Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Giáo án ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.38 KB, 162 trang )

Ngày soạn: 18/8/2018
Ngày dạy: 11A : 20/8
Tiết : 1,2

11B: 22/8

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh ký sự”) – Lê Hữu Trác

I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Phân tích được bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ
chúa Trịnh.
- Đánh giá được thái độ, tâm trạng của tác giả nơi phủ chúa Trịnh.
- Hiểu được nghệ thuật bút kí của tác giả.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích những đặc sắc của thể loại bút kí trong văn học trung đại.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh; Trân trọng nhân cách
cao quí của một danh y, một nhà văn trong thời kì trung đại.`
4. Giáo dục tích hợp; Liên môn, trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- GD thái độ sống hài hòa với thiên nhiên. Phê phán lối sống thiếu sinh khí.
- GD kỹ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin.
5. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
+ Thưởng thức Văn học: Cảm nhận, đánh giá về tác phẩm
II. Phương pháp: Nêu vấn đề, Động não, giảng giải.
III. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Giáo viên: Tìm hiểu những thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm, phiếu học tập


cho HS.
2. Học sinh: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
11A:
11B:
2. Kiểm tra bài cũ (Tích hợp trong bài mới)
3. Bài mới.
* Khởi động 1: Khởi động
- Cách thức: Giáo viên tạo liên hệ thực tế cho HS chia sẻ
- TG: 5’
- Nội dung dẫn:
11A:HS chia sẻ nhanh hiểu biết về một số phương thuốc nam để chữa bệnh mà HS biết tại
địa phương mình hoặc gia đình mình đã từng dùng. GV dẫn ý vào tác giả Lê Hữu Trác và tác
phẩm.
11B: PP, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, gợi mở
- GV: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, các em đã được học đoạn trích nào mà nội dung
của nó phản ánh hiện thực xa hoa trong phủ chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh?
- Hs trả lời: Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh(Vũ trung tùy bút – Phạm Đình
Hổ)
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn cụ thể, sinh động về quang cảnh và
cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cũng như thái độ phê phán của tác giả qua đoạn trích Vào
phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự– Lê Hữu Trác)
- GV giới thiệu nội dung chính hình thành kiến kiến thức:
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

1


2. Thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

3. Nghệ thuật viết kí sự và giá trị của đoạn trích
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
PP, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình,Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận
Hoạt
động 2.1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
*
- Mục tiêu: HS nêu được khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả và thể loại, nội dung của
tác phẩm.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, động não, trình bày 1 phút
- Thời gian:10p
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích ?
+ HS khá, giỏi: Giải thích nhan đề: Kí sự đến kinh đô.
+ HS khá, giỏi :Thế nào là kí sự?
+ GV:Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì ?.
- Bước 2: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
- Bước 3: HS khác nhận xét, bổ sung.
+HS: Thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
Bước 4: GV Tóm tắt những nét chính của tác phẩm.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Lê Hữu Trác (1724- 1791). Hiệu Hải Thượng Lãn Ông.
- Là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII.
- Tác phẩm nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
2. Tác phẩm
- Đoạn trích được rút từ Thượng kinh kí sự - tập kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783,
xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh - ghi lại việc tác giả được triệu tập vào phủ chúa để
khám bệnh kê đơn cho thế tử.
*Hoạt động 2.2: Đọc văn bản.
- Mục tiêu: HS đọc đúng giọng và tóm tắt đựợc văn bản.

- Thời gian:10p
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn HS đọc văn bản: Giọng rõ ràng, nhấn mạnh các chi tiết được ghi chép, khắc họa
với các đoạn miêu tả. Đọc đúng sắc thái, giọng điệu của các đoạn đối thoại.
+ Tóm tắt:
HS TB: GV hướng dẫn
HS khá, giỏi: GV yêu cầu HS tóm tắt theo sơ đôg
- Bước 2: HS tóm tắt nhanh nội dung đoạn trích theo bước chân của nhân vật tôi.
- Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, chỉnh sửa.
- Bước 4: GV kết luận
II. Đọc văn bản
1. Đọc và giải thích từ kho.
2. Tom tắt
* Tóm tắt theo sơ đồ:
Thánh chỉ-> Vào cung -> Nhiều lần cửa -> Vườn cây, hành lang -> Hậu mã quân túc trực->
Cửa lớn ,đại đường, quyền bổng ->gác tía, phòng trà ->Hậu mã quân túc trực -> Qua mấy lần
trướng gấm -> Hậu cung ->Bắt mạch kê đơn -> Về nơi trọ.
* Hoạt động 2.3: Đọc hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nêu được quang cảnh, sinh hoạt nơi phủ chúa
- Phương pháp: Phát vấn, thảo luận, động não.
- Thời gian: 10’
- Bước 1: GV yêu cầu HS theo dõi đoạn trích theo lựa chọn của GV.

2


+ Theo chân tác giả vào phủ, hãy tái hiện lại chi tiết quang cảnh của phủ chúa ?.
+ GV định hướng chi tiết: đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ, nội cung của
thế tử.
- Bước 2: HS thảo luận theo bàn, tìm những chi tiết về quang cảnh phủ chúa.

- Bước 3: HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Bước 4: GV nhận xét, tổng hợp.
+ HS khá, giỏi: Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về quang cảnh của phủ chúa ?.
HS nhận xét, đánh giá.
GV bổ sung, bình, chốt kiến thức.
1. Quang cảnh – cung cách sinh hoạt cuả phủ chúa.
* Chi tiết quang cảnh:
+ Đường vào: Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm.
. Lối đi quanh co, qua nhiều dãy hành lang.
. Canh giữ nghiêm nghặt (lính gác, thẻ trình)
+ Khuân viên vườn hoa: Cảnh trí khác lạ (cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua
thắm …)
+ Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc).
+ Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rồng, nệm gấm, màn là…
- Nhận xét, đánh giá về quang cảnh:
+ Là chốn thâm nghiêm, kín cổng, cao tường.
+ Chốn xa hoa, tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng.
+ Không khí ngột ngạt, tù đọng (chỉ có hơi người, phấn sáp, hương hoa).
 Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
- PP, KT: Nêu vấn đề, gợi mở
- TG: 5’
- Bước 1: GV nêu yêu cầu: GV chỉ vào sơ đồ tóm tắt ở phần 1 và yêu cầu: Nhìn lại con đường
tác giả vào phủ chúa Trịnh, anh chị thấy ấn tượng nhất điều gì về quang cảnh trong phủ chúa?
+ HS khá, giỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh (chị ) về quang cảnh trong phủ chúa
(BTVN).
+ Liên hệ thực tế: Trình bày những thông tin về cuộc sống xa hoa của một số quan chức địa
phương và trên đất nước trong thời gian qua mà em biết?
- Bước 2: HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm
- Bước 3: HS chia sẻ thông tin
- Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức

4. Tổng kết và HDHT:
- GV nhấn mạnh lại nội dung chính và yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về nhân vật Trịnh
Cán.
- HS chuẩn bị nội dung tiết 2 của bài qua các câu hỏi:
+ Chi tiết về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
+ Nhận xét đánh giá về thái độ, tâm trạng, suy nghĩ của tác giả qua nhân vật Tôi
+ Khái quát về nghệ thuật tác phẩm
==================================================================
Tiết 2:
IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
11A:
11B:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV sử dụng phiếu học tập, thu khoảng 3 – 5 HS
- Nêu quanh cảnh phủ chúa? Cảm nhận của em?

3


HS ghi nhanh vào giấy: (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ, nội cung của thế
tử - xa hoa, tráng lệ, ngột ngạt, tù đọng).
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo sự tiếp nối kiến thức cho bài học
- Cách thức: GV nhấn mạnh lại nội dung tác phẩm và nội dung tiết 1, chuyển ý sang tiết 2
GV: Em hãy dự đoán người chủ của phủ chúa? Lê Hữu Trác được mời vào phủ chúa để làm gì?
Hãy dự đoán căn bệnh mà Thế tử mắc phải?
HS: trình bày ý kiến cá nhân
GV: Dẫn dắt vào bài.

 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Họat động 3.1: Đọc hiểu văn bản (Tiếp)
- MT: Bức tranh hiện thực; Thái độ tác giả; Nghệ thuật thể kí.
- PP: Nêu vấn đề, trình bày cá nhân, thảo luận nhóm
- TG: 25’
- Bước 1: GV nêu nhiệm vụ
GV nêu vấn đề:
+ Lần đầu đặt chân vào phủ chúa, tác giả đã nhận xét: “cuộc sống ở đây thực khác người
thường”. Em có nhận thấy điều đó qua cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa ?.
GV tổ chức hs phát hiện ra những chi tiết miêu tả cung cách sinh hoạt và nhận xét về những
chi tiết đó.
+Nhận xét khái quát về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ?.
+ HS khá, giỏi: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng: “kí chỉ thực sự xuất hiện khi
người cầm bút trực diện trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình”.
Xét ở phương diện này TKKS đã thực sự được coi là một tác phẩm kí sự chưa? Hãy phân tích
thái độ của tác giả ?.
GV gợi mở :
- Thái độ của tác giả trước quang cảnh phủ chúa ?.
- Thái độ khi bắt mạch kê đơn ?
- Những băn khoăn giữa việc ở và đi ở đoạn cuối nói lên điều gì ?.
- Qua những phân tích trên, hãy đánh giá chung về tác giả ?.
- HS khá, giỏi: Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ? Hãy
phân tích những nét đặc sắc đó ?.
+ Bước 2: HS thảo luận, trao đổi, đại diện trình bày.
+ Bước 3: HS thảo luận, trao đổi, cử đại diện trình bày.
- Bước 4: GV tổng hợp, nhận định.
1. Quang cảnh – cung cách sinh hoạt của phủ chúa.
* Cung cách sinh hoạt:
- Vào phủ: phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường.
- Trong phủ: có một guồng máy phục vụ đông đảo; người truyền báo rộn ràng, người có việc

quan đi lại như mắc cửi.
- Lời lẽ: nhắc đến chúa và thế tử phải cung kính lễ phép ngang hàng với vua.
- Chúa luôn có phi tần hầu trực …tác giả không được trực tiếp gặp chúa … “phải khúm núm
đứng chờ từ xa”.
- Thế tử có tới 7- 8 thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên…tác giả phải lạy 4 lạy.
- Đánh giá về cung cách sinh hoạt:
+ Đó là những nghi lễ khuôn phép cho thấy sự cao sang quyền quí đến tột cùng.
+ Là cuộc sống xa hoa hưởng lạc, sự lộng hành của phủ chúa.
+ Đó là cái uy thế nghiêng trời lán lướt cả cung vua.

4


2. Thái, độ tâm trạng của tác giả.
- Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa:
+ Cách miêu tả ghi chép cụ thể -> tự phơi bày sự xa hoa, quyền thế.
+ Cách quan sát, những lời nhận xét, những lời bình luận: “Cảnh giàu sang của vua chúa
khác hẳn với người bình thường”… “lần đầu tiên mới biết cái phong vị của nhà đại gia”
+ Tỏ ra thờ ơ dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Không đồng tình với cuộc sống
quá no đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí. Lời văn pha chút châm biếm mỉa mai.
- Tâm trạng khi kê đơn bắt mạch cho thế tử:
+ Lập luận và lý giải căn bệnh của thế tử là do ở chốn màn the trướng gấm, ăn quá no, mặc
quá ấm, tạng phủ mới yếu đi. Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ sự xa hoa, no đủ hưởng lạc, cho
nên cách chữa không phải là công phạt giống như các vị lương y khác.
+ Hiểu rõ căn bệnh của thế tử, có khả năng chữa khỏi nhưng lại sợ bị danh lợi ràng buộc,
phải chữa bệnh cầm chừng.
. Sợ làm trái y đức, phụ lòng cha ông nên đành gạt sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm
và lương tâm của người thầy thuốc.
. Dám nói thẳng, chữa thật. Kiên quyết bảo vệ chính kiến đến cùng.
=> Đó là người thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có lương tâm, có y đức.

=> Một nhân cách cao đẹp, xem thường danh lợi, quyền quý, quan điểm sống thanh đạm,
trong sạch.
3. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
- Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.
- Lối kể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc.
- Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm.
 Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
- PP, KT: Nêu vấn đề, gợi mở
- TG:10
- Bước 1: GV nêu yêu cầu: GV vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dụng và nghệ thuật của bài?
+ HS khá, giỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh (chị ) về Lê Hữu Trác (BTVN).
+ Liên hệ thực tế: Từ quanh cảnh, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa và căn bệnh của Thế tử?
Em hãy đề xuất về cách sống đối với cá nhân mình?
( Sống hòa hợp với thiên nhiên và con người…; Sống tiết kiệm….)
- Bước 2: HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm
- Bước 3: HS chia sẻ thông tin
- Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức
4. Tổng kết và HDHT:
a.Tổng kết:
HS khá, giỏi: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Đồng thời ghi
chép lại là một hình ảnh Hải Thượng Lãn Ông hiện lên sừng sững: một thi nhân, một ẩn sĩ thanh
cao, một danh y lỗi lạc đã đặt mình ngoài vòng cương toả của hai chữ công danh.
b. HDHT
- Bức tranh hiện thực (quanh cảnh – cung cách sinh hoạt) – Thái độ, tâm trạng tác giả - Nghệ
thuật kí.
- HS khá, giỏi: So sánh đoạn trích Vào Phủ Chúa Trinh với tác phẩm hoặc đoạn trích, ký khác
của văn học trung đại VN mà em đã học. Nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.
- Soạn bài mới: Tự tình II
+ Nhận định, đánh giá về Hồ Xuân Hương
+ Đọc văn bản: Nội dung văn bản đề cập vấn đề gì? Tư tưởng, thái độ của tác giả gửi gắm

trong bài?

5


Ngày soạn: 19/8/2018
Ngày dạy: 11A
22/8
Tiết 3

11B: 24/8
TỰ TÌNH (II)
Hồ Xuân Hương

I – Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le ngang trái của
duyên phận Hồ Xuân Hương. Thấy được bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
của Hồ Xuân Hương.
- Hiểu sâu hơn tài năng thơ nôm của Hồ Xuân Hương ở cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản
dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
2. Kĩ năng: Đọc, khái quát và phân tích tác phẩm thơ trung đại.
3. Thái độ: Trân trọng tình cảm và khát khao chính đáng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
4. Giáo dục tích hợp; Liên môn, trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- GD HS kỹ năng sống: Tự ý thức về bản thân
5. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực giao tiếp Tiếng Việt


6


+ Thưởng thức Văn học: Cảm nhận, đánh giá về tác phẩm
II. Phương pháp: Nêu vấn đề, Động não, giảng giải.
III. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáo viên: Tìm hiểu những thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm
2. Học sinh: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định tổ chức
11A2
11B
2. Kiểm tra bài cũ
HS TB: - Hình tượng tác giả trong đoạn trích sáng lên những phẩm chất gì?
HS khá, giỏi: Vì sao nói đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc?
3 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho bài học.
- Cách thức: Vấn đáp, thuyết trình
- TG: 5’
+ HS đọc một bài thơ của HXH mà HS biết
+ GV giới thiệu bài: Hồ Xuân Hương là một tronh những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại VN
Nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Diệu đã từng phong tặng cho bà danh hiệu là “ Bà chúa thơ nôm”.
Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. Đặc biệt những bài
thơ nôm của bà là cảm thức về thời gian tinh tế, tọa nền cho tâm trạng. “Tự tình II” là một trong
những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện những đặc sắc về thơ nôm Hồ Xuân
Hương.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Bước 1 : GV giao nhiệm vụ
Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk và nêu vài nét chính về tác giả HXH? Xuất xứ của tác phẩm.

- Bước 2 : HS làm việc cá nhân
- Bước 3 : HS nêu những hiểu biết về sự nghiệp của HXH
- Bước 4 : GV cung cấp thêm kiến thức về:
+ Cuộc đời HXH.
+ Thơ của HXH
+ Chùm thơ tự tình.
GV kết luận
I – Tiểu dẫn:
1 – Tác giả:
- Cuộc đời:
+ Hồ Xuân Hương (? - ?) ,sống vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIX. Quê:Nghệ An, nhưng
sống ở thành Thăng Long, bên bờ hồ Tây.
+Bà là người thông minh sắc sảo
+Con dường tình duyên của bà nhiểu éo le trắc trở.
- Sự nghiệp:
+Bà là tác giả của gần 50 bài thơ đường luật, tập thơ chữ hán : Lưu hương ký.
-Thơ của bà vừa tráo phúng, vùa trữ tình vừa thanh vừa tục là tiếng nói khát khao đòi quyền
sống tự do, bình đẳng, quyền hạnh phúc.
+ Đề tài chủ yếu: Số phận người phụ nữ
2. Tác phẩm:
- Nằm trong chùm thơ Tự tình của HXH.
- Sáng tác vào khoảng thời gian bà làm lẽ lần 2.
- Bước 1: GV hướng dẫn giọng đọc, yêu cầu HS đọc văn bản và nhận xét.

7


- Bước 2: Trên cơ sở văn bản đã đọc HS lần lượt phát biểu ý kiến về chủ đề, bố cục, nhan đề của
văn bản.
- Bước 3: HS đưa ý kiến nhận xét, bổ sung

- Bước 4: GV nhận xét chung và kết luận.
II. Đọc văn bản.
1. Đọc.
2. Nhan đề :Tự Tình: Tự bộc bạch giãi bày tâm sự của mình
3. Bố cục: 4 phần đề- thực- luận- kết.
4. Chủ đề: Bài thơ nói về nỗi lòng phẫn uất của người phụ nữ trước duyên phanạ hẩm hưu và
khát vọng về cuộc sống lứa đôi hạnh phúc.
III. Đọc hiểu văn bản
1.Hai câu đề:
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: Thanh vắng
- Âm thanh: Văng vẳng tiếng trống
- Nghệ thuật đảo ngữ. Từ trơ: tủi hổ, bẽ bàng song còn là sự thách thức.
Cái hồng nhan: Gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai.
 Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng.Sự cảm nhận, sự thể hiện
bước đi của thời gian, sự rối bời của tâm trạng; nỗi dằn vặt sắp được bộc lộ, giải bày một tâm
sự.
2.Hai câu thực
- Nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.( chén rượu hương đưa)
Vầng trăng gợi lên hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn “ khuyết chưa tròn” 
tương đồng với thân phận người phụ nữ, tuổi xuân đã đi qua nhưng tình duyên chưa trọn vẹn.
 Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, là nỗi chán trường, đau đớn, ê chề.
3.Hai câu luận:
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của con người mang niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản
lĩnh không cam chịu như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
4.Hai câu kết:
Ngán: Chán ngán, ngán ngẩm
Xuân:Là mùa xuân cũng là tuổi xuân
Lại 1 : Thêm 1 lần nữa
Lại 2 : Trở lại

Câu cuối sử dụng nghệ thuật tăng tiến tăng hạnh phúc quá đỗi bé mọn của người phụ nữ
có thân phận làm lẽ trong xã hội phong kiến.
- Là lời than thở, khát vọng hạnh phúc
- Tâm trạng chua chát, buồn tủi.
Đây là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa về hạnh phúc lứa đôi.
 Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
- PP, KT: Nêu vấn đề, gợi mở
- TG: 5’
- Bước 1: GV nêu yêu cầu: HS TB: phần đọc hiểu; HS khá, giỏi: NLXH
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

8


Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình II,Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN 2010, tr.18).
1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
2. Xác định các từ Hán Việt trong bài thơ.
3. Xác định biện pháp tu từ cú phápđược sử dụng trong 2 câu đầu của bài thơ? Nêu hiệu
quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
4. Từ xuân trong hai câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại có nghĩa là gì?
Phần Làm văn Nghị luận xã hội (2,0 điểm )

Từ nội dung bài thơ Tự tình, anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.
- Bước 2: HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm
- Bước 3: HS chia sẻ thông tin
- Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức
4. Tổng kết và HDHT
a. Tổng kết: HS nêu cảm nhận về con người của HXH qua tác phẩm. GV nhấn mạnh về cuộc
đời của tác giả được phản ánh trong thơ.
b. HDHT:
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ,làm bài tập phần “ Luyện tập”.
HS khá, giỏi : Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng
hạnh phúc của HXH. Anh/ chị hãy phân tích điều đó.
- Soạn trước bài mới: Câu cá mùa thu:
+ Đọc, khái quát về tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu những chi tiết , hình ảnh nói về cảnh thu và tình thu trong bài ?.

Ngày soạn: 19/8/2018
Ngày dạy: 11A
: 23/8
11B: 25/8
Tiết 4 : CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu)
Nguyễn Khuyến
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nêu được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Khuyến
- Phân tích được được cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả.
- Đánh giá được tài năng thơ Nôm của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, phân tích tác phẩm thơ trung đại (Thơ Nôm đường luật)
3. Thái độ:Trân trong tình cảm của nhà thơ và tự hào về cảnh đẹp thôn quê của Việt Nam.

4. Giáo dục tích hợp; Liên môn, trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- GD HS kỹ năng sống: Yêu nhiên nhiên, đất nước
- Liên hệ thực tế: Cảnh mùa thu của quê hương
5. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
+ Thưởng thức Văn học: Cảm nhận, đánh giá về tác phẩm
II.Phương pháp: Phát vấn, đàm thọai, bình giảng.
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. GV: Giáo án, sgk, sgv, thiết kế bài giảng, kiến thức có kiên quan tới tác giả và tác phẩm.

9


Tranh về tác giả Nguyễn Khuyến
2. HS : Đọc kĩ bài và soạn bài theo yêu cầu
IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức
11A
11B
2.Kiểm tra bài cũ: Tự tình- Hồ Xuân Hương
- HS TB, yếu : Đọc bài thơ và phân tích hai câu thơ tùy chọn trong bài mà em tâm đắc nhất ?
-HS khá giỏi : Em hiểu gì về thơ Đường luật- Đánh giá về tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua
bài thơ ?
3.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho bài học.
- Cách thức: Nêu vấn đề, thuyết giảng
- TG : 5’

+ HS đọc một số câu thơ đã biết về mùa thu
Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ
xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như “ Tiếng thu” (Lưu
trọng Lư), cảm thu, tiễn thu của (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân Diệu)….
+ GV dẫn ý và khái quát về sự nổi tiếng của chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: HS nêu được cuộc đời, sự nghiệp của tác giả và xuất xứ tác phẩm.
- Thời gian: 5p.
- Cách thức: Động não, làm việc cá nhân, trình bày 1 phút
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS khái quát và tổng kết kiến thức cơ bản theo phần tiểu dẫn
SGK vào vở ghi
- Bước 2: HS tổng kết ngắn gọn (3p)
- Bước 3: HSG khái quát lại kiến thức và liên hệ mở rộng về tác giả

- Bước 4: GV nhấn mạnh, kết luận, cho HS quan sát tranh về tác giả Nguyễn
Khuyến
I. Tìm hiểu chung
1.Tác Giả
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909), hiệu Quế Sơn, quê- Ý Yên- Nam Định nhưng sống chủ yếu
ở Bình Lục- Hà Nam, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Học hành đỗ đạt:Tam nguyên Yên Đổ
- Tài năng, cốt cách thanh cao, yêu nước, thương dân.
- . Tác phẩm:
+ Viết bằng chữ Hán, Nôm; chủ yếu là chữ Nôm.
+Chủ đề: Tình yêu quê hương, gia đình, bè bạn; cuộc sống người nghèo khổ; châm biếm, đả
kích tầng lớp thống trị.
2.Tác phẩm
+ Vị trí : Bài thơ “ Mùa thu câu cá “ một trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
+ Đề tài: Viết về đề tài mùa thu – đề tài quen thuộc.
+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn khuyến về ở ẩn tại quê nhà

* Hoạt động 2: Đọc văn bản.
- Mục tiêu: HS thể hiện được đúng giọng điệu, nắm được bố cục và chủ đề văn bản.
- Thời gian: 5p.
- Cách thức: Nêu vấn đề, động não, trình bày 1 phút
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc văn bản
+ HS đọc văn bản: Nhẹ nhàng, , chạm rãi, thể hiện được sự thư thả của tác giả.
- Bước 2: HS TB nhận diện thể thơ? Cách tìm hiểu về bố cục

10


+ HS Khá, giỏi: nội dung chính của bài
- Bước 3: HS chia sẻ thông tin
- Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức
II. Đọc văn bản
1.Đọc.
2. Bố cục:2 cách:
- 4 phần: Đề- thực- luận- kết.
- Cảnh thu (6 câu đầu) và tình thu (2 câu cuối)
3. Chủ đề: Bài thơ tả cảnh mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua đó cho ta thấy tấm lòng của
nhà thơ với thiên nhiên và cuộc đời.
* Hoạt động 2.3: Đọc- hiểu văn bản
- Mục tiêu:
+ Phân tích được cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả.
+ Đánh giá được tài năng thơ Nôm của tác giả.
- Thời gian: 20p.
- Cách thức: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, trình bày 1 phút, thuyết giảng
- Bước 1: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp (6p) trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1: Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát
cảnh thu như thế nào?

Nhóm 2. Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho
biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
Nhóm 3. Hãy nhận xét về không gian thu trong bài thơ qua các chuyển động, màu sắc, hình
ảnh, âm thanh?
Nhóm 4. Nhan đề bài thơ có liên quan gì đến nội dung của bài thơ không? Không gian trong
bài thơ góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
+ Em hãy cho biết cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt?
+ Cách gieo vần ấy cho ta cảm nhận về cảnh thu như thế nào?
+ Hai câu thơ cuối gợi cho anh/ chị ấn tượng gì?
+ Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ 1-2 HS TB tổng hợp nhanh những nét nghệ thuật chính của bài
- HS khá, giỏi bình giảng về yếu tố lấy động tả tĩnh trong bài .
- Bước 3: GV nhận xét chung, phân tích và kết luận.
- Bước 4: GV nhận xét về các câu trả lời của HS, bình giảng, phân tích kĩ và kết luận.
- GV kết luận về nghệ thuật
HS phát biểu cá nhân liên hệ với cảnh mùa thu ở quê hương.
III. Đọc hiểu văn bản
1. Cảnh thu:
– Điểm nhìn từ trên thuyền câu -> nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời -> nhìn tới ngõ vắng -> trở
về với ao thu.
– Cảnh thu được đón nhận từ gần -> cao xa -> gần. Cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh
động với hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa.
– Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của
cảnh vật:
+ Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt
+ Đường nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.
-> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc.
– Hòa sắc tạo hình “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng,
xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi” ( Xuân

Diệu ).
– Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn: Vắng teo, Trong veo, Khẽ đưa vèo, Hơi gợn tí,

11


Mây lơ lửng ,…
– Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo ->
không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh
vật -> Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
=> Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển
động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm
không gian sao động.
2. Tình thu:
– Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động..
– Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một
nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
-> Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu
nước thầm kín mà sâu sắc.
3. Đặc sắc nghệ thuật.
– Cách gieo vần đặc biệt: Vần ” eo “(tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần
tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với
tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
– Lấy động tả tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
 Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
- PP, KT: Nêu vấn đề, gợi mở

- TG:8p
- Bước 1: GV nêu yêu cầu:
+ HS TB: Vì sao nói nhà thơ Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”?
+ HS khá, giỏi: Tìm bài thơ “ Thu ẩm” và “ Thu vịnh”. Chỉ ra màu “ xanh ngắt” ở câu nào và giá
trị của từ ngữ đó trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
+ HS TB: Tìm những hình ảnh nói về cảnh thu ở quê hương em?
Bước 2: HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm
- Bước 3: HS chia sẻ thông tin
- Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức
4. Tổng kết và HDHT:
a. Tổng kết: GV tổng kết về nội dung và nghệ thuật của bài.
- Nội dung:Cảnh thu ẩn chứa tình thu, sâu thẳm là lòng yêu nước của Nguyễn Khuyến.
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Gieo vần, sử dụng hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động.Nghệ thuật
lấy động tả tĩnh.
b. HDHT
- Học thuộc lòng bài thơ, học phần nội dung, nghệ thuật của bài.
- HSG làm sáng tỏ ý kiến của Xuân Diệu cho rằng trong 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, bài
Thu điếu là điển hình hơn cả.
- Soạn bài- Thương vợ - Trần Tế Xương
+ Tìm hiểu kiến thức về tác giả
+ Phân tích hình ảnh bà Tú trong tác phẩm
+ Đánh giá về nhân cách tác giả qua tác phẩm.
+ Liên hệ hình ảnh người phụ nữViệt Nam hiện nay

12


Ngày soạn: 26/8/2018
Ngày dạy: 11A: 29/8
Tiết 5


11B: 29/8
THƯƠNG VỢ

( Trần Tế Xương )
I.Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ cùng những
tâm sự của nhà thơ.
- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ : sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu
sức biểu cảm ; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
2. Kĩ năng: Khái quát, phân tích tác phẩm thơ trung đại về hình ảnh trong thơ.
3. Thái độ: Trân trọng tình cảm chân thành của nhà thơ.
4. Tích hợp, liên môn, liên hệ thực tế, giáo dục KNS
- Liên hệ thực tế hình ảnh người phụ nữ trong XHPK và XH hiện đại.
- GD KNS: Sống phải có sự yêu thương, trân trọng người phụ nữ trong gia đình.
II. Phương pháp:Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm ; trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi
III.Chuẩn bị của GV và HS :
- GV : giáo án, SGK,SGV, thiết kế bài giảng.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV
IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định tổ chức
11A
11B
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- HS Yếu, TB: Đọc thuộc lòng bài thơ Câu cá mùa thu và phân tích nội dung của hai câu
thơ mà em thích nhất

13



- HS khá, Giỏi: Nhận xét, đánh giá và lý giải về tình cảm của nhà thơ gửi gắm qua bức tranh
thu ở ĐBBB.
3.Bài mới :
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho bài học.
- Cách thức: GV dẫn ý:
Trong xã hội phong kiến thân phận người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với vất vả khó khăn,
thậm chí còn gắn liền với những bi kịch. Sự cảm thông của xã hội với họ là cần thiết nhưng cần
thiết nhất có lẽ là tình cảm của chính những thành viên trong gia đình, với cuộc sống là người
vợ, người mẹ là động lực để họ vươn lên hoàn thành trách nhiệm của mình. Tú Xương là một
người chồng đã thấu hiểu những khó khăn vất vả của vợ mình. Qua bài “Thương vợ” chúng ta sẽ
thấy rõ hơn điều đó.
- HS hát một đoạn bài hát về người mẹ, người phụ nữ hoặc một đoạn thơ ngắn về người mẹ
mà HS biết.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Thời gian: 5p.
- Cách thức:
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn sgk: Nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm?
- Bước 2: HS làm việc cá nhân
- Bước 3: HS chia sẻ kiến thức
+ 1-2 HS Yếu, TB rút nhanh ý chính từ tiểu dẫn
+ HS khá, giỏi nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức.
-Bươc 4: GV chuẩn hóa kiến thức. GV đọc thêm cho HS tư liệu về thơ văn Tú Xương
I.TIỂU DẪN
1.Tác giả
Cuộc đời ngắn gủi, nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất tử
- Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc,

đất nước; Có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thớ ca dân tộc.
2.Bài thơ
- Thể loại : Thất ngôn bát cú
- Đề tài : Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của nhà thơ viết về vợ.
* Hoạt động 2.2: Đọc văn bản
- Mục tiêu:HS đọc và khái quát được bố cục, chủ đề của văn bản.
- Thời gian: 5p.
- Cách thức: Đọc diễn cảm
- Bước 1: GV hướng dẫn giọng đọc, gọi hs đọc văn bản, yêu cầu
- Bước 2: HS dựa vào chuẩn bị bài ở nhà khái quát nhanh về bố cục và chủ đề văn bản.
- Bước 3+4:GV nhận xét và kết lụân kiến thức.
II. Đọc văn bản
1. Đọc
2. Bố cục:
- 6 câu đầu: Hình ảnh bà Tú
- 2 câu cuối: Hình ảnh ông Tú và nỗi lòng thương vợ.
3. Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương chân thành đối với người vợ tình tảo, giàu
đức hi sinh của ông Tú

14


* Hoạt động 2.3: Đọc hiểu văn bản:
- Mục tiêu:
+ Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ cùng những
tâm sự của nhà thơ .
+ Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ : sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức
biểu cảm ; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian
- Thời gian: 20p.
- Cách thức: Nêu vấn đề, trình bày 1 phút, thuyết giảng, thảo luận nhóm

-Bước 1: GV yêu cầu HS nêu hểu biết về hình ảnh nguồi phụ nữ Việt Nam nói chung
- Bước 2: HS tranh luận, làm sáng tỏ vấn đề
+ Vẻ đẹp về ngoại hình
+ Vẻ đẹp tâm hồn.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Qua tìm hiểu bài thơ, theo em, bà Tú có những đặc điểm
nào của người Phụ Nữ Việt Nam?
+ HS Yếu, TB nêu ý, HS giỏi chốt ý.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp, làm rõ ý của hai câu đề về mặt nội dung và nghệ thuật
+Đại diện nhóm bổ sung
+ Nhóm HS khác nhận xét
- Bước 4: GV kết luận ý cơ bản
III. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh bà tú ( thể hiện qua nỗi lòng thương vợ của ông tú (6 câu đầu)
* HÌnh ảnh Bà Tú hiện lên đảm đang, tháo vát, chu đáo, cơ cực gánh vác gia đình và giàu đức
hy sinh.
a. Hai câu đề
- Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương
- Tác giả đã sử dụng cách tình thời gian của sự vất vả (Quanh năm), cách nói về nơi và công
việc làm ăn (Buôn bán ở mom sông), cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả gia đình để thể
hiện sự tri ân của mình với vợ.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HSHĐCN
Bước 2: HS lần lượt tranh luận, làm sáng tỏ nội dung và nghệ thuật các câu thơ để nhấn mạnh
hình ảnh bà Tú
Với mỗi cặp câu GV đặt câu hỏi nâng cao cho HS khá, giỏi
- Hai câu thực: Liên hệ tính biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao và thơ ca nói chung?
- Hai câu luận: Việc sử dụng thành ngữ và từ ngữ dân gian có tác dụng
GV tích hợp GD KNS: Qua hình ảnh bà Tú, em hãy nêu thái độ và cách đối xử đúng đắn với
mẹ?
- HS TB, yếu: Chỉ ra đối tượng Tú Xương chửi
- HS khá giỏi: Lý giải vì sao Tú Xương lại chửi đời và chửi mình từ đó đúc rút về nhân cách Tú

Xương.
Bước 3: HS trình bày, chia sẻ
Bước 4: GV bình giảng, tổng kết về phần 2 và phần 3.
b. Hai câu thực
Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú.
- Lặn lội thân cò: Vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn.
- Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm.
- Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng con mà đành phải rơi vào
cảnh liều lĩnh cau có, giành giật.
- Nghệ thuật đảo ngữ: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình
=> Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương.
c. Hai câu luận
Một duyên / năm nắng

15


Hai nợ / mười mưa
Âu đành phận / dám quản công
=> Câu thơ như một tiếng thở dài cam chịu. Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân
gian, bộc lộ kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của bà Tú.
- Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quí. Bà Tú hiện thân của một
cuộc đời vất vả, lận đận. Ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn nại. Tất cả hi
sinh cho chồng con.
=> ÔngTú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. Nhân cách của Tú
Xương càng thêm sáng tỏ.
2.Hình ảnh ông Tú
- Tú Xương tự chửi mình vì cái tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội kiếm
ăn. Ông vừa cay đắng vừa phẫn nộ.
- Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn

nghèo đói.
- Từ tấm lòng Thương vợ đến thái độ đối với xã hội
=> Nhân cách của Tú Xương ân tình, nhân ái, chân thật.
3 Nghệ thuật.
- Sử dụng từ ngữ giản dị giàu sức biểu cảm.
-Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống .
- Trào phúng và trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn trong tác phẩm
 Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
- PP, KT: Nêu vấn đề, gợi mở
- TG:8p
- Bước 1: GV nêu yêu cầu:
+ HS TB: Nhận xét cách nói của Tú Xương về chuyện bà Tú nuôi đủ 5 con với 1 chồng?
+ HS khá, giỏi: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài
thơ Thương vợ của Tú Xương?
+ HS TB: Tìm những bài ca dao, tục ngữ nói về tình cảm vợ chồng?
Bước 2: HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm
- Bước 3: HS chia sẻ thông tin
+ Nuôi đủ nghĩa là không để cho thiếu thốn. Khái niệm đủ với các con là ăn no mặc ấm. Còn với
ông Tú thì đủ không chỉ có nghĩa ăn no mắc ấm mà còn là đáp ứng đủ mọi thứ ăn chơi
+ Số lương: 5 con với 1 chồng: Một mình bà Tú phải gánh trách nhiệm nuôi đủ sáu người trên
vai. Tú Xương khôi hài, trào phúng về đức ông chồng- là chính mình- tự hạ mình, coi mình là
thứ con đặc biệt, kẻ ăn theo, ăn bám, ăn tranh với 5 đứa con.
- Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức
4. Tổng kết và HDHT
a.Tổng kết
GV gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK và chốt lại kiến thức chính
- Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp bà Tú - một người phụ nữ đảm đang, vị tha
- Thể hiện tấm lòng thương vợ, biết ơn vợ cũng như lời tự trách mình của Tú Xương
Đề tài mới và được diễn đạt qua việc sử dụng Tiếng Việt giản dị, giàu sức biểu cảm; sử dụng
những hình ảnh, ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian

b. HDHT
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm được những ý chính
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm Vịnh khoa thi Hương; khóc Dương Khuê
+ Đọc văn bản
+ Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời hai văn bản
+ Khái quát nội dung và nghệ thuật chính.
===================================================================

16


Phụ lục: Hiểu biết về Thơ Trần Tế Xương viết về vợ
Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức
phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho "dài lưng tốn vải" như trong bài Hỏi ông trời của ông:
Ta lên ta hỏi ông trời:
Trời sinh ta ở trên đời biết chi?
Biết chăng cũng chẳng biết gì:
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi
Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu. Điều đó đã đi vào thơ ca của
ông: Tiền bạc phó cho con mụ kiếm hoặc là Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ hay là Nuôi đủ năm
con với một chồng, rồi ông cũng tự cười mình trong bài Phỗng sành:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà cứ nghĩ rằng ta giỏi,

Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả 8 lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886);
Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý
Mão (1903) và Bính Ngọ (1906). Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894)
ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm). Sau đó không sao lên nổi cử
nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành
Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng, đến phát cắu lên:
Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi !
Xã hội bấy giờ, cái bằng tú tài thuộc loại dang dở dở dang (tú tài không được thi Hội, cử nhân
mới được thi, tú tài không được bổ quan, cử nhân mới được bổ). Cho nên đậu tú tài, muốn đậu
cử nhân phải đợi 3 năm sau thi lại.
Khoảng sau khoa Canh Tý (1890), nhiều lần thi trượt, nhà thơ càng chán ngán, chơi bời phóng
túng, tốn tiền, bà Tú nhiều lần can ngăn không được, giận doạ tự tử. Nhà thơ nhân đó làm bài
văn tế này bày tỏ nỗi cảm thông làm lành khéo với vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn,
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một bệnh hay gàn hay dở.
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười,
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai,
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ.
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, phó mặc tay dâu,
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Vĩễn Lai, mà lòng mình sợ?

Thôi thôi:
Chết quách yên mồ,

17


Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay,
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe dây, kiếp này đã lỡ.
Mình đi tu cho thành tiên thành Phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ,
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ

Ngày soạn : 28/8/2018
Ngày dạy: 11A: 30/8
Tiết 7 - Đọc thêm

11B: 31/8
VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Trần Tế Xương
CHẠY GIẶC
Nguyễn Đình Chiểu

I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức: Khái quát được những nội dung và nghệ thuật cơ bản của hai tác phẩm
2. Kĩ năng: Khái quát, phân tích tác phẩm thơ trung đại về mặt nội dung và nghệ thuật.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng bản sắc dân tộc.
4. Liên môn, tích hợp, liên hệ thực tế:Liên môn với môn Lịch sử: bài 19 – Nhân dân Việt Nam
chống Pháp xâm lược từ 1858 đến 1873- Sử 11- HK 2; Liên hệ thực tế vấn đề thi cử hiện nay.
5. Năng lực hình thành: Năng lực tiếng Việt, cảm thụ văn học; Năng lực giao tiếp, hợp tác.
II. Phương pháp:Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm.

III. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Chuẩn bị bài giảng và các kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm
- HS: Soạn bài theo các câu hỏi SGK
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức.
11ª
11B
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- HS yếu, TB: Đọc thuộc lòng và phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thương vợ- TTX?
- HS giỏi, khá: Qua hình ảnh bà Tú và ông Tú em hãy liên hệ về vai trò, vị trí của người phụ
nữ và nam nhi trong xã hội phong kiến xưa và xã hội ngày nay?
3.Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động 3’
- Mục tiêu : Tạo hứng thú cho bài học.

18


- Cách thức : HS nêu hiểu biết về vấn đề thi cử hiện nay và trách nhiệm của bản thân với đất
nước.
GV nhấn mạnh ý, dẫn vào bài học.
*Hoạt động 2+3: Hình thành kiến thức, Luyện tập vận dụng
* Hoạt động 2.1: Đọc thêm tác phẩm Vịnh khoa thi hương- Trần Tế Xương
- Thời gian: 17p.
- Cách thức: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Bước 2: HS thảo luận nhóm
Bước 3: HS chia sẻ kiến thức, trình bày, bổ sung
Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức

A. Tác phẩm Vịnh khoa thi hương
1. Khái quát chung
-Đề tài :thi cử
-Bài thơ viết về kì thi hương ở Nam Định qua ngòi bút châm biếm sâu sắc của TTX.
2. Phân tích
Đọc văn bản:
Nhà nước ba năm mở một khoa
…………..
Ngoảnh cổ mà trong cảnh nước nhà
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Hình ảnh sĩ tử và quan trường được tác giả tái hiện như thế nào?
Câu 3: Tác giả sử dụng BPNT gì trong câu thơ 5,6? Thái độ tác giả?
Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về cảnh thi cử lúc bấy giờ? Liên hệ thi cử ngày nay?
* Hoạt động 2.2: Đọc thêm tác phẩm Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
- Thời gian: 15p.
- Cách thức:Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Bước 2: HS thảo luận nhóm
Bước 3: HS chia sẻ kiến thức, trình bày, bổ sung
Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức
B. Khóc Dương Khuê
Đọc văn bản :

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
……
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Câu1 : Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
Câu 2 : Nêu nội dung của đoạn thơ trên ?
Câu 3 : Câu 3,4 tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? tác dụng nghệ thuật đó ?

Câu 4 : Cảm nhận của anh/chị về tình bạn ?
4. Tổng kết và HDHT:
a. Tổng kết:
- HS khái quát lại chủ đề bài thơ: Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc tác giả đã phơi bày hiện
thực xh thực dân nửa pk một cách đau đớn và xót xa (Vịnh khoa thi hương). Bút pháp trữ tình :
ca ngợi tình bạn thân thiết (Khóc Dương Khuê)
b. HDHT:
- Nhận diện được nội dung và nghệ thuật các bài thơ
- Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra viết bài viết số 1: Nghị luận một đoạn thơ bài thơ

19


+ Cấu trúc đề thi THPT QG
+ NLVH: Tự tình II, Câu cá mùa thu, Thương vợ

Ngày soạn : 28/8/2018
Ngày dạy:
Tiết 7,8
(VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức về NLVH, tập trung vào kiểu bài nghị luận về một đoạn
thơ bài thơ, nghị luận một ý kiến bàn về văn học
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức NLVH
- TÌm hiểu đề, lập dàn ý, sử dụng các thao tác lập luận khi viết bài.
3. Thái độ:..Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của ban rthân trong nhận thức, rèn
luyện phẩm chất sống.
4. Giáo dục tích hợp, liên môn, trải nghiệm, liên hệ thực tiễn
- Tích hợp kỹ năng tư duy lô gic khi tạo lập văn bản

- Liên hệ về trách nhiệm với đất nước qua các bài thơ.
5. Năng lực hình thành: Năng lực tiếng Việt, cảm thụ văn học
II.Phương pháp: HS viết bài tại lớp.
III. Chuẩn bị của GV và HS:
-GV: Ra đề bài phù hợp với đối tuợng HS.
-HS : Nắm chắc lí thuyết về kiểu bài nghị luận về một đoan thơ, bài thơ để làm bài.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số 11A:
11B
- Giáo dục học sinh: nề nếp, tác phong, quy định trong giờ kiểm tra.

2. Hoạt động kiểm tra
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* HĐ1:Giao đề bài cho HS
Thời gian: 2 phút
TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT BẢO YÊN

Nội dung

BÀI VIẾT SỐ 1 KHỐI 11 NĂM HỌC HỌC 2018 – 2019

20


TỔ KHXH

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề


I.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
KHÓ KHĂN THỬ THÁCH ĐỂ LẠI GÌ ?
Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc
sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng
đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả
trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàng trai. Sau một hồi ông
bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau
đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng
cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi
nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.
(Theo Internet)
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó:
“- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau
đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng
cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi
nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.”
Câu 4. Bài học cuộc sống nào được rút ra từ văn bản trên? Trình bày trong một đoạn văn khoảng
5 -7 dòng.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được
nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: “Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách”.
Câu 2. (5,0 điểm)
(11B) Bài thơ Tự tình (bài II) vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng

sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ
điều đó.
(11A)“Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết
về bà Tú”. ( Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, tr 29).
Em hãy phân tích bài thơ “ Thương vợ” (Tú Xương) để làm sáng tỏ nhận định trên?
………………………………..Hết………………………………..
A. Ma trận
Nội dung
Nhận biết
I. Đọc
hiểu

- VB nhận
dụng
(Ngoài
chương trình)

- Phương
thức biểu
đạt?
- Biện
pháp nghệ
thuật

Mức độ cần đạt
Thông
Vận dụng
hiểu
- Nội dung - Bài học
cuộc sống


21

Tổng
Vận dụng
cao


Tổng
II. Làm
văn

Tổng
Tổng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
NLVH

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1
0,5
5%


1
0,5
5%

2
1,0
20%

2
1,0
20%

1
0,5
5%

1
0,5
5%

4
3
30%
Nghị luận
một đoạn
thơ, bài
thơ (Ý
kiến)
- Tự tình

- Thương
vợ
1
7,0
70%
1
7,0
70%

1
7,0
70%
5
10
100%

B. Đáp án
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
- HS cần làm rõ các vấn đề:
1
Nội dung chính của đoạn trích: Không được mất niềm tin trước những vấp ngã,
0,5
thất bại trong cuộc sống. Khi trải qua những khó khăn thử thách, người ta sẽ trở
nên có ích cho cuộc đời.

2
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên:tự sự
0,25
3
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: liệt kê, ẩn dụ, đối lập.
1,0
Tác dụng: Những sự vật được kể ra giúp người đọc dễ hình dung ra rằng, muốn
trở nên có ích, người ta phải trải qua thử thách. Riêng hình ảnh đối lập (muối, cà
rốt – trứng) lại khiến ta liên tưởng: ai cũng phải đối mặt với thử thách dù người ta
ở đâu, làm gì, dù ở hoàn cảnh nào, ….
4
Bài học cuộc sống được rút ra từ văn bản:
1,25
- Lẽ thường, ai cũng gặp những thất bại trong cuộc sống, nhưng con người không
được mất niềm tin.
- Cà rốt phải chín đi, muối phải tan ra, trứng cũng phải được luộc chín thì trở
thành thực phẩm nuôi sống con người. Cà rốt khi chín thì mềm đi; trứng mỏng thì
cứng cáp khi qua nước sôi.
- Câu chuyện thực tế đơn giản ấy lại là một bài học cuộc sống đáng quí: Ai sống
trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách. Chính khi được rèn luyện qua
thử thách, qua tôi luyện trong cuộc đời, người ta sẽ làm nên những giá trị đích
thực cho cuộc sống; sẽ không nản lòng khi gặp thất bại.
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4
học sinh phải viết thành đoạn văn.
- Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu Nội dung
Điểm

22



1

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: “Ai sống trên đời cũng
phải trải qua kho khăn, thử thách”.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn
- Kết hợp thao tác lập luận, diễn đạt…
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Giải thích
- Khó khăn, thử thách: là những trở ngại con người gặp phải trong học tập,
trong công việc. Những trở ngại ấy có khi vượt khả năng, sức lực mỗi người
và người ta khó thực hiện.
- Ý cả câu: Lời nhắn nhủ mỗi người phải có nghị lực, ý chí để vượt qua những
trở ngại mà bản thân mình gặp phải. Vì không có ai thành công mà không phải
đối mặt với khó khăn trở ngại.
* Bàn luận, mở rộng vấn đề
Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục;
dưới đây là một hướng giải quyết:
- Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng:
+ Sinh ra và sống trong cuộc đời này ai cũng phải đối mặt với khó khăn, trở
ngại. Thành công không tự nhiên mà có – đó là một qui luật tất yếu.
+ Khó khăn của cuộc sống rất đa dạng: đó là những công việc vượt khả năng,
những tình huống nan giải cần con người phải giải quyết; là những thiếu thốn
về vật chất; những bất hạnh về tinh thần; những vấp ngã, thất bại trong học
tập, trong công việc; …..

- Mở rộng vấn đề:
+ Có người may mắn sẽ gặp ít khó khăn trở ngại, người thiếu may mắn thì
phải đối mặt với khó khăn nhiều hơn. Tuy nhiên, không gặp trở ngại nào thì
người ta không thể thành công.
+ Hãy chuẩn bị những điều kiện tốt nhất như tri thức, đạo đức,… để có thể
vượt qua thử thách dễ dàng hơn.
+ Mỗi người hãy tiếp sức đồng nghiệp, bạn bè trong hoàn cảnh họ gặp khó
khăn. Có như thế, những khi bản thân ta gặp khó khăn, chúng ta cũng được
tiếp sức từ những người chung quanh.
* Bài học nhận thức và hành động
- Phải có ý chí và nghị lực vượt khó.
- Phải hiểu rằng: gian nan rèn luyện mới thành công.
- Khẳng định lại vấn đề.

2,0

0,25
0,25

1,25

0,25

Câu 2. (5,0 điểm)
11B
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ

23


với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn
tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn
văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Phân tích bài thơ để thấy được bi kịch duyên
phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí,có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các tho tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
(3,0 điểm).
– Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; trích dẫn ý kiến.
+ Giải thích ý kiến: (0,5 điểm).Ý kiến khẳng định hai tâm trạng tưởng chừng trái ngược nhau
nhưng thống nhất trong bản lĩnh, tính cách Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước
duyên phân phận éo le dang dở vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của bà.
+ Phân tích bài thơ để chứng minh
++ Bài thơ Tự tình nói lên bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương
+++ Bi kịch về duyên phận của Hồ Xuân Hương thể hiện ở nỗi niềm buồn tủi của bà.

Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân hương được gợi lên từ sự tĩnh lặng của đêm khuya thanh vắng.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non”. Câu thơ vừa nói lên
sự dầu dãi, cay đắng vừa gợi lên sự bạc phận, sự bẽ bàng.
Nỗi niềm buồn tủi của bà còn thế hiện qua tâm trạng chán chường: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con! Tuổi xuân qua đi tuổi xuân không trở lại. Nỗi lòng của bà cũng là
nỗi lòng của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
+++ Bi kịch về duyên phận thể hiện qua nỗi xót xa của Hồ Xuân Hương.
Nhà thơ đã cảm nhận được sự bẽ bàng của duyên phận: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Trơ
là tủi hổ, trơ là bẽ bàng. Dù câu thơ chỉ nói về một vế hồng nhan nhưng vẫn gợi lên vế bạc phận.
Vì vậy, Hồ Xuân Hương càng thấy xót xa, bẽ bàng và cay đắng.
++ Bài thơ tự tình nói lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Rơi vào hoàn cảnh ấy, nhiều người có thể tuyệt vọng hoặc phó mặc buông xuôi. Thế nhưng, nữ
sĩ Hồ Xuân Hương thì không thế. Trước sự trớ trêu của cuộc đời, của số phận, nhà thơ vẫn luôn
khát khao hạnh phúc.
+++ Lòng khát khao hạnh phúc được thể hiện ở việc tác giả muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của số
phận. Từ trơ kết hợp với từ nước non thể hiện sự bền gan thách đố và cũng là thể hiện sự khát
vọng vượt lên sự nghiệt ngã của cuộc đời.
+++ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc còn thể hiện ở sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân
Hương: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Hai câu thơ gợi
cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của
con người. Cách sử dụng từ xiên ngang, đâm toạc thể hiện thể hiện được sức sống mãnh liệt của
thiên nhiên cũng là thể hiện sức sống mãnh liệt của nữ sĩ trong tình cảnh bi thương.
+ Đánh giá chung:
– Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ
Xuân Hương. Bài thơ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vượt lên
trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
– Tác giả sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm. Tất cả có tác dụng diễn
tả những biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng của nữ sĩ.

24



– Bài thơ giúp ta hiểu hơn tại sao Hồ Xuân Hương lại được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
– Điểm 2,5 – 3,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân
tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
– Điểm 1,5 -2,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0,5 – 1,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan
điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
11A
* Yêu cầu chung:
– HS biết kết hợp kiến thức và kỹ năng viết nghị luận văn học để viết bài.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp…
– HS có thể phân tích, chứng minh theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát bài thơ và
nhận định.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5đ): Có MB, TB, KB. MB nêu được vấn đề. TB triển

khai vấn đề. KB khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5đ): Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm
động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ
và dẫn chứng; rút ra bài học cho bản thân. (5,0đ)
– Giới thiệu về tác giả Tú Xương, bài thơ, vấn đề Thương vợ là một trong những bài thơ hay và
cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. (1,0đ)
– Phân tích chứng minh những vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật bài thơ (3,5đ)
+ Nội dung (3,0đ)
. Hình ảnh bà Tú hiện lên với cuộc sống vất vả lam lũ và những đức tính cao đẹp của người phụ
nữ Việt Nam: đảm đang, tháo vát, thương chồng, thương con và giàu đức hy sinh. (6 câu đầu)
. Tấm lòng yêu thương, quý trọng, tri ân vợ và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ.(2 câu cuối)
+ Nghệ thuật (0,5đ): Tài năng tác giả trong việc sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian,
ngôn ngữ đời sống và các biện pháp tu từ.
– Bình luận (0,5đ) Khẳng định ý kiến của bài thơ hoàn toàn đúng.
d. Sáng tạo (0,5đ): Diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5đ): Không mắc lỗi.
Ngày soạn: 28/8/2018
Ngày dạy: 11B: 31/8
Tiết 9

11A

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

25


×