Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn


Đỗ Thị Thu Huyền

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Vụ Bản,
UBND xã Minh Thuận, xã Đại An, xã Tân Thành và các ban ngành đoàn thể của huyện,
các hộ gia đình, người nông dân tại xã Minh Thuận, xã Đại An, xã Tân Thành, huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình làm và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thu Huyền

iii



MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ ........................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.


Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đất nông nghiệp ................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đất nông nghiệp........................................... 5

2.1.1.

Khái niệm liên quan ............................................................................................ 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp .............................................. 8

2.1.3.

Đặc điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp............................................... 10

2.1.4.

Nội dung của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ........................................ 12

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp .................. 29

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đất nông nghiệp...................................... 35


2.2.1.

Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên thế giới .................... 35

2.2.2.

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Việt Nam .......................................... 39

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
huyện Vụ Bản ................................................................................................... 46

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 48
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 48

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 48

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................. 50

iv



3.1.3.

Bộ máy quản lý nhà nước ................................................................................. 56

3.1.4.

Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ...................................... 58

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 59

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 59

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 59

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin ..................................................................... 61

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 61

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 63
4.1.


Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiêp trên địa bàn huyện Vụ Bản ....... 63

4.1.1.

Thực trạng sử dụng và tình hình biến động đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ...... 63

4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên địa bàn huyện .................. 68

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Vụ Bản. .............................................................................. 89

4.2.1.

Cơ chế chính sách của nhà nước....................................................................... 89

4.2.2.

Năng lực trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ................ 91

4.2.3.

Hiểu biết và ý thức của người dân trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp ........... 93

4.2.4.


Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước .............................. 94

4.2.5.

Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật .................................................................... 95

4.2.6.

Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................................ 97

4.3.

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện .................................................................................................... 98

4.3.1.

Nâng cao công tác tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp............. 98

4.3.2.

Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ....... 100

4.3.3.

Nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân trong quá trình sử
dụng đất nông nghiệp ..................................................................................... 103

4.3.4.


Tăng cường liên kết phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp .................................................................................................... 104

4.3.5.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ... 104

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 109
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 109

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 110

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 112
Phụ lục ........................................................................................................................ 115

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật


CN

Công nghiệp

FAO

Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc

GCN

Giấy chứng nhận

GĐCN

Gia đình, cá nhân

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

QLNN


Quản lý nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TW

Trung ương


UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đất đai của huyện Vụ Bản qua 3 năm (2013 - 2015)................................... 49
Bảng 3.2.

Dân số và lao động của huyện Vụ Bản qua 3 năm (2013 - 2015) .............. 51

Bảng 3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện năm 2015 (Tính đến thời điểm
31/12/2015) .................................................................................................. 53
Bảng 3.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm (2013 - 2015) ................... 55
Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 59
Bảng 3.4. Loại mẫu điều tra ......................................................................................... 60
Bảng 3.5. Phương pháp và nội dung nghiên cứu.......................................................... 61
Bảng 4.1. Biến động đất đai từ năm từ năm 2011– 2015 ............................................. 63
Bảng 4.2. Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 -2015 ................................ 64
Bảng 4.3. Phân tích nguyên nhân biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn
2013 – 2015.................................................................................................. 65
Bảng 4.4. Tình hình quản lý đất công ích trên địa bàn huyện giai đoạn 20132015.............................................................................................................. 66
Bảng 4.5. Các văn bản pháp luật về đất được UBND huyện Vụ Bản áp dụng trên

địa bàn .......................................................................................................... 69
Bảng 4.8. Thống kê số lượng người sử dụng đất nông nghiệp năm 2015.................... 77
Bảng 4.9. Thống kê số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp ......................... 78
Bảng 4.10. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp ...................... 79
Bảng 4.11. Số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp giai
đoạn 2013 -2015 .......................................................................................... 81
Bảng 4.12. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đến
hết ngày 31/12/2015 ..................................................................................... 81
Bảng 4.13. Tổng hợp trường hợp vi phạm về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Vụ Bản năm 2013-2015 ............................................................................... 84
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp kết quả xử lý vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Vụ Bản năm 2013-2015........................................................ 85
Bảng 4.15. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân về đất nông
nghiệp huyện Vụ Bản năm 2013-2015 ........................................................ 86
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ quản lý, người sử dụng đất về cơ chế chính sách
đất đai ........................................................................................................... 90

vii


Bảng 4.17. Trình độ các cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Vụ Bản đến năm 2015 ....................................................................... 91
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về năng lực cán bộ quản lý nhà nước đất
nông nghiệp tại địa phương.......................................................................... 92
Bảng 4.19. Hiểu biết và ý thức của người dân trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp ..... 93
Bảng 4.20. Đánh giá công tác thực hiện trong quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện ............................................................................ 94
Bảng 4.21. Kết quả điều tra về nhóm các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật ........................... 96
Bảng 4.22. Kết quả điều tra về nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội................................... 97


viii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1.

Bản đồ địa chính huyện Vụ Bản ................................................................ 48

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ tổ chức phòng Tài nguyên và Môi trường huyện ............................ 57

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Vụ Bản qua 3 năm (2013 - 2015) ..................... 56
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Vụ Bản .................... 63
Biểu đồ 4.2. Thực trạng đất theo đối tượng sử dụng năm 2015 ..................................... 75

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Thu Huyền
Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đưa ra mục tiêu cho đề tài sau: Hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Đánh giá thực

trạng quản lý nhà nước, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp trên địa bàn đó. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp chọn điểm nghiên
cứu, phương pháp điều tra thu thập, phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin, phương
pháp phân tích thông tin. Về phương pháp điều tra thu thập số liệu có thu thập số liệu
thứ cấp: Tài liệu/Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các sách,
tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài. Và thu thập số liệu sơ cấp: Số lượng điều tra bao gồm: 90 hộ nông dân ở
3 xã: xã Minh Thuận, xã Đại An, xã Tân Thành (mỗi xã chọn 30 hộ nông dân); 6 cán bộ
địa chính xã (mỗi xã 2 cán bộ); 2 cán bộ địa chính huyện.
3. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chính của đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý nhà nước đất nông nghiệp. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản
lý nhà nước đất nông nghiệp của huyện Vụ Bản sau: Chính sách quản lý sử dụng đất
canh tác phải chặt chẽ để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân
vùng sản xuất. Đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp. Công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp dưới sự quản lý giám sát
chặt chẽ của nhà nước. Thực hiện chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước một cách
kiên trì, nhất quán để nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Chú trọng
nâng cao năng lực trình độ hoạch định đẩy mạnh công tác tham mưu, tổng hợp báo cáo,
xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác
cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất nông nghiệp đảm bảo đất nông nghiệp
được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Quan tâm công tác tuyên truyền, phổ
biến Luật đất đai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Quan tâm đến đầu tư
kinh phí cho lĩnh vực đất đai.
x



Về thực trạng QLNN về đất nông nghiệp của huyện Vụ Bản đã có những nổi
bật: Việc lập bản đồ chính xác trong toàn huyện thực tế đã đạt 98,22%; Việc quy
hoạch được huyện và xã công khai phổ biến, tuyên truyền, công việc này được thực
hiện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của các xã, thị trấn, các tổ chức thực hiện quy
hoạch và quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch được duyệt; Việc giao đất,
cho thuê đất nông nghiệp cơ bản hoàn thành và ít phải điều chỉnh; Công tác cấp giấy
chứng nhận QSD đất nông nghiệp cho nhân dân được tiến hành cơ bản đạt 95%; Công
tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm sử dụng đất nông nghiệp, huyện cũng tiến hành
tổ chức thường xuyên.
Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Vụ Bản là: Cơ chế chính sách của nhà nước Năng lực trình độ của cán bộ
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Hiểu biết và ý thức của người dân trong quá
trình sử dụng đất nông nghiệp; Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà
nước; Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật; Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội. Trong đó yếu
tố được đánh giá có tác động lớn nhất đến công tác quản lý nhà nước chính là công tác
tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước, tiếp đó là năng lực, trình độ của cán bộ quản
lý nhà nước.
Nhằm tăng cường công tác QLNN về đất nông nghiệp, nghi ên cứu đề xuất một
số giải pháp sau là hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước trong quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp; nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp; nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân trong quá trình sử
dụng đất nông nghiệp; tăng cường liên kết phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về
đất nông nghiệp; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp…
4. Kết luận và kiến nghị
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý đất nông nghiệp, thực trạng
quản lý đất nông nghiệp tại huyện Vụ Bản, thấy được các yếu tố ảnh hưởng về vấn đề quản
lý đất nông nghiệp lên địa bàn huyện Vụ Bản. Tôi có một số kiến nghị sau đối với cơ quan
quản lý chuyên môn về đất đai: Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao về quản lý giám
sát quá trình sử dụng đất trên toàn huyện. Tuyền truyền người dân về các chính sách và

quy định về đất đai, minh bạch hóa thông tin về quy hoạch sử dụng đất. Cần tôn trọng
và lấy ý kiến của người dân trong việc tham gia quy hoạch và kế hoạch sử dụng. Không
ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tràu dồi đạo đức trong quá trình thực hiện.

xi


THESIS ABSTRACT
The writer: Do Thi Thu Huyen
The master thesis: "State Administration of agricultural land Vu Ban district, Nam
Dinh province".
Major in: Economic management
Code: 60.34.04.10
Training facility: Vietnam National University and Agriculture
1. Objectives of the study
To do research, I set a target for the following topics: Systematics theoretical
basis and practical efficiency of state management on agricultural land. Assessment of
the status of state management, analysis of factors affecting the efficiency of State
management of agricultural land in the province that. Recommended solutions primarily
to improve the efficiency of state management of agricultural land in Vu Ban district,
Nam Dinh province.
2. Research Methods
The research methods used are: Site selection research methodology, survey
methodology to collect, process and methods of synthesizing information, analysis
information. About the survey methodology to collect data with secondary data
collection: document / secondary information collected from various sources such as
books, magazines, newspapers, reports of branches and levels , the site ... is related to
the research content of the thesis. And primary data collection: The survey consists of
90 farmers in three communes of Minh Thuan commune, Dai An Commune, Tan Thanh
commune (communes selected every 30 households); 6 Cadastral officers (each

commune 2 officers); 2 district land officers.
3. Research results
Key findings of the research were codified theoretical basis and practical
management of state agricultural land. From there, draw lessons for the management of
state-owned agricultural land of Vu Ban district follows: Policy management and use of
arable land must be strictly controlled to ensure sustainable agricultural production and
comply with the distribution production areas. Especially interested in the management
planning of agricultural land use. Recognition of private ownership of agricultural land
under the administration closely monitored by the state. Policy implementation policy
of the Party and the state in a persistent and consistent in order to improve the
management of state agricultural land. Focusing on improving qualifications boosting
planners advise and report to, build mechanisms and policies in the field of management
of agricultural land. To accelerate the reform of administrative procedures in the field of
agricultural land to ensure agricultural land is used for the right purposes, savings,
xii


efficiency. Interested propaganda, common land law through the mass media. Interested
in investment funds for land sector.
State management of the state's agricultural land has Vu Ban district Highlights:
The exact mapping of the district has reached 98.22% actual; The district and commune
planning public dissemination and propaganda, this work is carried out regularly under
the guidance of the communes, towns, organizations implement the planning and
management of construction investment suitable with approved planning; The allocation
or lease of agricultural land and low basically completed to adjust; Business QSD
certification of agricultural land for the people to carry out the basic 95%; Inspection,
examination and handling of violations of use of agricultural land, the district also
conducts regular organization.
Factors affecting issues of state management of agricultural land in the district is
Vu Ban: The mechanism of state policy capacity of level state managers of agricultural

land; Understanding and awareness of the people in the process of agricultural land use;
The organization carried out by state authorities; Group natural elements and
techniques; Groups of economic factors - social. Of these factors are evaluated with the
greatest impact on the state administration is working to organize the implementation of
state agencies, followed by capacity, the level of state managers.
In order to strengthen the State management of agricultural land, Israel
suspected propose some solutions to improve the mechanism behind the policy of the
state in the state management of agricultural land; improve the level of state managers
on agricultural land; increase understanding and awareness of the people in the legal
process of agricultural land use; increase collaboration and coordinate the management
of state agricultural land; continue to implement and complete content management of
state agricultural land...
4. Conclusions and recommendations
Through the study of theoretical basis, management practices of agricultural
land, the status of agricultural land management in Vu Ban district, see the factors
affecting the management problems of agricultural land to the district Department You.
I have some recommendations later for specialized management agencies on land:
Successful implementation of the tasks assigned to manage and supervise the process of
land use across the district. Propaganda people on policies and regulations on land and
transparency of information on land use planning. Should respect and consult the people
in participating in the planning and use plan. Constantly improve the expertise, hone
professional ethics in the implementation process.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã
hội của mỗi đất nước. Ở nước ta đất đai được xác định tài nguyên vô cùng quý giá

của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát
triển kinh tế, là địa bàn để phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là thành quả cách mạng của cả dân tộc.
Mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như văn hóa xã hội đều gắn liền với đất.
Do đó, quản lý Nhà nước đối với đất đai là một vấn đề luôn luôn được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm (Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2004).
Đất nông nghiệp có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Trong nông nghiệp, đất không chỉ là địa điểm tiến
hành sản xuất như các ngành kinh tế khác mà đất còn tham gia trực tiếp vào sản
xuất, là một tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Ngày nay, dưới sức ép
của quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số làm cho diện tích đất nông nghiệp
đang bị suy giảm nhanh chóng. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất
nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả cao trên cơ sở không làm biến đổi sinh thái và
phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử
dụng đất nông nghiệp là áp dụng các biện pháp để làm cho nguồn tư liệu này
mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất đảm bảo
lợi ích trước mắt và lâu dài. Làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp là vấn đề rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải đáp ứng
nhiều yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Trong số các biện pháp nhằm đạt được mục
đích trên, Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là biện pháp quan trọng nhất là
công tác mang tính cấp thiết và tất yếu khách quan để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
Trong quá trình quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp thì UBND cấp
huyện có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quản lý Nhà nước về đất đai.
Bởi vì, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì UBND cấp huyện là
cơ quan trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước đối với đất đai,
như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, điều tra khảo sát đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra,
xử lý vi phạm giải quyết các khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai v.v...

1


Vụ Bản là một huyện với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với tổng diện
tích tự nhiên năm 2015 là 11.473 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 80,82%.
Trong xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, huyện Vụ Bản cũng đang thay
đổi từng ngày tác động to lớn đến việc sử dụng đất đai nói chung và đất nông
nghiệp nói riêng trên địa bàn. Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về
đất nông nghiệp tại địa phương đã có những thành tựu đáng khích lệ, nhưng bên
cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: chưa có sự thống nhất trong việc
xác định vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế; quy
hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước...) phục vụ phát triển nông nghiệp
chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản
phầm nông, lâm, thủy sản; chính sách của của địa phương trong nông nghiệp,
nông thôn còn chưa hợp lý, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông
thôn còn chưa đủ mạnh, một số còn chưa phù hợp với thực tế; tổ chức sản xuất
nông, lâm, thủy sản còn phân tán, các hợp tác xã tổ chức kinh tế hợp tác chưa
phát triển được nhiều hoạt động…. Vì vậy, làm thế nào tăng cường quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đây cũng là đòi hỏi bức
xúc của UBND huyện, các ban ngành của huyện Vụ Bản, cũng như tỉnh Nam
Định cần quan tâm giải quyết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý
nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
của huyện Vụ Bản, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp của huyện thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về quản

lý nhà nước về đất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa bàn
huyện Vụ Bản, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp trên địa bàn đó.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp tại địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến thực
trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đất nông nghiệp
huyện Vụ Bản, Nam Định.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ địa chính huyện, địa chính các xã, thị trấn
và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vụ Bản.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện
Vụ Bản.
- Phạm vi thời gian: Chỉ nghiên cứu trong địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định, thời gian kể từ khi thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) năm 1993 đến
nay, trong đó tập trung vào giai đoạn 2013 – 2015 và giải pháp cho giai đoạn
2016 – 2020.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình thực hiện các nội dung về quản
lý nhà nước đối với đất nông nghiệp địa bàn huyện Vụ Bản sau:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
+ Lập, quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông

nghiệp;
+ Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
nông nghiệp;
+ Công tác đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp, cấp GCN quyền sử
dụng đất nông nghiệp và thống kê, kiểm kê đất đai;
+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và giải
quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đất nông nghiệp
bao gồm những vấn đề, nội dung gì để từ đó làm cơ sở khoa học cho phân tích,
đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng?
3


- Thực trạng quản lý nhà nước đất nông nghiệp ở huyện Vụ Bản những năm
qua như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đất nông nghiệp ở
huyện Vụ Bản những năm qua?
-

Cần có những giải pháp gì, như thế nào để huyện Vụ Bản có thể quản lý

nhà nước đất nông nghiệp một cách hiệu quả trong thời gian tới?
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về QLNN đối với đất nông
nghiệp, tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý của các nước điển hình, kinh
nghiệm của một số dịa phương trong nước để rút kinh nghiệm cho công tác
QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vụ Bản.
Luận Văn đã phân tích được thực trạng QLNN về đất nông nghiệp của
huyện Vụ Bản và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề quản lý nhà

nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN
về đất nông nghiệp như: Hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước trong quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp; Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý
nhà nước về đất nông nghiệp; Nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật của người
dân trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp;….

4


PHẦN 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm liên quan
2.1.1.1. Quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống
đó đến trạng thái cần đạt được. “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào đó mà được tiến hành trên quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản
lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung... Một nhạc công tự điều khiển mình nhưng một dàn
nhạc cần phải có nhạc trưởng”. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức,
chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý
(Uông Chu Lưu, 2005).
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo
vệ tổ quốc XHCN (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản

lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành
pháp. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
2.1.1.2. Đất nông nghiệp


Khái niệm đất đai

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đất theo nhiều khía cạnh khác nhau:
Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm đá, thực vật, động vật, khí hậu,
địa hình và thời gian. (Hoàng Anh Đức, 1995).

5


Về bản chất đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh
của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. Theo quan điểm của các nhà kinh tế,
thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng đất là phần trên mặt vỏ của trái đất
mà ở đó cây cối có thể mọc được, ngoài ra đất còn được coi như là một diện tích
cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái
ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, dạng địa
hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm….), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với
nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định
cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
(Đỗ Thị Đức Hạnh, 2013).
Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, (1993) đã đưa ra

khái niệm về đất đai như sau: Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo
nghĩa rộng “là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề
mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn
thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu
thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)".
Như vậy, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều
nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại hình, thuỷ văn,thảm
thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.


Khái niệm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là
những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao
gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong
nông nghiệp.
Phân loại
Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp
Quốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây:
6


- Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ
cốc, bông, khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng

được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa).
- Vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng
ở châu Âu).
- Đất trồng cây lâu năm ví dụ như trồng cây ăn quả...
- Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc.
Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp
được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các
nước đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn
trong phạm vi đất tưới tiêu.
Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc gia,
trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông nghiệp,
chẳng hạn như rừng,núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp bao gồm
38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một
phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới) (Mai Thị Thanh Xuân,
Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
2.1.1.3. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Các quan hệ đất nông nghiệp là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế,
bao gồm: quan hệ về sở hữu đất nông nghiệp, quan hệ về sử dụng đất nông
nghiệp, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có...Điều 164 Bộ
luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ".Từ khi
Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt
(1993) thì quyền sở hữu đất nông nghiệp thực chất cũng là quyền sở hữu một loại
tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất nông nghiệp, ta
thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất nông nghiệp bao gồm: quyền
chiếm hữu đất nông nghiệp,quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền định đoạt đất
nông nghiệp. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc
xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước
không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan
nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng

đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.
7


Như vậy, QLNN về đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước, đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nông nghiệp;
phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất từng vùng;
kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; điều tiết các
nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
QLNN về đất nông nghiệp tại Việt Nam chính là quản lý quỹ đất nông
nghiệp và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng. Quá
trình quản lý đất nông nghiệp tại Việt Nam là quá trình tác động một cách có tổ
chức và định hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất nông nghiệp và sử dụng
pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của các chủ thể quản lý đất và
các đối tượng sử dụng đất nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của xã hội (Đỗ
Thị Đức Hạnh, 2013).
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
• Giúp sử dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả:
Trong xã hội có giai cấp bóc lột, đất nông nghiệp chủ yếu nằm trong tay giai
cấp thống trị và giai cấp địa chủ. Do đó, quan hệ ruộng đất chủ yếu trong các chế
độ xã hội này là mối quan hệ giữa các ruộng đất và nông dân làm thuê, giữa giai
cấp bóc lột và người bị bóc lột. Trong XHCN mối quan hệ chủ yếu về Đất nông
nghiệp là mối quan hệ giữa Nhà nước (chủ sở hữu) và các chủ sử dụng đất (các tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tư nhân). Nhà
nước tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất phát
huy khả năng của mình để tăng giá trị canh tác trên 1 đơn vị diện tích. Do vậy, sự
quản lý của Nhà nước đối với đất nông nghiệp có vai trò đảm bảo cho quá trình sử
dụng loại đất này có hiệu quả dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của nó
trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp (Học viện Hành chính Quốc gia,

2000).
• Giúp nhà nước nắm được tổng thể và cơ cấu từng loại đất từ đó xây dựng
chiến lược lâu dài về sử dụng đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp được sử dụng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau
(nông hộ, trang trại, nông trường) sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau. Trong
khi đó để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền
vững đòi hỏi phải có một quy mô sản xuất với một diện tích đất phù hợp. Thực tế
cho thấy không thể mỗi một chủ sử dụng đất có thể giải quyết được vấn đề có
8


tính chiến lược, dài hạn, tính tổng hợp, tính lịch sử-xã hội trong quá trình sử dụng
đất nông nghiệp. Đồng thời là cơ sở để nhà nước ban hành các chính sách nhằm
thúc đẩy việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả như: tăng cường xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thúc đẩy thương mại, phân bố
lại lực lượng lao động, dân cư. Sản xuất nông nghiệp gắn liền với đặc điểm của
đất nông nghiệp đó là tính giới hạn, tính cố định, tính không thể thay thế trong
khi đó lịch sử sử dụng đất cho thấy sự chuyển đổi ngày càng nhiều diện tích đất
nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác như mục đích đất ở dân cư, đất xây
dựng đô thị, KCN, đất an ninh quốc phòng, đất giao thông thủy lợi… Áp lực sử
dụng đất ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để duy trì an ninh lương thực cho toàn
quốc gia thì đất nông nghiệp phải được quy hoạch trong một diện tích phù hợp. Ở
nước ta, ngay sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chủ trương chính sách, phương hướng và giải pháp phát triển cho đất nước.
Do đó, cụ thể sử dụng đất nông nghiệp có sự gia tăng về hiệu quả đảm bảo thu
nhập trên một đơn vị diện tích ngày càng cao hơn. Xét trên góc độ này cho thấy
sự quản lý của nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
nhằm đảm bảo được tính chiến lược về xu hướng sử dụng đất, xu hướng chuyển
đổi mục đích để từ đó có biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá
trình phân bố sử dụng loại đất này một cách có hiệu hơn. Sản xuất nông nghiệp

có địa bàn phân bố rộng và trên nhiều loại địa hình khác nhau, do vậy quá trình
SXNN chịu sự chi phối rất lớn của hệ thống các công trình hạ tầng công cộng
như giao thông, thủy lợi,… Hơn nữa từng chủ thể có liên hệ mật thiết với nhau
trong quá trình canh tác như vấn đề xác định mùa vụ, tưới, tiêu, BVTV, nhiều
loại nông sản được chế biến không những theo mối liên hệ ranh giới hành chính
địa phương mà còn là mối liên hệ vùng, khu vực, thậm chí mang tính quốc gia,
nông nghiệp có vai trò với công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm
đảm bảo giải quyết những vấn đề về hệ thống hạ tầng kinh tế mối liên hệ giữa
vùng, khu vực và quốc gia (Minh Nguyệt, 2015).
• Tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp là tài sản quý giá của bất kỳ một quốc gia nào. Khi giá trị
của đất nông nghiệp ngày càng lớn trên thị trường cạnh tranh thì mối quan hệ
đất nông nghiệp ngày càng phức tạp hơn. Con người đã nhìn nhận thấy được
tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống của mình. Chính vì vậy, các tranh
chấp, mâu thuẫn, khiếu kiện… trong các quan hệ đất nông nghiệp thường nổ ra
9


mạnh mẽ. Trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, cán bộ, công
nhân viên chức có thể lợi dụng quyền hạn và trách nhiệm, công cụ nhà nước để
vụ lợi cho cá nhân, lợi ích của người này làm xâm hại quyền lợi, lợi ích của
người khác. Chế tài Nhà nước ban hành ra để điều chỉnh, tác động vào mối
quan hệ đất nông nghiệp, đảm bảo công bằng. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát
hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất nông nghiệp là rất cần thiết để phát hiện,
xử lý sớm các vi phạm.
• Giúp nhà nước phát hiện ra những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và
giải quyết những sai phạm.
Đất nông nghiệp là tài nguyên hữu hạn nên cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
Thông qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý sẽ
nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. Từ

đó phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai
phạm, kịp thời sửa chưa những sai sót gây ách tắc trong quá trình thực hiện
(Trịnh Thành Công, 2014).
Do vậy, quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặc
dù chính sách đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng những năm qua đã
đạt được nhiều thành tựu, song vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để ngày càng đáp ứng
tốt những yêu cầu mới đặt ra.
2.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
2.1.3.1. Tính mệnh lệnh hành chính cao
Quản lý đối với đất nông nghiệp của UBND cấp huyện, là một hoạt động
quản lý hành chính Nhà nước (hoạt động quản lý theo nghĩa hẹp). Vì vậy, trong
quá trình hoạt động luôn luôn mang tính mệnh lệnh hành chính, hay nói cách
khác tính mệnh lệnh hành chính rất cao. Tính mệnh lệnh hành chính được thể
hiện trong quan hệ giữa lãnh đạo UBND cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch
phụ trách đất đai, với phòng Tài nguyên Môi trường trong các hoạt động điều tra
khảo sát đo đạc đánh giá đất, phân hạng đất, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất,
giao đất, thu hổi đất, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất... Trong mối quan
hệ này lãnh đạo UBND cấp huyện ra các chỉ thị mệnh lệnh, phòng Tài nguyên
Môi trường và các nhân viên làm việc trong các phòng đó có ý nghĩa vụ thi hành.
Tính mệnh lệnh hành chính còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa
UBND cấp huyện, với UBND cấp xã trong việc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất
10


đai, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra về đất nông nghiệp... hàng loạt các quan hệ
phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất của UBND cấp huyện mang tính
mệnh lệnh hành chính, như quan hệ xử phạt hành chính đối với các chủ thể không
thực hiện các nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất, hoặc vi phạm pháp luật đất
nông nghiệp, hoặc quan hệ về thu đất, trưng dụng đất... Trong mối quan hệ này

UBND cấp huyện có quyền ra các Chỉ thị mệnh lệnh còn các tổ chức, hộ gia đình
cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành (Ban chấp hành TW Đảng, 2008).
2.1.3.2. Phạm vi khá hẹp với những đặc thù khác nhau
Nghiên cứu quản lý nhà nước của UBND cấp huyện cho thấy nó diễn ra
từng địa bàn như huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Vì vậy phạm vi
hoạt động quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của UBND cấp huyện
khá hẹp, nó không tính rộng lớn như quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp của cả nước, hoặc của UBND cấp tỉnh. Trong quản lý nhà nước của
UBND cấp huyện thì mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì đều có
những đặc thù riêng. Chẳng hạn quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp ở
các huyện đồng bằng tập trung chủ yếu vào quản lý đất nông nghiệp trồng lúa,
đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.
Còn quản lý nhà nước về đất đối với các huyện miền núi chủ yếu quản lý đất
trồng rừng, đất rừng, đất trồng cây lâu năm, còn quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp đối với các huyện ven biển lại tập trung quản lý đất nuôi trồng thuỷ
sản, đất diêm nghiệp, đất trồng rừng ngập mặn. Do sự đặc thù như vậy nên
tính phức tạp trong quản lý đất đai của UBND cấp huyện, thì mỗi huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều có sự khác nhau (Ban chấp hành TW
Đảng, 2008).
2.1.3.3. Sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể quản lý với các hộ gia đình, cá nhân
và cộng đồng dân cư sử dụng đất
Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của UBND cấp huyện có sự gắn
bó chặt chẽ giữa chủ thể quản lý (UBNĐ cấp huyện) với các hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
của UBND bao gồm rất nhiều hoạt động, nhưng trong đó có những hoạt động
như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất hoặc xử
phạt hành chính đối với những chủ thể này khi họ vi phạm pháp luật đất đai
hoặc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân và
cộng đồng dân cư với nhau. Thực hiện những công việc trên đòi hỏi UBND

11


cấp huyện phải gắn bó rất chặt chẽ với các đối tượng sử dụng đất là hộ gia
đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Đặc điểm này cho thấy sự khác biệt với
hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của Chính phủ, Bộ Tài nguyên
và Môi trường và UBND tỉnh. Bởi vì hoạt động Chính phủ, Bộ Tài nguyên và
Môi trường chỉ tập trung quản lý những vấn đề chung quan trọng nhất đối với
đất nông nghiệp trên cả nước, còn UBND cấp tỉnh tập trung quản lý những
vấn đề về đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, hoặc có những hoạt động cụ thể
như giao đất thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thì cũng chi tiến hành đối với Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức xã hội hoặc các cơ quan hành chính Nhà nước mà ít khi thiết lập quan hê
đối với các hộ gia đình, cá nhân (Ban chấp hành TW Đảng, 2008).
2.1.4. Nội dung của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Đất đai ngày nay trong đó có đất nông nghiệp không chỉ là nguồn tài
nguyên khan hiếm mà đã trở thành nguồn lực to lớn của mỗi quốc gia. Vì vậy,
công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải tương xứng với nguồn lực to lớn đó.
Nội dung cụ thể về quản lý nhà nước về đất đai gồm:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận (sau đây viết tắt là GCN) quyền sử dụng đất;

- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
12


×