Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIOMOS® LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM SÁN LÁ ĐƠN CHỦ (Monogenean) TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THUỶ SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS®
LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM
SÁN LÁ ĐƠN CHỦ (Monogenean) TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên Ngành: Ngư Y
Niên Khóa: 2006-2010
Sinh viên thực hiện: BÙI LONG TUYÊN

Tháng 7 năm 2010


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS® LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ
MỨC ĐỘ NHIỄM SÁN LÁ ĐƠN CHỦ (Monogenean) TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Tác giả

BÙI LONG TUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Võ Văn Tuấn



Tháng 7 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Cùng tất cả quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường cũng như đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu.
Thầy ThS Võ Văn Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi trong suốt thời gian chúng tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đồng gởi lời cảm ơn đến toàn thể các anh, các chú trong trại cá giống tại Long
Xuyên-An Giang. Ban điều hành công ty Alltech Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
về cơ sở vật chất để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ và gia đình đã giúp đỡ và động
viên con trong suốt thời gian qua.
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế do đó khóa luận không tránh những thiếu sót
nên rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và tất cả các bạn để khóa luận được
tốt hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-Mos® lên tăng trưởng và mức

độ nhiễm sán lá đơn chủ (Monogenean) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus
Sauvage, 1878)” được tiến hành tại trại cá giống phường Mỹ Thạnh, thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang từ ngày 12/04/2010-02/06/2010. Thí nghiệm được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên.
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của Mannan
oligosaccharide có trong chế phẩm Bio-Mos® lên sự tăng trưởng và khả năng điều trị
sán lá đơn chủ (Monogenean) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage,
1878).
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức các tỷ lệ bổ sung Bio-Mos® vào thức ăn khác
nhau: 0, 2, 4 ppt trong thời gian 7 tuần. Kết quả thu được như sau:
- Sau 7 tuần thí nghiệm thì sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
- Trọng lượng trung bình (TLTB): TLTB của cá tra lúc bắt đầu bố trí thí nghiệm
là 8,50 (g). TLTB của các nghiệm thức (NT) khi kết thúc thí nghiệm: NT đối chứng
(không bổ sung Bio-Mos®) là 29,56 (g); NT1 (bổ sung 2 ppt Bio-Mos®) là 31,56 (g);
NT 2 (bổ sung 4 ppt Bio-Mos®) là 35,22 (g). Sai biệt về TLTB giữa các NT rất có ý
nghĩa về mặt thống kê (p<0,01).
- Khả năng tiết nhớt ở mang: Trọng lượng nhớt mang (TLNM) khi kết thúc thí
nghiệm được kiểm tra ở các NT: NT đối chứng là 0,03 (g); NT1 là 0,07 (g); NT2 là
0,08 (g). Sai biệt về TLNM giữa các NT có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).
- Tỷ lệ cảm nhiễm (TLCN) và cường độ cảm nhiễm (CĐCN): Sai biệt về TLCN
và CĐCN giữa các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt
thống kê (p>0,05).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa


i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình và biểu đồ

vii

Danh sách các bảng

viii

Chương 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1 Giới thiệu


1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

3

2.1.1 Vị trí phân loại và phân bố

3

2.1.2 Hình thái

4

2.1.3 Môi trường sống

4

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

4


2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

5

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

5

2.2 Sơ Lược Về Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Trên Cá

5

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới

5

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam

6

2.3 Sán Lá Đơn Chủ (Monogenean)

7

2.3.1 Đặc điểm chung của lớp sán lá đơn chủ

7

2.3.2 Đặc điểm hình thái


8

2.3.3 Đặc điểm cấu tạo

8

2.3.4 Tập tính sống

8

2.3.5 Chu trình phát triển của sán lá đơn chủ

9

2.3.6 Bệnh Dactylogyrosis (Bệnh sán lá 16 móc)

9

2.3.6.1 Tác nhân gây bệnh

9

2.3.6.2 Triệu chứng và bệnh lý

11
iv


2.3.6.3 Lưu hành và mùa vụ xuất hiện bệnh


11

2.3.6.4 Chẩn đoán bệnh

11

2.4 Tổng Quan Về Prebiotic

11

2.4.1 Saccharomyces cerevisiae

12

2.4.2 Mannan Oligosaccharide

14

2.4.2.1 Mannan Oligosaccharide (MOS)

14

2.4.2.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Mannan Oligosaccharide

15

2.4.3Chế Phẩm Bio - Mos®

18


2.4.3.1 Bio - Mos®

18
®

2.4.3.2 Ảnh hưởng của Bio-Mos

18

2.4.4 Những Nghiên Cứu, Khảo Nghiệm Ở Động Trên Cạn

19

2.4.5 Những Nghiên Cứu, Khảo Nghiệm Ở Động Vật Thủy Sản

19

2.4.5.1 Ở cá chép (Cyprunus carpio)

19

2.4.5.2 Ở cá hồi

20

2.4.5.3 Ở tôm hùm Châu Âu (Homarus gammarus)

20


2.4.5.4 Ở cá da trơn Châu Âu( Silunus glanis)

20

2.4.5.5 Ở cá tráp đầu vàng( Sparus aurata)

20

2.4.5.6 Ở một số thí nghiệm khác

21

Chương 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

22

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu

22

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

22

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu


22

3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu

23

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu sán lá đơn chủ - Dactylogyrus trên cá

23

3.2.2 Phương pháp sử dụng chế phẩm Bio-Mos®

23

3.2.3 Phương pháp tính trọng lượng nhớt trên mang cá

24

3.2.4 Phương pháp kiểm tra tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm

24

3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi

24

3.2.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm

25


3.2.7 Phương pháp phân tích số liệu

27
v


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Kết Quả Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Trong Quá Trình Thí Nghiệm

28

4.1.1 pH

28

4.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan

29

4.1.3 Nhiệt độ

30

4.1.4 Hàm lượng Ammonia

31


4.2 Ảnh Hưởng Của Bio-Mos® Lên Sự Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ Sống Của Cá Tra

32

4.2.1 Ảnh hưởng của Bio-Mos® lên tỷ lệ sống

32

4.2.2 Ảnh hưởng của Bio-Mos® lên sự tăng trưởng

33

®

4.3 Ảnh Hưởng Của Bio-Mos Trong Việc Phòng Trị Sán Lá Đơn Chủ Dactylogyrus
sp Trên Cá Tra

36

4.3.1 Kết quả ảnh hưởng của Bio-Mos® lên khả năng tiết nhớt mang

36

4.3.2 Kết quả ảnh hưởng của Bio-Mos® lên tỷ lệ cảm nhiễm

37

®

4.3.3 Kết quả ảnh hưởng của Bio-Mos lên cường độ cảm nhiễm


38

Chương V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

40

5.1 Kết Luận

40

5.2 Đề Nghị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


Danh sách các hình và biểu đồ
Trang
Hình 2.1 Sán Dactylogyrus sp

9

Hình 2.2 Nấm men Saccharomyces cerevisiae

12


Hình 2.3 Cấu trúc vách tế bào Saccharomyces cerevisiae

14

Hình 2.4 Sơ đồ tách vách tế bào nấm men

15

Hình 2.5 Thành phần tế bào nấm men

15

Hình 2.6 Cấu trúc hoá học của α-D-mannan chiết xuất từ nấm men

16

Hình 2.7 Sơ đồ của phức hợp mannan-GlcNAc2-Asn

16

Hình 2.8. Cách thức kết dính mầm bệnh của mannan oligosaccharide

17

Hình 2.9 Mannan oligosaccharide giúp đào thải mầm bệnh khỏi ruột

17

Hình 2.10 Chế phẩm Bio-Mos®


18

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

26

Đồ thị 4.1 Hàm lượng ammonia trong quá trình thí nghiệm

31

Đồ thị 4.2 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm

33

Đồ thị 4.3 Trọng lượng trung bình của cá sau 3 tuần và 7 tuần thí nghiệm

35

Đồ thị 4.4 Tỷ lệ cảm nhiễm của cá ở 3 tuần và 7 tuần thí nghiệm

38

Đồ thị 4.5 Cường độ cảm nhiễm sán lá của cá ở 3 tuần và 7 tuần thí nghiệm

39

vii



Danh sách các bảng
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của Saccharomyces
cerevisiae

13

Bảng 4.1 Giá trị pH trong thời gian thí nghiệm

29

Bảng 4.2 Hàm lượng oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm

30

Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm

32

Bảng 4.4 Lượng thức ăn/con cá/ngày (g) của các nghiệm thức trong thời gian thí
nghiệm

34

Bảng 4.5 Trọng lượng trung bình của cá tra ở các nghiệm thức sau 3 tuần thí
nghiệm

34

Bảng 4.6 Trọng lượng trung bình của cá tra ở các nghiệm thức khi kết thúc thí

nghiệm

35

Bảng 4.7 Trọng lượng nhớt mang của cá ở các nghiệm thức phân tích sau thí
nghiệm

36

Bảng 4.8 Tỷ lệ cảm nhiễm ở các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm

37

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Giới thiệu
Ngày nay thủy sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi

nhọn của quốc gia. Nhiều đối tượng nuôi có giá trị được đưa vào nuôi và khai thác có
hiệu quả. Trong đó nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phát triển
mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ,….Mức
độ thâm canh tương đối cao 40-60 con/m2 đã làm cho sản lượng nuôi không ngừng
được tăng lên. Năm 2009, sản lượng cá tra của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt
trên 1,09 triệu tấn. Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng cá tra sang nhiều nước với
kim ngạch xuất khẩu đạt cao ước đạt 1,34 tỉ USD.

Hiện nay việc nuôi thâm canh cá tra với mật độ ngày càng cao và diện tích nuôi
ngày càng được mở rộng nhưng lại thiếu quy hoạch đã dẫn đến phát sinh dịch bệnh
như bệnh do vi khuẩn, bệnh do môi trường, bệnh do ký sinh trùng,…. Thiệt hại về
dịch bệnh của nghề nuôi ngày càng gia tăng. Trong đó bệnh do sán lá đơn chủ
(Monogenean) ký sinh trên mang cá là một trong những nguyên nhân làm giảm sức
khỏe của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn,
virus phát triển gây thiệt hại cho người nuôi, đặc biệt là ở giai đoạn cá hương và cá
giống.
Từ thực trạng trên, một số giải pháp phòng trị bệnh sán lá đơn chủ monogenean
(sán 16 móc-Dactylogyrus) đã và đang được tiến hành nhằm giảm tỉ lệ chết, nâng cao
sức khỏe của cá tra giống đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Xuất phát từ thực tế
trên, được sự phân công và giúp đỡ của Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản thuộc Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và công ty TNHH Alltech Việt Nam

1


chúng tôi đã tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-Mos® lên tăng trưởng
và mức độ nhiễm sán lá đơn chủ (Monogenean) trên cá tra (Pangasianodon

hypophthalmus Sauvage, 1878) ”.
1.2

Mục tiêu đề tài



Đánh giá hiệu quả của Bio-Mos ở các liều lượng khác nhau lên sự tăng

trưởng và phát triển của cá.



Ảnh hưởng của Bio-Mos ở các liều lượng khác nhau lên mức độ nhiễm

sán lá đơn chủ (Dactylogyrus sp) trên mang cá tra.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

2.1.1 Vị trí phân loại và phân bố
Theo hệ thống phân loại mới nhất của W.Raiboth (1996; trích bởi Hội Nghề Cá
Việt Nam, 2003) thì cá tra có vị trí phân loại như sau:
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá tra: Pangasiidae
Giống cá tra dầu: Pangasianodon
Loài cá tra: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage,1878).
Theo một số tài liệu trước đây tên khoa học của cá tra là Pangasius
hypophthalmus (Robert T.R and C.Vidthayvanon, 1991).
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bắt nguồn từ sông Mêkông và sông
Chao Phraya, Thái Lan. Cá tra phân bố ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia ,
Thái Lan, Indonexia và Việt Nam (Nguyễn Văn Thường, 2008). Cá thường sống ở
tầng đáy trong các thủy vực nước tĩnh hoặc nước chảy, cá có thể sống được trong ao tù
nước đọng có nhiều chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan thấp.
Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu tại các thủy vực đồng bằng sông Cửu Long

(Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2001).

3


2.1.2 Hình thái
Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng có màu xám đen, bụng hơi trắng
bạc, đầu nhỏ vừa phải,miệng rộng, có 2 đôi râu dài (Theo Phạm Văn Khánh, 2004).
Trong đó, râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài của đầu, đôi râu hàm dưới ngắn hơn ¼
chiều dài đầu. Vây lưng và vây ngực của cá tra có gai cứng răng cưa ở mặt sau, điểm
khớp đầu của vây lưng gần đối xứng với vây bụng, vây hậu môn tương đối dài (Theo
Trần Thanh Xuân). Loài Pangasianodon hypophthalmus có bong bóng khí một thùy,
phần sau kéo dài đến gần cuối vi hậu môn ( Theo Nguyễn Văn Thường, 2008 ).
2.1.3 Môi trường sống
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ
(nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ
thấp dưới 15 oC, nhưng chịu nóng tới 39 oC. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu
nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng
khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
Nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng là 26-30 0C, pH thích hợp là 7-8.5.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn
đầy đủ. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không
gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục.
Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật
có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện
tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn.
Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám,
rau, động vật đáy (Theo Phạm Văn Khánh, 2004).

Thành phần thức ăn trong ruột cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên (Theo D.Menon
và P.I.Cheko, 1955):
Nhuyễn thể: 35,4%
4


Cá: 31,8%
Côn trùng: 18,2%
Thực vật thượng đẳng: 10,7% .
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, giai đoạn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Từ
khỏang 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ
cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có
thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m.
Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1
năm cá đạt 1-1,5 kg/con ( năm đầu tiên ), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn,
có khi đạt tới 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như
loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít (Theo Phạm Văn Khánh, 2004).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của
Campuchia và Thái lan. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6
dương lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh
thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông
của Việt Nam. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ
nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái.
2.2

Sơ Lược Về Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Trên Cá


2.2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
Những nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá được thực hiện đầu tiên từ thời
Linnae (1707-1778).
Theo tài liệu của Bùi Quang Tề (2001) tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá
trên thế giới như sau:
5


Ở Liên Xô cũ, V.A.Dogiel (1882-1956) với những công trình nghiên cứu của
mình đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu ký sinh trùng trên cá.
Năm 1964, I.E.Bychowsky và các cộng sự xuất bản cuốn sách: bảng phân loại
ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô, mô tả hơn 1.200 ký sinh trùng của khu hệ
nước ngọt Liên Xô.
Năm 1983, V.A.Musselius đã đưa ra phương pháp nghiên cứu tác nhân gây
bệnh ký sinh trùng ở cá.
Các năm 1984, 1985, 1987 Bauer, Schulman, Gussev đã xuất bản bộ sách gồm
3 tập, mô tả hơn 2.000 loài ký sinh trùng của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt
Liên Xô.
Năm 1976, Lom và G.Grupcheva đã nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào của cá
chép ở Tiệp Khắc và Bungari.
Ở Trung Quốc, năm 1973 Chen Chih-Leu là chủ biên cuốn sách ký sinh trùng
cá nước ngọt tỉnh Hồ Bắc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài ký
sinh trùng.
Ở Thái Lan, Lerssutthichawal, T. và S. Lim Lee Hong, 2005 đã nghiên cứu sán
lá đơn chủ (Monogenean) trên một số loài cá da trơn nước ngọt.
Ở Lào, Moravec và Scholz, 1988 đã xác định được 11 loài giun tròn
(Nematoda) ký sinh ở 10 loài cá nước ngọt.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam là bác sĩ Albert Billet

(1856-1915). Ông mô tả một loài sán lá song chủ mới trên cá nheo Distomum
hypselobagri.
Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất là của Hà Ký (1968-1971) đã xác định được
120 loài ký sinh trùng thuộc 48 giống ,37 họ , 10 lớp ở 16 loài cá kinh tế Bắc Bộ Việt
Nam.
6


Bùi Quang Tề, 1985 đã sử dụng hạt cau (Areca catechu) và hạt keo (Leucaena
glauca Benth) tẩy giun sán cho cá trê ở Nam Bộ.
Vũ Thị Tám, Lê Trọng Khang, Đoàn Văn Tiến (1993) đã nghiên cứu một số
bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị cho một số đối tượng tôm, cá nuôi ở đồng
bằng sông Cửu Long phát hiện sán lá ở cá đa số là sán lá 16 móc (Dactylogyrus) và
sán lá 18 móc (Gyrodactylus) ký sinh ở mang và da, điều trị bằng cách tắm formalin.
Bùi Quang Tề (1995), “Sán lá song chủ (Trematoda) ký sinh ở một số loài cá
nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long”.
Bùi Quang Tề (1997), Giun đầu gai (Acanthocephala) ký sinh ở một số loài cá
nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long”.
Bùi Quang Tề, và cộng sự (1999), "Khu hệ ký sinh trùng của cá nước ngọt đồng
bằng sông Cửu Long và phương pháp phòng trị bệnh do chúng gây ra”.
Bùi Quang Tề, 2001 đã nghiên cứu ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt
ở đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị, xác định được 157 loài ký sinh
trùng trong đó có 121 loài đầu tiên phát hiện ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv, 2008 đã khảo sát sự nhiễm ký sinh trùng trên cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang. Có 19 loài ký
sinh trùng được ghi nhận thì nhóm ngoại ký sinh (13 loài) chiếm ưu thế hơn nhóm nội
ký sinh (6 loài).
2.3

Sán Lá Đơn Chủ (Monogenean)


2.3.1 Đặc điểm chung của lớp sán lá đơn chủ
Lớp sán lá đơn chủ (Monogenean) có khoảng 1500 loài, đa số là ngoại kí sinh
thường kí sinh trên da, mang cá nước ngọt và cá biển. Một số kí sinh trên lưỡng thê,
baba, giáp xác,… Hầu hết các loài có kích cỡ không vượt quá 3mm, tuy nhiên một số
loài sống ở biển có thể đạt tới 3 cm.

7


Monogenean có chu kì vòng đời trực tiếp, chỉ có một kí chủ duy nhất. Hầu hết
chúng đẻ trứng, chỉ có Gyrodactelydia là đẻ con. Trứng của Monogenean có hình dạng
và kích thước thay đổi rất đa dạng.
Tính tương thích về hình dáng giữa các cơ quan gắn kết của sán lá đơn chủ là
vị trí bám trên kí chủ được xem là một yếu tố nghiêm ngặt cho tính đặc hiệu kí chủ của
Monogenean.
2.3.2 Đặc điểm hình thái
Cơ thể sán lá đơn chủ nhỏ, chiều dài khoảng 0,5-1,0 cm. Những loại kí sinh trên
cá nước ngọt có hình dạng ít thay đổi, cơ thể thường là hình lá, hình trụ hoặc hơi có
hình bầu dục. Trong khi các loài kí sinh trên cá biển có sự thay đổi về hình dạng nhiều
hơn.
2.3.3 Đặc điểm cấu tạo
Monogenean tiêu biểu có thân đối xứng hai bên, dẹt về phía lưng bụng, cơ thể
được bao bọc bởi lớp cutin, bên trong là lớp nguyên sinh chất trong suốt. Tế bào
thượng bì tạo thành các tầng cơ thể vận động và để bảo vệ cơ thể.
Đĩa bám dùng để bám chắc vào ký chủ. Trên đĩa bám có các cấu tạo kitin khác
nhau. Hình dạng và cấu tạo của móc giữa, móc rìa, màng nối và đĩa bám là những đặc
điểm quan trọng để phân loại.
Cơ quan tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, ruột . Cơ quan bài tiết là nguyên
thận. Hệ thần kinh là những hạch thần kinh đầu và các dây thần kinh dọc nối liền thành

các vòng giao nhau.
Hệ sinh dục lưỡng tính: cơ quan sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh, các
tuyến phụ. Hệ sinh dục cái gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, noãn hoàng và các tuyến
phụ.
2.3.4 Tập tính sống
Hầu hết loài Monogenean có tính đặc hiệu ký chủ và vị trí ký sinh trên ký chủ
rất cao. Mỗi loài sán khác nhau có vị trí ký sinh trên mang khác nhau, có nhiều loài
8


xuất hiện trên cả bốn cung mang. Vị trí ký sinh trên một cung mang cũng khác nhau,
một số loài (chủ yếu Dactylogyrus) ký sinh trên toàn bộ cung mang trong khi một số
khác ký sinh ở vị trí đầu hoặc cuối cung mang.
Nồng độ oxy gen có ảnh hưởng đến vị trí ký sinh của một số loài, ví dụ loài
Dactylogyrus solidus hoạt động di chuyển ra phần đầu của mang thứ nhất, thứ tư khi
nồng độ oxy trong nước tăng (Achmerow, 1948).
2.3.5 Chu trình phát triển của sán lá đơn chủ
Dựa vào hình thức sinh sản, monogenean được chia thanh hai nhóm:


Nhóm đẻ con (chỉ có Gyrodactylidea)



Nhóm đẻ trứng

Trung bình, Dactylogyrus đẻ 20 trứng trong một giờ ở nhiệt độ 24 0 C. Trứng
thường bám vào thực vật thủy sinh hoặc lắng xuống thủy vực. Trứng nở thành ấu trùng
bơi tự do, có khả năng nhiễm vào tất cả các ký chủ. Đây là đời sống của Dactylogyrus
ở nước ngọt, được nghiên cứu nhiều nhất là Dactylogyrus vastator Nybelin.

Sự phát triển của trứng bên ngoài cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Theo
Nybelin (1941), nhiệt độ của nước ấm lên thì sự sinh sản diễn ra mạnh mẽ. Theo
Bychowsky (1987), khi nhiệt độ của nước từ 21,50 C – 24,5 0 C thời gian phát triển của
trứng từ lúc đẻ tới lúc nở thành ấu trùng mất bốn ngày, ở 18,2 0 C là năm ngày, ở 16,4
0

C là bảy ngày.
2.3.6 Bệnh Dactylogyrosis (Bệnh sán lá 16 móc)
2.3.6.1 Tác nhân gây bệnh
Bộ: Dactylogyridea Bychowsky, 1937
Họ: Dactylogydae Bychowsky, 1937
Giống: Dactylogyrus Diesing, 1850
Hình 2.1 Sán Dactylogyrus sp
(Nguồn: )
9


Cơ thể dẹp, màu trắng, chiều dài cơ thể sán trung bình khoảng 0,4-1 mm. Phía
trước đầu có bốn điểm mắt. Cuối thân có đĩa bám. Trong đĩa bám có một đôi móc lớn
ở trung tâm, nối 2 móc là 1-2 màng nối. Xung quanh đĩa bám có bảy đôi móc nhỏ.
Kích thước hình dạng các móc, màng nối giữa các móc là một trong những tiêu chuẩn
quan trọng để phân loại Dactylogyrus (Theo Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình bệnh của
động vật thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội).
Sinh dục lưỡng tính, có một noãn sào, ống dẫn tinh, tuyến chứa tinh, tuyến tiền
liệt và cơ quan giao cấu. Sán thường thụ tinh chéo và đẻ trứng.
Chu kỳ sống: sán đẻ trứng trên mang cá, trứng có thể bám trên mang cá hoặc
rơi vào nước. Trứng thành ấu trùng có tiêm mao bơi lội tự do trong nước, không qua
ký chủ trung gian. Gặp ký chủ thích hợp ấu trùng bám vào mang và phát triển thành
sán trưởng thành. Ở nhiệt độ 14-15 0C, cứ 30 phút đẻ một lần, khi 20-25 0C cứ 15 phút
đẻ một lần. Sau 2-3 ngày trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành sán trưởng thành

sau 5-8 ngày. Nhiệt độ trên 30 0C quá trình đẻ trứng bị ức chế. Nhiệt độ thấp hơn 5 0C
thì trứng không nở (Bùi Quang Tề, 1998).
Theo Bùi Quang Tề (2001) một số loài sán lá 16 móc (Dactylogyrus) được tìm
thấy tại đồng bằng sông Cửu Long như sau:
Tên loài Dactylogyrus

Tên loài cá

Nơi ký sinh

Dactylogyrus kalyanensis

Catla catla

Mang

Dactylogyrus labei

Lalbeo rohita

Mang

Dactylogyrus yogendrai

Cirrhinus mrigala

Mang

Dactylogyrus kanchanaburiensis


Puntius altus

Mang

Dactylogyrus pseudosphyrna

Barbodes goniontus

Mang

10


2.3.6.2 Triệu chứng và bệnh lý
Sán thường ký sinh trên mang, hút máu và phá hoại các tổ chức mang, khiến
cá bị ngạt thở, nổi đầu hàng đàn. Mang bị viêm loét, thối rửa, tiết nhiều nhớt trắng đục,
sợi mang bị đứt rời, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh.
Cá bị bệnh bơi lội chậm chạp, cơ thể thiếu máu, cá gầy yếu.
2.3.6.3 Lưu hành và mùa vụ xuất hiện bệnh
Sán 16 móc – Dactylogyrus phân bố rộng, thành phần loài rất phong phú. Ở
đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện hơn 50 loài sán lá đơn chủ (Bùi Quang Tề và
Vũ Thị Tám, 1994).
Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho bệnh bùng phát là
khoảng 22-28oC. Đặc biệt bệnh phát triển mạnh trong các ao nuôi có mật độ cao, môi
trường nuớc ao bẩn.
2.3.6.4 Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh của Dactylogyrus có thể sử dụng
kính hiển vi để kiểm tra dịch nhờn của da và mang.
2.4


Tổng Quan Về Prebiotic

Prebiotic được định nghĩa là những thành phần thức ăn không tiêu hóa được
nhưng có tác dụng kích thích sự phát triển hoặc tăng cường hoạt động của các vi khuẩn
có ích trong đường ruột và từ đó cải thiện đường tiêu hóa của vật nuôi (Gibson và
Roberfroid, 1995; trích bởi Delbert Gatlin, 2008). Một số prebiotic thường gặp là
Fructooligosaccharide

(FOS),

Mannanoligosaccharide

(MOS),

Transgalacto-

oligosaccharide (TOS) và inulin (Vulevic Rastall và Gibson, 2004; trích bởi Gatlin,
2008).
Ở động vật trên cạn prebiotic có tác dụng: Kích thích sự phát triển của vi khuẩn
Lactobacillus spp. và Bifidobacter spp.; Ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây
bệnh như Salmonella, Listeria, Escherichia…; tăng cường dinh dưỡng và năng lượng
trong khẩu phần ăn. Trên động vật thủy sản chúng có tác dụng cải thiện tốc độ tăng
11


trưởng, tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, tăng khả năng phòng bệnh…
(Mahious và ctv, 2006).
2.4.1 Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae là một trong những loài nấm quan trọng nhất trong
lịch sử loài người. S. cerevisiae được dùng để sản xuất đồ uống có chứa cồn và bánh

mì do đó tên thông dụng của chúng là “men bia” hay “men bánh mỳ”. S. cerevisiae là
một trong những loài nấm được thương mại hóa nhiều nhất (Đoàn Thanh Tuyền và
Nguyễn Trọng Nhân, 2008).

Hình 2.2 Nấm men Saccharomyces cerevisiae.
Saccharomyces cerevisiae được dùng như một loại probiotic bổ sung vào để
tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho cả người và động vật. Chiết xuất từ nấm men
rất giàu acid amin, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt S. cerevisiae còn là một trong
những nguồn cung cấp vitamin B lớn. Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của
Saccharomyces cerevisiae được trình bày trong bảng 2.1.

12


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của Saccharomyces
cerevisiae.
Thành phần

Tên chất

Hàm
lượng

Protein (%)

40

Carbohydrate (%)

34


Lipid (%)

4
Thiamine
(B1)
Riboflavin
(B2)
Nicotinamide

Vitamin (mg/100g)

(B3)
Pantothenic
acid(B5)
Pyridoxin

15
3
40
4
3
0.7

(B6)
Folic

Muối khoáng (mg/100g)

(Nguồn: )


13

Calcium

150

Magnesium

250

Phosphorus

1800

Potassium

2000

Iron

10

Sodium

140

Zinc

9


Copper

<1

Iodine

<0.1

Manganese

0.40

Cobalt

<0.05


Saccharomyces cerevisiae có một lớp vỏ carbohydrate bao bọc, chứa hầu hết là
β-glucan và mannan, là những cấu trúc đường đa giống tinh bột và cellulose (Hình
2.3).

Hình 2.3 Cấu trúc vách tế bào Saccharomyces cerevisiae.
Vách tế bào Saccharomyces cerevisiae có khả năng hấp thụ hoặc kết dính các
độc tố, các tác nhân kháng vitamin, virus, vi khuẩn có hại nên được chiết xuất để bảo
vệ môi trường đường ruột (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân, 2008).
2.4.2 Mannan Oligosaccharide
2.4.2.1 Mannan Oligosaccharide (MOS)
Carbohydrate (hay còn gọi là bột đường) đóng vai trò độc nhất trong sự sống,
chức năng của carbohydrate rất đa dạng nhờ vào cấu trúc và vị trí của chúng trong hệ

thống sinh học.
Carbohydrate là thành phần quan trọng của phần lớn cấu trúc bề mặt tế bào
(Osborn và Khan, 2000; trích bởi Kelly, 2004) và cũng là nguồn năng lượng chuyển
hoá chủ yếu trong thức ăn.
Mannan Oligosaccharide thường được chiết xuất từ vách tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae và thu nhận bằng phương pháp ly tâm nấm men đã được
tách vỏ (Spring và ctv, 2000; trích bởi Kelly, 2004).

14


Hình 2.4 Sơ đồ tách vách tế bào nấm men
2.4.2.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Mannan Oligosaccharide
Mannan oligosaccharide (hình 2.5) có cấu trúc mạch chính dài chứa liên kết
(1,6) gắn với các mạch bên ở vị trí α-(1,2) và α-(1,3) nằm trong những chuỗi
manoprotein ở phía ngoài cùng tế bào nấm men, gắn với cấu trúc trung tâm N-acetyl
glucosamine2-Asparagine (GlcNAc2-Asn) (hình 2.7).

Hình 2.5 Thành phần tế bào nấm men

15


Hình 2.6 Cấu trúc hoá học của α-D-mannan chiết xuất từ nấm men
Saccharomyces cerevisiae

A

B


Nhánh mannan-N-acetyl

Hình 2.7 Sơ đồ của phức hợp mannan-GlcNAc2-Asn

16


×