Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Vận dụng phương pháp điều tra vào việc dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.75 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Stt
PHẦN
1
2
3
4
5
PHẦN
CHƯƠNG 1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.2
CHƯƠNG 2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

Nội dung
MỞ ĐẦU

Trang

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận
Khái niệm phương pháp điều tra
Các bước tiến hành phương pháp điều tra
Yêu cầu sư phạm
Ưu điểm và hạn chế
Cơ sở thực tiễn
THIẾT KẾ CÁC BÀI ĐẠO ĐỨC LỚP 3 – 4 – 5
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
phương pháp điều tra trong dạy học Đạo đức
Thiết kế giáo án minh họa
Chương trình lớp 3 bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sỹ
Chương trình lớp 4 bài 11; bài 12
Chương trình lớp 5 bài 8 : Hợp tác với những người
xung quanh

PHẦN
PHẦN

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động
sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên. Cùng một nội dung như

nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay không lại phần lớn phụ
thuộc phương pháp của người thầy. Một trong những cách để phát huy hứng thú,
tích cực, chủ động của học sinh đó là việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
1


Với mỗi môn học khác nhau, gáo viên có thể vận dụng các phương pháp điều
tra.
Ở thời đại nào cũng có những chuẩn mực đạo đức làm nền tảng cho cuộc
sống. Vì vậy, giáo dục to lớn trong đời sống xã hội, giúp mỗi cá nhân: biết điều
khiển, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá hành vi của mình phù hợp với các chuẩn
đạo đức. Vì tiểu học là bậc học nền tảng đặt nền móng cho sự phát triển toàn
diện, lâu dài cho nhân cách học sinh. Giáo dục đạo đức ở tiểu học trang bị cho
học sinh những chuẩn mực đạo đức sơ giản, cốt yếu. Đó những chuẩn mực đạo
đức thể hiện các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiếp thu những
tinh hoa văn hóa của nhân loại; thể hiện sự thống nhất giữa tính truyền thống và
tính hiện đại; hình thành ở học sinh ý thức tự trọng, tự tin, ý chí vươn lên; lòng
yêu thương con người, yêu nước xã hội chủ ngĩa, giữ gìn phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc; tôn trọng các dân tộc khác; cùng sống chung hòa bình và phát
triển… Trong 3 con đường để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, giáo dục
đạo đức thông qua các môn học là con đường chủ yếu. Trong các môn học, môn
đạo đức giữ vai trò quan trọng. vì môn đạo đức là con đường để học sinh lĩnh
hội các tri thức đạo đức một cách có hệ thống, vững chắc và rèn luyện các thói
quen, hành vi đạo đức; định hướng cho việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo
dục đạo đức; tích hợp nội dung giáo dục đạo đức ở những môn học khác; tạo
điều kiện cho học sinh học tốt mon giáo dục công dân ở Trung học cơ sở. Môn
đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức
cho học sinh Tiểu học.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, trong
những năm qua các trường tiểu học đã có những đổi mới toàn diện quá trình dạy

học môn đạo đức, đặc biệt là phương pháp dạy học. Bên cạnh các phương pháp
dạy học truyền thống, nhiều phương pháp dạy học mới đã được vào quá trình
dạy học môn đạo đức: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp điều tra,
phương pháp đóng vai…Đặc biệt phương pháp điều tra là một phương pháp dạy
học môn đạo đức có những ưu điểm lớn: vừa phát huy tính tích cực, độc lập, chủ
động của học sinh, vừa tạo điều kiện cho các em tự học, tự nghiên cứu, tự tìm
tòi, khám quá các tri thức đạo đức từ thục tế xung quanh; rèn luyện cho các em
tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp. Tuy nhiên cho đến
nay chưa nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về phương pháp điều tra và việc sử
dụng phương pháp này trong dạy môn đạo đức ở Tiểu học. Mặt khác trong thực
tiễn dạy học môn đạo đức ở Tiểu học, một bộ phận lớn giáo viên không hiểu
được bản chất, cách thức tiến hành, các yêu cầu sư phạm của phương pháp điều
tra trong dạy học môn đạo đức nên hiệu quả dạy học mang lại chưa cao. Vì
những lí do trên đây mà em đã chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp điều tra
vào việc dạy học môn Đạo đức ở tiểu học”
2. Mục đích nghiên cứu
2


Mục đích nghiên cứu của đề tài này là góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Đạo đức ở tiểu học
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Thiết kế một số giáo án dạy học môn đạo đức theo phương pháp điều tra
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp điều tra trong dạy học môn Đạo đức lớp 3 – 4 - 5 ở Tiểu học.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học môn Đạo đức lớp 3 – 4 - 5 ở Tiểu
học.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu điều tra
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp quan sát trực quan

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm phương pháp điều tra
3


Tổ chức điều tra là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng
những vấn đề thực tế xung quanh những liên quan đến bài đạo đức.
Khi điều tra, học sinh phải thâm nhập, nghiên cứu thực tiễn, quan sát hiện
trạng để lấy số liệu cần thiết, xác định nguyên nhân, đề ra những biện pháp giải
quyết.
Thông thường việc điều tra của học sinh thường được tiến hành vào thời
gian ngoài giờ lên lớp giữa các tiết đạo đức (sau khi học tiết 1, hoặc trước khi
học bài đạo đức).
1.1.2. Các bước tiến hành phương pháp điều tra
1.1.2.1. Bước chuẩn bị
Xác định nội dung điều tra cho phù hợp với nội dung của bài, khả năng
hiểu của học sinh…
Dự kiến kết quả điều tra của học sinh như những thông tin cụ thể, phiếu
điều tra cần hoàn thành…
Chuẩn bị phiếu điều tra để giúp học sinh ghi lại kết quả điều tra và nộp
cho giáo viên hay trình bày trước lớp.
Dự kiến địa điểm, thời gian, cách tiến hành, cách đánh giá kết quả…

1.1.2.2. Bước giao nhiệm vụ điều tra
Bước này thường được thực hiện vào cuối tiết 1 của bài đạo đức. Trước
khi phát phiếu điều tra giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững:
Nội dung điều tra.
Các tiến hành, cách ghi chép.
Yêu cầu về kết quả sản phẩm.
Thời gian và thời hạn hoàn thành.
Dự kiến cách đánh giá ( học sinh nộp phiếu điều tra hay báo cáo trước lớp).
Sau đó giáo viên phát phiếu điều tra cho các em.
1.1.2.3. Bước điều tra của học sinh
Học sinh thực hiện nhiệm vụ điều tra, sau đó các em hoàn thành các phiếu
điều tra, bản báo cáo (nếu cần) để sau này nộp lại cho giáo viên và trình bày kết
quả trước lớp.
Giáo viên nhận xét, tổng kết.
1.1.2.4. Bước trình bày kết quả điều tra trên lớp
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả điều tra ở trong giờ thực
hành (tiết 2) của bài đạo đức. Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả điều tra để phân
tích, rút ra các két luận cần thiết. Đó chính là vấn đề liên quan đến nội dung bài
học mà các em rút ra được từ những kiến thức thực tế.
1.1.3. Yêu cầu sư phạm
Nội dung điều tra phải phù hợp với nội dug bài học đạo đức, với khả năng
nhận thức, kinh nghiệm của học sinh tiểu học, điều kiện thực tế xung quanh,
mang tính hiện thực.
4


Công việc điều tra phải mang ý nghĩa xã hội nhất định thì mới có tác dụng
giáo dục thiết thực.
Cần có phiếu điều tra, mẫu báo cáo (nếu cần) phát cho học sinh để ghi lại
kết quả cho thuận lợi và dựa vào đó trình bày trước lớp.

Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra việc thực hiện của học sinh (kết hợp
với gia đình, các giáo viên khác, các lực lượng xã hội có liên quan) để giúp học
sinh giải quyết khó khăn khi điều tra và đánh giá kịp thời kết quả đạt được của
các em.
1.1.4. Ưu điểm và hạn chế
1.1.4.1. Ưu điểm
Điều tra là một cầu nối quan trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức đạo
đức vào cuộc sống, mở rộng hiểu biết về thực tế xung quanh, hòa nhập vào cộng
đồng xã hội, gắn việc học tập ở nhà trường với thực tế xã hội phong phú.
Học sinh có thái độ, trách nhiệm đối với những vấn đề mà xã hội đang
quan tâm giải quyết, định hướng cho việc thực hiện hành vi đạo đức của mình
một cách thích hợp, mang tính tự giác cao. Như vậy, điều tra giúp học sinh hình
thành kĩ năng sống – biết phát hiện và giải quyết vấn đề cuộc sống đòi hỏi.
1.1.4.2. Hạn chế
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chúng ta đã biết, trong thời đại hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đất nước ta cần những người đủ tài, đủ sức gánh vác
nhiệm vụ ây, nên đạo đức con người rất được coi trọng. Ông cha ta thường có
câu “Tiên học lễ hậu học văn”. Qua tìm hiểu phụ huynh luôn chú trọng đầu từ
vào môn Toán, Tiếng Việt. họ luôn coi môn đạo đức là môn học phụ, chỉ cần họ
gióa dục con em mình tốt hai môn đó là đạt. Về mặt học sinh, các em còn xem
nhẹ môn Đạo đức. Trong giờ học Đạo đức, học sinh thường nêu được nội dung
bài học, chưa đi sâu chuẩn mực hành vi dẫn đến việc hình thành nhân cách học
sinh do đó gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn
khi thiết kế dạy cho tiết thực hành. Vì vậy giáo viên thường dạy qua loa, thậm
chí dành thời gian của tiết thực hành để dạy môn học khác. Phần lớn giáo viên
Tiểu học hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về phương pháp điều tra. Điều này
chứng tỏ trình độ nhận thức của giáo viên tiểu học về bản chất của phương pháp
điều tra còn thấp. Bên cạnh đó phương pháp điều tra có rất nhiều ý nghĩa: phát
huy mạnh mẽ tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học, tự

nghiên cứu của học sinh tiểu học trong quá trình học tập môn đạo đức. Phương
pháp điều tra phát huy cao đọ vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học
trong qua trình học tập môn Đạo đức. Góp phần hình thành ý thức, trách nhiệm
của người công dân nhỏ tuổi đối với đất nước. Vì vậy đề tài “ Sử dụng phương
pháp điều tra trong dạy học Đạo đức ở Tiểu học” sẽ giúp ích cho các em học tốt
môn đạo đức.
5


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÁC BÀI ĐẠO ĐỨC LỚP 3 – 4 – 5 THEO
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
2.1. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp điều tra
trong dạy học Đạo đức
Nội dung điều tra phải phù hợp với bài Đạo đức và khả năng hoàn thành
của học sinh Tiểu học.

6


Giáo viên phải thiết kế đọc phiếu điều tra và hướng dẫn học sinh cách
thực hiện các nhiệm vụ điều tra ở cuối tiết 1 của bài Đạo đức.
Công việc điều tra phải mang ý nghĩa xã hội nhất định, có tác dụng giáo
dục mạnh mẽ ý thức đạo đức cho học sinh Tiểu học.
2.2. Thiết kế giáo án minh họa
2.2.1. Chương trình lớp 3 bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sỹ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cần biết ơn thương binh, liệt sỹ.
- Biết ơn thương binh liệt, sỹ vì:
+ Thương binh, liệt sỹ là những người đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc

+ Nhờ công lao của các thương binh, liệt sỹ mà mới có cuộc sông như ngày hôm
nay.
- Những việc làm các em cần để tỏ lòng biết ơn với các thương binh, liệt sỹ.
2. Kĩ năng
- Tự nhận xét được hành vi của mình về việc biết ơn thương binh, liệt sỹ như thế
nào.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến biết ơn thương
binh, liệt sỹ đúng hay sai.
- Biết xử lý tình huống trong cuộc sống về biết ơn thương binh, liệt sỹ.
- Biết đánh giá một số việc làm đã biết ơn thương binh, liệt sỹ hay không.
- Thực hiện những hành vi phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt
sỹ.
- Đồng tình với hành động biết ơn các thương binh, liệt sỹ; phê phán những
hành động không ơn các thương binh, liệt sỹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
7


- Giáo án điện tử
- Vở bài tập Đạo đức
- Một số bài hát về chủ đề bài học
- Phiếu giao việc cho các nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở bài tập Đạo đức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên

1. Khởi động

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh hát bài “Vết chân tròn trên cát”

Cả lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên cho học sinh tự liên hệ những việc các - Học sinh tự liên hệ
em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt
sỹ.
- Giáo viên gọi 2-3 học sinh nhận xét các việc làm - Học sinh nhận xét
của các bạn khác.
- Giáo viên nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe

3. Bài mới
3.1. Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những
người anh hùng
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu rõ hơn về gương
chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sỹ
- Phương pháp: đàm thoại, động não
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho các - Học sinh các nhóm tiến
nhóm một tranh hoặc ảnh của chị Võ Thị Sáu, anh hành

thảo


luận

(mỗi

Kim Đồng, anh Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản, nhóm thảo luận 1 tranh)
yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời 3 câu hỏi
sau:
1. Người trong tranh, ảnh là ai?
8


2. Em biết gì về tấm gương chiến đấu hi sinh của
người anh hùng, liệt sỹ đó?
3. Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh
hùng hoặc liệt sỹ đó.

- Đại diện mỗi nhóm lên

+ Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo bảng chỉ vào bức tranh
luận của nhóm mình.

và giới thiệu về anh hùng
trong tranh.
- Các nhóm khác bổ sung

+ Giáo viên gọi 1-2 nhóm nhận xét

- Cả lớp lắng nghe

+ Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại gương chiến

đấu hi sinh của các anh hùng liệt sỹ: chị Võ Thị
Sáu, anh Kim Đồng, anh Lý Tự Trọng, Trần Quốc
Toản tuy vẫn còn trẻ nhưng đều anh dũng chiến
đấu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Chúng
ta phải biết ơn các anh hùng thương binh, liệt sỹ.
+ Yêu cầu học sinh hát 1 bài hát ca ngợi gương
anh hùng (bài Anh Kim Đồng, Biết ơn chị Võ Thị
Sáu..)
3.2. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra tìm
hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các
thương binh, gia đình liệt sỹ ở địa phương
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình
liệt sỹ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc
ủng hộ các hoạt động đó.
- Phương pháp: điều tra, thảo luận.

- Các nhóm trưởng nhận

- Cách tiến hành:

phiếu và

cho các bạn

+ Giáo viên phát phiếu điều tra cho nhóm trưởng trong lớp thực hiện
của mỗi nhóm.
9



Lớp
Tổ/ Nhóm
PHIẾU ĐIỀU TRA
Bài: Biết ơn thương binh, liệt sỹ
Các em hãy điều tra các hoạt động đền ơn đáp
nghĩa các thương binh, gia đình liệt sỹ ở địa
phương rồi ghi kết quả vào phiếu này.
Stt Hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương
binh, gia đình liệt sỹ ở địa phương

Nhận xét của thầy

Nhóm trưởng kí tên

giáo (cô giáo)
+ Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, giao nhiệm
vụ cho nhóm lên báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu
về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nghĩa các
thương binh, gia đình liệt sỹ ở địa phương.

- Đại diện nhóm lên trình

+Giáo viên cho thời gian 3 phút để các nhóm thảo bày
luận sau đó mang kết quả lên treo trên bảng.
- Các nhóm khác nhận
+ Giáo viên gọi 1-2 nhóm nhận xét
xét, bổ sung
- Cả lớp lắng nghe và trả
+ Giáo viên nhận xét và hỏi: Tại sao chúng ta phải lời
10



biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sỹ?
(Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương
binh, liệt sỹ vì các cô chú thương binh là những
người đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho đất
nước…)
3.3. Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về
chủ đề
- Mục tiêu: học sinh biết hát, múa, đọc thơ, kể
chuyện về chủ đề.
- Cách tiến hành:

- Học sinh hát, múa, đọc

+ Học sinh hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề

thơ, kể chuyện về chủ đề.

+ Giáo viên gọi 2-3 học sinh nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe

=> Kết luận chung: Thương binh liệt sỹ là những
người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta
cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng

những việc làm thiết thực của mình.
- Giáo viên 1-2 học sinh đọc lại ghi nhớ.

- Học sinh đọc lại ghi

4. Củng cố - dặn dò

nhớ.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
- Học sinh nhắc lại ghi
- Giáo viên nhận xét tiết học.

nhớ.

- Dặn học sinh ôn bài.

- Cả lớp lắng nghe và

- Chuẩn bị bài sau: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

thực hiện

11


2.2. Chương trình lớp 4
2.2.1. Bài 11: Giữ gìn các công trường công cộng ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- Cần biết giữ gìn các công trường công cộng.
- Biết giữ gìn các công trường công cộng vì:
+ Các công trường công cộng là tài sản chung của toàn xã hội.
+ Giữ gìn các công trình công cộng chính là bảo vệ lợi ích của mình.
- Những việc làm các em để giữ gìn các công trình công cộng .
2. Kĩ năng
- Tự nhận xét được hành vi của mình về việc giữ gìn các công trình công cộng
như thế nào.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến việc giữ gìn các
công trình công cộng đúng hay sai.
- Biết xử lý tình huống trong cuộc sống về việc giữ gìn các công trình công
cộng.
- Nêu được những việc làm để giữ gìn các công trình công cộng.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, giữ gìn và các công trình công cộng.
- Đồng tình với hành động giữ gìn các công trình công cộng, phê phán những
hành động không giữ gìn các công trình công cộng.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Giáo án điện tử
- Sách giáo khoa Đạo đức
- Phiếu điều tra theo mẫu bài tập 4
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa màu: đen, trắng
12


2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa Đạo đức lớp 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh hát bài “Cái cây xanh xanh”

Cả lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên hỏi học sinh: để giữ gìn các công trình - Học sinh trả lời
công cộng các em cần làm gì?
- Giáo viên gọi 2-3 học sinh nhận xét các việc làm - Học sinh nhận xét
của các bạn khác.
- Giáo viên nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe

3. Bài mới
3.1. Hoạt động 1: Trình bày bài tập
- Giáo viên phát phiếu điều tra cho nhóm trưởng của mỗi nhóm.

phiếu điều tra

Lớp
Tổ/ Nhóm
PHIẾU ĐIỀU TRA
Bài: Giữ gìn các công trình công cộng
Các em hãy tìm hiểu thực trạng hiện tại của
một vài công trình công cộng ở địa phương

mình và nêu biện pháp để giữ gìn chúng theo
mẫu sau:
Stt Công

Nhóm trưởng nhận

trình Tình trạng Biện pháp

công cộng

hiện tại

giữ gìn

13


Nhận xét của thầy

Nhóm trưởng kí tên

giáo (cô giáo)

- Đại diện mỗi nhóm lên
trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe

- Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, giao nhiệm - Học sinh thảo luận

vụ cho nhóm lên báo cáo kết quả điều tra thực nhóm đôi bài tập 3.
trạng hiện tại của một vài công trình công cộng ở - Học sinh trả lời
địa phương mình và nêu biện pháp để giữ gìn
chúng.

- Cả lớp lắng nghe

- Giáo viên cho thời gian 3 phút để các nhóm thảo
luận sau đó mang kết quả lên treo trên bảng.
- Giáo viên gọi 1-2 nhóm nhận xét.

- Học sinh kể

- Giáo viên nhận xét và tổng hợp ý kiến của học
sinh
3.2 Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Giáo viên phổ biến cho học sinh bày tỏ thái độ - Học sinh nhận xét
thông qua các tấm bìa màu (bìa trắng là đồng ý,
bìa màu đen là không đồng ý).

- Cả lớp lắng nghe

- Học sinh thảo luận nhóm đôi bài tập 3.

14


- Giáo viên nêu lần lượt từng ý kiến trong bài tập,
học sinh biểu hiện thái độ theo quy ước.
- Giáo viên kết luận ý kiến a là đúng; các ý kiến b

và c là sai.

- Học sinh nhắc lại

3.3. Hoạt động 3: Kể chuyện các tấm gương

- Cả lớp lắng nghe và

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể về các tấm gương thực hiện
nói về giữ gìn các công trình công cộng. (Ví dụ:
Tấm gương các chú công an truy tìm được kẻ
trộm, các bạn học sinh tham gia làm vệ sinh thôn
xóm..)
- Giáo viên gọi 1-2 học sinh nhận xét bài kể của
học sinh
- Giáo viên nhận xét bài kể của học sinh
=> Giáo viên kết luận: Để có các công trình công
cộng sạch đẹp đã có rất nhiều người phải đổ
xương máu. Bởi vậy mỗi chúng ta phải có trách
nhiệm bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng
đó.
4. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh ôn bài.
- Chuẩn bị bài 12: Tích cực tham gia các hoạt
động nhân đạo

2.2.2. Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
15


- Biết tích tham gia các hoạt động nhân đạo vì:
+ Giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn là việc làm nhân đạo mà mỗi
người cần thực hiện.
- Những việc các làm để tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
2. Kĩ năng
- Tự nhận xét được hành vi của mình về việc tích cực tham gia các hoạt động
nhân đạo.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến việc tích cực
tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Biết xử lý tình huống trong cuộc sống về hoạt động nhân đạo.
- Nêu được những việc làm về hoạt động nhân đạo.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở địa phương
phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Giáo án điện tử.
- Sách giáo khoa Đạo đức lớp 4
- Phiếu điều tra theo mẫu bài tập 5.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa Đạo đức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

16


1. Khởi động
Cho học sinh hát bài “Lớp chung mình”

Cả lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên hỏi học sinh: sau khi học xong bài tích - Học sinh trả lời
cực tham gia các hoạt động nhân đạo, em cần ghi
nhớ điều gì?
- Giáo viên gọi 1-2 học sinh nhận xét và bổ sung - Học sinh nhận xét
câu trả lời của bạn.
- Giáo viên nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe

3. Bài mới
3.1 Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, - Học sinh thảo luận
hãy bày tỏ ý kiến được đưa ra ở bài tập 4 trang 39.

nhóm đôi

- Sau thời gian 3 phút giáo viên gọi đại diện nhóm - Đại diện mỗi nhóm lên
lên trình bày.


trình bày.

a, Uống nước ngọt để lấy giải thưởng.
Sai. Vì lợi ích này chỉ mang lại lợi ích riêng cho cá
nhân, không mang lại lợi ích cho những người có
hoàn cảnh khó khăn.
b, Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo
Đúng. Vì với nguồn quỹ này nhiều gia đình và
người nghèo sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ, vượt qua
khó khăn.
c, Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ
những trẻ em khuyết tật.
Đúng. Vì giúp đỡ các em khuyết tật cũng là giúp
đỡ những em nhỏ vươn lên trong hoàn cảnh khó
khăn trong cuộc sống.
d, Góp tiền thưởng cho đội bóng đá của trường.
Sai. Vì đó chỉ là hỗ trợ thêm cho đội bóng đá,
17


mang tính giải thưởng.
đ, Hiến máu tại các bệnh viện.
Đúng. Vì hiến máu sẽ giúp cho bệnh viện có thêm
nguồn máu bổ sung giúp đỡ các bệnh nhân.
- Giáo viện gọi đại diện 1-2 nhóm nhận xét và bổ
sung

- Các nhóm khác bổ sung

- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết

luận:

- Cả lớp lắng nghe

+ b,c, đ là việc làm nhân đạo
+ a, d không phải là việc làm nhân đạo
- Như vậy, có nhiều cách để thể hiện tính nhân đạo
của các em đối với những người gặp hoàn cảnh - Cả lớp lắng nghe
khó khăn như: góp tiền ủng hộ xây dựng quỹ vì
người nghèo, hiến máu nhận đạo....
3.2. Hoạt động 2: Trình bày bài tập
- Giáo viên phát phiếu điều tra cho nhóm trưởng
của mỗi nhóm.

- Nhóm trưởng lên nhận
phiếu cho nhóm

18


Lớp
Tổ/ Nhóm
PHIẾU ĐIỀU TRA
Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân
đạo
Các em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về
những người gần nơi các em ở hoàn cảnh khó
khăn cần được giúp đỡ và những việc các em
có thể giúp đỡ họ và làm theo mẫu:
Stt


Những người có Những công việc
hoàn

cảnh

khó có thể giúp đỡ họ

- Các nhóm lên trình bày
kết quả

khăn

- Các nhóm nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
Nhận xét của thầy

Nhóm trưởng kí tên

giáo (cô giáo)
- Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, giao nhiệm - Cả lớp lắng nghe
vụ cho các nhóm sau thời gian 3 phút các nhóm sẽ
lên trình bày kết quả.
- Giáo viên gọi 1-2 nhóm nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và tổng hợp ý kiến của học
sinh.
=> Giáo viên kết luận: Tham gia các hoạt động
nhân đạo là góp phần giúp nhiều người vượt qua
được hoàn cảnh khó của chính mình.


- Học sih trả lời

Giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn là
việc nhân đạo mà mỗi người cần thực hiện. Tham - Cả lớp lắng nghe và
19


gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng nhân thực hiện
ái theo gương Bác Hồ.
4. Củng cố - dặn dò.
- Giáo viên hỏi: sau khi học xong bài này các em
cần ghi nhớ điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh ôn bài.
- Chuẩn bị bài 13: Tôn trọng luật giao thông

2.3. Chương trình lớp 5 bài 8: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cần biết hợp tác với những người xung quanh .
- Biết giữ gìn các công trường công cộng vì:
+ Hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công
việc.
+ Tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui
chơi.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, trường.
3. Thái độ
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người

trong công việc của lớp, của trường, của gia đình và cộng đồng..
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không
đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
20


II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Giáo án điện tử.
- Sách giáo khoa Đạo đức lớp 5.
- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa Đạo đức lớp 5
- Vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh hát bài “ Trên con đường đến Cả lớp hát
trường”
2. Kiểm tra bài cũ

- Học sinh trả lời

- Giáo viên hởi học sinh: để giữ gìn các công trình
công cộng các em cần làm gì?


- Học sinh nhận xét

- Giáo viên gọi 2-3 học sinh nhận xét các việc làm
của các bạn khác.

- Cả lớp lắng nghe

- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động 1: Làm bài tập, sách giáo khoa
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp - Học sinh làm việc theo
và cùng thảo luận bài tập 3.

nhóm đôi

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập: theo em, việc
làm nào dưới đây là đúng.
- Giáo viên gọi 2-3 học sinh trình bày.

- Học sinh trình bày

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh nhận xét.

- Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Việc làm của bạn - Cả lớp lắng nghe
Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng; việc
21



làm của bạn Long trong tình huống b chưa đúng.
3.2. Xử lí tình huống (bài tập 4, Sách giáo khoa)
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm các nhóm thảo - Các nhóm thảo luận
luận trong thời gian 3 phút làm bài.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.

- Đại diện nhóm trình

- Giáo viện gọi đại diện 1-2 nhóm nhận xét, bổ bày
sung

- Đại diện nhóm nhận xét
và bổ sung

- Giáo viên nhận xét và kết luận:

- Cả lớp lắng nghe

a. Cách xử lí; Trong khi thực hiện công việc
chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người,
phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b. Cách xử lí: Bạn Hà có thể bàn bạc vói bố mẹ về
việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia
chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
3.3. Hoạt động 3: Trình bày bài tập
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh.

- Học sinh nhận phiếu

22



Lớp
Tổ/ Nhóm
PHIẾU ĐIỀU TRA
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh
Các em hãy liệt kê những việc mình có thể hợp
tác với những người khác (những người trong
gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, hàng xóm..)
theo mẫu sau:
Stt Nội

dung Người

công việc

tác

hợp Cách hợp

- Học sinh trình bày

tác
- Học sinh nhận xét
- Cả lớp lắng nghe

Nhận xét của thầy

giáo (cô giáo)
- Giáo viên gọi học sinh trình bày dự kiến hợp tác - Học sinh trả lời

với những người xung quanh trong một số công
việc.

- Học sinh lắng nghe và

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh nhận xét.

thực hiện

- Giáo viên nhận xét và tổng hợp ý kiến của học
sinh
4. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên hỏi học sinh qua bài này các em cần
ghi nhớ điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh chuẩn bị bài 9: em yêu quê hương

KẾT LUẬN
23


Phương pháp điều tra là một phương pháp đặt biệt trong hệ phương pháp
tích cực. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành các tri thức: thái độ,
tình cảm đạo đức cũng như hành vi đạo đức cho học sinh. Trong khi đó, 3 nhiệm
vụ mà môn đạo đức ở tiểu học đặt ra hiện nay chưa giải quyết được thỏa đáng.
Các phương pháp dạy học đạo đức phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ của môn
học được thực hiện qua 2 tiết học ở từng bài sao cho hợp lý là điều rất quan
trọng. Điều tra với đặc trưng, tác dụng của nó trong việc hình thành cho trẻ
chuẩn mực hành vi đạo đức, có thể sử dụng trong dạy học đạo đức ở tiết 2 với tư
cách là phương pháp đặc biệt trong hệ phương pháp tích cực.

Việc đưa phương pháp điều tra, có phối kết hợp với các phương pháp dạy
học khác vào dạy học đạo đức ở tiểu học là điều rất hợp lý. Việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa nội dung giáo dực đạo đức cho học sinh tiểu học và điều tra cho
thấy phương pháp điều tra có khả năng vận dụng trong dạy học đạo đức ở tiểu
học. Tuy nhiên, khi vận dụng điều tra vào dạy học đạo đức cần có sự phối hợp
với các phương pháp dạy học khác và phải tổ chức một cách hợp lý.
Điều tra là một cầu nối quan trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức đạo
đức vào cuộc sống, mở rộng hiểu biết về thực tế xung quanh, hòa nhập vào cộng
đồng xã hội, gắn việc học tập ở nhà trường với thực tế xã hội phong phú. Đó là
một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh, giúp các em rèn luyện kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp…Ngoài ra
còn giúp các em nhút nhát trở nên mạnh dạn, tự tin trong học tập. Hình thức dạy
học này, còn góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong
học sinh. Với hoạt động này, học sinh sẽ thu lượm được kiến thức chính bằng
khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn sư phạm của giáo viên.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nghiên cứu, trình bày
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy cô và các bạn
sinh viên đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn !
Bắc Ninh, ngày… tháng… năm 2018
Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
24


1. Nguyễn Hữu Hợp, Đạo đức và phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học,
NXB Đại học Sư phạm, 2008.
2. Nguyễn Hữu Hợp (Đồng tác giả), Bài tập Đạo đức 3, NXB Giáo dục Việt
Nam,

2009.
3. Lưu Thị Thủy (Chủ biên), Sách giáo khoa Đạo đức lớp 4, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2015.
4. Lưu Thị Thủy (Chủ biên), Sách giáo khoa Đạo đức lớp 5, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2016.
5. Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng, Đạo đức học, NXB Giáo dục Việt
Nam, 1998.

25


×