Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài đài loan trồng tại yên châu, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.11 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH XUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG XOÀI ĐÀI LOAN
TRỒNG TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH XUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG XOÀI ĐÀI LOAN
TRỒNG TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO THANH VÂN


THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

NGUYỄN THANH XUÂN


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đào Thanh Vân đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài cũng như
trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên; Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Phòng
Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm Khí tượng - Thủy văn, huyện Yên Châu,
tỉnh Sơn La, Hộ gia đình mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài tại xã Chiềng Hặc,
huyện Yên Châu đã nhiệt tình giúp tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện luận văn này.
Tác giả


Nguyễn Thanh Xuân


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 1
3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài.................................................................... 3
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài ................................ 5
1.2.1. Những thuận lợi cơ bản ................................................................................. 5
1.2.2. Những hạn chế cần khắc phục ...................................................................... 5
1.2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả sản xuất trong trồng xoài tại Yên Châu ........................................................... 6
1.3. Những nét chung về tài nguyên cây xoài ............................................................. 6
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố cây xoài trên thế giới.................................................... 6
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học của cây xoài .................................................................. 7
1.3.3. Một số giống xoài chính trồng ở Việt Nam ...................................................... 9
1.3.4. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cây xoài .............................................................................................................. 11
1.3.5. Nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài ................................................................... 13

1.3.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới............................................. 14
1.3.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại Việt Nam ........................................... 18
1.3.8. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại Sơn La, Yên Châu ............................. 20


iv
1.4. Tình hình nghiên cứu xoài trên thế giới ............................................................. 22
1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu cây xoài trên thế giới ........................................... 22
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá, bao
quả đối với xoài ......................................................................................................... 24
1.5. Tình hình nghiên cứu cây xoài ở Việt Nam ....................................................... 26
1.5.1. Một số kết quả nghiên cứu về bảo vệ thực vật đối với xoài ........................... 26
1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón và phân bón qua lá đối với xoài ...... 29
1.5.3. Một số kết quả nghiên cứu về bao quả đối với xoài ....................................... 31
1.6. Tình hình nghiên cứu cây xoài tại Yên Châu..................................................... 33
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 35
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 35
2.1.3. Về vật liệu nghiên cứu gồm ............................................................................ 35
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 36
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................... 40
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 44
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ở thời kỳ
hoa nở đối với xoài Đài Loan tại Yên Châu, tỉnh Sơn La......................................... 44
3.1.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến bệnh phấn trắng, thán
thư ở thời kỳ hoa nở trên cây xoài Đài Loan ............................................................ 44
3.1.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến động thái rụng quả của
cây xoài Đài Loan ..................................................................................................... 46

3.1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến động thái tăng trưởng
đường kính quả, một số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả ..................................... 47
3.1.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống xoài Đài Loan ............................................................ 48
3.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc trừ nấm trên cây xoài
Đài Loan trồng tại Yên Châu .................................................................................... 49


v
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất, chất
lượng xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu .................................................................. 50
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái rụng quả của cây
xoài Đài Loan ............................................................................................................ 50
3.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chỉ tiêu đường kính quả,
một số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả................................................................. 51
3.2.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến tình hình sâu bệnh hại trên
cây xoài Đài Loan ..................................................................................................... 52
3.2.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất giống xoài Đài Loan................................................... 53
3.2.5. Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá đến chất lượng xoài Đài
Loan trồng tại Yên Châu ........................................................................................... 54
3.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá trên cây xoài
Đài Loan trồng tại Yên Châu .................................................................................... 54
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bao quả đến mẫu mã, năng suất và
chất lượng xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu .......................................................... 55
3.3.1. Ảnh hưởng của việc bọc quả đến động thái rụng quả của cây xoài Đài
Loan trồng tại Yên Châu ........................................................................................... 55
3.3.2. Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến chỉ tiêu đường kính quả, một số
chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả ............................................................................ 56
3.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến tình hình sâu, bệnh hại chính trên

quả xoài Đài Loan ..................................................................................................... 57
3.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất xoài Đài Loan ............................................................................................ 60
3.3.5. Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến chất lượng, mẫu mã quả xoài Đài
Loan trồng tại Yên Châu ........................................................................................... 61
3.3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng túi bọc quả trên cây xoài Đài
Loan trồng tại Yên Châu ........................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CC

:

Chiều cao

CT

:


Công thức

CV

:

Coefficient of variation - Hệ số biến động

ĐK

:

Đường kính

ĐBSCL

:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

FAO

:

Food and Agriculture Organization of the United Nations
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GAP


:

Good Agricultural Practices - Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt

IPGRI

:

International Plant Genetic Resources Institute - Viện Tài
nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế

LSD

:

Least significant difference - Chênh lệch nhỏ nhất

NSTB/C

:

Năng suất trung bình trên 1 cây

NN&PTNT :

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN


:

Quy chuẩn Việt Nam

R1

:

Đường kính R1

R2

:

Đường kính R2

TB

:

Trung bình

TE

:

Trace elements - Các nguyên tố trung, vi lượng

TLPAD


:

Tỉ lệ phần ăn được

TLR

:

Tỉ lệ rụng

TT

:

Thứ tự

EU

:

European Union - Liên minh Châu Âu

UBND

:

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Diện tích, năng suất, sản lượng khu vực trồng xoài trên thế giới
năm 2016 ........................................................................................... 15

Bảng 1.2:

10 nước đứng đầu về sản xuất xoài trên thế giới năm 2014 - 2016 ........ 16

Bảng 1.3:

Diện tích và sản lượng xoài của Việt Nam 2011 - 2014 ................... 18

Bảng 1.4:

Tình hình sản xuất xoài tại một số xã của huyện Yên Châu
năm 2017 .......................................................................................... 21

Bảng 1.5.

Một số loại túi bọc quả dùng trong nông nghiệp .............................. 32

Bảng 3.1.

Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến tỷ lệ bệnh phấn trắng ở thời
kỳ hoa nở đối với xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ....................... 44

Bảng 3.2.


Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến tỷ lệ bệnh thán thư ở thời kỳ
hoa nở đối với xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ............................ 45

Bảng 3.3:

Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến động thái rụng quả của xoài
Đài Loan trồng tại Yên Châu ............................................................ 46

Bảng 3.4:

Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến một số chỉ tiêu của quả xoài
Đài Loan trồng tại Yên Châu ............................................................ 47

Bảng 3.5:

Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến các yếu tố cấu
thành năng suất của xoài Đài Loan ................................................... 48

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến chất lượng quả
xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu .................................................... 49

Bảng 3.7:

Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến hiệu quả kinh
tế trong sản xuất xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ........................ 49

Bảng 3.8.


Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá đến động thái rụng
quả của xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ....................................... 51

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá đến một số chỉ tiêu
của quả xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ....................................... 51

Bảng 3.10

Ảnh hưởng của phân bón lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
trên cây xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ...................................... 52


viii
Bảng 3.11.

Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón qua lá đến các yếu tố
cấu thành năng suất của xoài Đài Loan ............................................ 53

Bảng 3.12:

Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến chất lượng quả xoài
Đài Loan ............................................................................................ 54

Bảng 3.13:

Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ............................ 55


Bảng 3.14:

Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến động thái rụng quả của
cây xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu.............................................. 56

Bảng 3.15:

Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến đường kính quả, một
số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả xoài Đài Loan ........................ 57

Bảng 3.16:

Mức độ nhiễm bệnh hại trên cây xoài Đài Loan khi sử dụng túi
bọc quả .............................................................................................. 58

Bảng 3.17:

Mức độ nhiễm sâu hại trên xoài Đài Loan khi sử dụng túi
bọc quả ................................................................................... 59

Bảng 3.18:

Ảnh hưởng của việc bọc quả đến các yếu tố cấu thành năng
suất của xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ...................................... 60

Bảng 3.19:

Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến chất lượng, mẫu mã quả
xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu .................................................... 61


Bảng 3.20:

Ảnh hưởng của việc bọc quả đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu ............................................ 62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây xoài (Mangifera indica L.) thuộc chi Mangifera, họ Anacardiaceae (đào
lộn hột), loài M. indica, là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, có đặc điểm
thích nghi rộng, sinh trưởng nhanh, quả đẹp, giá trị dinh dưỡng cao... nên được
trồng tại nhiều nước thuộc khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới với diện tích khoảng
hơn 5,4 triệu ha (FAOSTAT, 2018)[44], xét về sản lượng thì có 3 khu vực sản xuất
xoài tập trung là châu Á, châu Mỹ, châu Phi.
Cây xoài được trồng ở nước ta từ rất lâu đời và Việt Nam là nước nằm trong
bản đồ phân bố cây xoài trên thế giới. Tại miền Bắc, xoài chỉ chiếm 10% so với cả
nước, phần lớn ở các vùng miền núi và trung du. Tỉnh có diện tích xoài lớn nhất
miền Bắc là Sơn La, trong đó huyện trồng xoài tập trung là Yên Châu.
Đã có một số tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất đối với cây xoài,
tuy nhiên việc sản xuất xoài ở miền Bắc Việt Nam còn một số yếu tố hạn chế: Xoài
được trồng từ nhiều năm nay, ra rất nhiều hoa nhưng không đậu quả hoặc đậu ít,
hiệu quả kinh tế thấp. Xoài được trồng theo phương thức quảng canh là chủ yếu,
không theo quy trình kỹ thuật, tán cao, cành rậm rạp, sâu bệnh phát triển, năng suất
thấp, không ổn định, đặc biệt là bọ cánh cứng đục quả xoài xuất hiện từ năm 2012
về đây đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm quả xoài Yên Châu, cần
phải cải tạo toàn bộ số diện tích này.
Việc đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện
địa phương bên cạnh giống xoài bản địa là cần thiết. Giống xoài Đài Loan là giống

có tiềm năng năng suất cao, quả có chất lượng tốt, tỉ lệ phần ăn được nhiều, mã quả
hấp dẫn, thích hợp cho ăn tươi. Tuy nhiên xoài Đài Loan cũng gặp những khó khăn
như nấm bệnh phấn trắng, thán thư, vấn đề về dinh dưỡng, sâu bệnh hại đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng, mẫu mã quả, nhưng cho đến nay chưa
có bất kỳ đề tài nghiên cứu nào về vấn đề này đối với giống xoài Đài Loan trồng tại
Yên Châu. Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi đề xuất đề tài: ‘‘Nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được loại thuốc trừ nấm, phân bón lá, túi bọc quả thích hợp đến
năng suất, chất lượng xoài Đài Loan trồng tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.


2
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ở thời kỳ hoa
nở của xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và chất lượng
xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bao quả đến năng suất và chất lượng xoài Đài
Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về thử
nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón qua lá và túi bao quả đối với
giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây xoài ở nước
ta. Là cơ sở khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật hiệu quả áp dụng trong thực tế sản
xuất cho người dân.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác xây dựng, định
hướng, quy hoạch, quản lý, chỉ đạo sản xuất cây ăn quả trên đất dốc trong đó có cây
xoài đạt hiệu quả hơn trong điều kiện đặc thù của địa phương cũng như các vùng có
điều kiện tương tự.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất
xoài tại Yên Châu sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế
cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài
Cây xoài (Mangifera indica L.) là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao,
được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước trong khu vực nhiệt đới và á
nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Indonesia vv... Cách đây không
lâu người ta gọi xoài là “vua các quả“, cây xoài không những được trồng để lấy quả,
lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây cảnh và cây che phủ đất chống xói mòn mà trong quả
xoài chín còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100 g phần ăn được có 86,1% nước,
0,6% protein, lipit 0,1%, chất khoáng 0,3%, 1,1% xơ, hydrat cacbon 11,8%, Ca 0,01%,
lân 0,02%, Cu 0,03%, năng lượng 50 calo/100g, caroten (vitamin A) 4800 đơn vị quốc
tế (I.U), vitamin B1 40 mg/100 gam, vitamin PP 0,3 mg/100 gam, vitamin B2 50
mg/100 gam, vitamin C 13 mg/100 gam (Singh 1979), Theo Jain (1961) (Trích theo
Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 2004)[20] trong quả xoài có các loại đường như
saccaroza, glucoza, fructoza và maltoza. Ngoài ăn quả tươi, xoài còn có thể chế biến
thành nhiều mặt hàng có giá trị như chế biến đồ hộp, làm mứt, nước giải khát, cho lên
men làm rượu, làm giấm... nhân hạt xoài có thể dùng làm thuốc sát trùng, hoa dùng làm
thuốc và là nguồn mật rất tốt (Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 2004)[20].
Cây xoài dễ trồng, tuổi thọ cao, phạm vi thích nghi sinh thái rộng. Ở Việt Nam cây
xoài có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều vùng miền có giống xoài đặc

sản như: xoài Yên Châu - tỉnh Sơn La, xoài Cát Hòa Lộc huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang,
xoài Cát Chu huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, xoài Yên Minh - tỉnh Hà Giang...
Với mục đích chuyển một phần diện tích đất trồng cây hàng năm sang trồng
một số loại cây ăn quả từng bước quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả theo hướng
sản xuất an toàn, tập trung, chuyên canh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã xây dựng
và ban hành kế hoạch: Phát triển cây ăn quả giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch tái cơ
cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triến bền vững đến
năm 2020. Từ đó mà diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và
huyện Yên Châu nói riêng không ngừng tăng lên qua các năm, trong đó diện tích
xoài Đài Loan được trồng mới và ghép cải tạo rất nhiều.


4
Xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu thường ra hoa vào thời điểm mưa phùn,
độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, gây rụng hoa,
làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã quả. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
phòng trừ nấm bệnh cho xoài sẽ chủ động ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của
nấm bệnh, đồng thời kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm
bệnh sẽ góp phần đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc, giúp người dân có sự lựa
chọn đúng đắn và hiệu quả trong sản xuất xoài.
Phân bón lá là loại phân hóa học dạng bột hay nước chứa nhiều chất dinh
dưỡng khi sử dụng pha với nước phun trực tiếp lên lá cây hay thân cây. Khi bón qua
lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá.
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới
95%, trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45 - 50 % chất dinh dưỡng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các yếu tố đa lượng như
đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg... các
nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi
trường đất thường thiếu hoặc không có. Ngoài ra trong thành phần của phân bón lá
còn tăng cường chất điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, chất

kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, giảm hiện tượng rụng quả non, quả
to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh.
Sử dụng bao quả ngoài tránh được sự va chạm cơ học do gió gây ra, làm giảm sự
xâm nhập của nấm và vi khuẩn qua vết thương còn ngăn không cho sâu bệnh phá hại
nhất là ruồi đục quả do đó mà giảm đáng kể việc sử dụng thuốc BVTV làm cho sản
phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, kéo dài thời gian bảo quản từ 3 - 5 ngày so với bình
thường, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bao quả còn đem lại
những lợi ích xã hội góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật, an toàn đối với sức khỏe của cộng đồng. Tạo tiền đề cho sản xuất xoài theo hướng
Global GAP và xuất khẩu cho các thị trường có tiêu chuẩn khắt khe trong tương lai.
Như vậy, để có được sản phẩm xoài Đài Loan năng suất cao, chất lượng tốt
chúng ta cũng cần phải có những nghiên cứu cụ thể về sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón lá, túi bao quả cho giống xoài Đài Loan.


5
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài
1.2.1. Những thuận lợi cơ bản
- Tài nguyên khí hậu, đất đai của huyện đa dạng, phong phú. Huyện
Yên Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chia thành 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, thường có rét đậm kéo dài, nhiệt độ trung
bình năm là 230 C. Độ ẩm trung bình 78,2%, tổng số giờ nắng 1986 giờ/năm,
lượng bốc hơi bình quân 1.086% mm/năm, lượng mưa bình quân 1.444
mm/năm. Đất đai gồm nhiều loại đất Feralit. Đây là những điều kiện thuận lợi
cho cây xoài sinh trưởng, phát triển.
- Người dân huyện Yên Châu có kinh nghiệm trong sản xuất cây ăn quả
vùng gò đồi. Xoài là cây trồng có khả năng sinh trưởng mạnh, được người dân
quan tâm trong việc tìm kiếm giống mới và biện pháp kỹ thuật để ghép cải tạo
phát triển cây ăn quả có giá trị cao trên đất đốc theo nhu cầu của thị trường.
- Các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất đang ngày càng được hoàn

thiện, thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
(tam giác phát triển và thị trường các tỉnh phía nam Trung Quốc)
- Phát triển xoài trên đất dốc góp phần bảo vệ tài nguyên đất, chống xói
mòn, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa
bàn đang nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tổ chức triển khai có
hiệu quả như: Tổ chức các hội thảo thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng
lợi thế của vùng; Hội nghị xúc tiến đầu tư các tỉnh Tây Bắc; Tổ chức hội chợ
nông nghiệp hàng năm trong tỉnh.
1.2.2. Những hạn chế cần khắc phục
- Hoạt động sản xuất cây ăn quả của người dân còn diễn ra manh mún,
nhỏ lẻ phân tán, khả năng đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới hạn chế. Việc trồng mới, ghép các giống xoài còn mang tính tự
phát, thực hiện trên mô hình là chủ yếu, diện tích trồng xoài sản xuất theo
hướng an toàn chưa nhiều, diện tích trồng xoài được cấp có thẩm quyền công
nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các
tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong tổng
diện tích trồng cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng.


6
- Việc thiết lập mối liên kết tiêu thụ sản phẩm quả xoài thông qua hợp đồng
với các doanh nghiệp, hợp tác còn nhiều hạn chế; các kênh tiêu thụ chủ yếu thông
qua tư thương, mạng lưới tiêu thụ còn mang tính tự phát, hệ thống vận chuyển,
phân loại, đóng gói, tiêu thụ và tiếp thị mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế.
1.2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
sản xuất trong trồng xoài tại Yên Châu
- Việc tham khảo và áp dụng kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
nâng cao năng suất, chất lượng xoài trồng tại Yên Châu sẽ góp phần tăng khả năng
ra hoa, đậu quả, hạn chế sâu bệnh đặc biệt khi thời tiết có mưa phùn, ẩm độ không

khí cao. Cùng với các biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh mang tính tổng hợp
trong thời kỳ xoài ra hoa, đậu quả và quả lớn thì cần mở rộng diện tích, nâng cao
năng suất, chất lượng thì mới thực sự đem lại hiệu quả.
- Cần tăng cường công tác xây dựng mối liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà
khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) nhằm tăng năng suất, chất lượng
xoài, từ đó gia tăng giá trị kinh tế trong sản xuất.
1.3. Những nét chung về tài nguyên cây xoài
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố cây xoài trên thế giới
- Nguồn gốc: Xoài là một trong những loại cây ăn quả được trồng từ rất
lâu đời trên trái đất, cách đây khoảng 4.000 năm (De.Candoile, 1904) (trích theo
Majumder, 1990)[29], Lim và Khoo (1985)[28], cho rằng, cây xoài được trồng ở Ấn
Độ cách đây khoảng 6000 năm. Trong khi đó Bondad (1989)[25] lại khẳng định,
nguồn gốc của cây xoài có liên quan đến 3 vùng lớn đó là Ấn Độ, Ấn Độ - Myanma
và Đông Nam Á.
Vùng Ấn Độ: Được xem là nguồn gốc chính của cây xoài vì ở Ấn Độ cây
xoài được ghi lại từ những năm 2000 trước công nguyên (Singh, 1959).
Vùng Ấn Độ - Myanma: Được xem là quê hương của cây xoài vì có nhiều
giống xoài hoang dại và xoài trồng (De Candolle, 1904) (trích theo Majumder và
Sharma, 1990)[29].
Vùng Đông Nam Á: Những căn cứ chính để nhiều tác giả đưa vấn đề này ra
là: trong chi Mangifera có tới 41 loài xuất hiện rải rác ở các nước vùng Đông Nam
Á, trong đó xoài được trồng rộng rãi nhất (Vũ Công Hậu, 2000)[10]


7
- Phân bố xoài trên thế giới: Vùng phân bố chính cây xoài trên thế giới nằm
trong phạm vi vĩ độ từ 23o30’ Bắc đến 23 o30’ Nam (Singh, 1959) với 87 nước
trồng xoài (Bondad,1989)[25].
Những vùng xoài được trồng tập trung, có diện tích và sản lượng lớn là: Ấn
Độ, Đông Nam châu Á, Đông Bắc của Ôxtrâylia,... (Vũ Công Hậu, 2000) [10],

(Trần Thế Tục, 2004)[20].
Ở châu Á xoài được trồng nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanca,
Myanma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào, Đài Loan,
Philippin và Indonesia (Singh, 1959). Ở châu Phi, xoài được người Ả Rập đưa vào
từ thế kỷ thứ 10, đến thế kỷ 19 thì được trồng ở nhiều nước. Ở châu Mỹ xoài được
nhập vào từ thế kỷ thứ 16 - 17, được trồng nhiều ở Florida (Mỹ), Mêhicô...
(Bondad, 1989)[25].
Ở Việt Nam, cây xoài đã được trồng từ rất lâu nhưng không biết là từ khi nào
và các giống xoài có nguồn gốc từ đâu, duy chỉ có Popenoe (1920)[36] cho biết,
giống xoài Cambodiana được trồng đầu tiên ở Miami và Florida là giống có nguồn
gốc từ cây xoài gieo hạt mang đến từ Sài Gòn (Việt Nam) năm 1902. Tại Việt Nam
người ta cũng đã tìm được một số cây dại cùng loài với cây trồng như Mắc Chai,
cây quéo M. Langenifera.
Xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Định
trở vào nhiều nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp (trên
9.000 ha, sản lượng 105,2 nghìn tấn) (2014), Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ....
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học của cây xoài
Xoài là cây thường xanh có thân lá cao lớn tới 10 - 20 m. Tán cây to nhỏ, cao
thấp, tuổi thọ ngắn dài còn phụ thuộc vào giống, phương pháp nhân giống và điều
kiện trồng trọt: trồng cây thực sinh, ở nơi đất tốt thì thân tán thường lớn và tuổi thọ
cao hơn nhiều so với cây chiết, cây giâm cành (Trần Như Ý và cs, 2000)[22].
Rễ: xoài là cây ăn quả lâu năm, rễ ăn sâu. Bộ rễ bao gồm rễ cọc, rễ ngang
và rễ tơ. Sự phân bố rễ phụ thuộc vào giống, hình thức nhân giống và tình hình
đất đai. Rễ xoài về cơ bản hoạt động quanh năm ngay cả vùng nhiệt đới chỉ cần
đất không quá khô.


8
Thân cành: với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới và á nhiệt đới hàng năm
xoài bắt đầu sinh trưởng từ tháng 2 - 3 đến tháng 11 - 12 thì ngừng sinh trưởng,

trong thời gian đó có thể ra nhiều đợt lộc Xuân (tháng 2 - 4), lộc Hè (tháng 5 - 6),
lộc Thu (tháng 8 - 10) và lộc Đông (tháng 11 - 12), cây non, ở nơi đất tốt có thể ra
nhiều đợt lộc hơn (Trần Như Ý và cs, 2000)[22].
Lá: lá xoài thuộc loại lá đơn, mọc so le, tập trung trên ngọn cành, phía gốc
cành thường ít lá hơn. Với đặc điểm lá nguyên, cứng mặt lá láng bóng, mép lá
phẳng hoặc hơi lượn sóng tùy giống. Lá xoài có chiều dài 10 - 15 cm, rộng 8 - 12
cm, khi mới ra có màu xanh nhạt, màu hồng, màu tím hoặc màu nâu sau đó lá dần
chuyển sang màu xanh nhạt cho đến xanh sẫm. Màu sắc lá non và hình dạng lá là
đặc điểm khác nhau của giống.
Hoa: xoài ra hoa thành chùm ở ngọn cành, chùm hoa to, dài khoảng 20 - 40
cm, có tới 200 - 400 hoa, nhưng cũng có trường hợp ra thành những chùm nhỏ xen
với lá ở ngọn cành. Chùm hoa của xoài có 2 loại: chùm hoa có mang lá và chùm
hoa không mang lá. Hoa xoài có kích thước nhỏ 6 - 8 mm, có mùi thơm, có mật nên
thường hấp dẫn được nhiều côn trùng. Xoài có hoa đực và hoa lưỡng tính phân bố
lẫn lộn trên cùng một cây.
Quả và hạt: xoài thuộc loại quả mọng, ngoài có vỏ mỏng, có độ dai, vỏ quả
màu xanh, xanh vàng hoặc xanh lam, phía quả về phía mặt trời thường có màu hồng
phấn hoặc màu hồng tím, khi chín thường quả chuyển sang màu vàng, cũng có
giống toàn bộ quả có màu hồng hoặc màu hồng tím. Thời gian phát triển của quả
tùy thuộc vào giống (thường kéo dài từ 2 - 4 tháng kể từ khi thụ tinh đến khi quả
chín). Ở Việt Nam phần lớn các giống xoài đều thuộc nhóm giống chín trung bình
có thời gian phát triển của quả từ 3 - 3,5 tháng. Quả xoài có nhiều hình dạng với
khối lượng và kích thước khác nhau.
Hạt xoài bên ngoài có lớp vỏ mỏng, bên trong có phôi. Hạt xoài có thể đơn
phôi hoặc đa phôi tùy giống. Các hạt đa phôi chỉ có một phôi hữu tính, còn các
phôi khác là phôi vô tính do các tế bào phôi tâm hình thành (Trần Như Ý và cs,
2000)[22].


9

1.3.3. Một số giống xoài chính trồng ở Việt Nam
1.3.3.1. Xoài Đài Loan (xoài Tượng da xanh)
- Đặc điểm hình thái:
Thân, tán, lá: Thân gỗ mọc rất khỏe, cây thường xanh, cao to, thân cao tới 10
- 20 m. Lá có chiều dài 10 - 15 cm, rộng 8 - 12 cm.
Hoa, quả, hạt: Hoa ra từng chùm, hoa xoài mọc trên ngọn cành, hoa
xoài nhỏ có mùi thơm. Cây xoài Đài Loan ra quả to, mỗi quả có khối lượng
trung bình từ 0,8 đến 1,2 kg có cùi rất dày, hạt mỏng, thịt quả đanh và khi ăn
ngọt đậm, nhất là khi ăn xanh quả cũng rất ngọt, có sức tăng trưởng vượt trội
so với nhiều giống xoài khác.
- Đặc điểm sinh lý: tốc độ sinh trưởng nhanh. Đây là loài cây dễ tính,
cây có khả năng thích ứng ở trong điều kiện sinh thái khác nhau.
1.3.3.2. Xoài Tròn Yên Châu
Xoài tròn Yên Châu có mật độ cành dầy, chắc khỏe, phân cành xiên, vỏ cành
hơi xù xì. Lá xoài thuộc loại lá đơn, mọc so le, tập trung trên ngọn cành. Lá thuôn dài,
đầu nhọn, có màu xanh hoặc xanh nhạt. Mép lá lượn sóng, mặt lá mịn và cong về sau,
phía sau lá có nhiều gân. Chiều dài của lá từ 17 - 20 cm, chiều rộng lá từ 6 - 10 cm.
Thời gian ra hoa từ tháng 1 đến tháng 2, thời gian đậu quả từ tháng 3 đến
tháng 4, thời gian thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 6. Hoa xoài ra từng chùm, chùm
hoa mọc trên ngọn cành (chùm thuần), độ dài chùm hoa từ 20 - 22 cm, cuống hoa
có màu xanh vàng hoặc xanh tím.
Quả: có hình tương đối tròn, trọng lượng từ 200 - 250 g, nhựa quả trắng,
trong, nhựa cây dạng sữa đục ngà, vỏ quả xanh nhạt, có các đốm lấm tấm, hạt dẹt
nhiều sơ, khi xanh thịt quả màu xanh trắng. Đặc biệt khi quả chín: vỏ có màu xanh
bạc ngà chuyển dần sang vàng, thịt có lòng màu đỏ, vị ngọt, hương thơm đặc trưng
và dễ phân biệt được với các loại xoài của địa phương khác (Viện Thổ Nhưỡng
Nông Hóa, 2002)[24].
1.3.3.3 Giống xoài dài Yên Châu (xoài Hôi)
Ra hoa vào tháng 12 thu hoạch vào tháng 6. Quả dài, hơi dẹt to hơn xoài tròn,
khối lượng 150 - 250 g/quả. Khi chín vỏ vàng xanh, thịt vàng ngọt nhưng hơi có mùi

nhựa nên còn được gọi là xoài Hôi (Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 2002)[24].


10
1.3.3.4. Xoài Thái Lan
Xoài Thái Lan là giống xoài ăn quả xanh được nhập từ Thái Lan và được
trồng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam.
Đặc điểm: Lá có màu xanh đậm, dóng lá dài, thường khó ra hoa trong điều
kiện tự nhiên.
Vỏ quả có màu xanh đậm và rất dày khi trái vừa cứng bao đầu đã có vị ngon,
ngọt. Tỷ lệ xoài Thái Lan đậu trái cao, cây 5 tuổi cho năng suất từ 60 - 70 kg/cây.
Trọng lượng trung bình của quả 0,35 - 0,4 kg/quả.
Quả xoài thái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ xanh đậm có thể ăn xanh,
chín đều rất ngon. Xoài Thái Lan là một trong số các loại cây đang thích hợp trồng
ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt phù hợp với khí hậu nước ta.
1.3.3.5. Xoài Cát Hòa Lộc
Trồng nhiều ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) và huyện Cái Mơn (Bến Tre). Quả
có khối lượng lớn: 350 - 500 gam, quả chín màu vàng chanh, thịt quả có màu vàng
tươi, ăn ngọt và thơm, năng suất cao và được người dân vùng đồng bằng sông Cửu
Long rất ưa trồng. Thời gian từ ra hoa đến quả chín khoảng 100 - 105 ngày (Trần
Như Ý và cs, 2000) [22].
1.3.3.6. Xoài Thanh Ca
Trồng nhiều ở Nha Trang - Khánh Hòa, Bình Định. Đây là giống xoài ngon,
ra hoa và quả chín nhiều đợt trong năm. Quả hình trứng nặng trung bình 350 - 580
gam, vỏ bóng, có màu vàng tươi, thịt quả ít xơ, nhiều nước, nhiều bột, ăn ngon,
thơm (Trần Như Ý và cs, 2000) [22].
1.3.3.7. Giống GL6
Giống ít phân cành, tán thưa, thoáng. Hoa nở tập trung vào tháng 4. Quả
to, mỗi chùm hoa để một quả, khối lượng quả trung bình 800 - 900 g/quả. Khi
chín vỏ quả và thịt quả có màu vàng, vị ngọt đậm (Trần Thế Tục và Ngô Hồng

Bình, 2001)[19].
Trong những năm gần đây một số tỉnh miền Bắc đã nhập và trồng khảo
nghiệm một số giống xoài Trung Quốc như Quế Hương, xoài tím, răng voi....


11
1.3.4. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cây xoài
1.3.4.1. Đất đai
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới nhưng có khả năng thích ứng rộng (Oppenhiemer,
1947)[33]. Rất nhiều các kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây xoài cho thấy, cây
xoài hoàn toàn có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở trên nhiều loại đất khác nhau, từ
đất vàng, đất đỏ, đất đỏ vàng... miễn là không quá nhiều sét, không có tầng đá và sét
ở dưới sâu và mạch nước ngầm cao nhất cũng cách mặt đất 2 - 2,5 m thích hợp cho
việc trồng xoài. Đất phù sa cũ hay mới ở ven sông cao sâu mầu, xốp là những đất lý
tưởng nhất, pH đất dao động từ 5,5 - 7,5 được xem là phù hợp nhất cho xoài phát
triển. Chỉ trừ đất đen, đất đá vôi có pH cao là thực sự không thích hợp cho trồng
xoài (Singh, 1960)[38]. Đứng về khía cạnh đất đai ở miền Bắc, chỉ trừ vùng đất
chạy dọc biên giới Việt Trung từ Hà Giang đến Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng thuộc
xương sống của khu vực Tây Bắc chạy từ Lai Châu đến Ninh Bình là đất đá vôi,
không phù hợp cho trồng xoài.
1.3.4.2. Nhiệt độ
Cây xoài là cây ăn quả nhiệt đới, nhưng hiện nay cây xoài cũng đã được
trồng nhiều ở các vùng bán nhiệt đới như Đài Loan, Ixraen, Florida do cây xoài có
thể chịu được những đợt rét vài độ dưới không (- 2 đến 4 oC) và không gặp rét vào
các đợt sinh trưởng như ra lá non, ra hoa và đặc biệt là cây con rất mẫn cảm với giá
lạnh. Tuy vậy, cây xoài còn chịu nóng rất tốt, ở nhiệt độ 40 - 45 oC cây vẫn mọc
bình thường miễn là cung cấp đủ nước (Trần Như Ý và cs, 2000)[22]. Nhiệt độ
thích hợp nhất là 23,9 - 26,7 oC (Singh, 1960)[39]. Thời tiết, khí hậu là những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy hoặc làm trì hoãn việc nở hoa của xoài, cùng

một giống xoài thời gian ra hoa sớm hay muộn giữa các năm có liên quan đến nhiệt
độ không khí ở giai đoạn phân hóa mầm hoa (Singh, 1960)[39].
Whiley (1993)[41] khẳng định rằng có đầy đủ những số liệu cần thiết để kết
luận nhiệt độ là yếu tố quan trọng kích thích sự ra hoa ở xoài, nhiệt độ tới hạn cho
sự ra hoa giữa ngày và đêm là dưới 20/10 oC, nhưng nhiệt độ giữa ngày và đêm
thích hợp cho sự ra lá là 15/10 oC. Điều này cho thấy sự xuất hiện những đợt lạnh


12
trước thời kỳ ra hoa có liên quan rất chặt với sản lượng xoài hàng năm, (NunezElisea và Davenport, 1995)[32] do đó ở Nicaragua không có mùa Đông lạnh, nhiệt
độ trung bình năm từ 20 - 23 oC nên cây xoài ở đây ra hoa rất ít, (Maas, 1989)[30].
Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân làm cho xoài đậu quả ít hoặc không đậu
quả là do ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài, có đến 50% hoa lưỡng tính không nhận
được phấn hoa, do đó tỷ lệ thụ tinh chỉ đạt dưới 35% (Dương Nhất Tuyết, 1992). Nếu
hoa xoài nở vào thời tiết mát, khô thì quá trình thụ phấn thụ tinh đạt kết quả cao
(Singh, 1960)[38], (Ram và cs, 1989)[37], (Yang và cs, 1989)[42]. Tuy nhiên người
ta có thể làm thay đổi đáng kể tỷ lệ hoa lưỡng tính trên một số giống xoài bằng biện
pháp hóa học (Chanai Yotpetch, 1988)[26], (Surmit Feungchan, 1991)[39].
Quả xoài thường phải mất 3 tháng kể từ khi hoa tàn, quả mới có thể đạt độ
chín đầy đủ, thời gian có thể biến động tùy theo giống và điều kiện thời tiết trong
thời gian quả phát triển, nếu nhiệt độ cao sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Khả năng
giữ quả trên cây và độ lớn của quả có liên quan với số lượng lá trên cây, (Nakasone,
1955)[31], (Cull, 1991)[27].
1.3.4.3. Lượng mưa và độ ẩm
Lượng mưa và độ ẩm đất cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cây xoài nhất là
thời kỳ cây con và thời kỳ quả lớn. Về lượng mưa, đa số các tác giả cho rằng, lượng
mưa khoảng 1000 mm/năm nếu phân phối đều là có thể trồng xoài được. Vùng chỉ có
250 - 300 mm như ở Pakistan nhưng vẫn trồng được xoài nếu có điều kiện tưới nước.
Trên 1500 mm/năm xoài vẫn mọc tốt nhưng lá nhiều, hoa ít và nhiều sâu bệnh (Trần
Thế Tục, 2001)[19]. Theo Duarmannop (1974) (Trích theo Trần Thế Tục, 2001)[19],

cây xoài có thể sinh trưởng không cần tưới ở những vùng có lượng mưa 500 - 4000
mm, ở vùng có lượng mưa 700 - 2000 mm thì cây xoài sinh trưởng tốt.
Nhiều tác giả nghiên cứu về cây xoài đều cho rằng: cây xoài cần 2 - 3 tháng
khô hạn để ngừng sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, nhưng (Singh, 1959) thì cho
rằng cần ít nhất 5 tháng mùa khô để hạn chế tối đa sinh trưởng sinh dưỡng và kích
thích xoài phân hóa mầm hoa, tuy nhiên thời điểm để xoài phân hóa mầm hoa biến
động tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng, nếu đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp
thì phân hóa mầm hoa sớm, nhanh và ngược lại.
Như vậy muốn quá trình phân hóa mầm hoa ở xoài cần có một trong hai yếu
tố đó là nhiệt độ thấp và khô hạn.


13
1.3.4.4. Ánh sáng và gió
Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về ảnh hưởng của ánh sáng đối với cây
xoài, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận việc ra hoa của xoài chủ yếu do
tác động của nhiệt độ. Tuy nhiên, cây xoài nếu được trồng ở điều kiện ánh sáng đầy đủ
sẽ rất có lợi cho sinh trưởng, phân hóa mầm hoa và đậu quả. Ánh sáng còn có tác dụng
rất lớn trong việc tích lũy chất khô trong quả và có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành chất anthocyanin quy định màu đỏ trong vỏ quả. Những quả nhận được
nhiều ánh sáng sẽ biểu hiện màu rất rõ rệt, mã quả đẹp và có chất lượng tốt.
Gió cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xoài trong thời kỳ mang quả, nếu
gặp điều kiện gió to sẽ gây rụng quả nghiêm trọng, những vườn cây xoài có tán cao,
trồng thưa bị rụng quả nhiều khi gặp gió cấp 4 - 6, những vườn cây trồng dày, cây
thấp chỉ rụng khi gió mạnh trên cấp 8, sự rụng quả có sự sai khác nhau ở các giống.
Thực hiện triệt để việc tỉa cành, tạo tán, loại bỏ cành vô hiệu để ánh sáng rơi vào
được gốc xoài. Xoài là cây ưa sáng, nếu trồng dày cây sẽ yếu ớt, cành dài và nhỏ, lá
mỏng, những cành giáp nhau cây sẽ không ra trái. Độ ẩm không khí thấp cũng gây
hại cho sự phát triển của xoài, độ ẩm quá cao cũng dễ làm cho xoài nứt quả và rụng
hàng loạt. Nếu ẩm độ cao (trên 80%) kết hợp với nhiệt độ khoảng 25 - 26 oC sẽ làm

cho xoài dễ bị rệp, sáp, bọ trĩ gây hại và đặc biệt là bệnh thối trái do vi khuẩn.
1.3.5. Nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài
Thực vật nói chung và xoài nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải
được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng.
- Đạm: có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất của
xoài. Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất. Thiếu đạm quá trình sinh
trưởng của cây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi nảy ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậu
quả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ, năng suất thấp.
- Lân: Nhu cầu lân của xoài giai đoạn cho quả thấp hơn so với đạm và kali.
Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa. Bón lân làm tăng năng suất
và phẩm chất. Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lá
rụng sớm, tỷ lệ đậu quả giảm.
- Kali: cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây.
Thiếu kali xuất hiện những đốm vàng rải rác dọc theo mép lá và chóp lá, những
đốm này chuyển dần từ vàng sang nâu đen. Thiếu kali lá nhỏ và mỏng, quả non
rụng nhiều, năng suất và chất lượng giảm.


14
- Canxi: rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, chất
lượng xoài. Thiếu canxi (đặc biệt trong trường hợp thừa đạm và kali) thường làm
cho vỏ quả mềm và bị nứt, khó bảo quản và vận chuyển.
Magiê: Cây xoài có nhu cầu magiê khá cao, khuyến cáo bón phân cho xoài ở
nước ngoài thường dùng NPK - Mg. Thiếu magiê xuất hiện những vệt màu vàng
thau dọc theo mép và gân lá xen lẫn đài màu xanh hình nêm trên phần thịt lá, năng
suất và chất lượng giảm.
Thiếu lưu huỳnh xuất hiện những đốm chết hoại tử trên lá xanh, lá rụng sớm.
Thiếu kẽm lá non không nở lớn, lá mọc xít nhau, giảm năng suất và chất
lượng. Tình trạng thiếu kẽm có thể được khắc phục khi phun dung dịch kẽm sunfat
(ZnSO4) nồng độ 0,75% hoặc oxit kẽm (ZnO) nồng độ 0,2%.

Thiếu Bo làm cho chùm lá non trên ngọn chuyển dần sang vàng từ mép lá trở
vào, lá xoài biến dạng, một bên mép lá ngắn hơn làm cho lá có hình cong lưỡi liềm, sinh
trưởng bị đình trệ. Triệu chứng thiếu Bo xuất hiện khi hàm lượng bo (B) trong lá nhỏ
hơn 50 ppm, khi hàm lượng bo trong lá 50 - 100 ppm là ngưỡng bo tối ưu ở cây xoài.
1.3.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới
Xoài là cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, nhưng do có khả năng
thích ứng rộng nên cây xoài được trồng không chỉ ở các vùng nhiệt đới mà cả ở
những vùng á nhiệt đới có mùa Đông lạnh.
- Qua bảng số liệu (Bảng 1.1) cho thấy tình hình sản xuất xoài trên thế giới
trong những năm gần đây không biến động nhiều về diện tích, song sản lượng tăng
do năng suất tăng.
Năm 2012 diện tích xoài của toàn thế giới là 5,438 triệu ha, năng suất trung bình
đạt 77,9 tạ/ha, sản lượng đạt 42.418,914 tấn. Đến năm 2016 chỉ tiêu về diện tích là
5,425 triệu ha, năng suất tăng đạt 85,729 tạ/ha và sản lượng là 46.508,697 tấn.
- So sánh về diện tích của 4 châu lục có diện tích trồng xoài năm 2016 có thể
sếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: châu Á (4.118,375 ha) > châu Phi (769,103
ha) > châu Mỹ (527.985 ha) > châu Đại Dương (9,591 ha)
- So sánh về năng suất của 4 châu lục năm 2016 có thể sếp theo thứ tự từ lớn
đến nhỏ như sau: châu Mỹ (112,966 tạ/ha) > châu Á (83,923 tạ/ha) > châu Phi
(77,159 tạ/ha) > châu Đại Dương (49,416 tạ/ha).


15
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng khu vực trồng xoài
trên thế giới năm 2016
Chỉ
tiêu

Diện
tích

(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)

Các châu lục trên thế giới
Năm

Châu Á

Châu Phi

Châu Mỹ

Châu Đại
Dương

Thế giới

2016

4.118,375

769,103


527,985

9,591

5.425,054

2015

4.009,905

755,485

529,610

8,741

5.303,741

2014

4.440,856

725,158

537,859

9,692

5.713,565


2013

4.341,351

694,206

537,685

9,486

5.582,728

2012

4.219,887

677,010

532,058

9,799

5.438,753

2016

83,923

77,159


112,966

49,416

85,729

2015

85,477

82,051

109,799

50,137

87,359

2014

78,402

74,366

104,098

48,272

80,258


2013

77,555

71,368

108,647

47,962

79,730

2012

75,779

73,078

102,328

50,305

77,994

2016

34.562,542

5.934,309


5.964,452

47,393 46.508,697

2015

34.275,285

6.198,842

5.815,085

43,842 46.333,037

2014

34.817,414

5.392,703

5.599,005

46,787 45.855,908

2013

33.669,192

4.954,378


5.841,803

45,496 44.510,869

2012

31.977,739

4.947,427

5.444,454

49,294 42.418,914

(Nguồn FAOSTAT, 2018) [44]
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, sản lượng xoài bình quân năm đạt khoảng
30 triệu tấn và mức tăng sản lượng hàng năm khoảng 2 - 4%. Ba khu vực sản xuất
xoài chủ yếu của thế giới là: châu Á - Thái Bình Dương, Trung - Nam Mỹ và châu
Phi. Theo thống kê của FAO, trong năm 1980, sản lượng xoài của vùng châu Á Thái Bình Dương đạt 12 triệu tấn, bằng 14% tổng sản lượng cây ăn quả trong vùng,
chiếm 78% sản lượng xoài của thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích và sản lượng
xoài lớn nhất. Vào thời điểm trước năm 1990, một số nước có sản lượng xoài tăng
nhanh: Pakixtan, Inđônêxia và Thái Lan, với mức tăng hàng năm đạt 2,7 đến 4%.
Từ năm 2005 trở lại đây, sản lượng xoài của cả thế giới đạt 31,636 triệu tấn trong
đó Ấn Độ chiếm 37,39% (11,829 triệu tấn), đứng thứ hai là Trung Quốc, nước đặc


×