Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện công tác kiể soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước chư pưh, tỉnh gia lai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.17 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC CHƢ PƢH,
TỈNH GIA LAI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. ĐINH BẢO NGỌC

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 2: PGS. TS. Lê Huy Trọng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 8 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, KBNN Chư Pưh đã đảm bảo đúng thời
gian về nhu cầu kinh phí cần thiết cho các mục tiêu, nhiệm vụ chính
trị của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý chi
NSNN cũng không tránh khỏi những vướng mắc, sai phạm, đặc biệt
là trong vấn đề quản lý chi thường xuyên NSNN. Công tác kiểm soát
chi NSNN qua KBNN Chư Pưh còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại
như: Chưa thực hiện đúng quy trình giao dịch “một cửa” trong công
tác KSC NSNN; chưa thực hiện đúng quy định về thu hồi tạm ứng;
vẫn còn tình trạng hồ sơ, chứng từ chi vượt so với dự toán như
UBND xã Ia Blứ, trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân; chi sai chế độ,
tiêu chuẩn, định mức như UBND xã Chư Don, phòng Giáo dục và
đào tạo huyện Chư Pưh; hồ sơ, chứng từ không hợp pháp, hợp lệ như
Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế hạ tầng... Mặt khác,
cho đến nay có nhiều văn bản, chế độ mới ra đời hướng dẫn công tác
KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nên cần phải cập nhật cơ sở lý
luận cũng như thực trạng và đề ra giải pháp cho phù hợp. Cũng theo
tìm hiểu của tác giả hiện chưa có nghiên cứu nào đưa ra các giải
pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN cấp
huyện một cách rõ ràng, cụ thể.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Chư
Pưh, tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích thực

trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Chư
Pưh, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC


2
thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận liên quan đến
công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN và thực trạng công
tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia
Lai.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về công tác KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN Chư Pưh.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong hệ thống KBNN
huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích thực trạng được thu thập
chủ yếu trong 3 năm gần nhất từ năm 2014 đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, kết hợp với phương pháp khảo sát
thực tế chất lượng phục vụ của KBNN thông qua các đơn vị SDNS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề lý luận về chi thường
xuyên NSNN qua KBNN.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá và luận giải có cơ sở lý luận
khoa học về thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN huyện Chư Pưh, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn

chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đưa ra những
khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN
qua KBNN huyện Chư Pưh.


3
Những khuyến nghị được đưa ra trong luận văn có thể được
vận dụng ngay vào thực tiễn công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN Chư Pưh, giúp cho việc quản lý chi NSNN của huyện đạt
hiệu quả nhất trong thời gian tới.
6. Bố cục của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Chư Pưh
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát
chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Chư
Pưh
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Về vấn đề công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã
được phân tích, nghiên cứu qua nhiều công trình, bài báo, làm cơ sở
nền tảng phục vụ cho đề tài nghiên cứu, học viên đã tham khảo
những tài liệu sau:
- Bài báo “Sự cần thiết phải kiểm toán dự toán Ngân sách Nhà
nước” của tác giả Hoàng Quang Hàm (năm 2014), đăng trên tạp chí
Tài chính số 592.
- Bài báo “Chi Ngân sách Nhà nước và một số kiến nghị chính
sách” của tác giả TS. Phạm Thái Hà (năm 2016), đăng trên tạp chí
Tài chính số 645.
- Bài báo “Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại Lào Cai Một số vướng mắc và kiến nghị” của tác giả Vũ Trọng Cường (năm

2016), đăng trên tạp trí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 170.
- Bài báo “Cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm
soát chi tại Kho bạc Nhà nước cơ sở” của tác giả Th.S Hà Quốc Thái


4
(năm 2016), đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 170.
- Bài báo “Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc
Nhà nước cấp huyện - Vướng mắc và một số đề xuất”, của tác giả Đỗ
Thị Nhung (năm 2015), đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc
gia số 158.
- Bài báo “Hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng cho TabmisNhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay” của tác giả ThS. Nguyễn
Công Điều (năm 2015), đăng trên tạp trí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia
số 157.
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi
Ngân sách Nhà nước huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” của tác
giả Hoàng Mạnh Hà (năm 2014), Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng “Phân tích tình hình
kiểm soát chi Ngân sách thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Thành
phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Thị Hạnh (năm 2016), Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Hoàn thiện công tác
kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN Cẩm
Lệ” của tác giả Huỳnh Vũ (năm 2014), Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi
Ngân sách xã phường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn” của tác giả
Khúc Thừa Phụng (năm 2014), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng.

- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Kiểm soát chi thường
xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Đăk Nông” của tác giả Lê Xuân Tuấn (năm 2015), Trường Đại học


5
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi
Ngân sách tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Huỳnh
Ngọc Hải (năm 2014), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk’’
của tác giả Huỳnh Duy Trung (năm 2015), Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi
Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Quảng Bình’’ của tác giả Phạm Thị
Đào (năm 2014), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Các đề tài trên tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác chi NSNN và công tác KSC thường xuyên nhưng các đề tài
trên thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau mà đến nay các văn bản
chế độ về công tác KSC NSNN mới ban hành nên các giải pháp
không còn phù hợp. Các giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường
xuyên NSNN qua KBNN cấp huyện còn chưa đầy đủ, rõ ràng. Hơn
nữa, tại KBNN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai chưa có đề tài nghiên
cứu nào đề cập đến công tác KSC thường xuyên NSNN. Cho nên học
viên đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này và hoàn thiện công tác này
là cần thiết đối với hiện tại và hữu ích cho tương lai của huyện.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN
1.1.1. Chi NSNN
a. Khái niệm NSNN
b. Khái niệm chi NSNN
1.1.2. Chi thƣờng xuyên NSNN
a. Khái niệm chi thường xuyên NSNN
b. Phân loại chi thường xuyên NSNN
c. Đặc điểm của chi thường xuyên NSNN
d. Vai trò của chi thường xuyên NSNN
e. Điều kiện chi các khoản chi thường xuyên NSNN
f. Hình thức và phương thức chi trả các khoản chi thường
xuyên NSNN
1.2. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN
QUA KBNN
1.2.1. Khái niệm KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN
sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm
tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN nhằm đảm bảo các
khoản chi đó được thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức theo quy định của nhà nước và theo những nguyên
tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của nhà nước quy định.
1.2.2. Đặc điểm của công tác KSC thƣờng xuyên NSNN
qua KBNN
- Công tác KSC thường xuyên NSNN diễn ra đều đặn trong
năm.



7
- Công tác KSC thường xuyên NSNN bị áp lực lớn về mặt thời
gian.
- Công tác KSC thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực, có
rất nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp.
- Công tác KSC thường xuyên phải kiểm soát những khoản chi
nhỏ.
1.2.3. Nguyên tắc kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên
NSNN qua KBNN
- Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt,
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí
NSNN chuẩn chi.
- Mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt
Nam theo từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo Mục lục
NSNN.
- Trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các
khoản chi sai phải thu hồi giảm chi.
- Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện
theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp
xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ.
1.2.4. Nội dung công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua
KBNN
a. Kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên NSNN
KBNN kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bản dự toán năm
được cấp có thẩm quyền giao trước khi nhập vào chương trình.
b. Kiểm soát chấp hành chi thường xuyên NSNN
- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN,
bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có



8
thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi bảo đảm đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định.
- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ,
chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi. Kiểm tra, đối chiếu
mẫu dấu, chữ ký của đơn vị SDNS với mẫu dấu và chữ ký đăng ký
giao dịch tại KBNN.
Sau khi kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của đơn vị SDNS, nếu
hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện theo đúng các nội dung trên thì KBNN
thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởng lương; người cung cấp
hàng hóa, dịch vụ; hoặc chi trả qua đơn vị SDNS.
c. Kiểm soát quyết toán chi thường xuyên NSNN
KBNN kiểm tra, kiểm soát lại tính chính xác, đầy đủ, hợp
pháp toàn bộ các khoản chi thường xuyên NSNN như đối chiếu và
xác nhận số chi, số tạm ứng NSNN của đơn vị SDNS qua KBNN và
kiểm soát tính chính xác các báo cáo quyết toán NSNN của các đơn
vị SDNS.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác KSC thƣờng
xuyên NSNN qua KBNN
a. Doanh số chi thường xuyên NSNN qua KBNN
- Doanh số chi thường xuyên NSNN theo cấp ngân sách qua
KBNN so với dự toán chi thường xuyên NSNN.
- Doanh số chi thường xuyên NSNN theo nhóm mục chi qua
KBNN chi so với tổng chi thường xuyên NSNN.
b. Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết đúng hạn
Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết đúng hạn, quá hạn được xác
định dựa trên số lượng hồ sơ KBNN giải quyết đúng hạn, quá hạn so



9
với tổng số hồ sơ giải quyết trong năm.
c. Số lượng hồ sơ bị KBNN từ chối thanh toán
Đây là tiêu chí thể hiện năng lực của cán bộ KSC cũng như
việc KBNN ngăn chặn kịp thời, tránh để tình trạng thất thoát, lãng
phí NSNN.
d. Tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN qua KBNN
được xác định dựa trên số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN hàng
tháng so với tổng chi thường xuyên bình quân hàng tháng.
e. Mức độ vi phạm các khoản chi sai quy định
Mức độ vi phạm các khoản chi sai quy định khi thanh tra tại
đơn vị SDNS là chỉ tiêu phản ánh một cách khách quan hiệu quả
công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.
f. Chất lượng phục vụ của KBNN
Tiêu chí này tiến hành điều tra khảo sát mức độ hài lòng của
khách hàng đối với KBNN nhằm giúp KBNN có được ý kiến khách
quan từ phía khách hàng giao dịch tại KBNN, góp phần đánh giá
hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.
1.2.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác KSC thƣờng
xuyên NSNN qua KBNN
a. Nhóm nhân tố bên trong
b. Nhóm nhân tố bên ngoài
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


10
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƢỚC CHƢ PƢH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KBNN CHƢ PƢH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KBNN Chƣ Pƣh
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Chƣ Pƣh
a. Chức năng của KBNN Chư Pưh
b. Nhiệm vụ của KBNN Chư Pưh
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận trong
KBNN Chƣ Pƣh
a. Cơ cấu tổ chức của KBNN Chư Pưh
b. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong KBNN Chư Pưh
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KSC THƢỜNG XUYÊN
NSNN QUA KBNN CHƢ PƢH
2.2.1. Đặc điểm môi trƣờng ảnh hƣởng đến công tác KSC
thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Chƣ Pƣh
2.2.2. Quy trình KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN
Chƣ Pƣh
Đơn vị SDNS

1
Cán bộ KSC

2

Kế toán trưởng

6
3
7


Giám đốc
5

Thủ quỹ

5
Thanh toán viên

4
Trung tâm thanh
toán

Sơ đồ 2.2. Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Chƣ Pƣh


11
Ghi chú:
Hướng đi của hồ sơ, chứng từ KSC
Hướng đi của chứng từ thanh toán
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ
Bước 2: Kiểm soát chi
Bước 3: Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký chứng từ
Bước 4: Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) ký
Bước 5: Thực hiện thanh toán
Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng
Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ
2.2.3. Nội dung công tác KSC thƣờng xuyên NSNN tại
KBNN Chƣ Pƣh
a. Kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên NSNN

b. Kiểm soát chấp hành chi thường xuyên NSNN
c. Kiểm soát quyết toán chi thường xuyên NSNN
2.2.4. Kết quả công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua
KBNN Chƣ Pƣh
a. Doanh số chi thường xuyên NSNN qua KBNN Chư Pưh
* Doanh số chi thường xuyên NSNN theo cấp ngân sách qua
KBNN Chư Pưh so với dự toán chi thường xuyên NSNN giai đoạn
2014-2016.
Số liệu chi thường xuyên không có sự biến động bất thường
nào tại tất cả các cấp ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã mà chỉ
có tổng chi thường xuyên năm 2015 tăng 33.842 triệu đồng so với
năm 2014, năm 2016 giảm nhẹ 8.922 triệu đồng so với năm 2015.
KBNN Chư Pưh đã kiểm soát tốt các các khoản chi thường
xuyên NSNN so với dự toán chi thường xuyên NSNN, nhưng KBNN
Chư Pưh chỉ kiểm soát được khoản chi có vượt tổng mức dự toán


12
hay không mà không thể kiểm tra được nội dung chi thường xuyên
có trong dự toán hay không
* Doanh số chi thường xuyên NSNN theo mục đích chi qua
KBNN Chư Pưh giai đoạn 2014-2016.
Cơ cấu các khoản chi thường xuyên NSNN theo mục đích chi
giữa các năm tương đối ổn định, chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ
trọng cao nhất, số liệu qua ba năm lần lượt là 48,7%; 51,0% và
52,1% trên tổng số chi thường xuyên NSNN. Chi mua sắm, sửa chữa
tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao thứ hai qua ba năm lần lượt là
32,3%, 31,6% và 32% trên tổng số chi thường xuyên NSNN, khoản
chi này KBNN khó có thể kiểm soát hiệu quả sử dụng. Các khoản
chi nghiệp vụ chuyên môn giảm dần qua các năm lần lượt là 14,6%;

13,0% và 11,5% trên tổng chi thường xuyên NSNN, các sai phạm
của đơn vị SDNS cũng thường rơi vào nhóm mục này. Chi thường
xuyên khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt qua ba năm là 4,4%;
4,3% và 4,4% trên tổng chi thường xuyên NSNN
b. Tỷ lệ hồ sơ KBNN Chư Pưh giải quyết đúng hạn
Bảng 2.3. Tỷ lệ hồ sơ KBNN Chư Pưh giải quyết
Đơn vị tính: hồ sơ

Năm

Tổng số

Số hồ sơ giải quyết

Số hồ sơ giải quyết

hồ sơ

đúng hạn

quá hạn

giải
quyết

Số lượng

Tỷ lệ
(%)


Số lượng

Tỷ lệ
(%)

2014

29.125

27.295

93,7

1.830

6,3

2015

33.854

32.108

94,8

1.746

5,2

2016


32.943

31.430

95,4

1.513

4,6

(Nguồn: Báo cáo KBNN Chư Pưh)


13
Số hồ sơ giải quyết đúng hạn qua các năm chiếm tỷ lệ rất cao
tăng dần qua các năm lần lượt là 93,7%, 94,8% và 95,4% trên tổng
số hồ sơ giải quyết trong năm, nhưng vẫn còn tình trạng hồ sơ giải
quyết quá hạn. Nguyên nhân là do số ít cán bộ KSC KBNN Chư Pưh
do công việc quá tải, một số là do về năng lực chuyên môn còn kém,
còn tình trạng gây phiền hà, chưa chấp hành đúng thời hạn xử lý hồ
sơ theo quy định.
c. Số lượng hồ sơ bị KBNN Chư Pưh từ chối thanh toán
Bảng 2.4. Số lượng hồ sơ bị KBNN Chư Pưh từ chối thanh toán
Đơn vị tính: hồ sơ
Tổng số
tiền từ
Năm

chối

thanh
toán (triệu
đồng)

Trong đó

Tổng số
hồ sơ từ
chối
thanh
toán

Số hồ sơ
chi vượt
dự toán

Số hồ sơ
không
hợp pháp,
hợp lệ

Số hồ sơ
sai chế
độ, tiêu
chuẩn,
định mức

2014

1.142


318

89

94

135

2015

2.076

376

56

136

184

2016

2.824

412

67

147


198

(Nguồn: Báo cáo KBNN Chư Pưh)
Tổng số tiền và tổng số hồ sơ từ chối thanh toán đều tăng qua
các năm chứng tỏ công tác KSC của KBNN ngày một chặt chẽ hơn,
phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Số lượng hồ sơ bị từ chối thanh toán này không tăng nhiều qua
các năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Số hồ sơ chi vượt so với dự toán
vẫn còn, mặc dù đầu năm đã giao dự toán cho các đơn vị SDNS, cho
thấy một số đơn vị không có ý thức tuân thủ chi trong dự toán.


14
d. Tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Chư Pưh
Qua các năm tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN
hàng tháng so với tổng chi thường xuyên bình quân một tháng
thường cao vào các tháng đầu năm, do tháng đầu năm là tháng chuẩn
bị nghỉ tết Nguyên đán nên các đơn vị SDNS thường có nhu cầu tạm
ứng, nhưng khi tạm ứng xong một số các đơn vị SDNS chậm trễ
thanh toán tạm ứng nên số dư tạm ứng kéo dài qua các tháng sau.
e. Mức độ vi phạm các khoản chi sai quy định
Các khoản chi sai có số lượng hồ sơ và số tiền được thanh tra
phát hiện chi sai quy định là không nhiều so với tổng chi thường
xuyên NSNN, nhưng đây là sai sót chủ yếu do đơn vị SDNS, trách
nhiệm thuộc về đơn vị SDNS nên tất cả các khoản chi sai chế độ
trên, Đoàn Thanh tra huyện Chư Pưh yêu cầu đơn vị SDNS thu hồi
các khoản sai phạm chi sai chế độ trên nộp vào Tài khoản tạm giữ
của Thanh tra huyện Chư Pưh chờ UBND huyện xử lý.

f. Chất lượng phục vụ của KBNN Chư Pưh
Qua kết quả điều tra, khảo sát chất lượng phục vụ của KBNN
Chư Pưh, nhằm mục đích tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại, những
điểm mạnh, điểm yếu xung quanh việc giao dịch giữa cán bộ KSC và
đơn vị SDNS, để từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để
hoàn thiện chất lượng phục vụ của KBNN cũng như hoàn thiện công
tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Chư Pưh.


15
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KSC THƢỜNG XUYÊN
NSNN QUA KBNN CHƢ PƢH
2.3.1. Những mặt đạt đƣợc trong công tác KSC thƣờng
xuyên NSNN qua KBNN Chƣ Pƣh
KBNN Chư Pưh đã đảm bảo kịp thời kinh phí cho các mục
tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Công tác KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN Chư Pưh giúp góp phần nâng cao
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định rõ ràng
hơn.
KBNN Chư Pưh đã tổ chức tốt công tác KSC NSNN đúng
theo các văn bản pháp luật hiện hành, tạo cơ sở cho việc tổng hợp số
liệu, phân tích hoạt động chi thường xuyên một cách chính xác, sát
với thực tế giúp quản lý NSNN hiệu quả hơn.
KBNN Chư Pưh kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi
thường xuyên NSNN. Mọi khoản chi được kiểm soát đúng quy trình,
có trong dự toán, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức của nhà
nước. Kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Chư
Pưh đảm bảo đúng tiến độ, phần lớn hồ sơ được giải quyết đúng hạn,
kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm để từ chối thanh toán các
khoản chi thường xuyên một năm lên tới hàng tỷ đồng.

Chất lượng phục vụ của KBNN Chư Pưh được đánh giá tương
đối tốt, thái độ phục vụ của cán bộ KSC được đánh giá ở mức cao và
có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đảm bảo thời gian trả kết
quả hồ sơ đúng theo quy định.


16
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Chƣ Pƣh
a. Những hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NSNN
qua KBNN Chư Pưh
- Chưa thực hiện đúng quy trình giao dịch “một cửa” theo
Quyết định 1116/2009/QĐ-KBNN của KBNN. Theo quyết định này
thì quy trình giao dịch “một cửa” cán bộ KSC và thanh toán viên
tách biệt nhau. Nhưng tại KBNN Chư Pưh cán bộ KSC kiêm nhiệm
luôn thanh toán viên, dễ dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, gây khó
khăn, phiền hà cho đơn vị SDNS đến giao dịch. Mặt khác, nguồn vốn
thường xuyên NSNN do bộ phận Kế toán kiểm soát, nguồn vốn
chương trình mục tiêu bộ phận Tổng hợp – hành chính kiểm soát nên
một đơn vị SDNS có cả 2 nguồn vốn thì đơn vị SDNS phải giao dịch
cả hai cửa trong cùng một KBNN.
- Việc kiểm soát các khoản chi của cán bộ KSC chưa được tốt,
cán bộ KSC KBNN Chư Pưh chưa kiểm soát chặt chẽ các điều kiện
chi theo chế độ quy định, vẫn để đơn vị SDNS lợi dụng kẽ hở rút tiền
từ NSNN như chi phí tiếp khách; các khoản chi tiền ăn cho hội nghị;
các khoản chi thuộc diện phải thực hiện đấu thầu; các khoản chi hỗ
trợ, chi kỷ niệm các ngày lễ lớn và lễ hội, KBNN Chư Pưh kiểm soát
các khoản chi này chưa đạt hiệu quả cao.
- KBNN mới KSC thường xuyên NSNN theo các khoản mục
đầu vào, chưa thực hiện KSC theo kết quả đầu ra, chỉ kiểm soát các

khoản chi thường xuyên NSNN đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức,
lại không chú trọng đến kết quả đầu ra cũng như hiệu quả của các
khoản chi.
- KBNN Chư Pưh chưa kiên quyết trong xử phạt hành chính
với những hành vi vi phạm trong việc quản lý, sử dụng tài sản của


17
nhà nước, mà KBNN Chư Pưh chỉ từ chối thanh toán các khoản chi
vi phạm.
- KBNN Chư Pưh chưa kiểm soát đúng quy định thu hồi tạm
ứng chi thường xuyên NSNN, chưa thu hồi các khoản tạm ứng chi
thường xuyên của tháng trước, không đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị
SDNS tạm ứng chi thường xuyên NSNN làm thủ tục thanh toán.
- KBNN Chư Pưh không thể kiểm tra được nội dung của từng
khoản chi có trong bản dự toán NSNN, mà chỉ kiểm tra được khoản
chi đó có vượt tổng mức dự toán NSNN hay không, bản dự toán
được giao cho các đơn vị SDNS chưa đảm bảo được chất lượng, dự
toán còn mang tính tổng quát chưa chi tiết, cụ thể nên các đơn vị
SDNS tìm mọi cách để sử dụng hết tổng số kinh phí trong dự toán
được cấp.
b. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN Chư Pưh
Thứ nhất, do khối lượng hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên
NSNN qua KBNN Chư Pưh ngày càng nhiều và phải đảm bảo thời
gian thanh toán đúng hẹn cho đơn vị SDNS nên cán bộ KSC vừa
KSC và vừa kiêm nhiệm thanh toán viên để thanh toán cho đơn vị
SDNS đúng hẹn.
Thứ hai, do cán bộ trực tiếp làm công tác KSC năng lực trình
độ chuyên môn còn yếu nhưng lại ngại nghiên cứu và học tập để

nâng cao trình độ chuyên môn nên khả năng am hiểu những quy
định, chế độ, tiêu chuẩn áp dụng vào thực tế còn chậm.
Thứ ba, mặc dù đã có Nghị định quy định về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước
nhưng trong quá trình KSC cán bộ KSC giao dịch với các đơn vị
SDNS thường xuyên, đã quen biết nên ngại và nể nang không đưa ra


18
quyết định xử phạt hành chính đối với các khoản chi vi phạm tài sản
của nhà nước.
Thứ tư, cán bộ KSC KBNN chưa kiên quyết trong việc đôn
đốc các đơn vị SDNS thanh toán tạm ứng khi tạm ứng nên số dư tạm
ứng kéo dài từ tháng này sang tháng khác cho đến tháng 12 mới
chấm dứt số dư tạm ứng.
Thứ năm, bản dự toán chi thường xuyên NSNN được giao cho
các đơn vị SDNS chất lượng chưa đảm bảo, dự toán được duyệt
không sát với thực tế chi tiêu của đơn vị, có thể thừa hoặc có thể
thiếu, thậm chí vừa thừa vừa thiếu, thừa ở nội dung này nhưng thiếu
ở nội dung khác.
Thứ sáu, trình độ và năng lực của cán bộ kế toán của một số
đơn vị SDNS còn yếu kém.
Thứ bảy, ý thức, trách nhiệm chấp hành quy định về chi
thường xuyên NSNN của đơn vị SDNS còn chưa cao.
Thứ tám, hệ thống các văn bản trong công tác KSC thường
xuyên còn chưa chặt chẽ, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức tuy đã
sửa đổi liên tục nhưng vẫn còn chống chéo, chưa thống nhất, chưa
phù hợp với thực tế.
Thứ chín, trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát của
KBNN cấp trên đối với KBNN Chư Pưh không thường xuyên, số đợt

kiểm tra còn ít, phạm vi kiểm tra thì còn nhỏ, thời gian kiểm tra còn
ngắn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


19
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC CHƢ PƢH
3.1. MỤC TIÊU CÔNG TÁC KSC THƢỜNG XUYÊN NSNN
TẠI KBNN CHƢ PƢH
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIẾM
SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN CHƢ PƢH
3.2.1. Khuyến nghị liên quan đến KBNN huyện Chƣ Pƣh
- Hoàn thiện quy trình KSC một cửa
KBNN Chư Pưh cần xây dựng mô hình một cửa trong giao
dịch và KSC gồm có ba bộ phận chủ yếu tham gia KSC đó là:
Bộ phận giao dịch là bộ phận mấu chốt dể hình thành cơ chế
một cửa, bộ phận này là đầu mối tiếp nhận tất cả các hồ sơ, chứng từ
và cũng là nơi trả kết quả cho đơn vị SDNS.
Bộ phận KSC, là bộ phận kiểm soát hồ sơ, chứng từ của đơn vị
SDNS cả về chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi
chương trình mục tiêu.
Bộ phận kế toán thanh toán chịu trách nhiệm hạch toán kế toán
và thanh toán cho đối tượng thụ hưởng.
Lúc này, công tác KSC được thực hiện đúng quy trình giao
dịch một cửa theo trình tự: Đầu vào - kiểm soát – thanh toán – đầu
ra.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KSC KBNN Chư Pưh

Cán bộ KSC là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác KSC
thường xuyên NSNN, là nhiệm vụ quan trọng và khả thi nhất để
hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Chư Pưh.


20
Cần phải tập huấn, bồi dưỡng khi có chế độ, văn bản mới để kịp thời
áp dụng vào thực tiễn.
Thường xuyên giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, tinh thần phục vụ, rèn luyện tư cách, nâng cao ý thức trách
nhiệm trong công việc.
Có kế hoạch luân chuyển cán bộ làm công tác KSC như định
kỳ 3 năm một lần, đổi vị trí công tác KSC giữa cán bộ KSC thường
xuyên NSNN và cán bộ KSC chương trình mục tiêu.
- Thực hiện xử phạt hành chính các hành vi vi phạm
KBNN Chư Pưh cần áp dụng Nghị định của chính phủ về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản của nhà
nước đối với các trường hợp vi phạm. Nhằm nâng cao tính tự giác
tuân thủ chế độ chi thường xuyên NSNN của các đơn vị SDNS.
- Kiểm soát thu hồi tạm ứng chi thường xuyên NSNN đúng
quy định
Cán bộ KSC cần tăng cường đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị
SDNS khẩn trương thanh toán tạm ứng.
- Kết hợp với các cơ quan, ban, ngành KSC thường xuyên
NSNN
KBNN Chư Pưh kết hợp cùng với Phòng Tài chính kế hoạch,
Ủy ban nhân dân huyện Chư Pưh phê duyệt bản dự toán của các đơn
vị SDNS đảm bảo chất lượng, hiệu quả, sát với thực tế chi tiêu
NSNN tại đơn vị SDNS.
Cùng với Đoàn Thanh tra huyện Chư Pưh tiến hành kiểm tra

trực tiếp các đơn vị SDNS về việc quản lý, sử dụng NSNN tại đơn vị
SDNS. Ta có thể lấy ngẫu nhiên mỗi năm khoảng 10 đến 15 đơn vị
SDNS để tiến hành kiểm tra việc quản lý và sử dụng NSNN.


21
- Cần có cơ chế khen thưởng và xử phạt nghiêm minh
KBNN Chư Pưh cần thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý,
linh hoạt với nhiều hình thức khác nhau như thưởng xuất sắc hàng
quý, 6 tháng đầu năm, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều kiến kinh
nghiệm đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đồng thời áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm minh đối với
những cá nhân cố tình làm sai chính sách, chế độ, vi phạm các quy
định về quản lý kinh tế tài chính, những cá nhân gây nhũng nhiễu,
phiền hà, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nhận hối lộ từ đơn vị SDNS.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác KSC
KBNN Chư Pưh cần hoàn thiện các chương trình ứng dụng
như chương trình hổ trợ quản lí dự toán chi, xây dựng một kênh
truyền thông trên mạng máy tính thông suốt từ trung ương đến địa
phương để qua đó triển khai nhanh chóng các văn bản về KSC, cũng
là môi trường để cán bộ KSC trao đổi kinh nghiệm với nhau, nêu lên
những vướng mắc, những kiến nghị với KBNN cấp trên.
3.2.2. Khuyến nghị liên quan đến KBNN tỉnh Gia Lai
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với KBNN cấp
dưới
Việc kiểm tra, kiểm soát công tác KSC thường xuyên của
KBNN cấp trên đối với KBNN cấp phát hiện kịp thời những sai sót
và chấn chỉnh ngay những sai phạm đó, kịp thời hướng dẫn xử lý
những sai sót, vướng mắc, tránh để tình trạng kéo dài gây thiệt hại tài
sản của nhà nước

- Chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt quy trình, nghiệp vụ
KSC
KBNN tỉnh Gia Lai cần phải tổ chức tập huấn kịp thời khi có
sự thay đổi chế độ, chính sách mới để cán bộ KSC và Kho bạc trong


22
hệ thống KBNN cấp huyện thống nhất chung cách thức kiểm soát cả
về quy trình và nghiệp vụ.
3.2.3. Khuyến nghị liên quan đến đơn vị SDNS
- Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ kế
toán
Cử cán bộ kế toán tham gia các lớp đào tạo dài hạn như Đại
học, sau đại học, bên cạnh việc tham gia các lớp đào tạo dài hạn cần
tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn để đồi dưỡng kiến thức chuyên
sâu, cập nhật kiến thức mới
- Nâng cao ý thức chấp hành chi NSNN của đơn vị SDNS
Phải nâng cao sự hiểu biết của kế toán và thủ trưởng đơn vị
SDNS về chế độ quản lý chi tiêu NSNN, tăng cường giáo dục tư
tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, có ý
thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ chính sách, chế độ tài chính và
pháp luật nhà nước trong công tác kế toán tại đơn vị
- Thực hiện công khai minh bạch trong việc quản lý và sử
dụng NSNN
Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN tại đơn vị là
tất cả cán bộ, công viên chức trong cơ quan cùng nhau theo dõi, giám
sát tài chính tại đơn vị mình. Bằng các hình thức công khai như niêm
yết công khai tại trụ sở làm việc hoặc công khai bằng văn bản, công
khai trên mạng thông tin điện tử…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3



23
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN là một trong
những vấn đề cần thiết và quan trọng hiện nay, góp phần thực hành
tiết kiệm, chống tiêu cực, lãnh phí, sử dụng NSNN đúng đối tượng,
đúng mục đích và có hiệu quả. Đó không phải chỉ trách nhiệm riêng
của cơ quan Tài chính hay KBNN mà là trách nhiệm chung của tất cả
các đơn vị SDNS.
Vì thế, hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN Chư Pưh trong thời điểm hiện nay một nhiệm vụ hết sức
quan trọng và cấp thiết đối với huyện Chư Pưh. Trước hết hệ thống
KBNN phải hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN, từ đó
nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đơn vị sử dụng NSNN, đồng
thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh
bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia, đáp
ứng được yêu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của
đất nước khi hội nhập với nền tài chính thế giới.
Từ cơ sở lý luận và nội dung công tác KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN Chư Pưh, số liệu thu thập từ năm 2014 – 2016,
khảo sát thực tế về chất lượng phục vụ của KBNN Chư Pưh, đề tài
đã phân tích để làm rõ thêm về công tác KSC thường xuyên NSNN
qua KBNN, vai trò và trách nhiệm của KBNN Chư Pưh trong việc
quản lý và KSC thường xuyên NSNN, làm rõ trách nhiệm của đơn vị
sử dụng NSNN trong quá trình sử dụng NSNN. Đồng thời đánh giá
những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN Chư Pưh, từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm
hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Chư Pưh.

Với kết quả nghiên cứu đã trình bày trong luận văn, học viên


×