Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

BÀI tập vật lý ôn THI HSG và THỦ KHOA đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.92 KB, 36 trang )

Trích trong “Giải pháp vật lí 2014”
“ Giải pháp vật lí 2014” là một cuốn trong bộ sách ôn thi đại học
khối A, B của Câu lạc bộ thủ khoa 24/7. Được viết dựa trên kinh
nghiệm của các học sinh giỏi Quốc gia các môn các thủ khoa đại
học, bộ sách hứa hẹn sẽ mang đến cho các em cái nhìn chủ quan
nhất, “học sinh” nhất trong việc tiếp cận các bài tập ở chương trình
THPT ôn thi đại học. Cùng với câu lạc bộ thủ khoa 24/7, cánh cửa
đại học không còn xa vời!
Mua sách trực tiếp ở Hà Nội tại:


Số 95B ngõ 850, Đường Láng . Liên hệ sđt: 01655270913-gặp anh Trí Kiên.



Hoặc: Số 70,tổ 44, phường Trung Tự, Quận Đống Đa (gần đại học Y Hà Nội).
Liên hệ sđt 01685301493-gặp anh Thế Kiên.

Đặt sách qua bưu điện (vận chuyển COD) Hoặc xem thêm thông tin về bộ sách tại
/>
Chúc các em học tốt!

1


LÝ THUYẾT
LÝ THUYẾT CÓ HƯỚNG DẪN

1. Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.
B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ


dao động.
C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân
bằng.
D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.
2. Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường
kính quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau
đây sai?
A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển
động tròn đều.
B. Biên độ của dao động điều hòa bằng b án kính của chuyển động
tròn đều.
C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực
hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển
động tròn đều.
3. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
2


4. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị
trí cân bằng) thì
A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn
cùng dấu.
C. khi ở vị trí cân bằng , thế năng của vật bằng cơ năng.

D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
5. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và năng lượng.

B. li độ và tốc độ.

C. biên độ và tốc độ.

D. biên độ và gia tốc.

6. Khi một vật dao động điều hòa thì
A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân
bằng.
B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
7. Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn
A. và hướng không đổi.
B. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. tỉ lệ với bình phương biên độ.
D. không đổi nhưng hướng thay đổi.
8. Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo
phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn
A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
B. hướng về vị trí cân bằng.
C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.
D. hướng về vị trí biên.
3



9. Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
10. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động c ưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
12. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào
sau đây là đúng?
A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng
động năng.
B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số
biến thiên của li độ.
13. Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực
cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng
bức càng gần tần số riêng của hệ.
D. Tần số dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

4


14. Vật dao động tắt dần có
A. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.
B. thế năng luôn giảm theo thời gian.
C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.
D. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.
15. Dao động tắt dần
A. luôn có hại.

B. có biên độ không đổi theo thời gian.

C. luôn có lợi.

D. có biên độ giảm dần theo thời gian.

16. Đối với dao động điều hòa, tỉ số giữa giá trị của đại lượng nào sau
đây và giá trị li độ là không đổi?
A. Vận tốc.

B. Bình phương vận tốc.

C. Gia tốc.

D. Bình phương gia tốc.

17. Khi vật dao động điều hòa đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên thì
A. Vật chuyển động chậm dần đều.
B. Lực tác dụng lên vật cùng chiều vận tốc.

C. Véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc ngược chiều nhau.
D. Độ lớn lực tác dụng lên vật giảm dần.
18. Đại lượng đặc trưng cho tính chất đổi chiều nhanh hay chậm của một
dao động điều hòa là
A. Biên độ.

B. Vận tốc.

C. Gia tốc.

D. Tần số.

19. Khi tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương c ùng tần số thì
biên độ của dao động tổng hợp có giá trị cực tiểu khi hiệu số pha của hai
dao động thành phần bằng
A. 0.

B. Một số nguyên chẳn của .

C. Một số nguyên lẻ của .

D. Một số nguyên lẻ của 0,5 .
5


20. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương
cùng tần số không phụ thuộc vào
A. Biên độ của hai dao động thành phần.
B. Độ lệch pha của hai dao động thành phần.
C. Pha ban đầu của hai dao động thành phần.

D. Tần số của hai dao động thành phần.
21. Nói về dao động điều hòa , phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và độ lớn gia tốc
cực đại.
B. Ở vị trí cân bằng chất điểm có vận tốc bằng không và độ lớn gia tốc
cực đại.
C. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng
không.
D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc
bằng không.
22. Một con lắc lò xo dao động đều hòa với tần số 2f1 . Động năng của
con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số f 2 bằng
A. 0,5f1.

B. f1.

C. 2f1.

D. 4f1.

23. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của
chất điểm có
A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.
B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ
vận tốc.
C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân
bằng.

6



24. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại v max. Tần
số góc của vật dao động là
A.

vmax
A

.

B.

vmax
A

.

C.

vmax
.
2 A

D.

vmax
2A

.


25. Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về
vị trí cân bằng là chuyển động
A. nhanh dần đều.

B. chậm dần đều.

C. nhanh dần.

D. chậm dần.

26. Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F =
F0cosft (với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng
bức của vật là
B. f.

A. f.

C. 2f.

D. 0,5f.

27. Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.
B. Vectơ vận t ốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật
chuyển động về phía vị trí cân bằng.
C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật
chuyển động ra xa vị trí cân bằng.

28. Tại một vị trí trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l 1 dao động điều
hòa với chu kì T 1; con lắc đơn có chiều dài l 2 (l2 < l1) dao động điều hòa
với chu kì T 2. Cũng tại vị trí đó, con lắc đơn có chiều dài l 1 – l2 dao động
điều hòa với chu kì là
A.

T1T2
T1  T2

.

B. T12  T22 .

C.

T1T2
T1  T2

.

D. T12  T22 .

7


29. Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất.
Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lầ n lượt là 1 ,  2 và T1, T2.
Biết

T1 1

 .
T2 2

A.

Hệ thức đúng là

1
 2.
2

B.

1
 4.
2

C.

1 1
 .
2 4

D.

1 1
 .
2 2

30. Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng

đứng đang dao động đều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của
lò xo là

l .

A. 2

Chu kì dao động của con lắc này là

g
l

.

B.

1
2

l
g

.

C.

1
2

g

l

.

D.

2

l
g

.

Đáp án: 1C. 2C. 3B. 4D. 5A. 6D. 7B. 8B. 9D. 10C. 11A. 12A. 13D.
14A. 15D. 16C. 17C. 18D. 19C. 20D. 21D. 22D. 23D. 24A. 25C. 26D.
27B. 28B. 29C. 30D.

8


GIẢI CHI TIẾT
1. Lực gây ra dao động điều hòa luôn luôn hướng về vị trí cân bằng nên
được gọi là lực kéo về hay lực hồi phục. Đáp án C.
2. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn thay đổi theo li độ còn
lực hướng t âm trong chuyển động tròn đều thì có độ lớn không thay
đổi. Đáp án C.
3. Quỹ đạo chuyển động của vật dao động điều hòa là một đoạn thẳng,
còn đồ thị (li độ) của vật dao động điều hòa là một đường hình sin.
Đáp án B.
4. Tại vị trí cân bằng vật dao động điều hòa có tốc độ cực đại nên có động

năng cực đại, còn tại vị trí biên có li độ cực đại nên có thế năng cực đại.
Đáp án D.
5. Vật dao động tắt dần có biên độ và năng lượng giảm liên tục theo thời
gian. Đáp án A.
6. Tại vị trí cân bằng vận tốc của vật dao động điều hòa có độ lớn cực đại,
còn ở vị trí biên thì vận tốc của vật bằng không. Đáp án D.
7. Lực kéo về trong dao động điều hòa luôn luôn hướng về vị trí cân bằng
và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ. Đáp án B.
8. Lực kéo về trong dao động điều hòa luôn luôn hướng về vị trí cân bằng.
Đáp án B.
9. Động năng và thế năng của vật dao động điều hòa biến thiên tuần
hoàn theo thời gian còn tổng của chúng tức là cơ năng thì không thay
đổi theo thời gian. Đáp án D.
10. Tần số của dao động cưởng bức bằng tần số của lực cưởng bức. Đáp
án C.

9


11. Vật dao động tắt dần có biên độ và năng lượng giảm dần theo thời
gian. Đáp án A.
12. Trong một chu kỳ của vật dao động điều hòa có hai lần động năng
đạt giá trị cực đại, hai lần thế năng đạt giá trị cực đại và xen giữa đó
là 4 lần thế năng bằng động năng. Đáp án A.
13. Trong dao động cưởng bức, tần số của dao động bằng tần số của lực
cưởng bức. Biên độ của dao động cưởng bức phụ thuộc vào biên độ
của lực cưởng bức, vào lực cản trong hệ và sự chênh lệch giữa tần số
riêng f0 của hệ dao động và tần số f của lực cưởng bức. Đáp án D.
14. Vật dao động tắt dần có biên độ dao động và cơ năng giảm dần theo
thời gian. Đáp án A.

15. Vật dao động tắt dần có biên độ dao động và cơ năng giảm dần theo
thời gian. Đáp án D.
16. Li độ: x = Acos( t + ); vận tốc: v = - Asin(t + );
Gia tốc: a = - 2Acos(t + ) = - 2x;

x
a

= - 2. Đáp án C.

17. Khi vật dao động điều hòa đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên thì vật
chuyển động chậm dần, vận tốc có độ lớn giảm dần, gia tốc có độ
lớn tăng dần, véc tơ



v

và véc tơ



a

ngược chiều nhau. Đáp án C.

18. Tần số f (tần số góc ) càng lớn (chu kỳ T càng nhỏ) thì vật dao
động điều hòa đổi chiều dao động càng nhanh. Đáp án D.
19. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương,
cùng tần số có giá trị cực đại khi hai dao động thành phần cùng pha

( = 2k), có giá trị cực tiểu khi hai dao động thành phần ngược
pha ( = (2k + 1). Đáp án C.

10


20. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương
cùng tần số phụ thuộc vào biên độ của các dao động thành phần, vào
độ lệch pha giữa hai dao động thành phần mà không phụ thuộc vào
tần số của các dao động thành phần. Đáp án D.
21. Ở vị trí biên vật dao động điều hòa có vận tốc bằ ng không và gia tốc
có độ lớn cực đại, còn ở vị trí cân bằng thì gia tốc bằng không và vận
tốc có độ lớn cực đại. Đáp án D.
22. Vật dao động điều hòa với tần số f (tần số góc ) thì động năng và
thế năng của vật biến thiên tuần hoàn với tần số 2f (tần số g óc 2).
Đáp án D.
23. Lực kéo về và gia tốc của vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí
cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ. Đáp án D.
24. vmax = A   =

vmax
A

. Đáp án A.

25. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng vật d ao động điều hòa chuyển
động nhanh dần, còn khi đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên vật chuyển
động chậm dần. Đáp án C.
26. Lực cưởng bức F = F 0cosft = F0cos2 f t có tần số
2


f
2

nên dao

động cưởng bức có tần số b ằng tần số của lực cưởng bức. Đáp án D.
27. Với vật dao động điều hòa khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí
cân bằng thì véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc cùng chiều nhau, còn
khi chuyển động từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì véc tơ vận tốc và
véc tơ gia tốc ngược chiều nhau. Đáp án B.
l1  l2
g

28. T = 2
29.

T1
T2

=

30. T = 2

l1
l2

=
m
k


1
2

=

4 2



l1
l2

= 2

l
g

l1
l
 4 2 2
g
g

=

1
.
4


=

T12  T22

. Đáp án B.

Đáp án C.

. Đáp án D.

11


BÀI TẬP LÝ THUYẾT TỰ GIẢI:
1. Có 3 con lắc gồm: 1 là con lắc đơn, 2 là con lắc lò xo nằm ngang, 3 là
con lắc lò xo thẳng đứng. Hỏi khi làm thay đổi khối lư ợng của chúng thì
chu kì dao động điều hòa của con lắc nào không thay đổi:
A. Con lắc đơn.
B. Con lắc lò xo nằm ngang
C. Con lắc lò xo thẳng đứng
D. Cả ba con lắc
2. Một con lắc đơn và con lắc vật lý có cùng khối lượng, cùng chiều dà i,
đặt cùng một nơi. So sánh chu kì dao động điều hòa của chúng:
A. Bằng nhau.
B. Chu kì của con lắc đơn lớn hơn
C. Chu kì của con lắc đơn nhỏ hơn
D. Chưa đủ cơ sở kết luận.
3. Khi nói về cơ năng của con lắc dao động điều hòa . Phát biểu nào sai:
A. Cơ năng bằng động năng khi nó đi qua vị trí cân bằng.
B. Cơ năng bằng hằng số và nó tỉ lệ với biên độ

C. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng tại mọi vị trí.
D. Cơ năng bằng thế năng tại vị trí biên.
4. Chọn phát biểu đúng
A. Dao động cưỡng bức là dao động duy trì do tác dụng của ngoại
lực biến đổi tuần hoàn
B. Sự cộng hưỏng thể hiện rõ nhất khi ma sát của môi trường ngoài
đủ lớn
C. Nếu ngoại lực trong dao động cưỡng bức được duy trì trong thời
gian ngắn thì dao động cưỡng bức được duy trì trong thời gian dài.
D. Sự dao động được duy trì mà không cần tác động của ngoại lực
gọi là dao động cộng hưởng.
12


5. Chọn câu trả lời sai. Trong dao động cưỡng bức:
A. Khi có cộng hưởng biên độ dao động tăng đột ngột và đạt đến giá
trị cực đại.
B. Hiện tượng đặc biệt khi xảy ra là hiện tượng cộng hưởng.
C. Điều kiện cộng hưởng là tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ.
D. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát
của môi trường mà chỉ phụ thuộc vao biên độ của ngoại lực
cưỡng bức.
6. Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nhất khi:
A. Biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
B. Tần số của lực cưỡng bức lớn.
C. Lực ma sát của môi trường lớn.
D. Lực ma sát của môi trường nhỏ
7. Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần
nhanh là có lợi.
A. Quả lắc đồng hồ.

B. Khung ô tô sau khi đi qua chỗ gập ghềnh.
C. Sự đung đưa của chiếc võng.
D. Sự dao động của pit -tông trong xilanh
8. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là:
A. Do trọng lực tác động lên vật.
B. Do lực căng dây treo
C. Do lực cản môi trường.
D. Do dây treo có khối lượng đáng kể
9. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần và dao động
cưỡng bức.
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức chỉ xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực biến
thiên tuần hoàn
C. Khi cộng hưởng , tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ
dao động.
D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao dộng
13


10. Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra khi:
A. Tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.
B. Tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.
C. Tần số của ngoại lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ.
D. Tần số của ngoại lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng cộng hưởng
A. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác
dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng
tần số riêng của hệ f 0
B. Biên độ cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
C. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện

tượng cộng hưởng.
D. Khi cộng hưởng, biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột
và đạt giá trị cực đại
12. Phát biểu nào sau đây là sai
A. Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại
lực biến đổi tuần hoàn.
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần
số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.
C. Sự cộng hưởng càng rõ nét khi lực cản của môi trường càng nhỏ.
D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của
ngoại lực tuần hoàn.
13. Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức:
A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.
B. Tần số của dao động cưỡng bức cũng là tần số riêng của hệ .
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
D. Biên độ của dao động cưỡ ng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của
ngoại lực tuần hoàn.
14


14. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần.
A. Lực cản sinh công âm làm tiêu hao năng lượng của dao động.
B. Do lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động nên biên độ
giảm dần
C. Tần số của dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng kéo dài.
D. Lực cản càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.
15. Tìm phát biểu sai về con lắc lò xo dao động trong mặt phẳng nằm
ngang:
A. Vật có độ lớn vận tốc nhỏ nhất khi lò xo không biến dạng.
B. Vật đổi chiều chuyển động khi lò xo có biến dạng lớn nhất.

C. Vật có gia tốc bằng 0 khi lò xo có chiều dài tự nhiên.
D. Vật có độ lớn gia tốc cực đại khi độ lớn vận tốc cực tiểu.
16. Chọn phát biểu đúng về con lắc lò xo dao động trong mặt phẳng nằm
ngang:
A. Tần số dao động phụ thuộc vào độ cứng và độ dài tự nhiên của lò
xo.
B. Chu kì dao động phụ thuộc vào cách thức kích thích.
C. Tần số góc của dao động chỉ phụ thuộc độ cứng của lò xo và khối
lượng vật nặng.
D. Biên độ dao động tỉ lệ với căn bậc hai của tỉ số k/m
17. Tìm phát biểu sai về động năng của vật m dao động điều hòa theo
phương trình x = Acos(ωt + φ).
A. Động năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
B. Động năng biến thiên tuần hoàn với cùng tần số f với biến thiên
của li độ x.
C. Giá trị t rung bình của động năng bằng nửa động năng cực đại
2
mvmax
2

D. Động năng tỉ lệ với khối lượng vật m , tỉ lệ với bình phương của
tần số và bình phương biên độ dao động.

15


18. Chọn phát biểu đúng về thế năng của vật dao động điều hòa.
A. Thế năng của vật dao động điều hòa tỉ lệ với bình phương của vận
tốc cực đại v max
B. Thế năng biến thiên tuần hoàn với chu kì lớn gấp đôi chu kì của li

độ x
C. Thế năng của vật dao động điều hòa tỉ lệ với bình phương khối
lượng vật.
D. Thế năng tỉ lệ với bìn h phương li độ x = Acos( ωt + φ) nên tỉ lệ
với bình phương hàm số cos( ωt + φ). Do vậy thế năng không biến
thiên tuần hoàn theo thời gian.
19. Tìm phát biểu sai về cơ năng của vật m dao động điều hòa theo
phương trình x = Acos(ωt + φ).
A. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng.
B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không đổi theo thời gian và
bằng giá trị cực đại của động năng hoặc giá trị cực đại của thế
năng.
C. Động năng đạt cực đại khi thế năng bằng không và động năng
bằng không thì thế năng cực đại
D. Trong mỗi chu kì T của dao động điều hòa , động năng và cả thế
năng đều có một lần đạt cực đại và một lần bằng 0.
20. Tìm phát biểu sai về năng lượng của vật dao động điều hòa:
A. Động năng đạt giá trị cực đại khi gia tốc đổi chiều.
B. Thế năng đạt giá t rị cực đại khi vật đổi chiều chuyển động.
C. Động năng đạt cực tiểu khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm
của trục Ox.
D. Thế năng đạt cực tiểu khi vật chuyển từ chuyển động nhanh dần
sang chậm dần.
16


21. Một vật dao động điều hòa . Nếu cho khối lượng vậ t, chu kì và biên
độ dao động đều tăng gấp đôi thì cơ năng sẽ:
A. Tăng 32 lần


B. Tăng 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

22. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần
số góc ω tại nơi có gia tốc trọng trườn g g. khi vật đi qua vị trí cân bằng
độ dãn của lò xo
A.
C.

5  2, 24

B.

2
l 
g

g
2

D.

l 

l 

g



23. Một con lắc lò xo gồm một qu ả cầu khối lượng m 1 gắn vào lò xo có
độ cứng k. Trong khoảng thời gian Δt , quả cầu khối lượng m 1 thực hiện
n1 dao động toàn phần. Nếu thay quả cầu này bằng quả cầu khối lượng
m2 thì cũng trong khoảng thời gian này , số dao động giảm đi một nửa.
Tìm tỉ số m1/m2
A. ½

B. ¼

C. 4

D. 2

24.Một con lắc lò xo nếu tần số tăng 4 lần và biên độ giảm môt nửa thì
năng lượng của nó:
A. không đổi

B. Giảm 2 lần

C. Giảm 4 lần

D. tăng 4 lần

25. Một con lắc lò xo thẳng đứng ở vị trí cân bằng lò xo giãn Δl, nếu lò
xo được cắt ngắn chỉ còn ¼ độ dài ban đầu thì chu kì của con lắc bây
giờ là:
A.



2

l
g

B.



l
g

C.

2

l
g

D. 4 

l
g

17


26. Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kì của con lắc
không thay đổi khi.

A. Tăng độ dài của con lắc.

B. Đưa con lắc lên đỉnh tháp cao.

C. Tăng biên độ con lắc lên 24 0.

D. Giảm khối lượng con lắc

27. Chu kì của con lắc đơn có độ dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g.
A. T =

2

l
g

B.T = 2

g
l

C.

1
2

g
l

D.


1
2

l
g

28. Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với tần số f . nếu tăng
chiều dài con lắc lên 2 lần thì tần số thay đổi như thế nào
A. Tăng 2 lần

B. Giảm 2 lần

C . Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

29. Ba con lắc cùng chiều dài , treo các quả cầu nhỏ cùng kích thước lần
lượt làm bằng chì, sắt, nhựa. Kéo cả ba quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng
cùng một góc 6 0 rồi buông ra cùng lúc, không vận tốc đầu, bỏ qua lực
cản không khí. Điều nào sau đây là đúng
A. Con lắc bằng sắt có tần số dao động lớn nhất.
B. Con lắc bằng nhựa dao động chậm hơn cả
C. Con lắc bằng chì về đến vị trí cân bằng sớm hơn hai con lắc kia.
D. Cả ba con lắc cùng dao động với cùng tần số góc.
30. Tại một nơi xác định, chu kì của con lắc tỉ lệ thuận với :
A. Căn bậc hai độ dài con lắc.

B. Độ dài con lắc


C. Căn bậc hai của gia tốc trọng trường

D. Gia tốc trọng trường.

31. Tại cùng một vị trí địa lí, nếu độ dài của con lắc tăng 6,25 lần thì tần
số dao động điều hòa của nó:
A. Tăng 2 lần

B. Giảm 2,5 lần

C. Giảm 1,5 lần

D. tăng 4 lần

18


32. Một vật nặng khối lượng m treo vào đầu lò xo làm nó giãn ra Δl0.
Kích thích cho vật dao động điều hòa theo p hương thẳng đứng. Chu kì
dao động có thể tính theo công thức:
A.

T  2

lo
mg

B.

C.


T  2

mlo
g

D. Không tính được vì chưa cho độ cứng

T  2

lo
g

33. Dao động được mô tả bằng biểu thức x = A.cos(ωt + φ) , trong đó A
, ω, φ là các hằng số, được gọi là dao động gì.
A. Dao động tuần hoàn

B. Dao động tắt dần

C. Dao động điều hòa

D. Dao động cưỡng bức

34. Thế nào là dao động tự do?
A. Là một dao động tuần hoàn.
B. Là dao động điều hòa.
C. Là dao động mà chu kì chỉ phụ thuộc vào các đặc tính riêng của
hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
D. Là dao động không chịu tác dụng của các lực bên ngoài
35. Hãy chọn câu đúng .

A. Dao động của hệ chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn là dao
động tự do.
B. Chuyển động của con lắc đơn luôn được coi là dao động tự do.
C. Chu kì dao động điều hòa của hệ phụ thuộc vào biên độ dao động .
D. Chu kì của hệ dao động tự do không phụ thuộc yếu tố bên ngoài.
36. Câu nào dưới đây là sai.
A. Dao động tắt dần do ma sát hoặc do sức cản của môi trường.
B. Tần số dao động càng lớn thì sự tắt dần càng chậm.
C. Lực cản càng lớn thì cự tắt dần càng nhanh.
D. Lực cản sinh công làm tiêu hao năng lượng dao động.

19


37. Đồ thị dưới mô tả loại dao động nào.
A. Tuần hoàn

B. Điều hòa

C. Tắt dần

D. Duy trì

5

.

38. Chọn phương án sai trong các câu sau.
A. Tần số của dao động tự do là tần số dao


x

t
(
động riêng của hệ.
s
số của ngoại lực tuần)
B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần 2,
5
0

.

hoàn.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức khi xảy ra hiện tượng cộng
hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
D. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số ngoại lực tuần hoàn
bằng tần số dao động riêng của hệ.
39. Phát biểu nào sau đây là đúng về dao động cưỡng bức.
A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ng oại lực tuần hoàn.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của
ngoại lực tuần hoàn
40. Nhận định nào sau đây về dao động cưỡng bức là không đúng
A. Để dao động trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng lên
con lắc dao động một ngoại lực không đổi.
B. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời gian đầu, dao
động của con lắc là tổng hợp dao động riêng của nó với dao
động do ngoại lực tuần hoàn tác dụng.

C. Sau một thời gian kể từ khi tác dụng ngoại lực, dao động còn lại
chỉ là dao động do ngoại lực tuần hoàn gây nên.
D. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
20


41. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Dao động ……………..
là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau
những khoảng thời gian bằng nhau.
C. Tuần hoàn
D. Tự do
B. Cưỡng bức
A. Tắt dần
42. Chọn câu sai
A. Dao động cưỡng bức không bị tắt dần.
B. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc ma sát
C. Cộng hưởng cơ chỉ xảy ra trong dao động cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có hại và cũng có lợi
43.Chọn câu đúng nói về dao động tự do
A. Khi được kích thích vật dao động tự do sẽ dao động theo chu kì riêng.
B. Chu kì của dao động tự do phụ thuộc yếu tố bên ngoài.
C. Vận tốc của dao động tự do biến đổi đều theo thời gian.
D. Dao động tự do có biên độ không phụ thuộc vào cách kích thích.
44. Chọn câu đúng.
A. Dao động điều hòa có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Tần số tỉ lệ thuận với chu kì dao động.
C. Chu kì dao độ ng tỉ lệ thuận với biên độ.
D. Biên độ dao động là giá trị cực đại của li độ.
45. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc
A. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. Tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
C. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
D. Độ lớn lực ma sát tác dụng lên vật
46. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại
lực tuần hoàn.
B. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính c ủa hệ dao
động.
C. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
D. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động bị tắt dần.
21


47. Dao động cưỡng bức không có tính chất nào sau đây:
A. Xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tu ần hoàn.
B. Khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động
thì biên độ đạt giá trị cực đại.
C. Có biên độ của dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.
D. Xảy ra dưới tác dụng của các lực không đổi tác dụng lên hệ.
48. Dao động cưỡng bức và dao động duy trì khác nhau chủ yếu ở chỗ:
A. Ngoại lực tác dụng.

B. Biên độ.

C. Pha ban đầu

D. Tần số

49. Dao động duy trì là:
A. dao động riêng của hệ được bù thêm năng lượng bằng đúng phần

năng lượng tiêu hao, sau mỗi chu kì, nhờ một cơ cấu thích hợp.
B. dao động mà lực cản của môi trường ảnh hưởng không đáng kể
đến vật dao động.
C. dao động chịu tác dụng của ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian.
D. dao động x ảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn độc lập
với hệ và có thể có tần số bất kì
50. Hai con lắc đơn có cùng chiều dài dây treo và hai quả cầu có cùng
kích thước nhưng một quả làm bằng gỗ , một quả bằng chì. Kéo hai quả
cầu cho hai dây treo cùng hợp với phương thẳng đứng góc bằng nhau rồi
thả nhẹ cùng lúc, nếu lực ma sát tác dụng lên chúng như nhau thì:
A. Con lắc gỗ dừng lại trước

B. Con lắc chì dừng lại trước

C. Hai con lắc dừng lại cùng lúc

D. Cả hai con lắc không dừ ng lại

51. Chọn câu sai về cơ năng của con lắc đơn khi dao động điều hòa:
A. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng của vật khi vật đi qua
vị trí bất kì.
B. Cơ năng bằng thế năng của vật ở vị trí biên.
C. Cơ năng bằng động năng khi vật đi qua vị tr í cân bằng.
D. Cơ năng không phụ thuộc khối lượng vật treo.
22


52. Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 . Con lắc có
thế năng bằng động năng của nó khi vât ở vị trí có li độ:
A.   

C.

1
2 2

0

1
   0
4

B.

1
   0
2

D.   

1
0
2

53. Một con lắc đơn có chiều dài l , dao động điều hòa tại một nơi có gia
tốc rơi tự do g với biên độ góc α0. Lúc vật đi qua vị trí có li độ góc α, nó
có vận tốc là v. Biểu thức nào sau đây là đúng:
A.

v2
  02   2

gl

C.  2   o2 

v2
2

B.

 2   o2  glv 2

D.  2   o2 

v2 g
l

54. Lực căng của sợi dây khi vật đi qua vị trí có li độ góc α thỏa mãn
biểu thức nào:
A. T  mg (3.cos   2 cos  0 )

B. T  mg (cos  0  2 cos  )

C. T  mg (3.cos   2 cos  0 )

D. T  mg (cos   cos  0 )

55. Câu trả lời đúng khi nói về lực căng của dây treo con lắc đơn:
A. Như nhau tại mọi vị trí.
B. Lớn nhất tại vị trí cân bằng và lớn hơn trọng lượng của con lắc.
C. Lớn nhất tại vị trí cân bằng và nhỏ hơn trọng lượng của con lắc.

D. Nhỏ nhất tại vị trí cân bằng và bằng trọng lượng con lắc.
56. Chọn câu sai khi nói về tần số dao động điều hòa của con lắc đơn
A. Tần số không đổi khi khối lượng con lắc thay đổi.
B. Tần số tăng khi nhiệt độ giảm.
C. Tần số giảm khi biên độ giảm.
D. Tần số giảm khi đưa con lắc lên cao.

23


57. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ trên mặt đất , Hỏi ở độ cao h và
sau khoảng thời gian t đồng hồ chạy nhanh (hay chạy chậm)và sai một
lượng thời gian Δt bằng bao nhiêu:
A. Nhanh,
C.Chậm

t  t

t  t

h
R

2h
R

B. Nhanh,

t  t


2h
R

D. Chậm

t  t

h
R

58. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa , t ại vị trí cân bằng
độ dãn của lò xo là Δl0. Biên độ dao động là A > Δl0 . Độ cứng của lò xo
là k. Lực đàn hồi của lò xo xó độ lớn nhỏ nhất trong quá trình dao động
là:
A. F = k(A- Δl0)

B. F = 0

C. F = k.A

D. F = k. Δl0

59. Treo một quả cầu có khối lượng m vào một lò xo tại nơi có gia tốc
trọng trường g. Cho quả cầu dao động điều hòa với biên độ A theo
phương thẳng đứng. Lực đàn hồi cực đại của lò xo tác dụng lên vật được
xác định :
A. Fmax = mg

B. Fmax = k.A


C. Fmax = mg + kA

D. Fmax = mg - kA

60. Một vật nặng nhỏ khối lượng m gắn vào một đầu lò xo có khối lượng
không đáng kể, đầu còn lại phía trên của lò xo được giữ cố đ ịnh. Cho vật
dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 2,5 Hz. Trong quá
trình dao động , chiều dài lò xo thay đổi từ l 1 = 20cm đến l 2 = 24cm. Lấy
g = 10m/s2 và π2 = 10. Chọn đáp án sai
A. Khi vật ở vị trí cân bằng , lò xo bị dãn 4cm
B. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 18cm
C. Trong quá trính vật dao động lò xo luôn dãn
D. Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo bằng 0.
24


61.Trong dao động của con lắc lò xo theo phương thẳng đứng, chọn câu sai:
A. Vận tốc của vật dao động điều hòa có giá trị cực đại khi vật qua vị
trí cân bằng.
B. Hai vectơ vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa cùng chiều
khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng.
C. Lực đàn hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị
trí cân bằng
D. Lực đàn hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa biến thiên điều
hòa cùng tần số với vật
62. Mắc một vật có khối lượng m 0 vào lò xo rồi kích thích cho hệ dao
động ta đo được chu kì dao động T 0. Nếu bỏ vật nặng m0 ra khỏi lò xo.
Thay vào đó là vật nặng có khối lượng m chưa biết thì ta được con lắc
mới có chu kì dao động T. Khối lượng m tính theo m 0 là:
g

l0

A. T  2

B.

m

T
.m0
T0

D.

m

To
.m0
T

2

C.

T 
m    .m0
 T0 

63. Một lò xo có độ cứng k, khi gắn vật m 1 thì vật dao động với chu kì
T1. Ki gắn vật m2 vào lò xo thì nó dao động với chu kì T 2. Nếu móc

đồng thời cả hai vật vào lò xo thì nó dao động với chu kì T là:
A. T = T1 + T2

B.

T 2  T12  T22

1 1 1
 
T T1 T2

D.

1
1
1
 2 2
2
T
T1 T2

C.

64. Trong các biểu thức dưới đây về con lắc lò xo, câu nào đúng:
A.

v2
A x 
mk
2


C. A2  x 2 

mv 2
k

B.

kv 2
A x 
m
2

2

D. A  kx 2  mv 2

25


×