Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án hóa học 12 Bài 13 Đại cương về polime

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.79 KB, 6 trang )

Tuần 10 (Từ 24/10/2016 đến 29/10/2016)
Tiết 19
Ngày soạn: 15/10/2016
Ngày dạy tiết đầu: …../…../2016
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
BÀI 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm chung về polime: định nghĩa, phân loại, cấu
trúc, tính chất
- HS hiểu được phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và nhận dạng monome
có khả năng tổng hợp polime.
2. Kỹ năng
- Phân loại, gọi tên các polime
- So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng
- Viết phương trình phản ứng tổng hợp các polime
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại – gợi mở
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan
2. Học sinh
Xem trước bài mới


C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Dẫn vào bài mới
GV hỏi: thước nhựa, keo dán, vải quần áo... có thành phần hóa học như
nào? Thuộc loại hợp chất nào?
Polime là những vật liệu gặp rất nhiều trong đời sống, có rất nhiều ứng
dụng trong thực tế. Vậy polime là gì?
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm polime


I- Khái niệm
Polime là những hợp chất cao phân tử
GV y.c HS tham khảo SGK và cho
có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều
biết thế nào là polime?
đơn vị cơ bản (gọi là mắt xích) liên kết
Hs: đọc SGK, trả lời và cho một vài với nhau tạo nên
ví dụ về polime
Polime: (mắt xích)n
n: hệ số polime hoặc độ polime hoá
=> Mpolime = n.Mmắt xích
=> hệ số polime hoá n =
VD: polietilen –(CH2-CH2)- có phân
tử khối khoảng 56000. Hỏi hệ số

polime hóa của PE?
Tên của polime xuất phát từ tên
HS tính toán và trả lời
monome tương ứng hoặc tên của loại
hợp chất + tiền tố poli.
GV lấy một số ví dụ và y.c HS gọi
tên
GV: Nghiên cứu SGK và cho biết
cách phân loại polime?
Hs: Trả lời: Dựa theo nguồn gốc,
polime được chia làm 3 loại

Vd: CH2=CH2  -(CH2-CH2)-n
Etilen
polietilen
Phân loại: dưa theo nguồn gốc: 3 loại
- Polime thiên nhiên: có sẵn trong thiên
nhiên: VD: tinh bột, xenlulozơ,
protein…
- Polime tổng hợp: do con người tổng
hợp nên: VD: PE, PVC
- Polime bán tổng hợp: có nguồn gốc từ
tự nhiên, do con người chế biến hóa
học thêm: VD: tơ visco, tơ axetat…

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc polime
II. Đặc điểm cấu trúc
Có 3 dạng cấu trúc cơ bản:
Hs: đọc SGK và cho biết đặc điểm
- Mạch không nhánh: PE, PVC,

cấu trúc polime
xenlulozơ
- MẠch phân nhánh: amilopectin
- Mạng không gian: Cao su lưu hóa,
nhựa bakelit…
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí polime
III. Tính chất vật lí
- Các polime là những chất rắn, không
bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy
xác định


Hs: đọc SGK va cho biết tính chất
vật lí của polime
GV chú ý HS phân biệt khái niệm
chất nhiệt rắn và chất nhiệt dẻo
- chất nhiệt dẻo: thước nhựa
- chất nhiệt rắn: xenlulozơ

HS về nhà tham khảo SGK (nội
dung giảm tải)

- Polime khi nóng chảy cho chất lỏng
nhớt, để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt
dẻo.
- Polime không nóng chảy, khi đun bị
phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn.
- Đa số polime không tan trong các
dung môi thông thường
- Một số polime có tính chất riêng:

tính dẻo (PE, PVC…), tính đàn hồi
(cao su…), cách nhiệt, cách điện (PE,
PVC…..), tính kết dính (keo dán…)
IV. Tính chất hóa học
1. phản ứng cắt mạch polime
2. Phản ứng giữ nguyên mạch polime
3. Phản ứng tăng mạch polime

5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
HS chữa c¸c BT 1, 2 SGK
BT1: B
BT2: A
* Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập còn lại SGK
6. Rút kinh nghiệm và bổ sung sau khi dạy
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


Tuần 10 (Từ 24/10/2016 đến 29/10/2016)
Tiết 20
Ngày soạn: 15/10/2016
Ngày dạy tiết đầu: …../…../2016
ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (tiết 2)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS Biết được khái niệm chung về polime: định nghĩa, phân loại, cấu
trúc, tính chất

- HS Hiểu được phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và nhận dạng monome
có khả năn tổng hợp polime.
2. Kỹ năng
- So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng
- Viết phương trình phản ứng tổng hợp các polime
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập.
- Sử dụng đúng cách các loại vật liệu polime
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại – gợi mở
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan
2. Học sinh
Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu khái niệm, phân loại, cấu trúc, tính chất của polime. Lấy ví dụ.
3. Dẫn vào bài mới
Polime được chia thành 3 loại dựa theo nguồn gốc: Polime thiên nhiên,
polime tổng hợp và polime bán tổng hợp. Polime tổng hợp là những polime do
con người tổng hợp ra. Vậy con người có thể sử dụng những phản ứng nào để
tổng hợp polime, ta cùng tìm hiểu về các phương pháp điều chế polime.

4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp điều chế polime
Có 2 phương pháp:
V- Điều chế polime
- phương pháp trùng hợp
- phương pháp trùng ngưng
1. Phản ứng trùng hợp


Phản ứng trùng hợp là quá trình cộng
Nhắc lại khái niệm phản ứng trùng liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome)
hợp?
giống nhau hay tương tự nhau thành
phân tử lớn (polime).
Polime tạo thành từ phản ứng trùng hợp
gọi là polime trùng hợp
- Điều kiện về cấu tạo để monome tham
- Điều kiện monome tham gia
gia phản ứng trùng hợp là phân tử
phản ứng trùng hợp?
monome phải có liên kết kém bền (liên
kết pi, vòng kém bền)
VD: nCH2=CHCl  -(CH2-CHCl)-n
HS: viết phương trình phản ứng
GV bổ sung khái niệm phản ứng
Chú ý: Nếu polime được tạo ra từ hỗn
đồng trùng hợp
hợp monome được gọi là phản ứng đồng

trùng hợp.
2. Phản ứng trùng ngưng
VD phản ứng trùng ngưng của amino
HS lấy VD?
axit
nH2N-(CH2)5-COOH → -(HN-(CH2)5-CO)-n

- Phản ứng trùng ngưng là quá trình
Nhắc lại khái niệm phản ứng trùng cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ
ngưng?
thành phân tử lớn, đồng thời giải phóng
những phân tử nhỏ khác (H2O…)
Polime tạo thành từ phản ứng trùng
ngưng gọi là polime trùng ngưng
nHOOC-C6H4-COOH + HOCH2CH2OH
GV đưa thêm ví dụ về phản ứng
 -(CO-C6H4-CO-O-C2H4-O)-n + nH2O
trùng ngưng tạo ra polime
- Điều kiện monome tham gia phản ứng
- Điều kiện monome tham gia
trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2
phản ứng trùng ngưng?
nhóm chức có khả năng phản ứng
* Phân biệt phản ứng trùng hợp và trùng
ngưng: đều là quá trình kết hợp nhiều
? phân biệt phản ứng trùng hợp và phân tử nhỏ thành phân tử lớn, nhưng
phản ứng trùng ngưng?
phản ứng trùng ngưng đồng thời giải
.
phóng những phân tử nhỏ khác.

Điều kiện cần:
+ phản ứng trùng hợp: phân tử monome
phải có liên kết bội
+ phản ứng trùng ngưng: phân tử
monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có
khả năng phản ứng
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của polime


HS đọc SGK và nêu những ứng
dụng chính của polime

VI. Ứng dụng
(sgk)

5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
Chú ý phân biệt phản ứng trùng hợp và trùng ngưng. Dựa vào cấu tạo, xác
định monome tham gia phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
HS chữa các BT 4,5 SGK
BT4: a) polipropilen (PP): phản ứng trùng hợp
b) policloropren: phản ứng trùng hợp
c) poliisopren: phản ứng trùng hợp
d) poli(etilen isophtalat): phản ứng trùng ngưng
e) phản ứng trùng ngưng
BT5: Sơ đồ tổng hợp:
C6H6 + CH2=CH2  C6H5-CH2-CH3  C6H5-CHCl-CH3  C6H5-CH=CH2 
polistiren
* Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm BT SGK

6. Rút kinh nghiệm và bổ sung sau khi dạy
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................



×