Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén thyroglobulin từ tuyến giáp lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 179 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ y tế

Trường đại học dược Hà nội
Đoàn Thanh Hiền

Nghiên cứu
bào chế và đánh giá sinh khả dụng
viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Luận án Tiến Sĩ Dược học

Hà nội - 2007


2

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng, Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý Hoá lý - Trường Đại học
Dược Hà Nội và PGS.TS. Trần Xuân Trường, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y
học hạt nhân - Trường Đại học Y Hà Nội, là hai thầy giáo hướng dẫn đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu
học tập, để tôi hoàn thành luận án.
Các thầy cô giáo và cán bộ kỹ thuật Bộ môn Bào chế, Bộ môn Vật lý Hoá lý
Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
quá trình chiết xuất nguyên liệu và bào chế viên nén Tg.
Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập nghiên cứu tại trường, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận


án đúng thời gian quy định.
Cục Y tế và Vụ Quản lý khoa học Bộ Công an đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về thời
gian và đề tài nghiên cứu để tôi hoàn thành khoá học và luận án này.
ThS. Phùng Minh Dũng, phụ trách Xưởng sản xuất thuốc của Công ty Dược liệu
Trung ương I đã hợp tác và giúp đỡ tôi sản xuất viên nén Tg tại xưởng sản
xuất thuốc GMP của Công ty.
ThS. Bùi Thị Hoà - Phó Giám đốc Viện Kiểm nghiệm - Bộ Y tế và cán bộ, nhân
viên của Phòng Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, Phòng Thuốc chuẩn,
Phòng Hoá lý, Phòng Kiểm nghiệm sinh học, Phòng Vật tư đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu kiểm nghiệm và định lượng HmG trong
nguyên liệu và viên nén Tg.
Ban Giám đốc Trung tâm và toàn thể cán bộ chiến sĩ Phòng Chăn nuôi Thú y Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ - Bộ Công an đã hợp tác và giúp đỡ tôi
chăn nuôi, chăm sóc, cho uống thuốc, theo dõi và lấy máu chó béc giê trong
thời gian dài thực hiện đề tài tại Trung tâm.


3

TS. Nguyễn Trí Dũng, Ban Giám đốc Bệnh viện và cán bộ, nhân viên Khoa xét
nghiệm - Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã giúp đỡ tôi trong quá trình định
lượng HmG trong huyết thanh.
ThS. Trần Văn Tính; TS. Nguyễn Thị Xuyến và toàn thể cán bộ, nhân viên Khoa
Huyết học, Khoa Hoá sinh - Bệnh viện 198 Bộ Công an, đã giúp đỡ tôi trong
quá trình xét nghiệm máu.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn và mong nhận được sự thông cảm sâu sắc của
tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và
hoàn thành luận án, mà ở đây tôi không thể kể ra hết được.

Đoàn Thanh Hiền



4

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Đoàn Thanh Hiền


5

Mục lục
Lời cam đoan..............................................................................................................4
Những chữ viết tắt .....................................................................................................8
Danh mục các Bảng ...................................................................................................9
Danh mục các Sơ đồ ................................................................................................11
Danh mục các Hình .................................................................................................11
Đặt vấn đề ................................................................................................................12
Chương 1: Tổng quan .............................................................................................14
1.1. Tuyến giáp và hormon tuyến giáp ..................................................................14
1.1.1. Thyroglobulin và vai trò tổng hợp, tồn trữ hormon giáp .........................14
1.1.2. Các hormon của tuyến giáp ....................................................................18
1.1.3. Các phương pháp định lượng hormon giáp .............................................21
1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất thuốc từ tuyến giáp .......................................23
1.2.1. Điều chế bột khô toàn phần tuyến giáp lợn ............................................23
1.2.2. Chiết xuất thyroglobulin .........................................................................26

1.2.3. Tình hình nghiên cứu bào chế các chế phẩm hormon giáp .....................26
1.2.4. Quy hoạch thực nghiệm trong nghiên cứu bào chế.................................30
1.2.5. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc ...........................................................34
1.2.6. Sử dụng và hiệu quả điều trị của chế phẩm hormon giáp .......................38
1.3. Tình hình nghiên cứu SKD và TĐSH của chế phẩm HmG ............................40
1.3.1. Dược động học của hormon giáp ............................................................40
1.3.2. Sinh khả dụng của chế phẩm hormon tuyến giáp ...................................42
1.3.3. Đánh giá tương đương sinh học của chế phẩm hormon giáp ..................43
1.3.4. Sử dụng chó để đánh giá sinh khả dụng..................................................45
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...............................................48
2.1. Nguyên liệu, thiết bị và đối tượng nghiên cứu ...............................................48
2.1.1. Nguyên liệu, hoá chất chính ...................................................................48
2.1.2. Phương tiện, thiết bị chính ......................................................................49
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................50


6

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................51
2.2.1. Các phương pháp chiết xuất và bào chế viên nén Tg ..............................51
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu SKD của viên nén Thyroglobulin ...................52
2.2.3. Các phương pháp phân tích đánh giá ......................................................54
Chương 3: Kết quả nghiên cứu...............................................................................60
3.1. Xây dựng quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin .......................................60
3.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu TG lợn ...............................................60
3.1.2. Nghiên cứu thiết kế quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin................61
3.1.3. Quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin ...............................................67
3.1.4. Điều chế nguyên liệu bán thành phẩm bào chế viên nén Tg ..................69
3.1.5. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của Nguyên liệu Thyroglobulin ..........70
3.1.6. Theo dõi độ ổn định của Nguyên liệu Thyroglobulin .............................78

3.2. Nghiên cứu bào chế viên nén Thyroglobulin .................................................80
3.2.1. Thiết kế công thức tối ưu bào chế viên nén Thyroglobulin ....................80
3.2.2. Xây dựng quy trình bào chế viên nén Thyroglobulin 130mg .................92
3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật viên nén Thyroglobulin 130mg ..............95
3.2.4. Độ ổn định của viên nén Thyroglobulin 130mg .....................................97
3.3. Đánh giá sinh khả dụng của viên nén Thyroglobulin 130mg ......................103
3.3.1. Bố trí thực nghiệm ................................................................................103
3.3.2. So sánh nồng độ HmG trong huyết thanh giữa 2 nhóm chó .................104
3.3.3. So sánh các thông số DĐH giữa viên nén Tg với viên Euthyral ...........106
3.3.4. Đánh giá sự tương đương của các thông số dược động học hấp thu HmG
từ viên Tg so với viên Euthyral ............................................................108
Chương 4: Bàn luận...............................................................................................113
4.1. Về quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin ................................................113
4.1.1. Về tỷ lệ hormon của thyroglobulin chiết xuất từ tuyến giáp lợn ..........114
4.1.2. Về các thông số của quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin .............114
4.2. Về quy trình bào chế viên nén Thyroglobulin ..............................................116
4.2.1. Về các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của hormon trong quá trình bào
chế và bảo quản viên nén Thyroglobulin .............................................116


7

4.2.2. Về xây dựng công thức tối ưu bào chế viên nén Thyroglobulin ...........118
4.2.3. Về quy trình bào chế viên nén Thyroglobulin 130mg ..........................119
4.3. Về tiêu chuẩn hoá nguyên liệu và viên nén Thyroglobulin ..........................120
4.3.1. Về định lượng hormon giáp bằng phương pháp HPLC .........................120
4.3.2. Về tiêu chuẩn hoá hàm lượng hormon giáp của thyroglobulin .............122
4.3.3. Về tiêu chuẩn chất lượng của Nguyên liệu Thyroglobulin ...................123
4.3.4. Về tiêu chuẩn kỹ thuật viên nén Thyroglobulin 130mg .......................123
4.3.5. Về độ đồng đều hàm lượng HmG của viên nén Thyroglobulin ............124

4.4. Về độ ổn định của Nguyên liệu Thyroglobulin và viên nén Thyroglobulin.125
4.5. Về sinh khả dụng của viên nén Thyroglobulin ............................................126
4.5.1. Về phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ .................................126
4.5.2. Về súc vật thí nghiệm ...........................................................................127
4.5.3. Về sinh khả dụng của viên Thyroglobulin so với viên Euthyral ...........128
Kết luận ..................................................................................................................132
Danh mục những công trình đã công bố có liên quan đến luận án...................167
Tài liệu tham khảo.................................................................................................168
Tiếng Việt .......................................................................................................168
Tiếng Anh .......................................................................................................170


8

Những chữ viết tắt
c.s

Cộng sự

C avg

Concentration average for steady state data - Nồng độ trung bình trong
khoảng liều lặp lại

CI

Confidence Interval - Khoảng tin cậy

CL ss /F


Clearance/Fraction of dose absorbed - Hệ số thanh thải/ Phần hấp thu

cpm

count per min - Số lượng xung phóng xạ đếm được trong 1 phút

CV

Coefficient of Variation - Hệ số biến thiên

DĐH

Dược động học

DIT

Diiodotyrosin

ELISA

Enzym linked immuno sorbent assay - Định lượng miễn dịch enzym

F

F test - Phép kiểm định so sánh 2 phương sai

FDA

Food and Drug Administration - Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm


FT 4

Free Thyroxin - Thyroxin tự do

FT 4 I

Free Thyroxin Index - Chỉ số thyroxin tự do

Hm

Hormon

HmG

Hormon giáp

HPLC

High performance liquid chromatography - Sắc ký lỏng hiệu năng cao

M

Mean - Trung bình cộng

MIT

Monoiodotyrosin

MRT


Mean Residence Time - Thời gian lưu trú trung bình

P

Probability - Xác suất

RIA

Radio immuno assay - Định lượng miễn dịch phóng xạ

SD

Standard Deviation - Độ lệch chuẩn

SKD

Sinh khả dụng

t

t test - Phép kiểm định so sánh 2 giá trị trung bình

TĐSH

Tương đương sinh học

T3

Triiodothyronin (liothyronin) - Hormon T3 của tuyến giáp


T4

Tetraiodothyronin (thyroxin) - Hormon T4 của tuyến giáp


9

TBG

Thyroxin binding globulin - Globulin vận chuyển hormon giáp

Tg

Thyroglobulin

TG

Tuyến giáp

TRH

Thyroid releasing hormon - Hormon của tuyến dưới đồi kích thích tuyến
yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

TSH

Thyroid stimulating hormon - Hormon kích thích tuyến giáp

USP


United States Pharmacopoeia - Dược điển Mỹ

Vz/F

Volume / Fraction of dose absorbed - Thể tích/ Phần hấp thu

Danh mục các Bảng
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn chất lượng của Nguyên liệu TG ..............................................61
Bảng 3.2: Các biến độc lập để thiết kế quy trình chiết xuất tối ưu ............................62
Bảng 3.3: Các biến phụ thuộc để thiết kế quy trình chiết xuất tối ưu ........................63
Bảng 3.4: Kết quả các thực nghiệm chiết xuất Tg .....................................................65
Bảng 3.5: Hệ số ảnh hưởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc ........................67
Bảng 3.6: Kết quả thực nghiệm đánh giá các thông số kỹ thuật tối ưu của quy trình
chiết xuất Tg .....................................................................................................68
Bảng 3.7: Công thức của Nguyên liệu Thyroglobulin ...............................................69
Bảng 3.8: Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ dung dịch T4 ..........................71
Bảng 3.9: Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ dung dịch T3 ..........................71
Bảng 3.10: Độ lặp lại của phương pháp HPLC định lượng T4 ..................................73
Bảng 3.11: Độ lặp lại của phương pháp HPLC định lượng T3 ..................................73
Bảng 3.12: Độ đúng của phương pháp HPLC định lượng T4 ....................................74
Bảng 3.13: Độ đúng của phương pháp HPLC định lượng T3 ....................................75
Bảng 3.14: Tiêu chuẩn chất lượng của Nguyên liệu Thyroglobulin (dự thảo) ..........77
Bảng 3.15: Độ ổn định của Nguyên liệu Tg sau 3 tháng lão hoá cấp tốc ..................78
Bảng 3.16: Độ ổn định của Nguyên liệu Tg sau 24 tháng bảo quản ở điều kiện thực
..........................................................................................................................79
Bảng 3.17: Thành phần công thức viên nén Tg .........................................................80
Bảng 3.18: Công thức viên nén Tg với các tá dược độn khác nhau ...........................80


10


Bảng 3.19: Tỷ lệ % HmG trong chế phẩm khi sử dụng tá dược độn khác nhau. .......82
Bảng 3.20: Thành phần công thức viên nén có tá dược kiềm khác nhau ...................83
Bảng 3.21: Độ giảm hàm lượng HmG của viên Tg có tá dược kiềm khác nhau .......84
Bảng 3.22: Thành phần công thức có chất bảo vệ iod khác nhau ..............................86
Bảng 3.23: Độ giảm hàm lượng HmG của viên Tg có chất bảo vệ iod khác nhau ....86
Bảng 3.24: Biến độc lập thiết kế công thức tối ưu bào chế viên nén Tg ....................88
Bảng 3.25: Biến phụ thuộc thiết kế công thức tối ưu bào chế viên nén Tg................88
Bảng 3.26: Thành phần để xây dựng công thức tối ưu ..............................................88
Bảng 3.27: Kết quả các thực nghiệm để xây dựng công thức tối ưu .........................90
Bảng 3.28: Hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập tới độ giảm hàm lượng T3, T4 ...90
Bảng 3.29: Độ giảm hàm lượng HmG viên Tg của công thức tối ưu ........................91
Bảng 3.30: Công thức bào chế viên nén Tg quy mô pilot 30.000 viên ......................93
Bảng 3.31: Khối lượng tá dược và dược chất trong các công đoạn của quy trình bào
chế viên nén Tg .................................................................................................93
Bảng 3.32: Độ trơn chảy của thành phần công thức tối ưu ........................................95
Bảng 3.33: Tiêu chuẩn cơ sở của viên nén Tg (dự thảo)............................................97
Bảng 3.34: Độ ổn định của viên nén Tg sau 24 tháng bảo quản ở điều kiện thực .....99
Bảng 3.35: Hàm lượng T4 của viên Tg theo thời gian thử nghiệm cấp tốc ở các nhiệt
độ khác nhau ...................................................................................................100
Bảng 3.36: Các số liệu động hoá học tốc độ phân huỷ T4 ......................................101
Bảng 3.37: Hàm lượng T3 của viên Tg theo thời gian thử nghiệm cấp tốc ở các nhiệt
độ khác nhau ...................................................................................................101
Bảng 3.38: Các số liệu động hoá học tốc độ phân huỷ T3 ......................................102
Bảng 3.39: Nồng độ T4 của 2 nhóm và độ biến thiên nồng độ theo thời gian ........104
Bảng 3.40: Nồng độ T3 của 2 nhóm và độ biến thiên nồng độ theo thời gian ........105
Bảng 3.41: So sánh các thông số DĐH hấp thu T4 giữa 2 nhóm.............................107
Bảng 3.42: So sánh các thông số DĐH hấp thu T3 giữa 2 nhóm.............................109
Bảng 3.43: Kết quả đánh giá sự tương đương của các thông số thời gian theo T4 ..110
Bảng 3.44: Kết quả đánh giá sự tương đương của các thông số DĐH hấp thu T4 từ

viên nén Tg so với viên nén Euthyral..............................................................110


11

Bảng 3.45: Kết quả đánh giá sự tương đương của các thông số thời gian theo T3 ..111
Bảng 3.46: Kết quả đánh giá sự tương đương của các thông số DĐH hấp thu T3 từ
viên nén Tg so với viên nén Euthyral..............................................................111

Danh mục các Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Quá trình tổng hợp và tiết hormon giáp....................................................17
Sơ đồ 1.2: Quá trình điều hoà bài tiết hormon giáp ...................................................18

Danh mục các Hình
Hình 3.1: Sắc ký đồ của hormon giáp trong mẫu chuẩn ............................................70
Hình 3.2: Đồ thị tương quan giữa diện tích pic và nồng độ T4 .................................72
Hình 3.3: Đồ thị tương quan giữa diện tích pic và nồng độ T3 .................................72
Hình 3.4: Độ giảm hàm lượng HmG của viên nén Tg sử dụng các loại tá dược độn
khác nhau ..........................................................................................................83
Hình 3.5: Độ giảm hàm lượng HmG của viên nén Tg sử dụng tá dược kiềm khác
nhau ..................................................................................................................85
Hình 3.6: Độ giảm hàm lượng HmG của viên Tg sử dụng các loại chất bảo vệ iod .87
Hình 3.7: Hàm lượng HmG và độ giảm hàm lượng HmG của viên nén Tg bào chế
theo công thức tối ưu.........................................................................................92
Hình 3.8: So sánh nồng độ T4 trung bình của 2 nhóm ............................................105
Hình 3.9: So sánh nồng độ T3 trung bình của 2 nhóm ............................................106


12


Đặt vấn đề
Tuyến giáp (TG) là tuyến nội tiết lớn nhất, có vai trò đặc biệt trong sự sống
của các động vật có xương sống thông qua các hormon của nó là thyroxin (T4) và
triiodothyronin (T3). Hormon giáp (HmG) có tác dụng tăng trưởng và trưởng thành
của não trong giai đoạn bào thai và trẻ sơ sinh; có vai trò quan trọng trong quá trình
sinh nhiệt của cơ thể. Hormon giáp có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh trung
ương; điều hoà sự phát triển của xương. Trẻ em thiếu hormon giáp sẽ bị bệnh lùn
giáp, thiểu năng trí tuệ, đần độn.
Các chế phẩm hormon giáp được bào chế từ tuyến giáp của động vật hoặc từ
hormon giáp tổng hợp như: cao khô toàn phần tuyến giáp (Thyroid), Thyroglobulin,
levothyroxin (L-T4), liothyronin (L-T3)... được sử dụng để điều trị các bệnh tuyến
giáp: bướu cổ, suy giáp, đần độn, phù niêm dịch, nhằm thay thế khi cơ thể không
tổng hợp đủ HmG nội sinh hoặc làm nhỏ bướu ở những bệnh nhân bướu cổ bình
giáp; hoặc phối hợp với các thuốc kháng giáp để điều trị bệnh cường giáp trạng
Basedow...
Hiện nay ở Việt Nam chưa tổng hợp được hormon giáp, nhưng đã có một số
cơ sở trong nước sản xuất thuốc từ bột khô toàn phần của tuyến giáp lợn như: viên
nén Thyroid của Xí nghiệp Dược phẩm và Sinh học y tế Thành phố Hồ Chí Minh...
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất trên chưa định lượng được HmG có trong chế phẩm,
mà mới chỉ xác định hàm lượng iod hữu cơ, do đó chưa đánh giá đúng dược chất có
tác dụng điều trị của thuốc [32]. Bên cạnh đó, do trong chế phẩm tuyến giáp toàn
phần còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, nên hiệu quả điều trị
của các chế phẩm tuyến giáp toàn phần thường không ổn định. Đến nay ở Việt Nam
chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng (SKD) của các chế phẩm điều
chế từ TG.
Thyroglobulin (Tg) có vai trò tổng hợp và tồn trữ hormon (Hm) của TG. Tg
chiếm phần lớn trong dịch keo của nang giáp và có trong nội dịch tế bào giáp. Tg
hoà tan trong nước và kết tủa ở điểm đẳng điện, nên có thể chiết xuất Tg để sử dụng



13

các HmG và loại bỏ một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của HmG như: gân, cơ,
bao xơ là các thành phần có trong bột khô toàn phần TG.
Xuất phát từ thực tế trên, để tạo ra một chế phẩm Hm từ TG lợn đảm bảo độ
ổn định và SKD, chúng tôi đã thực hiện đề tài luận án:
"Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin
từ tuyến giáp lợn".
Mục tiêu của đề tài:
- Chiết xuất được thyroglobulin từ tuyến giáp lợn với hiệu suất cao, có tỷ lệ
hormon T4 bằng 5 lần T3.
- Bào chế được viên nén Thyroglobulin đảm bảo độ ổn định.
- Đánh giá được sinh khả dụng của viên nén Thyroglobulin so với viên nén
Euthyral của Pháp.
Nội dung luận án bao gồm:
1 - Nghiên cứu xây dựng quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin từ tuyến
giáp lợn và tiêu chuẩn hoá thyroglobulin chiết xuất được, để làm nguyên liệu bào
chế viên nén Thyroglobulin.
2 - Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế viên nén Thyroglobulin 130mg
đảm bảo độ ổn định HmG và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nén Thyroglobulin
130mg.
3 - Nghiên cứu sinh khả dụng của viên nén Thyroglobulin 130mg so với viên
nén Euthyral của Pháp trên chó thí nghiệm.


14

Chương 1: Tổng quan
1.1. Tuyến giáp và hormon tuyến giáp


1.1.1. Thyroglobulin và vai trò tổng hợp, tồn trữ hormon giáp
1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng tuyến giáp
Đặc điểm giải phẫu của tuyến giáp
Tuyến giáp ở vị trí trước vùng cổ, là tuyến nội tiết to nhất ở người. Khối lượng
bình thường khoảng 25-30g, nặng nhất ở thời kỳ trưởng thành, sau 50 tuổi tuyến dần
dần thu nhỏ lại [7, 10].
Hình thể tuyến giáp có thể thay đổi, nhưng thường tuyến giáp có 3 thuỳ. Hai
thuỳ bên ở ngay 2 bên khí quản và họng, cực trên của thuỳ bên lên cao đến phần
giữa sụn giáp. Thuỳ phải thường lớn hơn, ở 1 phần 3 phía dưới thuỳ bên này nối liền
với bên kia nhờ có thuỳ eo là thuỳ thứ 3 của tuyến giáp.
Kích thước tuyến giáp ở người lớn, chiều dài thuỳ bên từ cực trên xuống dưới,
bên phải 3-7 cm, bên trái 3-6 cm, chiều rộng 3-4 cm, dày 1-2 cm. Tuyến giáp được
bao bọc bởi một lớp bao xơ (bao trong), trên bao xơ có lá cân (bao ngoài) hình cánh
bướm, giữa 2 lá bao ngoài và bao trong có mạch máu. Bao ngoài của tuyến phía
trước mỏng, ở 2 bên và phía sau chắc và dày. Bao ngoài cách biệt tuyến giáp với các
cơ quanh vùng cổ [7, 10].
Mô học, tế bào học tuyến giáp
Về mô học, nhu mô tuyến giáp chắc, màu đỏ nhạt. Tuyến giáp là tuyến nội
tiết có múi, tuyến giáp cấu tạo bởi các nang (còn gọi là túi tuyến) nằm trong 1 mô
liên kết mạch rất giàu mao mạch. Nang có cấu trúc hình cầu, có kích thước thay đổi,
đường kính khoảng 0,02 - 1mm, trung bình 0,1 - 0,2 mm. Biểu mô lót nang thuộc
loại đơn, trong lòng nang chứa chất keo mà thành phần gồm protein và iod gọi là
thyroglobulin. Bao quanh mỗi nang có một màng đáy liên tục, dày khoảng 500Ao,
giữa các nang có một số tế bào cận nang, rất nhiều mao mạch có lỗ nhỏ, nhiều
nhánh tận của dây thần kinh giao cảm, mạch bạch huyết, tế bào sợi, sợi tạo keo, tế
bào đợi v.v... Hình thái và kích thước của các nang có thể thay đổi nhiều tuỳ theo
chức năng và hoạt động sinh lý tuyến giáp [23], [33].


15


Chức năng của tuyến giáp
Quá trình nghiên cứu vai trò và chức năng của TG đối với cơ thể đã trải qua
chặng đường khá dài, nhưng phải đến năm 1836 các nhà khoa học mới đưa ra được
khái niệm về chức năng nội tiết của TG [12]. Năm 1845 Bauman phát hiện thấy
nồng độ của nguyên tố iod cao một cách đặc biệt trong TG, đã cho rằng iod liên
quan chặt chẽ với chức năng của TG. Năm 1899 Oswald đã phát hiện được chất Tg
trong TG và đưa ra một cơ sở vững chắc về quan hệ giữa iod với TG, đã chứng minh
rằng TG là một tuyến nội tiết [121].
Năm 1915. Kendall E.C. là người đầu tiên tách được từ TG chất thyroxin
(T4), tiếp đến năm 1951 Gross J, Pitt R.R. đã phát hiện được triiodothyronin (T3)
trong huyết thanh và chứng minh được rằng T3 chính là sản phẩm của TG [75].
Năm 1955. Pitt R.R. và cộng sự (cs) nhận thấy: từ thyroxin có thể chuyển
thành triiodothyronin [75].
Năm 1956. Roche J. và c.s phát hiện thấy ở TG ngoài T3, T4 còn có một chất
khác nữa là T3 ngược (3, 5, 5' - triiodothyronin) [75].
TG có một vai trò đặc biệt trong sự sống của các động vật có xương sống
thông qua các Hm của nó. Trong các Hm của TG thì T4 là sản phẩm cơ bản. Mỗi
ngày cơ thể được TG cung cấp 80àg T4 và 25àg T3, trong đó 1/3 lượng T3 do TG
trực tiếp tiết ra, phần T3 còn lại do sự khử iod của T4 ở các tế bào ngoại biên.
1.1.1.2. Thyroglobulin
Thyroglobulin (Tg) là loại glycoprotein có phân tử lượng lớn, dễ hoà tan trong
nước, là protein quan trọng nhất của TG. Tg cung cấp khuôn để tổng hợp các HmG
và cũng là môi trường để tích luỹ HmG. Tg cũng là chất có nhiều nhất trong các
protein của TG, chiếm phần lớn ở keo nang cũng như trong nội bào TG. Bình thường
1 gam TG chứa 50-100mg Tg. Tg có điểm đẳng điện vào khoảng 4,4 và bền hoá học
hơn ở pH = 5-11. Trong phân tử Tg có những phân tử tyrosin đặc hiệu, ở đó xảy ra
sự iod hoá để tổng hợp iodothyronin. Mặc dù phân tử Tg rất lớn nhưng chỉ có 100600 mẩu dư acid amin cuối chuỗi là có chứa tyrosin gọi là mẩu dư tyrosin và sẽ tạo
ra T3 và T4 sau khi kết hợp với iod. Tg ở người chứa khoảng 140 mẩu dư tyrosin.
Trong 1 phân tử Tg thường có 10 phân tử monoiodotyrosin (MIT), 6 phân tử



16

diiodotyrosin (DIT), 5 phân tử T4 và dưới 1 phân tử T3 [28]. Trong mô giáp người
bình thường, tỷ lệ T4:T3 là 10:1 tới 15:1. ở bệnh nhân cường giáp với bệnh Graver,
tỷ lệ T4:T3 giảm xuống khoảng 5:1 [6], [23], [34], [117].
1.1.1.3. Thyroglobulin trong quá trình sinh tổng hợp hormon giáp
Sinh tổng hợp HmG bắt đầu bằng sự oxy hoá iodid thành chất trung gian hoạt
động, tiếp theo là iod hoá những phân tử tyrosin đặc hiệu của Tg để tạo thành các
iodotyrosin (MIT và DIT). Công thức hoá học của MIT và DIT như sau:
I
HO

HO
H

NH2
COOH

I

Monoiodotyrosin (MIT)

H
I

NH2
COOH


Diiodotyrosin (DIT)

Khoảng 80-90% iod của cơ thể chứa trong TG đều được gắn vào Tg. Hàm
lượng iod tối đa ở Tg người có thể đạt 1,1%, nghĩa là 50 nguyên tử iod trong mỗi
phân tử gam Tg. Tg chứa 140 phân tử tyrosin, nên theo lý thuyết 280 nguyên tử iod
có thể sát nhập vào Tg. Năm 1927 Harington C.G., Barger G. là những người đầu
tiên cho rằng thyroxin được tạo ra từ diiodotyrosin. Năm 1942 Johnson T. B,
Tewkesnry L. B. đưa ra cơ chế trùng hợp hai phân tử DIT để thành T4. Năm 1944
Harington C.G. đã phát triển hơn cơ chế trên. Những năm tiếp theo, cơ chế về sự
trùng hợp để tạo ra T3, T4 ngày càng hoàn thiện bởi Hillmann G. năm 1956.
Meltezer R.I., Stanaback R.J. năm 1961 [110]. Phản ứng trùng hợp để tạo ra T3 và
T4 xảy ra như sau:
MIT + DIT = T3 (3', 3, 5 - triiodothyronin hay liothyronin)
DIT + DIT = T4 ( 3', 5', 3, 5- tetraiodothyronin hay thyroxin)
Các chất MIT, DIT, T3 và T4 được tích hợp lại trong Tg [7, 42-45], [75]. Tỷ
lệ T3, T4 tạo thành tuỳ theo lượng iodid sẵn có và phạm vi iod hoá Tg. Trong những
trường hợp thông thường, không thiếu iod, thì 70% iodoprotein là iodotyrosin, phần
còn lại là iodothyronin. Chế độ ăn thiếu iod làm tăng tỷ lệ MIT/DIT, tăng tổng hợp
T3, và tăng tỷ lệ T3/T4 của Tg. Chế độ ăn nhiều iod làm giảm tỷ lệ MIT/DIT và tạo
thuận lợi tổng hợp T4.


17

1.1.1.4. Thuỷ phân thyroglobulin và tiết hormon giáp
Đầu tiên keo được tế bào nang tiêu hoá (quá trình đưa vào trong tế bào).
Những giọt keo nhỏ hợp nhất lại với các tiêu thể chứa men thuỷ phân protein ở phía
đỉnh để tạo thành tiêu thể thực bào, trong đó xảy ra sự thuỷ phân Tg. Sau đó MIT,
DIT, T3, T4 trong các tiêu thể thực bào được giải phóng vào tế bào nang. T3 và T4
được giải phóng và khuyếch tán từ tế bào nang giáp vào máu của mao mạch giáp.

MIT và DIT được giải phóng đi vào khối iodid nội bào và được sử dụng lại qua quá
trình hữu cơ hoá để tổng hợp Hm mới.
Các HmG (T3, T4) được tích lại trong các giọt keo ở TG, đó là các peptid liên
kết với các acid amin trong Tg, men catheptase tách MIT, DIT, T3, T4 ra khỏi Tg,
sau đó men iodotyrosin deiodinase tách iod ra khỏi MIT và DIT. Iod được giải
phóng, một phần được sử dụng lại để tổng hợp HmG mới, một phần thoát ra khỏi
TG, còn T3, T4 sẽ được vận chuyển qua màng đáy vào máu. Hàng ngày TG tiết vào
máu khoảng hơn 80àg T4 và khoảng 8 àg T3, l àg T3 ngược.
Tong. W năm 1971, Harbert. J năm 1984 [75] đã tóm tắt quá trình tổng hợp
và tiết các T3, T4 trong Sơ đồ 1.1:
Trong lòng nang tuyến

Thyroglobulin

Peroxidase giáp

I

H2O2

Khử iod của thyroglobulin

I
MIT DIT

H 2O 2

Màng đỉnh
Tế bào giáp


I

Tiêu keo
MIT
DIT

+

T4
T3
TSH tiết
hormon

Màng đáy
I

Máu mao mạch giáp

T4 T3

T3

Sơ đồ 1.1: Quá trình tổng hợp và tiết hormon giáp [75]

T4


18

1.1.1.5. Điều hoà tổng hợp bài tiết hormon giáp

Tuyến yên là cơ quan điều hoà quan trọng nhất đối với hoạt động của TG
thông qua TSH, song quá trình tổng hợp và bài tiết của TSH lại bị ảnh hưởng của
nồng độ T3, T4 của TG, cụ thể là dạng T3 tự do, T4 tự do.
Khi nồng độ T3, T4 trong máu giảm thấp hơn bình thường thì sẽ kích thích
vùng dưới đồi bài tiết TRH, do vậy TSH được tăng bài tiết, kết quả làm TG tăng tổng
hợp và bài tiết để đưa nồng độ T3, T4 trở về mức bình thường.
Khi nồng độ T3, T4 tăng cao hơn bình thường, quá trình trên sẽ diễn ra theo
chiều ngược lại. Chiều tác dụng từ: TG - vùng dưới đồi - tuyến yên - TG, được gọi là
vòng điều hoà ngược [7, 57-60].
Có thể tóm tắt quá trình điều hoà trên theo Sơ đồ 1.2.

Vỏ não

(-)

Vùng dưới
đồi TRH
(+)

(-)

Tuyến yên
TSH
(+)

T4 T3
T4 + T3

Tuyến giáp
T3, T4


Sơ đồ 1.2: Quá trình điều hoà bài tiết hormon giáp [7, 57-60]

1.1.2. Các hormon của tuyến giáp
Hormon chính của tuyến giáp là thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3). Các
hormon tuyến giáp cũng như các chất tiền thân của chúng đều là dẫn xuất có iod của
tyrosin. Các chất tiền thân của hormon tuyến giáp là các monoiodotyrosin (MIT) và


19

diiodotyrosin (DIT). Hai chất chính có tác dụng hormon là T3 và T4. T3 hoạt động
mạnh hơn T4, nhưng T4 lại chiếm lượng lớn hơn nhiều [75].
1.1.2.1. Thyroxin (T4)
Thyroxin là dẫn chất racemic của Tyrosine, O-(4-hydroxy-3,5-diiodophenyl)3,5-diiodo. Thành phần hoá học là: C 15 H 11 I 4 NO 4 . Công thức hoá học của thyroxin
như sau:

Thyroxin có phân tử lượng bằng 776,88 trong đó iod chiếm tỷ lệ 65,34%.
Tính chất: Bột kết tinh trắng hơi vàng hoặc hơi nâu, không mùi, không vị. Tan trong
butanol, không tan trong ethanol, trong nước và trong các dung môi hữu cơ. Tan
trong ethanol có acid vô cơ hoặc có kiềm. Tan trong các dung dịch carbonat kiềm và
trong các dung dịch hydroxyd kiềm.
Nhiệt độ nóng chảy: 230 - 232oC (bị phân huỷ) [5], [46], [113].
1.1.2.2. Triiodothyronin (T3)
Triiodothyronin là dẫn chất racemic của Tyrosine, O-(4-hydroxy-3iodophenyl)-3,5-diiodo. Thành phần hoá học là: C 15 H 12 I 3 NO 4 . Công thức hoá học
của triiodothyronin như sau:

Triiodothyronin có phân tử lượng bằng 649,97 trong đó iod chiếm tỷ lệ
58,58%. Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi. Gần như không tan trong nước, ít
tan trong ethanol và trong các dung môi hữu cơ. Tan trong ethanol có acid vô cơ

hoặc có kiềm. Tan trong các dung dịch carbonat kiềm và trong các dung dịch
hydroxyd kiềm [34], [113].


20

1.1.2.3. Tác dụng của T3, T4
T3 và T4 có vai trò sinh học như nhau, nhưng tác dụng sinh học của T3 mạnh
hơn T4, hoạt độ sinh học của T3 là 400, hoạt độ sinh học của T4 là 100. Các tác
dụng sinh lý có liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại của những thụ thể đặc hiệu trong tế
bào, đặc biệt là ở nhân tế bào. ái tính của các thụ thể này đối với T3 mạnh gấp 5-10
lần T4, nên tác dụng của T3 hơn hẳn T4 [28].
Một số tác dụng chính của HmG đối với cơ thể là:
- Tăng trưởng và trưởng thành của não:
Quá trình tăng trưởng não xảy ra trong đời sống bào thai, tế bào thần kinh
được phân chia ở trong tử cung. Tiếp theo đó là sự trưởng thành của não từ lúc đẻ
cho đến 3 năm sau. Trong thời gian trưởng thành, các nơron không tăng về số lượng
mà biệt hoá tích cực. Quá trình trưởng thành của não sau đẻ bị phụ thuộc vào các
HmG (T3, T4). Do vậy thiếu hụt T3, T4 trong thời kỳ này sẽ dẫn đến khối lượng não
giảm và trí tuệ chậm phát triển rõ rệt.
- Tác dụng sinh nhiệt của T3, T4.
Năm 1895 Magnus L.A. là người đầu tiên nghiên cứu về mối liên quan giữa
T3, T4 và tiêu thụ oxy [104]. Các nghiên cứu của Fletcher K. và c.s năm 1962; Tata
J.R. và c.s. năm 1963; Ismail B.F. ; Edelman F.S. năm 1970; Delune M. và c.s năm
1980 [75] cho thấy: các Hm T3, T4 có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
sinh nhiệt của cơ thể. Khi tăng năng giáp, nồng độ T3, T4 tăng mạnh làm cho quá
trình oxy hoá mạnh hơn quá trình phosphoryl hoá, do vậy năng lượng không được
tích luỹ dưới dạng ATP (adenosin triphosphat) mà thải ra dưới dạng nhiệt. Khi giảm
năng giáp quá trình sinh nhiệt giảm đi rõ rệt. Kết quả của nhiều công trình nghiên
cứu cho thấy khoảng 40% nhiệt sản ra trong cơ thể là do TG chi phối.

- Tác dụng của T3, T4 lên dẫn truyền thần kinh.
Schambaugh G.E. nhận thấy ở não T3, T4 không có tác dụng sinh nhiệt
nhưng có ảnh hưởng rõ rệt tới nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh và các receptor
của chúng. T3, T4 làm ngắn thời gian dẫn truyền xung động thần kinh qua các
synap. Khi lượng T3, T4 trong máu tăng lên thì thời gian phản xạ gân xương ngắn lại
và thời gian này bị kéo dài ra khi lượng T3, T4 ở mức thấp [104].


21

1.1.3. Các phương pháp định lượng hormon giáp
1.1.3.1. Định lượng hormon giáp bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
Dược điển Mỹ quy định sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC) trên pha đảo để định lượng các HmG tổng hợp hoặc điều chế từ TG động
vật. Hoạt lực của chế phẩm điều chế từ tuyến giáp phụ thuộc vào T3, T4, nhưng
ngoài hai chất đó, trong chế phẩm còn nhiều chất khác có gắn với iod như MIT, DIT
là những chất không có tác dụng Hm. Do đó việc tiêu chuẩn hoá chế phẩm theo hàm
lượng iod hữu cơ không đảm bảo tính hằng định về mặt hoạt lực sinh học. Từ Dược
điển Mỹ USP 21 [114] đến nay, đã đưa ra tiêu chuẩn nguyên liệu và viên nén
Thyroid; Thyroglobulin điều chế từ TG động vật nuôi lấy thịt. Trong đó quy định
hàm lượng Hm T3, T4 phải đạt từ 90-110%, xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao (HPLC) [115], [116].
Pha tĩnh ít phân cực có các nhóm octadecyl (C18) hoặc có nhóm nitrile (-CN)
gắn hoá học với chất mang trơ có đường kính 5-10àm, cột dài 25-30cm. Pha động là
dung môi phân cực gồm hỗn hợp nước: acetonitril : acid phosphoric. HmG hấp thụ
quang phổ tử ngoại ở bước sóng 230nm, phát hiện bằng detector UV [115].
Để giải phóng HmG, Tg được thuỷ phân bằng protease trong dung dịch đệm
amin của tris (hydroxy-methyl) aminomethan với pH=8,4. Sử dụng methimazol, một
chất kháng giáp có vai trò là chất khử, ức chế các phản ứng oxy hoá của các enzym
khử iod trong TG. Để tránh sự ảnh hưởng của oxy không khí, sử dụng khí nitơ đẩy

hết không khí ra khỏi ống nghiệm. Trong cùng điều kiện sắc ký lỏng mẫu thử, tiến
hành song song với một mẫu chuẩn. Căn cứ vào thời gian lưu tương ứng của từng
chất trên sắc ký đồ để phân tích định tính và căn cứ vào diện tích pic (hoặc chiều cao
pic) so sánh với diện tích pic (hoặc chiều cao pic) của chất chuẩn để tính hàm lượng
của Hm trong mẫu thử [51], [115], [116].
1.1.3.2. Định lượng hormon giáp trong dịch sinh học bằng phương pháp miễn
dịch phóng xạ
Phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ (Radio Immuno Assay - RIA) là
phương pháp có độ nhạy và độ chính xác cao so với các phương pháp định lượng hoá
sinh và miễn dịch thông thường khác, vì nó kết hợp được tính đặc hiệu cao của phản


22

ứng miễn dịch và tính chính xác của phép đo phóng xạ. Do vậy có thể định lượng
được các phân tử sinh học ở miền nồng độ cực thấp (cỡ nanogram:10-9 g,
picogram:10-12 g) như các nội tiết tố, kháng nguyên gây bệnh, kháng thể, các chất
thuốc, các chất dinh dưỡng [30].
Phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ dựa trên: chất cần định lượng
đóng vai trò kháng nguyên (T3, T4) cạnh tranh với các phân tử kháng nguyên đồng
nhất về mặt miễn dịch đã được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ ( 125I - T3...) để gắn
với một lượng hạn chế các phân tử kháng thể tương ứng tham gia phản ứng. Hoạt
tính phóng xạ của phần kháng nguyên đánh dấu gắn với kháng thể giảm xuống khi
số phân tử của chất cần định lượng tăng lên.
Phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ đã được sử dụng để định lượng
nồng độ T3, T4 trong huyết thanh nhằm chuẩn đoán các bệnh về TG. Kỹ thuật RIA
cho phép định lượng trực tiếp HmG trong máu, không phải qua quá trình chiết tách
phức tạp.
Để định lượng HmG toàn phần trong huyết thanh, đầu tiên người ta sử dụng 8
- Anilinonaphtalein - 1 - Sulfonic acid (ANSA) là chất có cấu trúc tương tự như T3,

T4 để đẩy HmG ra khỏi protein mang (TBG) và tồn tại dưới dạng tự do, sau đó xảy
ra phản ứng miễn dịch cạnh tranh giữa kháng nguyên và kháng thể. Chất ANSA
được hoà tan sẵn trong dung dịch của kháng nguyên đánh dấu (Tracer) [51].
Năm 1986 Chopra Inder J. [50] đã sử dụng phương pháp RIA để định lượng
đồng thời T3 và T4 trong máu. Phương pháp nhanh, đơn giản và chính xác. Định
lượng trực tiếp T3 và T4 trong huyết thanh mà không cần giai đoạn chiết. Hiện nay
phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực sinh hoá để định lượng T3,
T4 trong dịch sinh học phục vụ chuẩn đoán các bệnh tuyến giáp.
ở Việt Nam, phương pháp RIA đã được nhiều tác giả nghiên cứu và sử dụng
để chẩn đoán bệnh [15], [18], [30].
Trong lĩnh vực công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc, phương pháp miễn
dịch phóng xạ (RIA) đã bước đầu được Phùng Minh Dũng (1996) nghiên cứu ứng
dụng để so sánh lượng T4 trong bột TG đông khô và trong bột TG sấy khô chân
không [8].


23

1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất thuốc từ tuyến giáp

Hormon giáp có thể thu được bằng 2 cách: tổng hợp hoá học hoặc chiết xuất
từ tuyến giáp động vật. Trước đây HmG chủ yếu được điều chế từ động vật nuôi lấy
thịt [88]. Ngày nay công nghệ hoá học tổng hợp hormon giáp ở các nước công
nghiệp phát triển đã đạt được kết quả cao, cho năng suất, chất lượng cao, giá thành
hạ. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục sản xuất và sử dụng các chế
phẩm hormon điều chế từ tuyến giáp, trong đó có Trung Quốc [95], Thái Lan [111],
Nhật [112], Mỹ [114], [115], [116].

1.2.1. Điều chế bột khô toàn phần tuyến giáp lợn
1.2.1.1. Đặc điểm giải phẫu tuyến giáp lợn

ở Việt Nam, nhiều tác giả đã sử dụng tuyến giáp lợn để nghiên cứu sản xuất
các chế phẩm tuyến giáp [8], [13], [14], [31]. Tuyến giáp lợn có hai thuỳ, mỗi thuỳ
gồm nhiều tiểu thuỳ, màu nâu đỏ, mọng nước. Tuyến giáp được bao bọc bởi một bao
xơ hình cánh bướm có eo ở giữa và gắn sát vào khí quản từ vòng sụn số 1 đến số 3,
nơi tập trung nhiều tuyến, hạch, mô liên kết, đám nhày và các tĩnh mạch, các tổ chức
dập nát khi mổ, nên dễ gây nhầm lẫn khi lấy tuyến giáp.
Để lấy tuyến giáp, dùng dao mổ bộc lộ khí quản, loại bỏ những đám nhầy,
mô liên kết, tĩnh mạch vùng cổ. Luồn tay xuống phía sau khí quản, thanh quản.
Nâng nhẹ khí quản từ sụn giáp đến đốt khí quản 3-4, sẽ nhìn thấy một tuyến hình
cánh bướm màu nâu đỏ mọng nước, gắn sát vào khí quản từ vòng sụn số 1 đến số 3.
Dùng dao mổ tách tuyến khỏi khí quản. Rửa sạch. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0-5oC
[8], [13].
1.2.1.2. Kỹ thuật điều chế bột khô toàn phần tuyến giáp lợn
Tuyến giáp là bộ phận của cơ thể lợn. Sử dụng tuyến giáp làm thuốc chữa
bệnh chính là sử dụng hormon T3, T4, nhưng lượng hormon chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong tuyến giáp, còn lại là những chất không cần thiết khác như protein, glucid,
lipid, nước... tồn tại dưới dạng tạp xơ mỡ, mô thịt. Tạp chất bao gồm mô thịt, bao xơ,
mỡ bám ngoài tuyến giáp và màng bao tuyến giáp, màng ngăn các tiểu thuỳ, mỡ
trong lòng nang tuyến. Khối lượng khác nhau của các tạp chất có thể ảnh hưởng đến
tỷ lệ % hormon trong sản phẩm theo từng lô sản xuất trong quá trình điều chế


24

nguyên liệu, dẫn đến sự không ổn định của hàm lượng hormon trong nguyên liệu
theo quy trình điều chế.
Tạp chất chiếm tỷ lệ lớn tuỳ theo nguồn cung cấp nguyên liệu. Tuyến giáp
thu mua về còn lẫn nhiều tạp gồm mô thịt, bao xơ và mỡ bám xung quanh tuyến, cần
loại bỏ trong quá trình điều chế nguyên liệu. Rửa tuyến bằng nước sạch, dùng dao
nhọn tách bỏ tạp bám xung quanh. Phương pháp loại bỏ tạp chất bám ngoài là dùng

dao nhỏ, nhọn để lựa lọc, đây là công đoạn thủ công, mất nhiều sức lao động, dễ
nhiễm khuẩn vào nguyên liệu và ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Loại bỏ tạp chất
bám ngoài bằng phương pháp thủ công không triệt để, cần phải có quá trình loại bỏ
tiếp theo nhằm loại bỏ tạp chất bám ngoài còn lại và tạp chất của nang tuyến, đó là
màng bao ngoài tuyến giáp, màng ngăn các tiểu thuỳ, mỡ trong lòng nang tuyến.
Tạp chất và kỹ thuật loại bỏ tạp chất là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và độ
ổn định của bột khô tuyến giáp, vì nếu lượng tạp chất nhiều thì hàm lượng % của
hoạt chất sẽ bị giảm và bị thay đổi theo từng lô trong quy trình điều chế. Ngoài ra sự
biến đổi tính chất lý hoá phức tạp của tạp chất trong quá trình sản xuất và bảo quản
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ ổn định của hoạt chất trong bột khô tuyến giáp.
Do vậy đây là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng và độ ổn định trong quá trình
điều chế nguyên liệu bột khô tuyến giáp.
Trong tuyến giáp lợn có chứa lượng lớn mỡ. Mỡ là thành phần tạp chất của
tuyến giáp, nó có thể bị oxy hoá bởi các dây nối đôi trong phân tử, hoặc thuỷ phân
nhóm chức este để tạo thành glycerin và acid béo làm ảnh hưởng đến độ ổn định của
nguyên liệu, gây mùi ôi khét. Do vậy cần loại bỏ mỡ trong quá trình điều chế
nguyên liệu. Phương pháp loại tạp có tác dụng loại bỏ tạp chất bám ngoài tuyến giáp
trong đó có mỡ. Tuy nhiên trong lòng nang tuyến, trong tế bào giáp còn có lượng mỡ
nữa. Khi xay nhuyễn tuyến giáp, mỡ được nhũ hoá và hoà tan trong dịch treo mô
đồng thể giáp. Phải dùng dung môi hữu cơ để chiết mỡ này [8], [13].
Để loại bỏ mỡ người ta thường dùng các dung môi hữu cơ như aceton, ether
etylic, ether dầu hoả Năm 1985 Nguyễn Văn Lịch [20] đã nghiên cứu sử dụng
xăng công nghiệp thay thế cho aceton để làm dung môi loại mỡ trong bột khô TG
lợn. Đã xác định lượng hao hụt sau khi chiết mỡ là 32,6%.


25

Tuyến giáp là một tổ chức mọng nước, hàm lượng nước trong tuyến giáp
chiếm tỷ lệ gần 80% [13]. Phương pháp thông thường để làm khô nguyên liệu là sử

dụng nhiệt độ để loại nước. Tuy nhiên, nhiệt độ cao có thể phá huỷ và làm hỏng hoạt
chất trong nguyên liệu. Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ, người ta thường làm bay
hơi nước dưới áp suất giảm bằng phương pháp đông khô hoặc sấy chân không.
Năm 1996 Phùng Minh Dũng [8] đã nghiên cứu điều chế bột khô toàn phần
TG lợn bằng phương pháp đông khô và sấy khô chân không. Sản phẩm thu được đều
có hàm lượng iod hữu cơ là 0,5% định lượng bằng phương pháp chuẩn độ hoá học
với natri thiosulfat 0,01N, nhưng lượng T4 của bột đông khô cao hơn bột sấy khô
chân không khi xác định bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA).
TG là tuyến sản xuất và lưu trữ HmG. HmG có trong nang keo, trong tế bào
giáp và có cả trong nhân tế bào giáp. Bột TG khô được điều chế từ TG lợn, bò, cừu.
Chế phẩm có thể được tiêu chuẩn hoá theo hàm lượng iod hữu cơ (0,17-0,23%). Về
lý thuyết, theo tiêu chuẩn này, 60mg bột khô TG tương đương với khoảng 100àg
levothyroxin [16]. Dược điển Nhật XII đưa ra tiêu chuẩn của nguyên liệu TG khô,
trong đó quy định hàm lượng iod hữu cơ từ 0,3-0,35%, xác định bằng phương pháp
định lượng hoá học với natri thiosulfat [112]. Bột TG khô có tác dụng sinh lý hơn,
nhưng hoạt tính có thể thay đổi theo lô sản xuất. Tỷ lệ T4:T3 có thể dao động từ 3:1
đến 5:1 đối với bò và cừu.
ở Việt Nam chưa tổng hợp được HmG, vì vậy một số tác giả đã nghiên cứu
bào chế thuốc từ bột khô tuyến giáp lợn để điều trị bệnh tuyến giáp. Vũ Thị Hoà
[14], Lê Viễn [31] đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất bột toàn phần TG
"Thyroidin" từ TG lợn, đã nghiên cứu bào chế viên nén "Thyrotin B" từ bột toàn
phần TG lợn "Thyroidin". Viên có hàm lượng iod hữu cơ là 0,2mg, định lượng bằng
phương pháp hoá học chuẩn độ với natri thiosulfat 0,01N. Chế phẩm đã được dùng
rộng rãi trong nhiều năm để điều trị các bệnh bướu cổ và suy giáp. Từ năm 1996 đến
nay Xí nghiệp Dược phẩm và Sinh học y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất và
đang lưu hành trên thị trường sản phẩm THYROID 10cg được bào chế từ bột toàn
phần TG có hàm lượng iod hữu cơ 0,17% - 0,23% [32].



×