Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN NGÂN sử dung câu chuyện pháp luật vào dạy học GDCD 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.56 KB, 35 trang )

4
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
TRƯỜNG THPT MƯỜNG TÈ

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
“Sử dụng một số tình huống pháp luật vào giảng dạy một số bài
Giáo dục công dân 12 ở trường THPT Mường Tè”

Tác giả: Nguyễn Thị Ngân
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Mường Tè

Mường Tè, ngày 10 tháng 4 năm 2018
1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mường Tè, Ngày 10 tháng
4 năm 2018
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở.
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân.
Ngày, tháng, năm, sinh: 17/05/1988.
Đơn vị công tác: Trường THPT Mường Tè.
Chức danh: Giáo viên.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng một số tình huống


pháp luật vào giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT
Mường Tè”.
- Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Trường THPT Mường Tè
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Giáo dục công dân (GDCD)
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 25/8/2016
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Năm học 2016- 2017 tôi đã sử dụng một số
tình huống pháp luật vào giảng dạy GDCD cho học sinh lớp 12A1, 12A2 ở trường
THPT Mường Tè đã mang lại những hiệu quả nhất định. Năm học 2017- 2018 tôi
tiếp tục sử dụng những tình huống pháp luật vào giảng dạy đối với toàn bộ học sinh
khối 12. Trong quá trình giảng dạy tôi đã chú trọng tới việc sử dụng những tình
huống pháp luật vào giảng dạy nội dung pháp luật cho học sinh, để học sinh có thể
nắm được nội dung bài học dễ dàng hơn, không những vậy, từ những tình huống
pháp luật đó, học sinh sẽ rút ra những bài học cho bản thân, tích cực học tập rèn
luyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những quy định của
pháp luật, sống văn minh, tôn trọng pháp luật để trở thành một công dân tốt.
2


Tính mới của đề tài: Tôi nhận thấy việc sử dụng những tình huống pháp
luật vào giảng dạy giúp cho học sinh nhằm góp phần đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, dạy học gắn liền với công tác rèn luyện đạo
đức, tác phong, hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh.
Biện pháp thực hiện: Tùy vào từng nội dung bài học, tôi đã sử dụng những
câu chuyện, những tình huống pháp luật vào phần mở đầu bài học, phần nội
dung và củng cố bài học. Khi giảng dạy, tôi đã lựa chọn những câu chuyện,
những tình huống pháp luật xảy ra trong đời sống hằng ngày, những tình huống
tiêu biểu, gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu, ngắn gọn và phù hợp với học sinh để tăng
tính thuyết phục cho bài học.
Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Tôi nhận thấy khi sử dụng những câu chuyện
những tình huống pháp luật, học sinh dễ hiểu bài hơn, hứng thú say sưa với bài học

hơn và bài học cũng sinh động hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục hơn. Qua từng tiết học có
sử dụng những tình huống, câu chuyện pháp luật, giáo viên không chỉ cho học sinh
nắm bắt được nội dung bài học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, mà hơn thế nữa
việc giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh sẽ hiệu quả hơn.
- Đánh giá lợi ích thu được thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tôi: Thông qua việc sử dụng những tình huống pháp luật đã giúp các em nắm vững
nội dung bài học góp phần nâng cao chất lượng môn học, mặt khác, qua những bài
học này, các em sẽ cố gắng điều chỉnh, hoàn thiện bản thân mình góp phần thực hiện
được mục tiêu cơ bản của giáo dục và “dạy chữ” kết hợp với “dạy người”.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, đã áp
dụng sáng kiến và theo ý kiến của tôi: sáng kiến có thể áp dụng vào trong các tiết học
chính khóa với học sinh lớp 12 các trường THPT. Đề tài này cũng có thể là nguồn tài
liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người đăng ký

3


Nguyễn Thị Ngân

4


BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Tác giả, đồng tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân
Trình độ văn hóa: 12/12


Trình độ chuyên môn: Đại học.

Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THPT Mường Tè.
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn GDCD + GVCN 12A4.
2. Tên sáng kiến: "Sử dụng một số tình huống pháp luật vào giảng dạy
một số bài Giáo dục công dân 12 ở trường THPT Mường Tè".
3. Tính mới: Chỉ ra sự khác biệt giữa giải pháp mới so với giải pháp cũ
Qua việc sử dụng những tình huống pháp luật vào giảng dạy môn GDCD
không chỉ gây hứng thú cho học sinh đối với môn học, giúp cho học sinh có
những kiến thức cơ bản mà từ những tình huống pháp luật đó học sinh thấy được
ý nghĩa giáo dục của chúng, từ đó tự mình tự giác học tập, rèn luyện, tự điều
chỉnh hành vi, cách xử sự của bản thân theo đúng quy định của pháp luật và hình
thành những kĩ năng sống cần thiết để trở thành người công dân tốt, phát triển
đầy đủ cả về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Hiệu quả sáng kiến mang lại
Sử dụng những tình huống pháp luật với các phương pháp dạy học môn
GDCD là một biện pháp rất cần thiết và đã đạt được hiệu quả cao trong việc nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục bộ môn cũng như góp phần hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh. Tôi nhận thấy khi sử dụng những tình huống pháp
luật gần gũi, thực tế giúp cho học sinh dễ hiểu bài hơn, hứng thú say sưa với bài
học hơn và bản thân bài học cũng sinh động hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục hơn. Ở
những bài học có sử dụng những tình huống pháp luật gần gũi, thực tế trong cuộc
sống hằng ngày không chỉ giúp cho học sinh hiểu bài tốt hơn, kích thích được tính
tích cực, sáng tạo trong học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn mà hơn thế
nữa việc giáo dục, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới học sinh một cách
dễ dàng, cụ thể, có tính thuyết phục, phù hợp hơn, có hiệu quả hơn.
5



5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Đề tài trên tôi đã áp dụng vào giảng dạy ở trường THPT Mường Tè đã
đem lại một số hiệu quả tích cực. Tôi nhận thấy sáng kiến có thể áp dụng vào
trong các tiết học chính khóa với học sinh lớp 12 các trường THPT. Đề tài này
cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục.

6


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: "Sử dụng một số tình huống pháp luật vào giảng dạy
một số bài Giáo dục công dân 12 ở trường THPT Mường Tè".
2. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân
Năm sinh: 1988.
Nơi thường trú: Khu 8, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Trung học phổ thông (THPT) Mường Tè.
Điện thoại: 0983994602
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Giáo dục công dân
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2016 đến ngày 6
tháng 4 năm 2018
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Mường Tè.
Địa chỉ: Khu phố 7, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02133881199.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Trong những năm gần đây Giáo dục nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ,
chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận
năng lực của người học. Việc dạy học không chỉ trang bị cho học sinh một lượng
kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này mà còn rèn
luyện cho các em những kĩ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Bởi
vì với lượng thông tin và tri thức ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng thì
7


việc dạy học nếu chỉ với mục đích trang bị kiến thức cho học sinh là chưa đủ mà
cần dạy cho các em cách học, cách tiếp cận, vận dụng tri thức vào trong cuộc
sống và sáng tạo tri thức mới. Do đó, nội dung giảng dạy ngày nay cần chú trọng
kiến thức cơ bản và cốt lõi là rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu để giúp
các em tự học tập trong tương lai và học tập suốt đời. Phương pháp dạy và học
bằng bài tập tình huống phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.
Trong nhà trường trung học phổ thông, môn Giáo dục công dân (GDCD)
là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với
lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá
trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát
triển ở các em những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp
luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Đối với môn
GDCD lớp 12, kiến thức bao trùm toàn bộ là những nội dung liên quan đến pháp
luật, có thể nói là những kiến thức khô khan, khó hiểu dễ gây nhàm chán đối với
học sinh. Để gây hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tư duy sáng tạo
trong học tập của học sinh trong quá trình dạy học người giáo viên phải biết
thường xuyên xây dựng các bài tập tình huống để học sinh vận dụng giải quyết
các vấn đề trong học tập cũng như các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc

sống. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên dạy môn GDCD. Chính vì lẽ
đó tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm “Sử dụng tình huống pháp luật vào
giảng dạy một số bài GDCD lớp 12 ở trường THPT Mường Tè”.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Đối với học sinh: Nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng lĩnh hội kiến thức
bộ môn GDCD 12 thông qua những tình huống pháp luật mà giáo viên cung cấp
gợi mở. Quan trọng hơn, qua những tình huống đó giúp học sinh thấy được ý
nghĩa giáo dục của chúng, từ đó học tập, rèn luyện, sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật.
Đối với giáo viên: Việc sử dụng những tình huống pháp luật giúp khả
năng tiếp thu bài học của học sinh nhanh hơn, tạo ra được sự
hứng thú, tập trung, sôi nổi đóng góp ý kiến và thông qua đó
8


rèn luyện cho các em kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, gây
hứng thú đối với học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Tôi đã nghiên cứu đề tài này trên cơ sở dạy học một số bài môn GDCD
khối lớp 12 ở trường THPT Mường Tè.
Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Khối 12 trường THPT Mường Tè.
Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Toàn bộ học sinh khối 12, bao gồm
nhiều thành phần dân tộc khác nhau.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Môn Giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội với vai trò giáo dục cho
học sinh thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, những vấn đề về đạo đức, kinh
tế, chính trị, xã hội và pháp luật.... Đặc biệt đối với bộ môn GDCD lớp 12, với nội
dung là Công dân với pháp luật có vai trò cung cấp cho học sinh những hiểu biết về
kiến thức pháp luật cần thiết trước khi các em trưởng thành, trở thành người công

dân thực thụ. Tuy nhiên do thời lượng dành cho môn học rất khiêm tốn, chỉ một
tiết/ tuần trong khi đó lượng kiến thức rất rộng, đòi hỏi phải chính xác, dễ hiểu.
Có một vấn đề mà chúng ta nhận thấy, trong những năm gần đây tình trạng
một bộ phận thanh niên có biểu hiện coi thường luật pháp. Tình trạng học sinh
vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức có xu hướng gia tăng diễn ra ở trong và
ngoài nhà trường. Hằng ngày, thỉnh thoảng chúng ta lại nghe, đọc được những
thông tin đáng buồn như học sinh A đánh bạn gây thương tích, học sinh B mang
hung khí đến trường đánh bạn vì những mâu thuẫn nhỏ, hay nguy hiểm hơn nữa
có tình trạng học sinh đánh cả những người sinh thành ra mình, những thầy cô
giảng dạy mình.... Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, là hệ quả của nền giáo
dục hiện nay đang đặt nặng vấn đề thành tích, coi trọng vấn đề dạy chữ mà xem
nhẹ đến vấn đề dạy người. Mặt khác do sự mất cần bằng trong quan niệm giáo
dục của một số gia đình và lợi ích xã hội khi đề cao những yếu tố vật chất,
chuộng chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng mà xem nhẹ phương diện rèn
9


luyện giáo dục con cái theo hướng chính thống về phẩm chất đạo đức, tuân thủ
pháp luật của một công dân mẫu mực. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của đời sống xã hội, hệ thống thông tin truyền thông, bên cạnh những mặt
tích cực thì sự tác động của hệ thống thông tin đa chiều có xen kẽ những nội
dung phản tiến bộ, đạo đức, lối sống lành mạnh làm cho một số học sinh rơi vào
trạng thái lệch chuẩn về đạo đức, lối sống, coi thường luật pháp.
Thực hiện Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh
Lai Châu ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất
lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021. Thực
hiện Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) (Đề án 1928) đến năm 2021 nhằm tạo chuyển
biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm

hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường; Với mục tiêu đưa
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phát triển ổn định, bền
vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ
quyền được thông tin về pháp luật của công dân. Thực hiện những quyết định này
ở trong nhà trường THPT, việc tổ chức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật
mới chỉ được tiến hành thông qua con đường truyền miệng và được tiến hành tích
hợp trong bộ môn như Giáo dục công dân hoặc lồng ghép với các hoạt động ngoại
khóa, sinh hoạt dưới cờ…Tuy nhiên những hoạt động đó chỉ dừng lại ở hoạt động
phong trào, nhiều khi mang nặng tính hình thức, lý thuyết khô khan nên hiệu quả
giáo dục chưa cao. Xuất phát từ thực tế của đề án, xuất phát từ đặc điểm bộ môn
GDCD, đặc biệt là ở bộ môn GDCD lớp 12 có cơ hội để sử dụng các tình huống
pháp luật vào giảng dạy một cách có hiệu quả.
Trong năm học 2016-2017 tôi đã sử dụng tình huống pháp luật vào giảng
dạy một số bài ở môn GDCD 12 ở trường THPT Mường Tè và nhận thấy học
sinh có những chuyển biến tích cực, nhiều học sinh có hứng thú với môn GDCD
nhiều hơn. Giờ GDCD không còn khô khan đối với các em nữa bởi các em học
10


sinh được trải nghiệm những câu chuyện pháp luật thực tế, mang tính giáo dục,
nâng cao sự hiểu biết pháp luật của bản thân, chất lượng giáo dục bộ môn lại
được nâng cao. Tuy nhiên, do thời lượng môn học có hạn, mặt khác ở một số nội
dung tôi chưa cho học sinh rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân. Đôi khi
tôi cũng chưa hướng dẫn, kích thích học sinh sưu tầm, thu thập những tình
huống pháp luật có liên quan tới bài học nên kết quả học tập bộ môn đôi lúc còn
hạn chế, chưa thực sự có hiệu quả.
Trước những tồn tại trên của phương pháp đã áp dụng thì trong thời gian
tới tôi sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế trên để hoàn thiện sáng kiến và giúp
cho sáng kiến của tôi đem lại kết quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo

dục bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới của đề tài
Qua việc sử dụng những tình huống pháp luật vào giảng dạy môn GDCD
không chỉ gây hứng thú cho học sinh đối với môn học, giúp cho học sinh có
những kiến thức cơ bản mà từ những tình huống pháp luật đó học sinh thấy được
ý nghĩa giáo dục của chúng, từ đó tự mình tự giác học tập, rèn luyện, tự điều
chỉnh hành vi, cách xử sự của bản thân theo đúng quy định của pháp luật và hình
thành những kĩ năng sống cần thiết để trở thành người công dân tốt, phát triển
đầy đủ cả về đức- trí- thể- mĩ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
3.2.2. Biện pháp thực hiện.
Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta vẫn đang tiến hành cải cách.
Một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách là việc đưa vào sử dụng những
phương pháp giảng dạy hiện đại và phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo. Một
trong những phương pháp giảng dạy hiện đại (tích cực) được áp dụng phổ biến là
phương pháp sử dụng tình huống trong chương trình giảng dạy của mình. Đây
được xem là phương pháp ưu việt và được áp dụng từ khá lâu đời ở các nước phát
triển trên thế giới; song đó cũng là việc làm khá mới đối với Việt Nam.
11


Mục tiêu của môn GDCD 12 hướng tới là giúp người học hiểu và nêu được
các khái niệm về những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước và pháp luật như bản
chất, nguồn gốc, đặc trưng, vai trò, những quyền cơ bản của công dân… Đồng
thời nắm rõ và phân biệt được các quyền cơ bản nói trên. Qua đây nhằm tuyên
truyền pháp luật cũng như rèn thái độ tôn trọng pháp luật cho các học sinh góp
phần tích cực vào việc đào tạo những thế hệ công dân mới không chỉ tài năng
mà còn năng động sáng tạo hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, biết vận dụng
pháp luật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những tình huống pháp luật

được đưa ra từ sách báo, thực tế, hay hư cấu có nội dung gắn với lý thuyết
nhưng cũng rất hấp dẫn và đầy kịch tính, gần gũi với đời sống của học sinh.
Khi tiến hành hoạt động dạy học tôi đã lựa chọn những tình huống, những
câu chuyện pháp luật xảy ra trong đời sống hằng ngày liên quan đến nội dung
bài học, để cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu, tăng tính thuyết phục .Hơn
thế nữa, sau khi lĩnh hội kiến thức, học sinh không chỉ nắm bắt được nội dung của
bài học mà còn giúp học sinh điều chỉnh lại hành vi bản thân, sống, học tập và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Từ những thuận lợi và khó khăn cũng như từ thực tiễn hoạt động giáo dục của
bản thân, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm dạy học đã thực hiện nhằm giáo dục ý
thức pháp luật cho học sinh trường THPT Mường Tè qua những câu chuyện, những
tình huống pháp luật. Để sử dụng những tình huống pháp luật có hiệu quả, tùy theo
từng nội dung kiến thức, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất, sử dụng câu chuyện pháp luật để giới thiệu bài. Thay thế cho cách
giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể sử dụng
một câu chuyện pháp luật để gây hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới.
Thứ hai, sử dụng câu chuyện pháp luật dẫn dắt học sinh làm rõ từng đơn
vị kiến thức. Nội dung câu chuyện có thể không phải là nội dung chung của toàn
bài mà chỉ là câu chuyện mang nội dung của một đơn vị kiến thức. Dẫn dắt theo
lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được
sự chú ý của các em.

12


Thứ ba, sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học. Sau khi kết thúc
bài học, giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp để
củng cố lại kiến thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách củng cố bài vừa hấp
dẫn, vừa hiệu quả giúp học sinh liên tưởng đến kiến thức bài học và kiến thức cuộc
sống được thể hiện qua câu chuyện, đồng thời, làm cho giờ học kết thúc một cách

nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng, đón chờ giờ học sau của học sinh.
Đối với môn GDCD, điều quan trọng không chỉ là học sinh nắm vững những
kiến thức trọng tâm của bài học mà hơn thế nữa, từ những bài học đó, học sinh rút
ra được bài học cho bản thân, điều chỉnh được cách xử sự của bản thân. Để đạt
được kết quả cao hơn trong các giờ dạy và học tôi sử dụng những tình huống pháp
luật xảy ra trong đời sống hằng ngày, mang ý nghĩa giáo dục để giúp học sinh làm
quen với các vấn đề trong thực tiễn, phát triển khả năng tư duy, rèn luyện kỹ năng
phát hiện và giải quyết vấn đề.
Để sử dụng những tình huống pháp luật có hiệu quả, tôi hướng dẫn cho học
sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu chuyện, những tình huống
pháp luật có nội dung liên quan đến bài học; khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì
tôi thường xây dựng những tình huống pháp luật và yêu cầu học sinh nhận xét, thể
hiện thái độ, hành vi, rút ra bài học cho bản thân về nội dung có liên quan.
Những tình huống pháp luật xảy ra trong cuộc sống hằng ngày hết sức đa
dạng, phong phú. Dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã lựa chọn
những câu chuyện, những tình huống pháp luật có nội dung gần gũi, chính xác
dễ hiểu giảng dạy bộ môn để giáo dục ý thức rèn luyện pháp luật cho học sinh,
góp phần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của người công dân trong xã hội mới.
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh đối với môn GDCD tôi đã sưu tầm
được một số câu chuyện, tình huống pháp luật để vận dụng trong giảng dạy một
số bài trong chương trình GDCD lớp 12.
3.2.3. Ví dụ cụ thể về sử dụng một số tình huống pháp luật vào trong bài
giảng và ý nghĩa nhân văn của chúng.
a. Một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật để
mở đầu bài học.
13


Ví dụ 1:
Để dẫn học sinh vào bài 1: "Pháp luật và đời sống", giáo viên có thể sử

dụng tình huống sau:
“Đầu tháng tư, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng
(thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu chết. Hiện tượng bất thường này sau đó lan ra
cá, tôm nuôi bằng nguồn nước biển, cá tự nhiên dọc 200 km bờ biển từ Kỳ Anh
(Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Lượng cá tự nhiên chết dạt lên bờ
đến ngày 25/4 gần 60 tấn, chủ yếu là các loại cá sống ở tầng đáy. Nguyên nhân
được cơ quan chức năng điều tra xác định là do Công ty TNHH Gang thép
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi doanh nghiệp này có đường ống xả thải
chôn dưới đáy biển. Vài ngày trước khi xảy ra cá chết hàng loạt, công ty đã tiến
hành súc rửa đường ống. Khoảng 300 tấn hóa chất nhập về để làm việc này
được đánh giá là cực độc đã thải ra môi trường biển mà không qua xử lý”.
(Theo báo Tuổi trẻ online ngày 24/04/2016)
Từ tình huống này em có suy nghĩ gì trước vụ việc trên?
Giáo viên gợi mở vào vấn đề: Câu chuyện trên nói về hành vi vô nhân tính
của con người. Đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp trong xã hội được
pháp luật phát hiện. Vậy còn những trường hợp khác chưa được đưa ra ánh sáng
thì sao? Pháp luật nước ta có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với đời
sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Ví dụ 2:
Sử dụng tình huống pháp luật khi dạy bài 6: “Công dân với các quyền tự
do cơ bản”. Khi cho học sinh tìm hiểu phần 1a. Quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân. Để làm rõ quyền bất khả xâm phạm về thân thể giáo viên
có thể sử dụng câu chuyện dưới đây để mở đầu bài học.
BIẾN CỐ Ở ĐỒNG TÂM
Biến cố ở Đồng Tâm có thể coi bắt nguồn từ năm 1980 khi Bộ Quốc
phòng được giao xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn 3 xã của huyện
Chương Mỹ và xã Đồng Tâm.
14



Đến năm 2014, Bộ Quốc Phòng có quyết định giao đất cho Tập đoàn Viễn
thông quân đội (Viettel) tiếp nhận, quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1,
trong đó có 46 ha thuộc xã Đồng Tâm. Đây là khu đất đồng Sênh, nơi người dân
canh tác hàng chục năm qua. Họ muốn thành phố làm rõ trắng, đen ranh giới đâu
là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng và khi thu hồi cần có giấy tờ cụ thể.
Trong khi đó, thông tin từ chính quyền Hà Nội lại cho rằng, do sự buông
lỏng quản lý của chính quyền địa phương nên người dân đã "lấn chiếm, sử
dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng", người dân đã có đơn thư khiếu
tố lên huyện, thành phố. Từ cuối năm 2016, tình hình tại xã Đồng Tâm trở nên
nóng bỏng khi hoạt động giải phóng mặt bằng diễn ra ở đồng Sênh trong sự
phản đối của người dân.
Vụ việc lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/4/2017 khi Công an Hà Nội bắt 4
công dân Đồng Tâm để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã. Hành
động này vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân bởi trong số đó có cụ Lê
Đình Kình (82 tuổi), người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đối với dân làng
Hoành (Đồng Tâm). Ông Kình có hơn 60 năm tuổi Đảng, nguyên là Bí thư đảng
ủy xã. Sau khi ông Kình và những người khác bị đưa đi, một số công dân Đồng
Tâm đã đập phá ôtô. 38 người (gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, chiến sĩ công an,
cảnh sát cơ động) bị người dân giữ trong nhà văn hóa thôn Hoành. Ngay sau
đó, người dân tự cô lập bằng cách phong tỏa các lối vào thôn. Họ lập các chốt
chặn bằng gạch, đá, cây gỗ lớn, dây thép gai, thậm chí cả tủ lạnh, bàn ghế cũ.
Những hàng rào tự chế này chắn ngang đường đi, chỉ để lại một lối nhỏ vừa đủ
để xe máy chật vật lách qua. Cùng lúc, dân làng phân công nhiều người, chủ
yếu là nam thanh niên canh gác ở các chốt và đường làng nhằm ngăn chặn sự
xâm nhập của người lạ. Nhiều cán bộ huyện Mỹ Đức xuống hòa giải hay nhà
báo đến đưa tin cũng bị người dân giữ lại.
( Theo báo điện tử Newzing ngày 23/4/2017)
Sau khi cho học sinh tìm hiểu thông tin trên. Giáo viên đặt vấn đề:
Theo em, việc làm của người dân xã Đồng Tâm có vi phạm pháp luật
không? Tại sao?

15


Hành vi vi phạm pháp luật của người dân xã Đồng Tâm đã xâm phạm
đến quyền nào của công dân?
Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
Từ câu chuyện trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nội dung
quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Từ tình huống trên cho thấy việc bắt giam
giữ người của người dân xã Đồng Tâm là do thiếu hiểu biết pháp luật, vi phạm
đến quyền con người, cũng thông qua tình huống này các em rút ra bài học cho
bản thân, biết tự bảo vệ mình và đấu tranh chống lại những hành vi bắt, giam,
giữ người trái pháp luật.
Ví dụ 3:
Khi cho học sinh tìm hiểu bài 7: “Công dân với các quyền dân chủ”.
Giáo viên có thể sử dụng câu nói sau của Bác Hồ:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Câu nói của Bác Hồ trong đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?
Giáo viên gợi mở vào vấn đề. Bác đang đề cập đến vấn đề dân chủ. Vậy
chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ, chúng ta có những quyền và nghĩa
vụ như thế nào để góp phần xây dựng một nhà nước, một chế độ thực sự thuộc
về nhân dân, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng câu chuyện pháp luật dẫn dắt học
sinh vào từng đơn vị kiến thức.

Ví dụ 1:
Khi dạy phần 1.a. Khái niệm thực hiện pháp luật - bài 2: “Thực hiện pháp
luật”. Ngay từ phần mở đầu bài học, khi dạy giáo viên sử dụng tình huống sau đây:
16


Tình huống 1:
A và H vừa tốt nghiệp THPT được mấy tháng, cả A và H đều có giấy gọi đi
khám tuyển để đi nghĩa vụ quân sự. Đến hẹn khám tuyển A và H cùng chủ động
đi khám và sẳn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tình huống 2:
Vì hôm qua thức khuya học bài nên sáng nay H (17 tuổi) ngủ dậy muộn.
Để kịp giờ đến trường nên H đã lấy xe máy của mẹ để đi. Trên đường đến
trường vì đi quá tốc độ cho phép H bị chú công an giao thông yêu cầu dừng xe,
kiểm tra giấy tờ. Phát hiện H chưa đủ tuổi để sử dụng xe máy, lại vi phạm lỗi
vượt tốc độ, chú công an đã lập biên bản tịch thu xe của H.
Từ hai tình huống trên giáo viên đặt vấn đề
Chi tiết nào trong tình huống trên thể hiện việc chấp hành pháp luật một
cách có ý thức? Việc thực hiện đúng pháp luật có ý nghĩa như thế nào?
Chú cảnh sát giao thông dựa vào đâu để xử lý H? Mục đích của việc xử lý
H là để làm gì?
Từ hai tình huống trên cho thấy việc tự giác đi khám tuyển nghĩa vụ quân
sự của A và H và việc xử lý người vi phạm luật giao thông của chú công an đều
là những hành vi hợp pháp, đảm bảo những quy định của pháp luật được thực thi
trong cuộc sống. Nói cách khác đây chính là hành vi thực hiện pháp luật. Qua
đó, giáo viên cho học sinh tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật.
Khi tìm hiểu phần 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Giáo viên
có thể sử dụng tình huống pháp luật sau đây:
An 18 tuổi và Hùng 16 tuổi, cả hai đang là học sinh trường THPT X. Vì
đua đòi ăn chơi nên cả hai đều nghiện chơi điện tử. Để có tiền ăn chơi An rủ

Hùng đi cướp túy xách của người phụ nữ đi đường, đang thực hiện hành vi của
mình thì An và Hùng bị công an bắt. Hùng và An bị đưa ra xét xử trước pháp
luật. Kết thúc phiên tòa xét xử, Hùng bị tòa án tuyên phạt 1 năm tù giam, An 2
năm tù giam.
Từ tình huống trên giáo viên đặt vấn đề cho học sinh.
17


Theo em trong tình huống trên An và Hùng có vi phạm pháp luật không?
Hành vi của An và Hùng là cố ý hay vô ý. Nêu các dấu hiệu vi phạm pháp luật?
An và Hùng chưa cướp được túy xách, việc tòa án xử phạt cả hai là đúng
hay sai? Mục đích của việc xử phạt đó là gì?
Sau khi cho học sinh nghiên cứu, thảo luận. Giáo viên khẳng định hành vi của
An và Hùng là vi phạm pháp luật vì có hội đủ các dấu hiệu: Hành vi trái pháp luật
(cướp giật); người có năng lực trách nhiệm pháp lý (đều từ 16 tuổi trở lên) và cố ý
vi phạm (rủ nhau đi cướp để có tiền). Từ đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu khái
niệm vi phạm pháp luật. Việc An và Hùng bị xử lý trước pháp luật là trách nhiệm
pháp lý mà cả hai phải chịu do hành vi vi phạm pháp luật của mình. Việc áp dụng
trách nhiệm pháp lý nhằm mục đích để người vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp
luật và giáo dục, răn đe người vi phạm và mọi người xung quanh biết để tránh hoặc
kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
Ví dụ 2:
Sử dụng tình huống vào giảng dạy bài 6: “Công dân với các quyền tự do
cơ bản”. Khi cho học sinh nghiên cứu phần 1b. Quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm giáo viên sử dụng tình huống sau đây:
Tình huống 1:
Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường
trống. Bức xúc, anh T đã lăng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ
xe để giải quyết. Vì bị sĩ nhục nên anh G lái xe đã sử dụng hung khí đánh anh T bị
thương. Thấy anh T bị anh G đánh, anh M một hành khách trong xe lên tiếng can

ngăn thì bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu cả anh T và anh N ra khỏi xe.
Tình huống 2: Năm 2013, nữ sinh Phan U.N. lớp 12 trường THPT Trần
Phú (Đà Nẵng) đã uống thuốc an thần tự tử sau khi bị trang Facebook "Bộ Mặt
Thật ..." đăng bài xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. N. bị dựng chuyện
có con khi đang học, kênh kiệu, chảnh chọe, không hòa đồng…
Mẹ của N. là bà Nguyễn Thị Ch. (Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) may mắn
phát hiện và đưa con gái đi cấp cứu kịp thời. “Bài viết vừa lên mấy ngày thì con
tôi nhận được nhiều tin nhắn bạn bè thông báo. Cháu bị suy sụp tinh thần sinh
18


ra nghĩ quẩn. May mà gia đình kịp thời phát hiện, nếu không đến giờ tính mạng
khó giữ”, bà Ch. cho biết.
(Trích Báo Điện tử Vietnamnet ngày 02/11/2017)
Theo em, ai là người vi phạm pháp luật? Hành vi vi phạm pháp luật đó
xâm phạm đến quyền gì của công dân? Hành vi này có đáng bị lên án không?
Từ những tình huống trên, giáo viên cho học sinh tiếp cận nội dung quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Qua những
tình huống này giúp học sinh nhận diện được một số hành vi xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Đồng thời, rèn luyện cho
các em kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác và tránh
được những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Ví dụ 3:
Đối với mục 2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội - Bài 7
“Công dân với các quyền dân chủ” giáo viên có thể sử dụng câu chuyện dưới
đây để để dẫn dắt học sinh vào nội dung của bài học.
THẾ MỚI LÀ DÂN CHỦ
Buổi sáng nay, vào lúc nghỉ giữa giờ làm, Bà Hy mang ra cho chồng mấy
củ khoai luộc và ấm chè xanh mát lành. Bà Hy quay sang gọi nhà Tiến: “Chú

Tiến ơi, nghỉ tay uống cốc chè xanh cho mát”. Anh Tiến vừa là hàng xóm lại có
thửa ruộng ngay cạnh ruộng nhà ông bà Hy. Mọi người cùng tụ tập trò chuyện
thật rôm rả.
Bỗng ông Hy quay sang bảo vợ: “Sáng mai tôi nghỉ làm một buổi đi họp,
bà nó ạ”.
Bà Hy trả lời: “Ông đi họp hành làm gì cho mất công, mất việc. Đi họp
bàn về cái vụ đóng góp tu sửa nhà trẻ của thôn chứ gì. Chính quyền gọi là họp
cho hình thức thôi, chứ quyết định hết cả rồi. Người ta đóng góp sao, gia đình
mình đóng góp thế”.
Ông Hy ngạc nhiên hỏi lại vợ: “Sao bà nói thế, mình phải tham gia họp
chứ. Bây giờ chính quyền cũng dân chủ lắm rồi”.
19


Anh Tiến cũng nhanh nhảu tham gia câu chuyện: “Bác trai nói đúng đấy.
Mai em cũng tham gia họp. Trước đây nói dân chủ thì cũng biết vậy thôi. Phần
do mình còn lờ mờ về pháp luật, phần nữa nhiều khi thấy nói dân chủ như là
chuyện ở đâu xa xôi quá. Vừa rồi, nhờ báo đài và tham gia lớp phổ biến kiến
thức pháp luật cho nông dân, em mới thấy dân chủ được quy định cụ thể lắm.
Việc nào ra việc đó, em cũng thấy phấn khởi, thấy mình có quyền thật sự và
cũng có trách nhiệm hơn với các công việc chung của thôn, của xóm… ”.
Vừa ở đâu đi đến, nghe chuyện của mọi người, anh Minh phó thôn cho
biết: “Các bác đang nói về dân chủ ở thôn mình phải không? Đúng rồi. Từ khi
triển khai pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, dân ở thôn
mình có ý thức hơn trong chấp hành pháp luật và thực hiện trách nhiệm công
dân. Các tệ nạn xã hội, các vụ kiện cáo giảm hẳn. Vấn đề công khai hóa được
đảm bảo từ việc lớn, việc nhỏ như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã;
việc quản lý, sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động nhân dân đóng góp;
việc thu thuế từng vụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự… cho nên tạo ra sự đồng
thuận trong dân”.

Nghe đến đây, anh Tiến tiếp lời: “Sáng mai, thôn mình tổ chức cuộc họp
để bàn về mức đóng góp tu sửa nhà trẻ, cũng như thông báo các chủ trương xây
dựng con đường liên thôn sắp tới là đúng theo quy định pháp luật về dân chủ
phải không anh Minh?
Anh Minh gật đầu: “Đúng đó, các bác phải tham gia họp cho ý kiến chứ”
Tất cả mọi người cùng đồng thanh trả lời: “Tất nhiên rồi”.
(Theo Trang thông tin phổ biến giáo dục pháp luật)
Câu chuyện trên đang đề cập đến vấn đề gì? Ở phạm vi nào? Việc người
dân được tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề ở địa phương có ý nghĩa
như thế nào?
Từ đó giáo viên kết luận bằng cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” người dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Trên cơ sở đó bàn bạc và quyết định những công việc gắn liền với quyền
lợi và ủng hộ của người dân địa phương.
20


c. Một số ví dụ cụ thể về sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật để củng
cố bài học.
Giáo viên nên sử dụng những tình huống ngắn, gần gũi, dễ hiểu để học sinh
có thể củng cố thêm những kiến thức vừa học xong. Góp phần tăng hiệu quả
giáo dục bộ môn.
Ví dụ 1:
Khi dạy Bài 3: “Công dân bình đẳng trước pháp luật”. Sau khi cho học
sinh tìm hiểu nội dung kiến thức, giáo viên có thể sử dụng một số tình huống
dưới đây để xây dựng bài tập giúp củng cố nội dung bài học.
Tình huống 1: Trong thời gian giữ chức vụ là chủ tịch của huyện Y, ông T đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước. Căn cứ vào những
chứng cứ phạm tội của ông T tòa án đã tuyên phạt ông T mười năm tù giam. Việc ông
T là chủ tịch huyện mà vẫn bị xử lý vì những hành vi vi phạm pháp luật là thể hiện

A. Bình đẳng về quyền.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Bất bình đẳng về nghĩa vụ.
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Tình huống 2: “Chiều 9/9/2016, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đã tuyên bản án hình sự sơ thẩm đối với 36 bị cáo trong vụ án kinh tế lớn
xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, gây thiệt hại hơn 9.133 tỷ đồng. Thay
mặt hội đồng xét xử, Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Phạm Lương Toản tuyên
án: Bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng
Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh là chủ mưu cầm đầu trong vụ án bị tuyên
phạt 30 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 29/7/2014”.
(Theo báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam V0V ngày 6/6/2016)
Em có nhận xét gì sau khi đọc thông tin trên? Việc ông Danh bị tuyên án là
30 năm tù giam là thể hiện điều gì? Ông Danh nguyên là Chủ tịch của một công
ty lớn mà vẫn bị xử lý trước pháp luật là thể hiện điều gì?
21


Tình huống 3: Trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước
ta, từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác Hồ không cần ra
ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc
hội. Bác Hồ đã viết một bức thư ngắn đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền
công dân của mình. Lời đề nghị của Bác Hồ đối với nhân dân là biểu hiện
A. quyền bầu cử công dân.
B. công dân bình đẳng về quyền ứng cử.
C. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
Ví dụ 2:
Sau khi học xong bài 6 “ Công dân với các quyền tự do cơ bản”. Để

củng cố thêm kiến thức đã học, giáo viên có thể sử dụng một số bài tập tình
huống sau đây.
Tình huống 1: Hai bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về quyền tự do
ngôn luận của công dân. Một bạn cho rằng chỉ những nhà báo với có quyền tự
do ngôn luận, bạn còn lại cho rằng chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên mới có
quyền tự do ngôn luận. Theo em, những ai dưới đây có quyền tự do ngôn luận?
A. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
B. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên.
C. Mọi công dân.
D. Chỉ những người là nhà báo, phóng viên.
Tình huống 2: K ra ngoài nhưng quên không tắt máy tính. T là nhân viên
cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và mạo danh K để làm
quen với các bạn gái. T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về tài sản riêng
B. Được bảo hộ về nơi làm việc.
C. Được bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
D. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
Tình huống 3: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình
ông A, vì bị ông A chống đối và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia
22


truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Cán bộ T không vi phạm
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được bảo hộ về sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
Tình huống 4: Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh
sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng kế bên.

Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị
H vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được bảo mật thông tin liên ngành.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Tình huống 5: K rủ H sang nhà hàng xóm lấy trộm xoài thì bất ngờ nhìn
thấy tên trộm bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K vội rút điện thoại ra chụp ảnh
đăng lên facbook. Hỏi những ai là người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân?
A. K và H.

B. K, H và tên trộm.

C. tên trộm.

D. chỉ K và tên trộm.

Tình huống 6: D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân
nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy
chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh M
đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.

B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.


Ví dụ 3:
Giáo viên có thể sử dụng một số bài tập tình huống sau đây để củng cố kiến
thức cho học sinh sau khi học xong bài 7: “Công dân với các quyền dân chủ”:

23


Tình huống 1: Trong kỳ thi học kỳ 1 vừa rồi, H đã sử dụng tài liệu khi
làm bài bị giám thị bắt được và bị xử lý kỷ luật đình chỉ học một tuần. Khi nhận
được quyết định đình chỉ học một tuần của nhà trường dành cho mình mà H cho
là không đúng, H sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định
của pháp luật?
A. Hiệu trưởng nhà trường.

B. Giám đốc Sở Giáo dục & đào tạo.

C. Chủ tịch UBND huyện.

D. Tòa án nhân dân.

Tình huống 2: Anh A khoe với chị B: hôm nay tớ thay mặt gia đình đi
họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị B cười và
bảo: quyền quyết định đó thuộc về chủ tịch xã còn dân thường mình thì không
được. Theo em, ai là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp?
A. Chỉ cán bộ xã.

B. Toàn bộ nhân dân ở xã.

C. Chỉ cán bộ chủ chốt ở xã.


D. Chỉ những người có địa vị ở xã.

Tình huống 3: Trong đợt bầu cử, cả nhà có 6 người tham gia bỏ phiếu,
ông L đã tập họp cả nhà lại và yêu cầu, ép buộc mọi người phải bỏ phiếu đúng
người mà ông cho là xứng đáng nhất. Việc làm của ông L đã vi phạm nguyên tắc
nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.

B. Trực tiếp.

C. Bình đẳng.

D. Bỏ phiếu kín.

Tình huống 4: Khi nhà nước ban hành dự thảo Luật Giáo dục, trường
THPT X đã tổ chức cho học sinh đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Việc này thể hiện quyền nào của học sinh?
A. Bầu cử và ứng cử.

B. Quản lí nhà nước và xã hội.

C. Khiếu nại và tố cáo

D. Tự do dân chủ.

Tình huống 5: Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia
quản lí nhà nước và xã hội bằng việc làm nào dưới đây?
A. Tham gia các hoạt động nhân đạo trong nhà trường.
B. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
C. Góp ý kiến xây dựng các dự thảo liên quan đến trường, lớp.

D. Tuyên truyền các chương trình hoạt động của Đoàn.
Ví dụ 3:
24


Sau khi cho học sinh học xong Bài 8 – “Pháp luật với sự phát triển của
công dân”. Giáo viên có thể sử dụng một số tình huống, bài tập sau đây để củng
cố nội dung đã học cho học sinh.
Tình huống 1: Trường THPT X cấp phát sách giáo khoa, vở viết, cấp học
bổng và miễn giảm học phí cho học sinh là người dân tộc thiểu số nhằm đảm
bảo quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bình đẳng về điều kiện học tập.
B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tâp.
C. Quyền học không hạn chế.
D. Quyền được sáng tạo.
Tình huống 2: Bạn A và bạn H rất say mê nghiên cứu khoa học. Trong
cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật giành cho học sinh các trường THPT, THCS ở
phạm vi cả nước với sản phẩm máy thu gom, xử lý rác trên sông đã được ban
giám khảo đánh giá cao và đạt giải nhì. Việc Bộ giáo dục tổ chức các cuộc kỳ
khoa học- kỹ thuật nhằm đảm bảo quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền lao động.

Tình huống 3: Bạn H rất có năng khiếu môn tiếng Anh. Bạn đạt được rất
nhiều giải thưởng về tiếng anh cấp tỉnh. Trong kỳ thi olimpic tiếng Anh quốc tế,

bạn H đã giành được huy chương vàng. Bạn được xét tuyển thẳng vào trường
Đại học Ngoại thương mà không cần thi tuyển. Việc bạn H được xét tuyển thẳng
vào đại học là thể hiện quyền
A. học tập của công dân.

B. sáng tạo của công dân.

C. phát triển của công dân.

D. được đãi ngộ của công dân.

Tình huống 4: Bạn A đang là học sinh lớp 12 và có lực học Khá. Dự định
của bạn là sau khi tốt nghiệp THPT quốc gia bạn có nguyện vọng học trường đại
học Bách khoa. Nhưng bố bạn A lại yêu cầu bạn A phải vào Đại học Y Hà Nội
để nối tiếp truyền thống của gia đình . Theo em, bố bạn A đã vi phạm nội dung
nào sau đây của quyền học tập của công dân?
A. Quyền học không hạn chế
25


×