra hoa hình thành quả của 2 giống quýt trong thí nghiệm.... 50
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống quýt ............... 50
3.1.6. Chất lượng giống quýt........................................................................... 53
3.1.7. Tình hình sâu bệnh hại quýt của giống quýt trong thí nghiệm ........... 54


v

3.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sinh trưởng và phát
triển giống quýt ngọt không hạt năm 2017-2018 ........................................... 55
3.2.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến đặc điểm hình thái giống quýt ngọt
không hạt ......................................................................................................... 55
3.2.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến thời gian sinh trưởng lộc
giống quýt ngọt không hạt............................................................................... 53
3.2.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến đặc điểm lộc giống quýt ngọt
không hạt. ........................................................................................................ 55
3.2.4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến thời gian ra hoa giống quýt
ngọt không hạt. ................................................................................................ 57

3.2.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống quýt ngọt không hạt........................................................ 58
3.2.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến chất lượng giống quýt ngọt
không hạt ........................................................................................................ 60
3.2.7. Tình hình sâu bệnh hại quýt của giống quýt trong thí nghiệm ....... 63
3.2.8. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ lá bị sâu vẽ bùa ....................... 64
3.2.9. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ cây bị hại ................................. 65
3.3. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển
giống quýt ngọt không hạt năm 2017-2018 .................................................... 65
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm hình thái giống quýt ngọt
không hạt ........................................................................................................ 65
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng lộc giống quýt
ngọt không hạt ................................................................................................ 67
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm lộc giống quýt ngọt
không hạt ....................................................................................................... 69
3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa giống quýt ngọt không hạt.. 72


vi

3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của giống quýt ngọt không hạt ................................................................ 73
3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng giống quýt ngọt không hạt . 74
3.2.7. Tình hình sâu bệnh hại quýt của giống quýt trong thí nghiệm ............. 75
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 77
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 77
4.2. Đề nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81



vii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT

ADB

: Ngân hàng phát triển châu Á

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CV

: Hệ số biến động

CTV

: Cộng tác viên

CT

: Công thức

CS

: Cộng sự

ĐVSCL


: Đồng bằng sông cửu long

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc.

IPM

: Quản lí dịch hại tổng hợp

LSD.05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

RCBD

: Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh

VIET GAP


: Quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
các sản phẩm nông nghiệp tốt ở Việt Nam.


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất quýt trên thế giới ........................................... 10
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng Châu Á ....... 11
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở các vùng năm 2014 .......... 12
Bảng 1.4.

Lượng phân bón cho cây quýt ..................................................... 30

Bảng 3.1

Đặc điểm hình thái của các giống quýt trong thí nghiệm ............ 45

Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng lộc của các giống quýt trong thí nghiệm ..... 48
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái của các giống quýt trong thí nghiệm ............ 49
Bảng 3.4

Thời gian ra hoa giống quýt ngọt không hạt ................................ 50

Bảng 3.5

Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống quýt
trong thí nghiệm ........................................................................... 51

Bảng 3.6


Chất lượng của các giống quýt trong thí nghiệm ......................... 53

Bảng 3.7 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của giống quýt trong
thí nghiệm ......................................................................... 54
Bảng 3.8

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến đặc điểm hình thái giống
quýt ngọt không hạt ...................................................................... 56

Bảng 3.9

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến số lượng lộc giống quýt
ngọt không hạt .............................................................................. 54

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến đặc điểm lộc giống quýt
ngọt không hạt .............................................................................. 56
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian ra hoa giống quýt
ngọt không hạt. ............................................................................. 57
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất giống quýt ngọt không hạt ................................. 59
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến chất lượng giống quýt ngọt
không hạt ...................................................................................... 62
Bảng 3.14 Mức độ nhiễm sâu hại chính của giống quýt trong thí nghiệm.... 63


ix

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ lá bị sâu vẽ bùa
hại/lộc ........................................................................................... 64

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ cây bị hại ........................ 65
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm hình thái giống quýt
ngọt không hạt .............................................................................. 66
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng lộc
giống quýt ngọt không hạt............................................................ 68
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm lộc giống quýt ngọt
không hạt ...................................................................................... 70
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa giống quýt
ngọt không hạt .............................................................................. 73
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành
năng suất giống quýt ngọt không hạt ........................................... 74
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng giống quýt ngọt
không hạt ...................................................................................... 74
Bảng 3.23 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của giống quýt trong
thí nghiệm ............................................................................ 75


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi (Citrus) là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến
ở nước ta cũng như các nước khu vực Châu Á như: Thái Lan, Phiippin, Ấn
Độ, Trung Quốc.... Là loại cây ăn quả có giá trị cả về dinh dưỡng và kinh tế
cao đã và đang được chú trọng phát triển. Hiện nay cây ăn quả được xem là
cây trồng quan trọng tham gia tích cực vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng
cao hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái nhất là ở các tỉnh Trung
du miền núi phia Bắc.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất
như: Nghiên cứu về sinh trưởng phát triển, đa dang nguồn ghen di truyền,

nghiên cứu gốc ghép vô tính và kỹ thuật nhân giống cam, quýt, chanh, bưởi
sạch bệnh bằng nhân giống Invitro và vi ghép....Tuy nhiên cho đến nay năng
suất và chất lượng quýt của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp hơn nhiều
so với một số nước khu vực và trên thế giới. Về chất lượng còn nhiều hạn chế
như: Nhiều hạt và mã quả chưa đẹp. Do vậy việc tạo giống cây ăn quả có múi
không hạt là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác
giống cây ăn quả có múi. Xu hướng chọn giống cam quýt trên thế giới ngoài
việc chọn tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, ổn định, chống chịu với
điều kiện môi trường, sâu bệnh thì mục tiêu còn hướng tới chọn tạo ra các
giống ít hạt hoặc không hạt. Quýt ngọt không hạt có vai trò quan trọng bởi
mùi vị và giá trị dinh dưỡng của nó. Đây là loại quả rất giàu Vitamin C, có sự
cân bằng giữa hàm lượng vitamin A và B, có hàm lượng chất khoáng như Ca,
P, sắt cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Mặc dù quýt ngọt không hạt
(Citrus unshiu Marc) đã được trồng nhiều ở một số quốc gia trên thế giới, tuy
nhiên giống quýt này ở Việt Nam mới chỉ có rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu và
đưa giống quýt ngọt không hạt này vào trồng thử nghiệm và phát triển mở
rộng là rất cần thiết cho sản xuất cây có múi nói chung và cây quýt ngọt nói
riêng từ đó sẽ bổ sung được giống quýt mới này vào tập đoàn cây có múi, góp
phần đa dạng hóa giống quýt trong tập đoàn cây có múi của nước ta.


2

Bắc Kạn tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, với tổng diện tích cam
quýt năm 2017 là 2.440 ha rất có lợi thế phát triển cây ăn quả đang được
người dân và chính quyền địa phương quan tâm Quýt là một trong những cây
trồng đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao của tỉnh Bắc Kạn trong đó tập
trung ở huyện Bạch Thông với diện tích hơn 1.200 ha. Cây quýt đang là cây
trồng chủ lực, giúp cho hàng nghìn nông hộ thoát nghèo và vươn lên làm
giàu. Tuy nhiên trong sản xuất cam quýt của người dân còn gặp nhiều khó

khăn như chất lượng giống kém, độ chua cao và chưa có giống mới không
hạt. Về kĩ thuật canh tác vẫn theo lối truyền thống. Nhằm đa dạng hóa sản
phẩm cây có múi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, thông qua
đặc tính tốt về chất lượng cũng như thời gian chín của giống có ý nghĩa trong
rải vụ nâng cao thu nhập. Bên cạnh những khó khăn về giống, trong sản xuất
cam quýt người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật trồng, chăm
sóc và thu hoạch, bảo quản. Đặc biệt là những khó khăn về kỹ thuật ngay
trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây làm cho cây con trong sinh trưởng
chậm dễ bị sâu bệnh phá hoại sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành tán, khả
năng ra hoa kết quả sau này. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số
biện pháp kỹ thuật cho giống quýt ngọt không hạt trong giai đoạn kiến thiết
cơ bản tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn".
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của giống quýt ngọt không hạt,
xác định được thuốc BVTV thích hợp trong phòng trừ sâu vẽ bùa và liều
lượng phân bón thích hợp cho giống quýt ngọt không hạt.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển giống quýt ngọt không hạt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật thích hợp trong phòng
trừ sâu vẽ bùa đến khả năng sinh trưởng phát triển giống quýt ngọt không hạt.


3

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông
Gianh đến sinh trưởng phát triển giống quýt ngọt không hạt.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những tư liệu khoa học về đặc
điểm sinh học liên quan đến giống quýt ngọt không hạt mới được trồng tại
Bắc Kạn, góp phần làm phong phú cơ cấu cây có múi cho địa phương. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong công tác
giảng dạy, nghiên cứu, học tập về cây có múi nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa trong việc đánh giá lựa chọn
được giống quýt ngọt có khả năng sinh trưởng tốt cho sản xuất, đồng thời có
được những biện pháp kỹ thuật thích hợp giúp cho cây quýt có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt ngay từ giai đoạn đầu tiên, tạo tiền đề cho sự phát triển
sản xuất quýt ở giai đoạn kinh doanh cho các vùng trồng cam quýt ở Bắc Kạn
và các khu vực trồng cam quýt khác.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây quýt là cây trồng bản địa và đã có từ lâu đời tại địa phương. Quýt
được trồng tại địa phương từ khoảng 100 đến hơn 100 năm nay. Theo thống
kê vào năm 2015, cây quýt Bắc Kạn đang được trồng tại hầu hết các huyện
với tổng diện tích khoảng 2.300 ha. Trong đó, vùng trồng tập trung là các
huyện Bạch Thông, Chợ Đồn và Ba Bể với diện tích trên 1.000 ha. Xã Quang
Thuận thuộc huyện Bạch Thông là xã có diện tích lớn nhất với khoảng 900 ha.
Đối với tỉnh Bắc Kạn, cây quýt không chỉ mang lại giá trị về kinh tế mà
còn mang giá trị và ý nghĩa xã hội rất lớn. Quýt vừa là cây xóa đói giảm
nghèo, vừa là cây làm giàu của bà con nơi đây. Mặc dù có chất lượng tốt và
được người dân nhiều vùng biết đến nhưng cơ cấu giống tại tỉnh chưa phong
phú, chất lượng hiệu quả chưa cao. Hiện nay, tại nhiều vùng trồng cam, quýt

trên địa bàn tỉnh đã có rất nhiều các giống quýt mới được nghiên cứu khảo
nghiệm trước khi đưa vào sản xuất đại trà như giống quýt đường không hạt
được khảo nghiệm, thông qua việc khảo nghiệm đánh giá giống trước khi đưa
vào sản xuất sẽ giúp cho việc đánh giá được khả năng thích ứng của giống đó
có phù hợp với vùng sinh thái không và là cơ sở cho việc nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật thích ứng cho giống đó.
Để phát huy được các đặc tính tốt của giống mới và tránh những rủi ro
do giống không thích ứng với điều kiện sinh thái tại cơ sở sản xuất thì trước
khi đưa các giống quýt mới vào trồng thử nghiệm sản xuất đại trà nhất thiết
phải tiến hành đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu
và tính thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng đó. Vì vậy, khảo nghiệm là
một trong những khâu rất quan trọng trong công tác giống góp phần tạo cho
cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao ở
giai đoạn sản xuất.


5

Sâu bệnh hại là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây quýt. Đặc biệt là ở giai đoạn kiến thiết cơ bản khả năng chống
chịu sâu bệnh của cây rất kém, trong đó đáng kể nhất là sâu vẽ bùa. Do vậy,
để giảm ảnh hưởng của sâu bệnh đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về
biện pháp phòng trừ như trồng xen cam quýt với ổi, sử dụng các loại thuốc
thích hợp trong phòng trừ sâu bệnh hại.
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bổ sung dinh
dưỡng cho cây, tạo cho cây có sức sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng
chống chịu với sâu bệnh hại. Hiện nay, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về
ảnh hưởng của phân bón gốc, phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của cây,
các kết quả nghiên cứu cho thấy cây trồng nếu được bón phân và chăm sóc tốt
sẽ tạo cho cây có sức sinh trưởng tốt chống chịu được với sâu bệnh hại tốt

hơn so với cây trồng không được chăm sóc. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá
giống và lựa chọn được biện phát kỹ thuât thích hợp cho giống quýt ngọt tại
địa phương là cần thiết.
1.2 Đặc điểm thực vật học ở cây cam quýt
1.2.1. Đặc điểm của rễ
Theo Trần Thế Tục và ctv. (1998) [14], rễ cam quýt phân bố nông, rễ bất
định phân bố tương đối rộng và dày đặc ở tầng đất mặt, ở tầng sâu 10 - 30 cm, hoạt
động mạnh thời kỳ 1 - 8 năm tuổi sau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém.
Rễ cam quýt thường mọc cạn, đa số rễ hút dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt, sự
phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất.
Rễ cam quýt thuộc rễ cọc, thời gian đầu chủ yếu là rễ cám, phát triển trên
tầng đất mặt. Loài cây làm gốc ghép có ảnh hưởng đến sự phân bố của bộ rễ như
gốc cam Ba Lá có rễ ăn cạn. Cùng một gốc ghép nhưng khi ghép các giống khác
nhau cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của rễ, cam Sunkist ghép trên gốc bưởi có bộ
rễ ăn sâu hơn cam Bố Hạ cùng ghép trên gốc bưởi.


6
1.2.2. Đặc điểm của thân
Hoàng Ngọc Thuận (1995) [15] cam quýt thuộc dạng thân gỗ, hình bán trụ,
cây trưởng thành có thể có từ 4 - 6 cành chính. Tùy theo tuổi, điều kiện sống và
phương pháp nhân giống mà cây có 7 chiều cao và hình thái khác nhau. Tán cây
hình trụ hoặc hình cầu, phân cành nhiều.
Cành cam quýt có thể có gai hoặc không có gai do gai xuất hiện khi cây còn
non nhưng khi cây lớn hoặc già thì gai có thể rụng đi. Một số loài không có gai
nhưng khi nhân giống bằng hột lại xuất hiện rất nhiều gai trên thân và cành, nhưng
càng ở cấp cành cao thì ít gai và gai ngắn. cây quýt ngọt có rất nhiều gai xanh,
cứng, đặc điểm này có thể do cây được trồng từ những cành chiết của cây gieo từ
hột. Cây trồng bằng hột có gai nhưng cây tháp có rất ít hoặc không gai (Trần
Thượng Tuấn và ctv., 1999) [19].

Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2004) [13]. Chồi ngọn hay chồi bên của thân sau một thời gian bị chết đi
hoặc không sinh trưởng nữa, các chồi bên phát triển sẽ thay thế các chồi ngọn, trục
chính nghiêng sang một bên. Chồi bên phát triển thẳng đứng như là tiếp tục sự sinh
trưởng của thân chính. Cành bên này phát triển giống thân chính và lặp lại (Hà Thị
Lệ Ánh, 2005) [1].
Hằng năm trên các cây cam quýt sinh thêm những mầm mới trên cành, tạo
lộc, từ các lộc này trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng đầy đủ
sẽ tạo ra cành mới, từ các cành này tạo ra hoa và quả (Nguyễn Hữu Đống và ctv.,
2003) [9]. Nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cam
quýt: phát lộc và sinh cành mới (Hoàng Ngọc Thuận, 1995) [15]. Quýt ngọt có thể
ra đọt rải rác quanh năm tùy tình trạng dinh dưỡng của cây và ẩm độ đất (Trần
Thượng Tuấn và ctv, 1999) [19].
1.2.3. Đặc điểm của lá
Lá cam quýt thuộc loại lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Hình
dạng và kích thước lá thay đổi tùy theo loài, bưởi có cánh lá lớn, cam ngọt có cánh
lá trung bình và thanh yên không có cánh lá. Theo Đường Hồng Dật 2000 [8]. Hình
dáng lá cam quýt rất khác nhau, có thể nhọn đuôi lá hoặc chẻ lõm, các loài quýt
thường có đuôi lá chẻ lõm xuống ở phía mút lá.


7
Theo Nguyễn Văn Luật (2006) [12] cho rằng lá cam quýt có khía răng cưa,
mặt dưới có màu xanh lợt, cuống lá có cánh nhỏ. Chiều dài lá trưởng thành khoảng
8,4 cm và chiều rộng lá khoảng 4,2 cm. Cuống lá ngắn với chiều dài trung bình 3,3
mm, cánh lá hẹp đôi khi không rõ. Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [11], lá quýt
Đường có cuống không cánh, phiến lá có nhiều túi tinh dầu dễ thấy.
1.2.4 Đặc điểm của hoa
Mỗi hoa của nhóm cam quýt biến động từ 3 - 7 cánh hoa, có màu trắng,
ngoại trừ ở loài chanh có màu tím ở phía ngoài. Hoa đơn thường chỉ có một hoa ở

đầu cành. Nhóm hoa chùm trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa và trên ngọn cành có 1
hoa, thông thường có từ 3 - 7 hoa trên một cành, một số cành hoa không có lá, một
chùm có 3 - 5 hoa. Hoa của nhóm cam quýt thuộc dạng chùm, hoa đính trên cuống
hoa. Hoa lúc trổ có chiều dài từ 1,3 - 1,5 cm, lá đài 9 có 5 lá dạng giống như cái ly
lúc chưa chín thành thục, nụ hoa có dạng tròn, phía đầu của lá đài bao quanh bộ
phận hoa bên trong và mở ra khi tràng hoa kéo dài ra. Tràng hoa có 5 cánh hoa màu
trắng luân phiên với các lá đài, cánh hoa dày, gắn xen kẽ với nhau. Nhị đực có
khoảng 20 - 40 chỉ nhị màu trắng, chúng dính nhau một phần, mỗi chỉ nhị mang
một bao phấn có 4 ngăn màu vàng, bao phấn bao quanh gần hoặc ngang với nướm
của nhụy cái. Hoa tiết ra mùi thơm qua đường khí khổng.
1.2.5. Đặc điểm của quả
Quả được tăng trưởng và phát triển từ bầu noãn, bao gồm một số tâm bì, trái
cam quýt có trên 8 tâm bì, chúng sắp xếp quanh lõi. Mối quan hệ tiến hoá, tâm bì
được xem là lá, được thay đổi theo hướng đứng dọc, bìa lá uốn cong lại thành trục
giữa, do đó sẽ thành lập múi, trong múi có hột và túi chứa nước hay con tép phát
triển. Màu sắc của vỏ trái cam quýt thay đổi tuỳ theo giống và tùy thuộc vào điều
kiện sinh thái. Có loại vỏ có màu xanh, hơi có vệt vàng như các giống trồng ở vùng
nhiệt đới điển hình là ở miền Nam nước ta. Mặt ngoài vỏ có lớp tế bào sừng và có
rất nhiều túi tinh dầu để bảo vệ. Lớp giữa vỏ ngoài và múi là lớp vỏ trắng xốp, vỏ
10 trái có thể dễ tách khỏi thịt trái như quýt, nhưng cũng có khi rất khó tách. Vỏ trái
cam quýt bao gồm phần bên ngoài có màu sắc gọi là ngoại quả bì chứa lớp cutin và
một vài tế bào nhu mô dày, phía trong của ngoại quả bì có chứa nhiều túi tinh dầu.
Trong giai đoạn đầu phát triển trái, ngoại quả bì có màu xanh đậm và chiếm từ 60 -


8
90% thể tích trái. Khi trái gần chín diệp lục tố dần dần biến mất và lục lạp chuyển
thành sắc lạp giàu thể carotene và ngoại quả bì trở nên mỏng hơn.
1.2.6. Đặc tính không hột ở quýt
Đặc tính không hột là một đặc điểm quý của trái cây nói chung và cam quýt

(Citrus) nói riêng vì đó là đặc tính mong muốn của thị trường trái tươi và ngay cả
ngành chế biến nước ép. Vì nước ép từ trái cam quýt có hột thường có mùi không
thích hợp và còn có vị đắng. Cam quýt thương mại thường có rất ít hột, trung bình ít
hơn 2 hoặc 1,5 hột/trái được xem như không hột. Quả trung bình 2,3 hột/trái được
coi là không hột. Trái cam quýt được xem là không hột khi số hột nhỏ hơn 5 hột. Ở
Mỹ trái cam được xem là không hột khi có từ 0 - 6 hột. Đặc tính không hột của cam
quýt có nhiều yếu tố chi phối và còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Hoa
cam quýt sau khi thụ tinh xong phần tiểu noãn hình thành hột và bầu noãn hình
thành trái. Bằng cách xử lý auxin ở giai đoạn trước khi thụ phấn cũng có thể tạo nên
những trái không hột. Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1999) [20], quá trình sinh trưởng
của trái được điều chỉnh bởi các hoocmon nội sinh, sự sinh trưởng của bầu noãn
mạnh mẽ khi có 22 số lượng hạt phấn rơi trên nướm nhụy càng nhiều, vì hạt phấn là
nguồn giàu auxin. Do đó, số lượng hột và sự phát triển của hột có liên quan chặt chẽ
đến hình dạng và kích thước cuối cùng của trái. Nếu loại trừ sớm hột khỏi trái thì sự
sinh trưởng của trái bị ngừng. Nhưng nếu sử dụng auxin ngoại sinh thì có thể thay
thế được hột và trái vẫn phát triển bình thường. Chính vì những lý do đó mà chỉ có
các hoa được thụ phấn, thụ tinh phát triển thành phôi và hột thì bầu noãn mới phát
triển thành trái. Vì tuy có khả năng bất dục nhưng nếu không có khả năng trinh quả
sinh thì không thể sản xuất trái không hột.

1.3. Nguồn gốc quýt ngọt không hạt
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cam quýt, song nhìn chung
nhiều tác giả cho rằng cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt có nguồn gốc từ vùng
Đông Nam Châu Á, vùng xuất xứ của giống thuộc chi Citrus bắt đầu từ
Đông Ấn Độ kéo dài sang miền Nam của Trung Quốc, qua Nhật Bản xuống
đến Châu Úc.


9


Ở Trung Quốc nghề trồng quýt đã có cách đây 3000 - 4000 năm. Từ
thời hán cam quýt đã khá phát triển, sang thời tống đã có cuốn “ Quýt lục”
của Hàn Ngạn Trực, ghi chép tỷ mỉ về phân loại, cách trồng và chế biến.
Theo Vũ Công Hậu (1996) [10], khó xác định được nguồn gốc cam
quýt vì có rất nhiều chủng loại và đó là những cây trồng lâu năm có diện tích
phân bố rộng. Các giống quýt hàng hoá có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật
Bản hoặc Đông Nam Châu Á, riêng quýt Satsuma có nguồn gốc hoàn toàn ở
Nhật Bản.
Trần Thượng Tuấn và ctv. (1999) [19] cho rằng cây quýt Đường không
biết được trồng ở đồng bằng sông Cửu Long từ bao giờ và có phải nhập từ
Thái Lan hay không, vì quýt Đường trước đây còn được gọi là quýt Xiêm do
trái lúc còn non ít chua nên người dân Chợ Lách chở cây giống đem bán gọi
là quýt Đường. Ở Thái Lan, trái quýt giống như quýt Đường của ta được ép
bán nước quả tươi ở chợ rất phổ biến.
Quýt ngọt (Citrus Unshiu Marc) có nguồn gôc từ Nhật Bản (Hanelt,
Peter và đồng nghiệp 2001). Tuy nhiên có ý kiến cho rằng loại quả này có
nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng cách đây 2400 năm. Các giống quýt
ngọt Ôn Châu ở Trung Quốc hiện nay đều có nguồn gốc từ Nhật Bản, cụ thể
là vào năm 1916, một số giống cây này đã được du nhập vào tỉnh Ôn Châu.
Các giống quýt ngọt ấy cùng với những giống cây mới phát triển từ nó đã trở
thành loại cây ăn quả chủ lực trong các vườn cây trái Ôn Châu.
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới và trong nước
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới.
Ngày nay các giống quýt nói riêng, cây có múi nói chung là những loài
cây phân bố rất rộng, gần như có mặt hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy
theo điều kiên tự nhiên. Từ bảng số liệu cho thấy tình hình sản xuất quýt trên
thế giới trong những năm gần đây có xu hướng tăng cả diện tích, năng suất và
sản lượng.



10

Bảng 1. 1 Tình hình sản xuất quýt trên thế giới
Châu
Phi

Các châu lục trên thế giới
Châu
Châu Châu Đại Thế giới
Châu Á
Mỹ
Âu
Dương

2012

1.30,1

2.08,3

1.789,3

165,2

4,7

2.297,6

Diện tích


2013

1.33,2

208,9

1876,7

164,1

4,8

2.387,7

(nghìn

2014

135,3

229,2

1916,2

164,2

5,2

2.450,2


ha)

2015

141,7

234,3

1.912,8

246,5

5,2

2.540,5

2016

143,8

239,2

2005,9

214,4

5,8

2.609,1


2012

17,3

16,3

10,6

17,7

19,6

12,1

Năng

2013

15,9

16,2

10,7

19,0

20,5

12,1


suất

2014

19,7

16,2

10,8

20,1

20,5

12,4

(tấn/ha)

2015

18,1

16,5

11,3

18,9

20,9


12,9

2016

18,4

16,5

11,0

18,1

22,3

12,5

2012 2.252,4

3.397,5

19.099,1

2.928,1

92,2

27.769,3

2013 2.120,3


3.384,6

20.118,2

3.121,4

98,2

28.842,7

2014 2.673,9

3.730,7

20.731,4

3.308,3

107,6

30.552,0

2015 2.570,6

3.889,0

21.732,8

4.667,6


108,6

32.968,6

2016 2.661,1

3.953,9

22.163,7

3.885,0

128,8

32.792,5

Chỉ tiêu

Sản
lượng
(nghìn
tấn)

Năm

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics - năm 2018 [22].

Năm 2012 diện tích quýt toàn thế giới là 2.297,6 (nghìn ha), năng suất
trung bình đạt 12,1 (tấn/ha) và sản lượng đạt 27.769,3 (nghìn tấn). Đến năm

2016 các chỉ tiêu đều tăng với diện tích là 2.609,1 (nghìn ha) tăng lên 11,9%,
năng suất đạt 12,5 (tấn /ha) tăng lên 3,3% và sản lượng đạt 32.792,5 (nghìn
tấn) tăng lên 15,3%. So sánh về tình hình sản xuất cam quýt của 5 châu lục
vào năm 2016 có thể sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Châu Đại
Dương (22,3 tấn/ha) > Châu Phi (18,4 tấn/ha) > Châu Âu (18,1 tấn/ha) >
Châu Mỹ (16,5 tấn/ha) > Châu Á (11 tấn/ha).


11

Vùng châu Mỹ: Các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa,
Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành
muộn hơn so với vùng khác, nhưng do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu
cầu đòi hỏi của nên công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây
phát triển mạnh. Nhưng nhìn chung trong khoảng thời gian từ năm 2012-2016
chỉ có sản lượng là tăng lên đáng kể còn năng suất và diện tích cũng tăng
nhưng vẫn ở mức độ chậm.
Bảng 1. 2 Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng Châu Á
2011

2012

2013

Vùng lãnh

Diện tích

Năng


Diện tích

Năng

Diện tích

Năng

thổ

(nghìn ha)

suất

(nghìn

suất

(nghìn

suất

(tấn/ha)

ha)

(tấn/ha)

ha)


(tấn/ha)

Trung Quốc

545,90

12,58

565,60

12,83

576,00

12,97

Ấn Độ

481,00

9,50

490,80

8,88

643,40

10,13


Pa-ki-xtan

136,15

10,19

136,00

11,05

136,80

11,00

I-ran

61,23

23,07

93,50

13,74

69,24

17,22

Thổ Nhĩ Kì


43,16

40,09

45,73

36,32

54,76

32,53

Thái Lan

22,00

19,32

22,00

20,45

22,00

20,91

Việt Nam

43,70


12,16

42,76

12,18

43,38

12,26

Nhật Bản

4,12

13,11

4,00

13,25

3,82

12,48

In-đô-nê-xi-a

51,69

35,19


51,79

31,12

45,00

31,36

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2016 [22].
Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2011 có 545,90
nghìn ha năng suất đạt 12,58 tấn/ha, năm 2013 diện tích là 576,00 nghìn ha,
năng suất đạt 12,97 tạ/ha. Năm 2011 đứng thứ 2 là Ấn Độ có 481,00 nghìn ha,
năng suất đạt 9,50 tấn/ha, tuy nhiên dến năm 2013 Ấn Độ lại có diện tích cao
nhất là 634,40 nhìn ha năng xuất đạt 12,97 tấn/ha. Về năng suất bình quân ở
Thổ Nhĩ Kì đạt cao nhất năm 2011 là 40,09 tấn/ha.


12

1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trong nước
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở các vùng năm 2014
STT
1
2
3

Vùng trồng
Đồng bằng sông Hồng
Vùng Trung du và miền
núi phía Bắc

Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung

Diện tích
Diện tích
trồng
Năng suất Sản lượng
thu hoạch
(nghìn
(nghìn ha) (nghìn tấn)
(nghìn ha)
ha)

5,4

4,8

117,9

59,8

15,7

9,3

52,9

75,3

8,1


5,3

102,4

48,9

4

Tây Nguyên

1,0

0,6

55,7

4,5

5

Đông Nam Bộ

6,2

4,5

128,1

51,6


6

Đồng bằng sông Cửu Long

39,2

33,8

141,2

496,0

Cả nước

75,6

58,3

118,6

736,1

Nguồn: Tổng cục thống kê - Source: General Statistics Office [29]
Cam quýt được trồng phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất
nước và là trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có múi, cùng
với sự phân hoá của độ cao địa hình tạo nên những tiểu vùng sinh thái đa
dạng, có thể phát triển được nhiều giống cây ăn quả có múi đặc sản. Ở Việt
Nam, quýt được trồng nhiều tại các tỉnh, thành phố như Cần Thơ, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đồng Nai, Hòa Bình, Nghệ An và

Lạng Sơn, Trung và ctv. Ở ĐBSCL, quýt Đường là một trong những giống
quýt có chất lượng ngon, nổi tiếng của vùng, với tổng diện tích khoảng 9.640
ha, chiếm 20 - 30% diện tích cam quýt, được trồng tập trung tại Lai Vung Đồng Tháp, Phụng Hiệp - Hậu Giang, Trà Ôn - Vĩnh Long, Cái Bè - Tiền
Giang, Càng Long - Trà Vinh và rải rác một số tỉnh khác.
Số liệu bảng 1.3 cho thấy diện tích lớn nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu
Long chiếm 51,85% so với cả nước, vùng có diện tích thấp nhất là Tây Nguyên


13

1,32%. Như vậy có thể thấy diện tích phân bố cam quýt ở nước ta chưa được
đồng đều giữa vùng đứng đầu và vùng cuối có cách biệt rất lớn khi mà diện tích
cam quýt ở Tây Nguyên chỉ bằng 2,55% so với đồng bằng sông Cửu Long.
Trồng cam quýt nhanh cho thu hoạch quả, lãi suất cao hơn nhiều loại cây
ăn quả khác. ở nước ta, 1 ha cam quýt ở thời kỳ 8 năm tuổi, năng suất trung
bình 16 tấn lãi thuần đạt được khoảng 10 - 12 triệu đồng/năm. Nếu thâm canh
đạt năng suất 20 tấn/ha và lãi xuất có thể là 20 - 25 triệu đồng/ha/năm. Cây
cam quýt có thể sống và cho thu hoạch quả trong vòng 25 - 30 năm. Đất tốt,
điều kiện thâm canh cao, khí hậu thích hợp thì tuổi thọ của cây cam có thể
kéo dài 50 - 100 năm. Bình quân tiêu thụ quả có múi trên đầu người mỗi năm
ở nước ta còn rất thấp, chỉ đạt khoảng hơn 7,0 kg/người/ năm, quá thấp so với
tiêu thụ bình quân khoảng 17-18 kg/ người/ năm trên thế giới và trên 40
kg/người ở Tây Âu và Bắc Mỹ (FAO, 2006). Cùng với nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, nhu cầu tiêu thụ quả có múi cung chưa đủ cầu, hàng năm nước
ta phải nhập một lượng quả có múi từ Trung Quốc và một số nước khác.
Các vùng trồng cây ăn quả có múi lớn của nước ta đã hình thành như
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Phủ Quỳ - Nghệ An, vùng cam
Cao Phong - Hoà Bình, vùng cam Tuyên Quang và Hà Giang. Vùng núi và
cao nguyên Bắc Bộ, ở miền Bắc nước ta có thể thích hợp với trồng nhiều
giống cây ăn quả có múi chất lượng cao, không hạt, ít hạt như Valencia,

Navel, Satsuma và Clementine. So sánh tổng lượng nhiệt năm ở các vùng
trong nước với các vùng trồng cây có múi chính trên thế giới kết hợp với
tính toán nhu cầu về nhiệt của các giống ta thấy hầu hết các tỉnh miền núi
phía Bắc như vùng núi và Trung du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà
Giang, Yên Bái, Tuyên Quang và các vùng núi cao ở Mộc Châu, Pleiku, Đà
Lạt... có những điều kiện nhiệt độ tương tự như các vùng trồng cam nổi
tiếng trên thế giới như Florida, Arizona (Mỹ), Rio de Janeiro, Sao Paulo
(Braxin)... Vùng núi cao của ta có nhiệt độ thấp vào mùa đông, đủ kích thích


14

cây ra hoa, đồng thời không quá thấp gây chết cây như vùng ôn đới. Mùa hè
ở đây lại ấm áp, mưa nhiều, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn thuận lợi cho
cây sinh trưởng và phát triển. Mùa thu-đông nhiệt độ thấp tạo ra chất lượng
quả và màu sắc quả đẹp.
* Vùng Đồng bằng sông cửu long: Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng có vị trí từ 9o15’ đến 10o30’ vĩ độ Bắc, địa hình rất
bằng phẳng, có độ cao từ 3 -5m so với mặt biển. Các yếu tố khí hậu như ánh
sáng, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm ở vùng này rất thích hợp cho việc phát triển
sản xuất cây có múi. Cam ở Nam Bộ thường là loại trái lớn, hương vị thơm
ngon, vượt xa các loại cam mang từ Trung Quốc vào cùng mùa. Các giống
được ưa chuộng và trồng nhiều ở khu vực này là cam sành, cam mật, quýt
hồng, quýt siêm, quýt đường, bưởi Năm roi. Do có điều kiện khí hậu thích
hợp nên năng suất của các giống kể trên tương đối cao (Gurdwer Haicnic
USA, 1967).[17]
* Vùng khu 4 cũ: Gồm các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh trải dài
từ 18o đến 20o30’ vĩ độ Bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là Phủ QuỳNghệ An. Các giống cam quýt ở khu vực này có khả năng sinh trưởng tốt và
năng suất luôn ổn định, trong đó giống Sunkiss và Xã Đoài là những giống có
ưu thế về tiềm năng năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh.

* Vùng miền núi phía Bắc: Đây là nơi có tập đoàn cam quýt đa dạng do
có địa hình sinh thái phong phú. Các tỉnh có diện tích trồng cam lớn ở vùng
này gồm Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kan, Cao Bằng,
Lạng Sơn. Tại đây, cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất.
Trong đó huyện Bắc Quang - Hà Giang là một vùng sản xuất cam quýt lớn
của miền Bắc có thể hình thành nên vùng trồng cam xuất khẩu, với giống cam
sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp cung cấp một lượng cam lớn cho miền bắc
vào dịp tết cổ truyền và sau tết.


×