Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 qua các bài Tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.69 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
Stt

Nội dung

A
1
2
3
4
5
B
Chương 1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.1.5
1.1.6
Chương 2
2.1
2.2
2.3
Chương 3
3.1
3.2
3.3
C
D


MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Khái quát chung
Khái quát về từ Hán Việt
Khái niệm từ Hán Việt
Đặc điểm từ Hán Việt
Đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của học sinh lớp 4
Các kiểu từ Hán Việt
Cách nhận diện từ Hán Việt
Các phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt
Từ Hán việt trong các bài Tập đọc lớp 4
Thống kê từ Hán Việt trong các bài Tập đọc lớp 4
Nhận xét
Ý nghĩa của việc dạy từ Hán Việt cho học sinh lớp 4
Một số biện pháp dạy từ Hán Việt cho học sinh lớp 4
Hướng dẫn học sinh nhận biết và giải nghĩa
Hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ Hán việt
Hướng dẫn học sinh đặt câu với từ Hán Việt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
2
3

3
3
3
4
4
4
4
4
6
7
7
10
12
12
19
19
21
21
33
38
41
42

A MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng về từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc tạo dựng lớp động từ thuần Việt, người
Việt còn thực hiện việc vay mượn chủ động và sáng tạo các ngôn ngữ khác. Từ
trong tiếng Việt hết sức phong phú gồm có từ thuần Việt và vay mượn ngôn ngữ
Hán chiếm số lượng lớn khoảng trên 70%. Từ Hán Việt được sử dụng rộng rãi ở

1


tất cả các lĩnh vực khác nhau và không ngừng phát huy trong việc tạo ra nhiều
giá trị tu từ. Vì vậy từ Hán Việt đang góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng
phong phú và giàu đẹp.
Ở tiểu học Tập đọc là phân môn chiếm vị trí quan trọng môn Tiếng Việt,
trong việc rèn các kĩ năng cơ bản cho học sinh (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài rèn
luyện kĩ năng trên, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ quan trọng là giúp cho
học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc từ đó vận dụng vào cuộc sống.
Để thực hiện được nhiệm vụ này – giúp học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc
cảm nhận được hết nội dung, ý nghĩa, chất văn của bài thơ thì điều đầu tiên là
học sinh phải giải nghĩa và hiểu được giá trị của các từ ngữ được sử dụng trong
văn bản Tập đọc đó.
Trong các bài Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4, bên cạnh số lượng
từ thuần Việt rất lớn thì cũng có một số từ Hán Việt, đặc biệt trong các văn bản
báo chí, các tác phẩm, đoạn trích dịch của nước ngoài. Bởi vậy việc dạy từ Hán
Việt cho học sinh lớp 4 là công việc có ý nghĩa thiết thực nhằm thể hiện mục
tiêu toàn diện của phân môn Tập đọc. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề
và qua nghiên cứu em đã lựa chọn đề tài: “Dạy học từ Hán Việt cho học sinh
lớp 4 qua các bài Tập đọc” với mong muốn được học hỏi và nâng cao tri thức
của bản thân, đồng thời giúp các em học sinh từ việc hiểu nghĩa từ Hán Việt có
thể sử dụng từ Hán Việt khi học tập, giao tiếp đồng thời hiểu được giá trị của từ
Hán Việt trong tiếng Việt, thấy được hiệu quả sử dụng từ Hán Việt trong các văn
bảnTập đọc. Từ đó hình thành ở các em sự yêu quý, ý thức giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm và giải nghĩa các từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 qua các bài
Tập đọc. Người viết đề xuất một số biện pháp dạy học từ Hán Việt cho học sinh
lớp 4.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về từ Hán Việt.
- Thống kê và giải nghĩa từ Hán Việt trong các bài Tập đọc ở lớp 4.
2


- Tìm hiểu các biện pháp dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 4.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Từ Hán Việt trong các bài Tập đọc lớp 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Từ Hán Việt trong các bài Tập đọc lớp 4 (chương trình hiện hành) NXB Giáo
dục, 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
5.2. Phương pháp thống kê
5.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
5.4. Phương pháp khảo sát
5.5. Phương pháp giải nghĩa từ

B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khái quát về từ Hán Việt
1.1.1. Khái niệm từ Hán Việt
Các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
từ Hán Việt xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau. Hoặc xuất phát từ sự khu biệt
về phong các, hoặc xuất phát từ sự khu biệt về cấu tạo từ, một số người chú ý
tới góc độ lịch sử. Điều đó dẫn đến các định nghĩa đưa ra ít nhiều còn có chỗ
thỏa đáng. Trong khi chưa thể đưa ra một định nghĩa thật đầy đủ, dứt khoát có
thể ngay lập tức thuyết phục được tất cả mọi người, chúng tôi tạm thời sử dụng

một số giưới thuyết, hạn định về từ Hán Việt của tác giả Nguyễn Ngọc San trong
3


giáo trình Tiếng Việt lớp 3 như sau: Từ Hán Việt là một trong các loại từ gốc
Hán, có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt, được mượn vào kho từ vựng tiếng Việt, nếu
là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tụ do kết
hợp với các từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có
phong cách riêng (trang trọng, cổ kính, thấp thoáng) khác với phong cách từ
thuần Việt (cụ thể, dân dã, dể hiểu). Nói cách khác đó là những tiếng Hán được
đọc theo cách của người Việt, gọi là âm Hán Việt, chịu sự chi phối của các quy
luật ngữ âm tiếng Việt.
(Tài liệu học tập học phần Tiếng Việt nâng cao trường CĐSP Bắc Ninh)
1.1.2. Đặc điểm từ Hán Việt
1.1.2.1. Đặc điểm ngữ âm
Các từ Hán Việt thâm nhập vào tiếng Việt không phải từ nào cũng tuân
thủ theo phương thức đồng hóa 1:1 (vỏ ngữ âm Hán được thay bằng một vỏ ngữ
âm Hán Việt) trong nhiều trường hợp một từ Hán có thể trở thành hai hay hơn
hai từ Việt gốc Hán có những vỏ ngữ âm khác nhau (Hán Việt cổ, Hán Việt Việt
Hóa, Hán Việt tự tạo).
Sự phân biệt giữ từ Hán Việt và Hán Việt cổ không phải lức nào cũng rạch
ròi. Khác với các từ Hán Việt được nhập vào có hệ thống vào cuối đời Đường
các từ Hán Việt cổ du nhập khá lẻ tẻ trước thời trung Đường. Cho đến nay việc
xác định từ Hán Việt cổ trong kho từ vựng tiếng Việt cũng như phân biệt với các
từ Hán Việt khác vẫn là một công việc cần phải tiếp tục.
Nhập vào tiếng Việt các từ Hán Việt một lần nữa chịu sự chi phối của quy
luật hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Quá trình “phương thức hóa” các từ Hán Việt ở
mặt ngữ âm lại hình thành nên các cặp đồng nghĩa giữa từ Hán Việt với các biến
thể ngữ âm của chúng.
1.1.2.2. Đặc điểm nội dung

Tiếng Hán sau khi được khoác cái vỏ ngữ âm tiếng Việt trở thành yếu tố
của hệ thống từ vựng tiếng Việt thì có khả năng hoạt động như bất kì một đơn vị
từ vựng nào khác. Có thể quy khả năng hoạt động của từ Hán Việt theo các
hướng chính sau:
4


- Có khả năng hoạt động với dung lượng nghĩa vốn có trong nguyên ngữ.
Ví dụ: Nhóm từ chỉ hướng: đông, tây, nam, bắc.
Nhóm từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông
- Có khả năng hoạt động như trong nguyên ngữ, nhưng dung lượng nghĩa thay
đổi.
Ví dụ: hồng, bạch, lục….
- Vẫn giữ nguyên nghĩa như trong nguyên ngữ, nhưng không có khả năng hoạt
động như trong nguyên ngữ.
Ví dụ: nhân, bất, gia, khả….
- Thay đổi cả về khả năng lẫn dung lượng nghĩa.
Ví dụ: Cực (đẹp cực)
1.1.2.3. Sắc thái tu từ
Muốn sử dụng từ Hán Việt không những phải hiểu rõ nghĩa của từ mà còn
phải hiểu giá trị phong cách của chúng. Về đại thể, từ Hán Việt có các giá trị
sau:
a. Sắc thái trang trọng
Từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, trang nghiêm. Có thể so sánh với các
thuần Việt tương ứng để thấy rõ điều này.
Từ thuần Việt
Từ Hán Việt
Đàn bà
Phụ nữ
Chết

Hi sinh
Do sắc thái trang trọng nên từ Hán Việt thường được dùng để đặt tên cho
người, tên đất:
Ví dụ: Thường người ta đặt tên là: Vân, Hải, Sơn… chứ ít khi đặt tên là mây,
biển, núi….
Do sắc thái trang trọng nêntừ Hán Việt thường được sử dụng nhiều ở các
văn bản hành chính, khoa học.
b. Sắc thái tao nhã
Từ Hán Việt được sử dụng thay thế cho từ thuần Việt tạo cảm giác tao nhã
tránh tục tĩu hoặc hiện tượng ghê rợn.
1.1.3. Kết quả nhận thức và ngôn ngữ của học sinh lớp 4
5


1.1.3.1. Về nhận thức
Khả năng khái quát hóa của học sinh lớp 4 phát triển hơn so với các lớp
trước. Học sinh bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân
tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng. Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của học
sinh lớp 5 có sự phát triển hơn các bậc học trước nhưng vẫn còn hạn chế.
Về sự phát triển ghi nhớ, đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là chỉ
nhớ những sự kiện có vẻ bề ngoài gây ấn tượng về mặt cảm xúc, những điều
được lặp đi lặp lại một cách máy móc. Ở những năm phát triển tiếp theo, sự ghi
nhớ máy móc này sẽ được thay thế bằng cách ghi nhớ dựa trên mối quan hệ
logic với nội dung hơn.
Ở lứa tuổi này, nhận thức của trẻ gắn liền với những điều ở đây và bây
giờ, những sự việc trước mắt. Trẻ cũng không giỏi giải quyết vấn đề vì nó đòi
hỏi tư duy trừu tượng, khả năng tưởng tượng và khả năng dự đoán nhu cầu và
hành động. Vì vậy, học sinh cần sự hướng dẫn từ giáo viên để hoàn thiện khả
năng thích ứng với thế giới xung quanh hơn.
1.1.3.2. Về khả năng ngôn ngữ

Học sinh lớp 4 số lượng từ ngữ đã tăng hơn so với các lớp 1,2,3. Nhưng
so với lớp 5 ngôn ngữ của học sinh lớp 4 vẫn chưa phong phú, khả năng hiểu
nghĩa từ, đặc biệt từ Hán Việtvà đặt câu của học sinh vẫn còn nhiều khó khăn
trong giao tiếp và học tập.
1.1.4. Các kiểu từ Hán Việt
1.1.4.1. Từ Hán Việt mượn nguyên khối
Từ Hán Việt mượn nguyên khối là những từ Hán được vay mượn vào kho
từ vựng tiếng Việt.Đặc điểm của các loại từ này là: Có thể là từ đơn tiết: thiên,
địa, sơn, giang, ái, nhân, nghĩa… có thể là từ đa tiết: thiên địa, giang sơn, hải
đăng. Những từ Hán Việt mượn nguyên khối cũng có thể là thành ngữ, tục ngữ
Hán Việt: danh gia vọng tộc, kính lão đắc thọ, bán tính bán nghi…. Trong hoạt
động giao tiếp, những từ trên chỉ biến đổi âm đọc còn giữ nguyên ngữ nghĩa,
ngữ pháp.
1.1.4.2. Từ Hán Việt – Việt hóa
6


Từ Hán Việt - Việt hóa là những từ gốc Hán được Việt hóa (cải tổ về mặt
ngữ âm) tới hai lần nên nguồn gốc của ch ng cũng bị mờ hẳn đi, chúng đi sâu
hơn vào tiếng Việt. Ví dụ: Kê (gà), vũ (mưa), cận (gần)… (trong ngoặc là
Đường âm, ngoài ngặc là Hán âm).
Những từ Hán Việt – Việt hóa, trước hết được Việt hóa về mặc ngữ âm thể
hiện ở mặt âm đọc và rút ngắn của từ:
vật lí học

=> vật lí

tú tài

=> tú (anh tú, ông tú)


mĩ phẩm nghệ

=> mĩ phẩm

Về mặt ý nghĩa, từ Hán Việt – Việt hóa được dùng với một vài nét nghĩa
trong số nhiều nghĩa của từ gốc Hán. Ví dụ: từ nhất trong gốc Hán có nghĩa tới
hơn 10 nghĩa nhưng khi đi vào từ tiếng Việt, nó chỉ giữ lại nét nghĩa “thứ tự trên
hết” trong các từ hạng nhất, xếp thứ nhất, giởi nhất. Đôi khi, trong tổ hợp từ vay
mượn nguyên khối từ gốc Hán nó mới giữu nghĩa số “một” trong nhất cử nhất
động, nhất cử lưỡng tiện…
1.1.5. Cách nhận diện từ Hán Việt
1.1.5.1. Căn cứ vào giới thuyết, hạn định về từ Hán Việt
- Từ Hán Việt phải là từ gốc Hán
- Từ Hán Việt phải có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt. Âm Hán Việt là âm Hán đã
được Việt hóa theo cách phiên âm của người Việt.
Tuy vậy, không phải từ nào đọc bằng âm Hán Việt cũng là từ Hán Việt,
chúng chỉ trở thành từ Hán Việt khi đã được người Việt vay mượn, khi người
Việt muốn tiếp nhận và biến thành từ ngữ của mình để sử dụng trong giao tiếp
và biểu đạt.
Điều cuối cùng không thể không nói tới một hiện tượng khá đặc biệt trong
tiếng Việt: hiện tượng biến âm. Các biến thể ngữ âm đó có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau như: do kiêng húy tên vua chúa hoặc học hàng thân thích vua
chúa.
Các từ Hán Việt đơn tiết sẽ tách thành hai nhóm. Nhóm 1 bao gồm những
từ được sử dụng phổ biến, được Việt hóa nhiều hơn, không có ranh giới khu biệt
7


với các từ thuần Việt, có thể kết hợp với các từ khác. Nhóm 2 bao gồm những từ

có nghĩa trọn vẹn, là từ đơn tiết trong tiếng Hán khi vào tiếng Việt, khi cần thiết
nó có thể tách bạch đứng đọc lập nhưng ít có khả năng kết hợp tự do với các từ
Việt.
Những từ song tiết Hán Việt: phần lớn các từ Hán Việt đều là từ đa tiết,
trong đó chủ yếu là các từ song tiết.
+ Kết cấu chính phụ:
Trong Tiếng Việt, bộ phận chính đứng trước còn trong từ Hán Việt bộ phận
chính quan trọng hơn thường đặt ở phía sau.
+Kết cấu đẳng lập:
Được cấu tạo do sự kết hợp danh – danh, động – động, tính – tính. Nếu phân
tích, so sánh cho kĩ ta thấy thành tố đứng sauvẫn có via trò quan trọng hơn thành
tố đứng trước.
+ Kết cấu chủ vị:
Từ Hán Việt mang phong cách trang trọng, cổ kính trái lại từ thuần Việt mang
phong cách dân dã, cụ thể, dễ hiểu.
1.1.5.2. Căn cứ vào từ thuần Việt tương đương
Bất cứ một yếu tố Hán Việt nào cũng đều có khả năng dẫn ra một yếu tố
thuần Việt tương đương. Bởi vậy, để xác định một từ có phải là từ Hán Việt hay
không, người ta tìm xem nó có hay không từ thuần Việt tương đương
1.1.5.3. Căn cứ vào khả năng sản sinh và tính độc lập của các yếu tố cấu tạo
Phần lớn các từ Hán Việt không thể sử dụng độc lập như một từ.
Ví dụ: quốc là nước. Ta chỉ có thể nói “Nước ta là Việt Nam” mà không thể nói
“quốc ta là Việt Nam”. Thiên là trời, ta chỉ có thể nói “Hôm nay trời đẹp quá”
Nhưng các từ Hán Việt lại có khả năng sản sinh rất lớn để tạo ra các từ
nhiều âm tiết (ừ ghép Hán Việt). Ví dụ, từ yếu tố thiên (trời), ta có thể tạo ra các
từ như thiên nhiên, thiên địa, thiên phú, thiên tính, thiên tai, thiên hà, thiên tử,
thiên duyên, thiên kỉ…Từ yếu tố hải (biển) ta có: hải phận, hải đăng, hải đảo, hải
sản, hải quân, hải lí…
1.1.5.4. Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu
8



Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán - Việt:
- Các âm tiết có phụ âm đầu l, m tắc - thanh hầu - vô thanh /ʔ/ và mang thanh
điệu bổng (ngang, hỏi, sắc), ví dụ: an, án, am, ám, ôn, ổn,...;
- Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mang
thanh điệu bổng, ví dụ: gia, giá, giả, gian, gián, giản, giang, giáng, giảng, giam,
giám, giảm, ... ;
- Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: chu, chú, chủ,
chương, chướng, chưởng, ... ;
- Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: khai, khái,
khải, kha, khuyển, khuyết, khoáng, ... ;
- Các âm tiết Hán-Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mang
các thanh điệu “ngang”, “ng.”, “nặng”, ví dụ: mao, mo, mạo, nơ, nỗ, nộ, nhi,
nhĩ, nhị, nghiêm, nghiễm, nghiệm, ngư, ngữ, ngự, liêu, liễu, liệu, vi, vĩ, vị, dung,
dũng, dụng. Để cho dễ nhớ qui tắc trên, Nguyễn Tài Cẩn đã đặt thành một câu:
“Mình nên nhớ viết là dấu ngã”.
- Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / và /ɣ/ là thuần Việt, không phải là âm tiết Hán
-Việt.
1.1.6. Các phương pháp giải pháp nghĩa từ Hán Việt
1.1.6.1. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh các yếu tố cấu tạo và
quan hệ giữa chúng
Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh các yếu tố cấu tạo và quan
hệ giữa chúng hay còn gọi là chiết tự là phương pháp được sử dụng phổ biến.
Đây cũng là biện pháp hữu hiệu được sử dụng trong các bài tập giúp học sinh
nhận biết nghĩa của các từ ghép Hán Việt và mở rộng vốn từ tiếng Việt.
Đa số các từ Hán Việt là từ ghép. Các thành ngữ Hán Việt thường được
hình thành theo phương thức kết hợp nghĩa. Vì vậy, để hiểu nghĩa của nó (từ
ghép Hán Việt, thành ngữ...) trong một số trường hợp cụ thể ta có thể dùng cách
chiết tự: tách các từ ghép, thành ngữ…thành tố (tiếng) để tìm hiểu nghĩa của nó.

Ví dụ:
- tiếp tế
9


+ tiếp: đón nhận

tiếp tế: cứu giúp cho

+ tế: cứu
- thám hiểm
+ thám: dò, xét

thám hiểm: thăm dò những chỗ khó khăn

+ hiểm: khó khan
1.1.6.2. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ Hán Việt tương
đương
Vốn từ Tiếng Việt tiếp nhận một số lượng từ Hán Việt khá lớn. Khi nền
văn học Nôm hình thành, nhiểu từ Hán Việt được Việt hóa hoặc được thay thế
bằng những từ tương ứng. Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, ta có thể dùng
từ thuần Việt đối chiếu với các từ Hán Việt tương đương để giải nghĩa từ Hán
Việt

Ví dụ:
Hán Việt
giang
hải
sơn


Thuần Việt
sông
biển
núi

1.1.6.3. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng văn cảnh ngữ cảnh
Nhiều thành ngữ, tục ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân
gian, câu chuyện lịch sử (điển tích). Việc kể lại những câu chuyện đó giúp cho
người tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ Hán Việt hiểu được ý nghĩa của nó sâu sắc
hơn.

10


CHƯƠNG 2: TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở LỚP 4
2.1. Thống kê từ Hán Việt trong các bài Tập đọc lớp 4
Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, người viết tiến hành khảo sát
về sự xuất hiện của từ Hán Việt trong các bài Tập Đọc lớp 4 và thu được kết quả
như sau:
a. Tập 1
ST

CHỦ ĐIỂM

TÊN BÀI

TỪ HÁN VIỆT

T
1


Thương
người
thể
thân

Dế mèn bênh vực kẻ mai phục, lương, độc ác
như yếu (trang 4)

thương Mẹ ốm (trang 9)

y sĩ

Dế mèn bênh vực kẻ quang
yếu (tiếp theo)
(trang 15)
Truyện

cổ

nước nhân hậu, độ trì, thông minh, độ

mình (trang 19)

lượng, đa tình, đa mang
11


Thư thăm bạn


thiếu niên, tiền phong, hi sinh,

(trang 25)

dũng cảm, xả thân, đồng bào,
khắc phục, thiên tai

Người ăn xin
(trang 30)
Măng
2

thẳng

mọc Một

người

tài sản
chính chính trực, di chiếu, thái tử, thái

trực (trang 36)

hậu, chính sự, đại phu, tiến cử

Tre Việt Nam

cần cù

(trang 41)

Những

hạt

thóc trừng phạt, bệ hạ, thú tội, ôn tồn,

giống (trang 46)

trung thực, dũng cảm, đức tính,
hiền minh

Gà Trống và Cáo

hòa bình, khoái chí

(trang 50)
Nỗi dằn vặt của

hoảng hốt

An – đrây – ca
(trang 55)
Chị em tôi

cuồng phong

(trang 61)
Trung thu độc lập
3


Trên

đôi (trang 66)
cánh ước mơ Ở
vương

trung thu, độc lập
quốc

tương lai (trang 70)
12

sáng chế, hạnh phúc, trường
sinh


Nếu chúng mình có
phép lạ (trang 76)
Đôi giày ba ta màu
xanh (trang 81)
Thưa chuyện với mẹ cảm động
(trang 85)
Điều ước của vua ưng thuận, tham lam, quả nhiên
Mi – đát (trang 90)
4

Có chí thì Ông trạng thả diều
nên

(trang 104)


kinh ngạc, trạng nguyên

Có chí thì nên
(trang 108)

thất bại, thành công, hành

“Vua tàu thủy Bạch
Thái Bưởi”

khôi ngô, thư kí,độc lập, độc

(trang 115)

chiếm, vận tải, diễn thuyết, đồng
tình, kĩ sư, thịnh vượng, lịch sử,
anh hùng, kinh tế, chí, khai
thác, chí

Vẽ trứng

danh họa, học sĩ, bảo tảng, kiệt

(trang 120)

xuất, điêu khắc, kĩ sư, bác học,
thời đại, hoàn toàn, khổ công,
quan sát, miêu tả, chính xác, tác
phẩm, trân trọng, thế giới, nhân

loại

Người tìm đường bí mật, thí nghiệm, khí cầu, lí
lên các vì sao

thuyết, thăng thiên, thiết kế,

(trang 125)

thành công, nghiên cứu, chinh
phục, kết quả, chế, ủng hộ, khổ
13


công, tiết kiệm, không gian
Văn hay chữ tốt oan uổng, tiến bộ, kiên trì, luyện
(trang 129)
5

Tiếng
diều

tập

sáo Chú đất nung

trung thu, kị sĩ, thủy tinh, bảnh

(trang 134)
Chú đất nung (tiếp hoảng hốt

theo) (trang138)
Cánh diều tuổi thơ

mục đồng, dải Ngân hà, cảm

(trang 146)

giác, tâm hồn, khát vọng, hi
vọng

Tuổi ngựa
(trang 149)

trung du, đại ngàn

Kéo co
(trang 155)

tinh thần, tục, thượng võ, tổ
chức, khuyến khích, hạn chế

Trong quán ăn “Ba
cá Bống”

quý giá, đoạt, bí mất, độc ác, mê

(trang 158)

tín, hoảng


Rất nhiều mặt trăng
(trang 163)

đại thần, khoa học, kim hoàn
thực hiện, đáp, tức tốc

Rất nhiều mặt trăng
(tiếp theo)

thất vọng, đại thần, khoa học

(trang 168)
b. Tập 2
14


STT CHỦ
1

TÊN BÀI

TỪ HÁN VIỆT

ĐIỂM
Người ta là Bốn anh tài (trang 4)

tinh thông, yêu tinh, xuất hiện,

hoa đất


súc vật, giáng, chí hướng, quyết
trí
Chuyện cổ tích
(trang 9)

nhất, cổ tích

Bốn anh tài (tiếp
theo) (trang 13)

yêu tinh, quy hàng
văn hóa, sưu tập, phong phú,

Trống

đồng

Đông phong cách, đồng tâm, thiên

Sơn

nhiên, vũ khí, bảo vệ, chiến

(trang 17)

công, cảm tạ, thần linh, nhân
bản, ý thức, tự hào, vũ công,
chính đáng, hoa văn, lao động

Anh hùng lao động trung học, đại học, kĩ sư, hàng

Trần

Đại

nghĩa không, nghiên cứu, kĩ thuật, chế

(trang 21)

tạo, vũ khí, Tổ quốc, giao,
nhiệm vụ, phục vụ, thực dân,
cương vị, quân giới, chế, tiêu
diệt, cống hiến, sự nghiệp, quốc
phòng, giáo sư, khoa học, chủ
nhiệm, ủy ban, tuyên dương,
anh hùng, lao động, huân
chương, cao quý,kháng chiến

2

Vẻ

đẹp Bè

muôn màu

suôi

sông

La


(trang 26)

15


Sầu riêng (trang 34)

đặc biệt, không khí, đam mê,
hương vị

Chợ tết (trang 37)

ấp, bình minh

Hoa học trò
phần tử, vô tâm, bình minh

(trang 43)
Khúc hát ru những

em bé lớn trên lưng bộ đội
mẹ (trang 48)
Vẽ về cuộc sống

nhận thức, khả năng, khích lệ,

(trang 54)

thiếu niên, tiền phong, tổng kết,

chủ đề, phát động, ý thức, tai
nạn, hưởng ứng, tổ chức, tác
phẩm, kiến thức, giao thông,
phong phú, bảo hiểm, đặc biệt,
bảo vệ, thẩm mĩ, ý tưởng, bố
cục, hồn nhiên, gia đình, đoạt,
họa sĩ, hội họa, sáng tạo, bất

Đoàn thuyền đánh cá

ngờ

(trang 59)
huy hoàng, tự
Khuất phục tên cướp
Những
người
3

cảm

khuất phục, điềm tĩnh, quả

biển (trang 66)

quyết, nghiêm nghị, bác sĩ, nhân

quả

Bài thơ về tiểu đội xe từ, ôn tồn, giảng

ung dung, đột ngột
không kính
(trang 71)
Thắng biển
điên cuồng, tinh thần, thanh

(trang 76)
16


niên, xung kích
Ga



vrốt

ngoài

chiến lũy (trang 80)

thiên thần

Dù sao trái đất vẫn trung tâm, vũ trụ, đầu tiên, ý
quay (trang 85)

kiến, thiên văn, xuất bản, chứng
minh, hành tinh, tà thuyết, cổ
vũ, bác học, chân lý, thế kỉ, lập
tức, quyết định, tư tưởng, dũng


Con sẻ
4

Khám

cảm

phá (trang 90)

hi sinh, kính cẩn, dũng cảm, vô

thế giới

hình, tuyệt vọng, thảm thiết
Đường

đi

Sa

Pa

(trang 102)

hoàng hôn, thị trấn, phong
cảnh, thiên nhiên

Trăng


ơi…từ

đâu

đến? (trang 107)

hành quân, bồ đội

Hơn một nghìn ngày chỉ huy, nhiệm vụ, khám phá,
vòng quay trái đất

đại dương, thám hiểm, tiếp tế,

(trang 114)

ổn định, tinh thần, giao tranh,
kết quả, thủy thủ, khẳng định,
công việc, nảy sinh

Dòng sông mặc áo
(trang 118)

ráng

Ăng – Co Vát

công trình, kiến trúc, điêu khắc,

(trang 123)


tuyệt diệu, nghệ thuật, cổ đại,
hoàng hôn, huy hoàng, uy nghi,
thâm nghiêm
17


Con

chuồn

chuồn

nước (trang 127)
5

Tình

thủy tinh, phân vân

yêu

cuộc sống

Vương quốc vắng nụ
cười (trang 132)

hoàn toàn, kinh đô, nguy cơ,
triều đình, cử, đại thần, du học,
thân hành, thất vọng, xuất hiện,
phấn khởi, bệ hạ, viên thị vệ


Ngắm trăng. Không
đề (trang 137)
Vương quốc vắng nụ
cười (tiếp theo)

triều đình, phi thường xuất

(trang 143)

hiện, bệ hạ, trọng thưởng, vườn

Con chim chiền chiện ngự uyển, quan thị vệ, nguy cơ
(trang 148)
Tiếng cười là liều
thuốc bổ (trang 153)

động vật, duy nhất, khoa học,
tốc độ, cảm giác, sảng khoái,
thỏa mãn, cơ thể, trạng thái,
biện pháp, bệnh nhân, mục

Ăn “mầm đá”

đích, hài hước

(trang 157)

tương truyền, thông minh, hài
hước, châm biếm, túc trực, bẩm,

đại phong, dã vị

2.2. Nhận xét

18


Các văn bản Tập đọc lớp 4, từ Hán Việt được sử dụng với số lượng lớn và
nó có khả năng diễn đạt chính xác, ý nghĩa cần thiết. Từ Hán Việt được sử dụng
nhiều như vậy đó là do từ Hán Việt có những giá trị phong cách rất riêng so với
từ thuần Việt như: tạo sắc thái tao nhã, tạo sắc thái trang trọng...và từ Hán Việt
trong mọi văn cảnh, mọi lĩnh vực diễn đạt mọi vấn đề, mội nội dung.
Các văn bản Tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4 bao gồm cả
các loại văn bản: văn bản nghệ thuật (truyện, thơ, miêu tả, kịch), văn bản hành
chính, văn bản khoa học, văn bản báo trí, văn bản sinh hoạt. Ở mỗi loại văn bản,
từ HánViệt xuất hiện nhiều. Ở các văn bản Tập đọc là thơ, từ Hán Việt xuất hiện
ít hơn, mỗi bài chỉ có khoảng hai tới bốn từHán Việt, có bài không có từ nào, bởi
nội dung các bài thơ đều gần gũi, dễ hiểu với người đọc.
Nói chung các văn bản Tập đọc ở Tiếng Việt lớp 4, từ Hán Việt xuất hiện
nhiều ở một số bài Tập đọc, bên cạnh đó có nhiều bài từ Hán Việt xuất hiện
tương đối ít.
2.3. Ý nghĩa của việc dạy từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học
Với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt, phân môn Tập đọc có vị trí
rất quan trọng trong việc dạy học Tiếng Việt cho học hinh Tiểu học. Vì số lượng
từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng Việt rất lớn nên trong sách giáo khoa Tiếng
Việt tiểu học đặc biệt là lớp 4, số lượng từ Hán Việt cũng rất nhiều. Dạy nghĩa từ
Hán Việt, tức là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ, phạm vi sử dụng của từ, hiểu
được tính đa nghĩa, sự chuyển nghĩa, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa,
đồng âm. Dạy từ Hán Việt cần hình thành ở học sinh sự chú ý thường xuyên đến
nghĩa các từ đã biết, làm rõ những sắc thái khác nhau ở trong ngữ cảnh khác

nhau.
Dạy nhận biết là giúp học sinh nhận diện được đâu là từ Hán Việt đâu là
từ thuần Việt, từ đó giúp học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của
tiếng Việt. Dạy cách phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ Hán Việt trong các
văn bản và trong giao tiếp. Qua đó giúp học sinh hiểu đúng, chính xác, hiểu sâu
nội dung văn bản nói tới và học sinh có ý thức trong việc sử dụng từ Hán Việt
hiệu quả thích hợp, phù hợp với nội dung và ngữ cảnh.
19


Mở rộng vốn từ Hán Việt là giúp học sinh xây dựng một kho từ ngữ Hán
Việt phong phú thường trực và có hệ thống trong trí nhớ của học sinh, tạo điều
kiện cho các em học tập và giao tiếp thuận lợi, do nhu cầu học tập vốn từ của
học sinh phải được tăng nhanh để có thể tiếp thu kiến thức khoa học. Làm giàu
vốn từ cho học sinh nói chung và vốn từ Hán Việt nói riêng còn có ý nghĩa làm
phát triển trí tuệ của học sinh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐBIỆN PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC
SINH LỚP 4
3.1. Hướng dẫn học sinh nhận biết và hiểu nghĩa từ Hán Việt
3.1.1. Hướng dẫn học sinh nhận biết từ Hán Việt
3.1.1.1. Căn cứ vào mặt ngữ âm
a. Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu
Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán-Việt:
Các âm tiết có phụ âm đầu l, m tắc - thanh hầu - vô thanh /ʔ/ và mang
thanh điệu bổng (ngang, hỏi, sắc), ví dụ: an, án, am, ám, ôn, ổn,...;
Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và
mang thanh điệu bổng, ví dụ: gia, giá, giả, gian, gián, giản, giang, giáng, giảng,
giam, giám, giảm, ... ;
Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: chu, chú,

chủ, chương, chướng, chưởng, ... ;
20


Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: khai,
khái, khải, kha, khuyển, khuyết, khoáng, ... ;
Các âm tiết Hán-Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều
mang các thanh điệu “ngang”, “ng.”, “nặng”, ví dụ: mao, mo, mạo, nơ, nỗ, nộ,
nhi, nhĩ, nhị, nghiêm, nghiễm, nghiệm, ngư, ngữ, ngự, liêu, liễu, liệu, vi, vĩ, vị,
dung, dũng, dụng. Để cho dễ nhớ qui tắc trên, Nguyễn Tài Cẩn đã đặt thành một
câu: “Mình nên nhớ viết là dấu ngã”.
Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / và /ɣ/ là thuần Việt, không phải là âm tiết
Hán -Việt.
b. Căn cứ vào vần:
Các vần chỉ có trong từ ngữ Hán - Việt: -uyn (trừ ngoại lệ: chuyền,
chuyện), -uyêt, -ưu, -uy.
Những âm tiết có vần – êt đều là thuần Việt, trừ kết.
Các âm tiết có vần - âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán - Việt.
Cụ thể: tâm, tẩm, cẩm, lâm, khâm, trâm…là từ Hán- Việt. Có thể dựa vào trật tự
cú pháp của từ ngữ và ý nghĩa khái quát để phân biệt các từ ngữ thuần Việt và
Hán - Việt trong trường hợp này.
Các âm tiết có kết hợp âm - oa, -oan/ -uan, -oat thuộc về thuần Việt và cả
Hán-Việt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ HánViệt, cụ thể: noa (thê noa), noãn (trong noãn sào, noãn cầu,…); có vần được viết
là - uan, chỉ có trong từ Hán-Việt, và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản.
3.1.1.2. Căn cứ mặt ngữ pháp
Các từ ngữ Hán-Việt chưa bị Việt hóa hoàn toàn thường có cấu trúc ngược
cú pháp Việt, cụ thể yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau, ví dụ: lục
quân, hải phận, giáo viên, ...
Đối với các từ ghép đẳng lập Hán- Việt thường thường ta không thể thay
đổi trật tự giữa các thành tố, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như: đơn giản →

giản đơn, tranh đấu → đấu tranh.
3.1.1.3. Căn cứ mặt ngữ nghĩa
Các từ ngữ Hán-Việt thường có nghĩa khái quát, trừu tượng; có tính mơ hồ
21


về nghĩa.
3.1.1.4. Căn cứ mặt phong cách
Các từ ngữ HánViệt thường có sắc thái trang trọng, cổ kính, tĩnh tại; nó
thường được dùng trong sách vở.
3.1.2. Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ Hán Việt
Ở lớp 4 học sinh chưa biết đến khái niệm từ Hán Việt. Vì vậy giáo viên
chỉ yêu cầu học sinh tìm, phát hiện các từ khó. Sau đó giáo viên lưu ý và giải
nghĩa. Sau đây là một số gợi ý giải nghĩa từ Hán Việt theo các phương pháp
khác nhau.
3.1.2.1. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh các yếu tố cấu tạo và
quan hệ giữa chúng

ST

TÊN BÀI

GIẢI NGHĨA TỪ HÁN VIỆT

T
1

- nhân hậu
Truyện


cổ + nhân: người

nước mình
(SGK

người hiền lành tốt bụng

+hậu: hiền lành

tiếng

Việt 4, tập 1, - thông minh
trang 19)

+ thông: sáng suốt

thông minh: trí tuệ sáng suốt

+ minh: trí tuệ

=> ý chỉ: đầu óc sáng suốt,
mau hiểu

- đa tình
+ đa: nhiều

nhiều tình cảm

+ tình: tình cảm
- đa mang

+ đa: nhiều

đa mang: nhiều việc làm rối cả lòng
22


+ mang: rối

=> ý chỉ: mang nhiều nỗi lo

- chính trực
2

Một

người + chính: ngay thẳng

trính trực
(SGK

chính trực: ngay thẳng

+ trực: ngay thẳng

tiếng - di chiếu

Việt 4, tập 1, + di: để lại cho người sau

di chiếu: mệnh lệnh của


trang 36)

vua để lại cho người sau

+ chiếu: mệnh lệnh của vua

=> ý chỉ: lệnh của vua
truyền lại trước khi mất
- tiến cử
+ tiến: dâng cho người,
dâng lên

tư cách lên cho người trên

+ cử: đưa lên
Trung
3

dùng

thu - trung thu

độc lập
(SGK

tiến cử: giới thiệu người có

+ trung: ở giữa

trung thu: ở giữa mùa thu


tiếng + thu: mùa thua

=> ý chỉ: rằm tháng tám âm lịch

Việt 4, tập 1, - độc lập
trang 66)

+ độc: một

độc lập: đứng một mình không phụ

+ lập: đứng

thuộc vào ai
=> ý chỉ: nước có năng lực tự trị nội,
ngoại không bị nước khác can thiệp

4



chí

thì - thất bại

nên
(SGK

+ thất: mất, thua


thất bại: hỏng việc, thua mất

tiếng + bại: hư hỏng, thua

Việt 4, tập 1, - thành công
trang 108)

+ thành: xong, nên việc

thành công: nên việc

+ công: việc

=> ý chỉ: nên việc, xong
23


công việc một cách tốt đẹp
- hành: làm
5

Cánh

diều - mục đồng

tuổi thơ
(SGK

+ mục: chăn nuôi,


mục đồng: đứa trẻ chăn

tiếng người chăn gia súc

giữ súc vật

Việt 4, tập 1, + đồng: con trẻ,
trang 146)

người chưa thành niên
- tâm hồn
+ tâm: trái tim

tâm tư và linh hồn

+ hồn: tinh thần hoặc

=> ý chỉ: lòng dạ chung

linh tính của con người

đầu óc

- khát vọng
+ khát: trong lòng ao ướ

khát vọng: ao ước và

+ vọng: trông mong


trông mong

- hi vọng
+ hi: mon

hi vọng: trông mong

+ vọng: trông mong
6

- anh hùng
Anh hùng lao + anh: người tài năng

anh hùng: người có tài năng

động

xuất chúng, làm được việc lớn

Đại

Trần xuất chúng
Nghĩa + hùng: có sức mạnh

(SGK, Tiếng

hơn người

Việt 4, tập 2, - lao động

trang 21)

+ lao: nhọc lòng, học sức

lao động: hoạt động của con

+ động: hoạt động

người

- trung học
24


+ trung: ở giữa

trung học: cấp học ở giữa Đại

+ học: nhà trường

học và Tiểu học

- Đại học
+ đại: to lớn

đại học: bậc học cao hơn hết

+ học: nhà trường
- kĩ sư
+ kĩ: tài năng


kĩ sư: người có

+ sư: người hay thạo về một việc chuyên môn về một
một ngành gì như
xây dựng hoặc chế tạo
- hàng không
+ hàng: đi thuyền, vượt biển

hàng không: đi máy bay

+ không: trời

trên không trung

- nghiên cứu
+ nghiên: tìm cứu đến cùng

nghiên cứu: nghiền ngẫm

+ cứu: cuối cùng

tìm tòi đến cùng

- kĩ thuật
+ kĩ: nghệ thuật, tài năng kĩ thuật: tài năng chuyên môn
+ thuât: kĩ nghệ,

=> ý chỉ:tài khéo về một


phương pháp làm ăn

ngành chuyên môn

- chế tạo
+ chế: làm ra, đặt ra

chế tạo: làm ra

+ tạo: làm lên vật phẩm
- vũ khí
+ vũ: sức lực

vũ khí: đồ dùng để đánh giặc

+ khí: đồ dùng
- Tổ quốc
+ Tổ: tổ tiên, cha ông Tổ quốc: nước của tổ tiên
+ quốc: nước

mình
25


×