Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

giáo án lơp 4 tuân 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 30 trang )

Tuần 1: tháng 9 (Từ ngày 3 /9/2018 đến ngày 7/9/2018)
Ngày giảng: 3/9/2018 / Thứ hai
Tiết 1: Chào Cờ
____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc hiểu câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
A. Hoạt động cơ bản.
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi (TLHDH- T3)
- Chia sẻ câu trả lời trước lớp.
a) Tranh vẽ những cảnh gì?
- Tranh vẽ cảnh: Giúp người già, người bị khuyết tật, trẻ nhỏ, cứu trợ
lũ lụt, thiên tai.
b) Những người trong tranh đang làm gì để giúp đỡ lẫn nhau?
- Bạn gái đỡ người già xuống bậc thang, một bạn học sinh đang cõng
một bạn bị khuyết tật đi học, một chú hàng xóm đang bế em bé vượt qqua
lũ lụt, các chú bộ đội mang hàng cứu trợ đồng bào bị thiên tai.
c) Những việc làm đó em thấy tình cảm của mọi người đối với nhau như
thế nào?
- Mọi người đối với nhau như người thân, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài.
- Nghe giáo viên đọc bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (TLHDH- T4)
- 1-2 học sinh đọc trước lớp.
3. Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa.
- Đọc từ và lời giải nghĩa.
- Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa. (TLHDH T-5)
4. Cùng Luyện đọc.
- Học sinh luyên đọc từ ngữ.


- Luyện đọc câu.


- Luyện đọc đoạn.
5. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Trả lời câu hỏi.
1) Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào?
- Thân hình chị bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như
mới lột, hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.
2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- Bọn nhện đánh Trò mấy bận vì mẹ Trò đã mất của bạn ấy đã vay
lương ăn của chúng….
3) Những chi tiết nào thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ.
- Hứa không để ai ức hiếp Nhà Trò.
- Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện.
4. Nếu một hình ảnh nhân hóa mà em thích?
- Hs tự nêu hình ảnh nhân hóa mà em thích.
* Kết nối:
- Câu chuyện cho ta biết Dế Mèn là người như thế nào?
B. Hoạt động ứng dụng.
Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
_____________________________________
Tiết 3: Toán
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu:
- Em ôn tập về đọc, viết, cấu tạo các số đến 100 000
A. Hoạt động thực hành.
1. Chơi trò chơi “ Xem tôi có số nào?”
- Học sinh tham ra trò chơi theo nhóm.

2. Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
- Học sinh thực hiện làm bài tập.
- Nhóm trưởng điều hành.
- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
a)
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000
b) 64 000; 65 000; 66 000; 67 000; 68 000; 69 000; 70 000; 71 000.


2. Viết (Theo mẫu)
Viết số
72 601

Chục
nghìn
7

98 230

Nghìn Trăm
2

6

9

8

2


84717

8

4

7

74 386

7

4

3

40 020

4

0

0

Chục Đơn Đọc số
vị
0
1 Bảy mươi hai nghìn
sáu trăm linh 1
3

0 Chín mươi tám nghìn
hai trăm ba mươi
1
7 Tám mươi tư nghìn
bảy trăm mười bảy
8
6 Bảy mươi tư nghìn ba
trăm tám mươi sáu
2
0 Bốn mươi nghìn
không trăm hai mươi

4. Viết theo mẫu:
Học sinh làm bài tập vào vở.
a) Viết các số: 4976; 8364; 6065; 2305; 9009 thành tổng (Theo mẫu)
M: 4976 = 4000 + 900 + 70 + 6
8364 = 8000 + 300 + 60 + 4
6065 = 6000 + 60 + 5
2305 = 2000 + 300 + 5
9009 = 9000 + 9
b) Viết các tổng (Theo mẫu)
8000 + 600 + 20 + 7 = 8627
3000 + 900 + 80 + 5 = 3985
6000 + 3 =6003
B. Hoạt động ứng dụng.
Với sự giúp đỡ của người thân em hãy tìm hiểu giá của một số mặt hàng
rồi ghi vào vở
__________________________________________
Tiết 4: Tiếng Anh
(Đ/c Hoàng Thị Quỳnh soạn giảng)

__________________________________________
Buổi 2.
Tiết 1: Lịch Sử
BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được vị trí và hình dáng (Phần đất liền) nước ta trên bản đồ.
- Nêu được nước ta có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc đều có chung lịch
sử, chung tổ quốc.


A. Hoạt động cơ bản
1. Xác định nước ta trên bản đồ và những bộ phận hợp thành của lãnh thổ.
Quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi.
a) Quan sát và chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
Phần đất liền nước ta giáp với những nước ta tiếp giáp với các nước:
Lào, Căm pu chia, Thái Lan.
- Phần đất liền nước ta có hình dáng như thế nào?
Phần đất liền nước ta có hình chữ S (ét sì)
2. Đọc đoạn hội thoại.
Thay nhau đọc đoạn hội thoại (Sách HDH – T5)
3. Tìm hiểu về thiên nhiên, đời sống, sản xuất của một số dân tộc ở
nước ta.
Quan sát các hình ở phần (a) tìm ra các nét riêng của thiên nhiên các vùng.
Nhóm trưởng điều hành.
Báo cáo trong nhóm các nét riêng của thiên nhiên các vùng ở hình 2,3,4,5.
- Nước ta dải dài từ Bắc vào Nam, thiên nhiên các vùng có những nét riêng
khác nhau.
Hình 2: Vùng đồi núi, khí hậu mát lạnh. Trên các đỉnh núi mây phủ sương
mù hầu như bao phủ quanh năm.

Hình 3: Đảo là bộ phận đất nổi lên giữa biển, quần đảo là nơi tập trung
nhiều đảo, xung quanh có biển và đại dương bao bọc.
Hình 4: Vùng đồng bằng có nhiều vùng trũng đễ ngập nước. Ngoài đất phù
xa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất nhiễm mặn.
Hình 5: Vùng ven biển có đồng bằng nhỏ, hẹp. Những vùng thấp trũng ở
của sông, nơi có doi cát chắn phía biển tạo ra các đầm, phá. Vùng biển có nhiều
bãi biển đẹp.
Quan sát các hình ở phần (b) nhận xét về trang phục của người phụ nữ ở
một số dân tộc.
Nhóm trưởng điều hành.
Báo cáo trong nhóm các nét riêng của thiên nhiên các vùng ở hình 6-9.


Hình 6: Trang phục của người phụ nữ Gia Rai là kiểu áo may chui đầu, cổ
khoét cao, mở cúc ở đường bờ vai, gấu áo có trang trí hoa văn, váy được cuốn
thân từ eo xuống bụng…
Hình 7: Trang phục của người phụ nữ Chăm là áo dài không sẻ tà, mặc
chui đầu. cổ áo hình tròn, áo phủ trùm gót chân…
Hình 8: Trang phục của phụ nữ Kinh là áo dài có sẻ tà kéo dài từ cổ áo
xuống gót chân, được máy ôm sát cơ thể, quần ống rộng, tay ôm vành nón lá…
Hình 9: Trang phục của người phụ nữ Thái là áo cóm, váy đen, đầu cuốn
chiếc khăn Piêu. Áo được may cổ cao, phí trước có hai dải cúc hình con bướm…
Quan sát các hình ở phần (c) nhận xét về hoạt động sản xuất của mỗi vùng
nước ta.
Nhóm trưởng điều hành.
Báo cáo trong nhóm các nét riêng của thiên nhiên các vùng ở hình 10-13.
Hình 10: Vùng đồi núi cao nguyên, đồng cỏ bạt ngàn thuận lợi cho việc
chăn nuôi.
Hình 11: Vùng đồng bằng đất đai màu mỡ được phù sa của các con sông
bồi đắp, thuận lợi cho việc canh tác, trồng trọt.

Hình 12: Vùng trung tâm đô thị, điều kiện cơ sở vật chất tốt, nhiều cơ
quan, xí nghiệp, khu công nghiệp thuận lợi cho việc tạo ra các sản phẩm công
nghiệp.
Hình 13: Vùng biển đảo là môi trường tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, khai thác dầu khí.
* Kết nối:
Em hay kể một số đặc điểm trang phục của dân tộc em.
B. Hoạt động ứng dụng.
Em hãy cùng người thân tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất của địa
phương em đang sinh sống.
______________________________________
Tiết 2: Khoa Học
BÀI 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu
Sau bài học, em:
- Nêu được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống.
- Kể được tên một số điều kiện vật chất và tinh thần cần cho cuộc sống của
con người.
A. Hoạt động cơ bản.
1. Liên hệ thực tế.


- Liên hệ thực tế và suy nghĩ trả lời câu hỏi (Sách HDH-T3)
- Trao đổi câu trả lời với bạn về câu trả lời.
Những thứ em và mọi người cần cho cuộc sống hàng ngày là gì?
+ Những thứ em và mọi người cần cho cuộc sống hàng ngày là: Thức ăn,
nước uống, không khí, thuốc men, ngủ, nghỉ ngơi, học tập, giải trí.
2. Quan sát và thảo luận.
a) Làm phiếu học tập
b) Đánh dâu X vào cột tương ứng cho phù hợp.

Báo cáo trong nhóm.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tên một số yếu tố
Không khí
Nước
Ánh sáng
Nhiệt độ
Nhà ở
Thức ăn
Tình cảm (Gia đình, bạn bè…)
Bệnh viện
Phương tiện đi lại
Quần áo

Trường học
Đồ dùng trong nhà
Sách báo
Đồ chơi
Đồ dùng học tập
Yếu tố khác:……

Cần để duy trì
sự sống
x

Cần cho
cuộc sống

X
X
X
X
X
X

x
X
X
X
X
X
X
X


x

3. Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi (Sách HDH-T5)
Dựa vào phiếu bài tập ở HDD2 để trả lời câu hỏi:
- Con người cần gì để duy trì sự sống?
+ Thức ăn, nước uống, không khí, bệnh viện, nhiệt độ.
- Ngoài các yếu tố duy trì sự sống, con người còn cần thêm những gì?
+ Nhà ở, tình cảm, quần áo, phương tiện di chuyển, học tập, giải trí.
4. Quan sát nhận xét:


Dạy theo tài liệu HDH Trang 5.
5. Đọc và trả lời,
- Đọc nội dung Sách HDH Trang 5.
- Trả lời câu hỏi Sách HDH trang 5 và viết vào vở.
Cùng cô chia sẻ câu trả lời.
- Con người cần gì để duy trì sự sống?
Con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng để duy trì sự sống.
B. Hoạt động thực hành.
1. Chơi trò chơi.
Điền nhanh thông tin vào các ô trống trong sơ đồ.
Để sống và phát triển
con người cần

Điều kiện
vật chất

Không
kh


Thức
ăn

Nước
Uống

Điều kiện
tinh thần

Ánh
sáng

Tình cảm
gia đình
bạn bè

Học
tập

Vui
Chơi

Giải
trí

Nhà ở

* Kết nối:
Con người có thể nhịn ăn được khoảng bao nhiêu ngày?

C. Hoạt động ứng dụng
Em hãy chia sẻ cho người thân trong gia đình những điều cần thiết để duy
trì sự sống.
_____________________________________
Tiết 3: HĐGD Thể Chất
(Đ/c Cù Đức Biên soạn giảng)
________________________________________________________________


Ngày giảng: 4/9/2018/ Thứ ba
Tiết 1+2: Tiếng Việt
BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (tiết 2+3)
* Mục tiêu:
- Nhận biết cấu tạo 3 phần của tiếng: âm đầu, vần, thanh.
- Nghe - viết đúng đoạn văn; viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, từ
chứa tiếng có vần an/ang.
* Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành
+ Ban văn nghệ cho lớp hoạt động
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK trang 3- TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản.
1. HDDCB6 Tìm hiểu về cáu tạo tiếng:
1. Câu tục ngữ sau có bao nhiêu tiếng?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- có 14 tiếng
2. Chọn một tiếng, đánh vần tiếng đã chọn. Viết lại cách đánh vần đó.
- GV mẫu chọn rằng: rờ- ăng – răng- huyền –rằng.

? Tiếng rằng do những bộ phận nào tạo thành?
- Tiếng rằng được tạo thành bởi những bộ phận: âm đầu, vần và thanh.
? Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
- ( Tiếng bầu được tạo thành bởi những bộ phận: âm đầu, vần và thanh)
- HS chọn tiếng đánh vần và viết lại cách đánh vần vào vở nháp tiếng đã tìm...
3. Đưa tiếng đã chọn vào sơ đồ theo mẫu.
*Mẫu: TLHDH trang 6.
- GV QS giúp đỡ
- GV chốt.
4. Mỗi tiếng thường do những bộ phận nào tạo thành?
- Do âm đầu, vần và thanh tọa thành
5. Phân tích các bộ phận tạo thành của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu của
câu tục ngữ, nêu nhận xét.
- a, b, c TLHDH trang 7
- Tiếng ơi không có âm đầu.
- Những tiếng còn lại có đủ ba bộ phận.
- Mỗi tiếng bắt buộc phải có hai bộ phận vần và thanh.
- Y/C lấy VD


+ học, bàn, trường, …
+ anh, én, uống, …
+ GV chốt lại điều cần ghi nhớ.
1.Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh.
2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
- HS nhắc lại nghi nhớ.
- HS Ghi vào vở.
B. Hoạt động thực hành

1. HĐTH 1 thực hiện như TLHDH

2. HĐTH 2 Giải câu đố:
- Sao, ao
Nhận xét, đánh giá bạn
3. HĐ TH3.
a, Nghe – viết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu ( từ Một hôm đến vẫn khóc.)
- GV đọc đoạn viết
Đoạn viết chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào?
Trong bài chữ nào phải viết hoa?
Nhắc lại luật chính tả trước khi viết?
GV đọc bài cho HS viết
Đổi vở soát lỗi cho bạn
4. HĐTH 4 Điền vào chỗ trống.
a, Theo thứ tự: lẫn; nở, lẳn; nịch, lông, lòa, làm.
5. HĐTH 5 Giải câu đố.
a, La bàn
b. Hoa ban
B. Hoạt động ứng dụng
Cùng người thân chuẩn bị bài 1B
__________________________________
Tiết 3: Toán
BÀI 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) (tiết 1)
* Mục tiêu:
Em thực hiện được:
- Phép cộng phép trừ các số có đến năm chữ số.
- Nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.



- Cho HS đọc mục tiêu SGK trang 5- TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động thực hành.
1. Tính nhẩm:
a/ 5000 + 3000 = 8000.
9000 - 4000 = 5000.
8000 : 2 = 4000.
3000 x 2 = 6000.

b/ 9000 - 4000 - 3000 = 2000.
90 000 - (40 000 - 30 000) = 80 000
90 000 - 70 000 = 20 000.
30 000 + 60 000 : 3 = 50 000
30 000 + 20 000 = 50 000.
(30 000 + 60 000) : 3 = 30 000
90 000 : 3 = 30 000.

c/ 32 000 x 2 = 64 000
24 000 : 4 = 6000
80 000 - 30 000 x 2 = 20 000
80 000 - 60 000 = 20 000
(80 000 - 30 000) x 2 = 50 000 x 2
= 100 000
2. Đặt tính rồi tính
+ Em hãy nêu lại cách thực hiện phép tính ?
+ Bước 1: Đặt tính, viết các số thẳng cột.
Bước 2: Tính, thực hiện từ phải sang trái.
a)
+


5064
4879
9943

-

46725
42393
4332

3280
x
6
19680

40075 7
50
575
17
35
0

b)
+

6746
2417
9353

2680 22728 4

2 27
5682
5360
32
08
0
3. Tính giá trị của biểu thức.
+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức ?
a) 57250 + 35685 - 27345 = 92935-27345
= 65590
52945 - 7325 x 2 = 52945-14650
= 38295
b) 3275 + 4659 -1300 = 7934-1300
= 6634
(70850 - 50320) x 3 = 20530 x 3
= 61590
-

89750
58927
30623

x


* Chia sẻ:
Nêu cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
Lấy ví dụ:
C. Hoạt động ứng dụng.


Ôn lại cách thực hiện hép cộng phép trừ các số có đến năm chữ cố.
Nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
__________________________________
Tiết 4: HĐGD Âm Nhạc
(Đ/c Trần Đức Cường soạn giảng)
______________________________________
Buổi 2.
Tiết 1: HĐGD Thể Chất
(Đ/c Cù Đức Biên soạn giảng)
_________________________________________
Tiết 2: Tin học
(Đ/c Lục Minh Duy soạn giảng)
_________________________________________
Tiết 3: Kĩ năng sống Poki
BÀI 1: KHI ĐI MÁY BAY
________________________________________________________________
Ngày giảng: 5/9/2018 / Thứ tư
Tiết 1: Toán
BÀI 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) (tiết 2)
* Mục tiêu:
Em thực hiện được:
- Phép cộng phép trừ các số có đến năm chữ số.
- Nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động thực hành.
1. HĐTH 4 Tìm x:


a) x + 928 = 1204
x = 1204 - 928

b) x × 2 = 4716
x = 4716 : 2


x = 276
x = 2358
x - 337 = 6528
x : 3 = 2057
x = 6528 + 337
x = 2057 × 3
x = 6865
x = 6171
2.. HĐTH 5 Giải bài toán:
GV gợi ý:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Một tấm bìa HCN có DT 108cm2 , chiều rộng 9cm.
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Tính chu vi.
+ Tính chiều dài
+ Để tìm chu vi ta phải đi tìm gì ? ...
Bài giải
Chiều dài của tấm bìa là:
108 : 9 = 12(cm)
Chu vi của tấm bìa là:
(12 + 9) x 2 = 42(cm)
Đáp số: 42cm

* Chia sẻ: Ban học tập cho lơp chia sẻ.
C. Hoạt động ứng dụng.

- Thực hiện theo HDH Toán - trang 7.
_______________________________________
Tiết 2: Tăng cường Tiếng Anh
(Đ/c Hoàng Thị Quỳnh soạn giảng)
_______________________________________
Tiết 3: Tiếng Anh
(Đ/c Hoàng Thị Quỳnh soạn giảng)
________________________________________
Tiết 4: HĐGD Mĩ Thuật
(Đ/c Đỗ Thị Minh Hường soạn giảng)
__________________________________________
Buổi 2:
Tiết 1: Tiếng Việt
BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG (tiết 1)
*Mục tiêu
- Đọc hiểu bài : Mẹ ốm


* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
Hát bài: Bàn tay mẹ
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản.
1.HĐCB 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a) Những người trong tranh đang làm gì?

- Đang chăm sóc người ốm
b) Đoán xem bạn nhỏ có quan hệ như thế nào với người ốm.
- Bạn nhỏ là con của người ốm
2.HĐCB 2,3,4 thực hiện như TLHDH:
3.HĐCB 5: Thảo luận trả lời câu hỏi
1. Bốn câu thơ sau cho em biết điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
- Chọn ý đúng: Lá trầu,Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm.
2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể
hiện qua những câu thơ nào?(Đọc khổ thơ thứ ba).
- “Cô bác xóm làng đến thăm, người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ
mang thuốc vào”.
- Qua đây em nào có thể nêu nội dung bài?
* Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ
với người mẹ.
(HS ghi vào vở)
4.HĐCB 6,7thực hiện như TLHDH:
a-2 ; b- 3; c-4; d-1
B. Hoạt động ứng dụng
Đọc bài thơ mẹ ốm cho người thân trong gia đình nghe.
____________________________________________


Tiết 2: HĐ Trải nghiệm sáng tạo
CĐ1: AN - BUM KỈ NIỆM ĐÁNG NHỚ CỦA TÔI (Tiết 1)
* Mục tiêu
- Sau bài học em xây dựng được an - bum về những kỉ kiệm đáng nhớ của bản

thân (hoặc vẽ an -bum của mình)
- Em biết bảo quả và lưu giữ những sản phẩm của mình.
A. Hoạt động cơ bản.
1. Nhớ lại những kỉ niệm của em:

* Em nhớ lại những kỉ niệm đáng nhớ của em trong những năm qua.
Cách thực hiện:
- Em xem lại, nhớ lại những kỉ niệm mình còn lưu giữ (hoặc vẽ, viết lại những
kỉ niệm đó)
Ví dụ:
- Các sản phẩm hội họa.
- Những bài thơ, bài văn.
- Những bức ảnh...
* Chọn những sản phẩm ấn tượng nhất đối với em.
VD: Bài văn, bài thơ, trang vẽ của em.
* Nhớ và viết lại kỉ niệm của em với 1 đến 3 sản phẩm em ấn tượng.

Trao đổi với bạn về những nội dung trên.
Nhận xét đánh giá bạn.
Chia sẻ trước lớp cho các bạn cùng nghe.
2. Bảo quản và lưu giữ sản phẩm:
Cách thực hiện:
Suy nghĩ và ghi lại cách bảo quản với mọi sản phẩm (sgk -7)
Thực hiện cách bảo quản sao cho bền đẹp.
VD: Ép bóng kính, đóng khung,…..

Nhóm trưởng điều hành cho các bạn.
Chia sẻ với các bạn trong nhóm.
Nhận xét đánh giá bạn.
Chia sẻ cách thực hiện trước lớp.

* Chia sẻ: Ban học tập cho các bạn chia sẻ.


B. Hoạt động ứng dụng.
Chia sẻ với người thân cách thực hiện bảo quản sản phẩm.
_______________________________________
Tiết 3: HĐNG
_______________________________________
Ngày giảng: 6/9/2018 / Thứ năm
Tiết 1: Toán
BÀI 3: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (tiết 1)
* Mục tiêu:
- Em nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.
- Tính được giá trị biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ.

* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt đông cơ bản
1. HDDCB1 Trò chơi "Thay chữ bằng số":
- GV quan sát, giúp đỡ.
Tính (3+5=8) và ghi kết quả vào bảng.
VD:
3
a
3+a
3
5

8
3
6
9
3
4
7
3
...
...
3
...
...
3
...
...
Vậy mỗi lần ta thay chữ a bằng số, ta được một giá trị của biểu thức 3+a
a) Điền tiếp vào chỗ chấm trong bảng.
3
3
3
3

1
2
3
4

3+a
4

......
......


3
5
......
3
6
......
3
7
......
3+a là biểu thức có chứa một chữ.
Nếu a = 1 thì 3+a = 3+1=4 ta nói giá trị của biểu thức 3+a với a = 1 là 4.
Nếu a = 2 thì 3+a = 3+2=5 ta nói giá trị của biểu thức 3+a với a = 2 là 5. ...
Vậy mỗi lần ta thay chữ a bằng số, ta được một giá trị của biểu thức 3+a.
b) Đọc phần đóng khung.
Vậy mỗi lần ta thay chữ a bằng số, ta được một giá trị của biểu thức 3+a.
2. HDDCB2 Viết tiếp vào chỗ chấm:
Đáp án:
a) Giá trị của biểu thức 12+a với a=4 là 16.
b) Giá trị của biểu thức 12+a với a=8 là 20.
c) Giá trị của biểu thức 10+b với b=5 là 15.
B. Hoạt động thực hành.
1. HDDTH1 Viết tiếp vào ô trông (Theo mẫu)
a
6
9
11

10

6+a
6+6=12
6+9=15
6+11=17
6+10=16

a ×3
6 ×3= 18
9 ×3=27
11 ×3=33
10 ×3=30

a-4
6-4= 2
9-4= 5
11-4= 7
10-4= 6

* Chia sẻ: Ban học tập cho các bạn chia sẻ.
Lấy VD về biểu thức có chứa một chữ.
B. Hoạt động ứng dụng
Chia sẻ với người thân về cách thực hiện làm toán về biểu thức có chưa một chữ.
_________________________________________
Tiết 2+3: Tiếng Việt
BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI, THƯƠNG THÂN (tiết 2+3)
*Mục tiêu
- Hiểu thế nào là kể chuyện.
- Kể được câu chuyện ‘Sự tích Hồ Ba Bể”

* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
Hát bài: Bàn tay mẹ
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.


- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản.
5. HĐCB8.Nghe thầy cô kể chuyện Sự tích Hồ Ba Bể.
- GV kể chuyện cho HS nghe.
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật. Ai
cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn
xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào
mấy tiếng: "Đói lắm các ông các bà ơi"
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được
hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ
về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ
nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me
con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ
ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai
mẹ con: "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung
quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ
ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp
mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng
làm theo những điều bà lão dặn
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới
đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm
trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước

dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm
trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống
nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ
con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba
Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi
là gò Bà Góa.
6. HĐCB9: Tìm hiểu “Thế nào là kể chuyện”.
1. Câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể có những nhân vật nào?
- Bà cụ ăn xin, 2 mẹ con bà Góa.
2. Sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự câu chuyện .
- 1-d ; 2-e ; 3-b ; 4-a ; 5-g ; 6-c
3. Câu chuyện nhằm nói lên điều gì?
* Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định
người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
4. Thế nào là kể chuyện?
- GV nhận xét, chốt ý:


+ Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối gắn với một hoặc
nhiều nhân vật.
+ Mỗi câu chuyện đều phải nói lên được một điều gì đó có ý nghĩa.
- Gọi vài HS đọc ghi nhớ.
B. Hoạt động thực hành.
1. HDDTH1 Kể lại câu chuyện ‘Sự tích Hồ Ba Bể’.

-GV kể chuyện cho HS nghe.
1. Dựa vào tranh trả lời câu hỏi dưới tranh, mỗi bạn kể lại một đoạn của câu
chuyện.
+Tranh 1: Bà cụ ăn xin đáng thương như thế nào?

- Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quẩn áo bẩn thỉu
bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà
nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.
+Tranh 2: Hai mẹ con bà góa đã giúp đỡ bà cụ ăn xin ra sao?
- Bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp
quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại.
+Tranh 3: Lúc ra đi, bà cụ ăn xin nói gì với hai mẹ con?
-Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con: "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta
cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết
chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh
vỏ trấu, nói :"Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói
rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn.
+Tranh 4: Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội?
- Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới
đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm
trong biển nước.
+Tranh 5: Hai mẹ con làm gì để cứu dân làng?
- Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh
vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi
khắp nơi cứu dân làng.
+Tranh 6: Hồ Ba Bể và gò Bà Góa được hình thành như thế nào?
-Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba
Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi
là gò Bà Góa.
2. Kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể.
- GV yêu cầu HS mỗi bạn kể một đoạn, kể tiếp nối nhau đến hết câu chuyện.
- Một bạn kể hết câu chuyện.
- Từng bạn trong nhóm kể toàn bộ câu chuyện.
- Mỗi nhóm chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Chia sẻ:

BHT cho lớp chia sẻ
Em học được gì từ câu chuyện.


B. Hoạt động ứng dụng
Kể chuyện cho người thân nghe.
___________________________________________
Tiết 4: Khoa học
BÀI 2: CƠ THỂ CON NGƯỜI
TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? (tiết 1)
I.Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất
ở người.
A. Hoạt động cơ bản.
1. Liên hệ và trả lời.
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Trao đổi với bạn về câu trả lời:
a)Đê duy trì sự sống hàng ngày, Cơ thể phải lấy những gì từ môi trường?
Để duy trì sự sống hàng ngày ta phải lấy từ môi trường khí ô-xi, thức ăn,
nước uống.
b) Để duy trì sự sống hàng ngày, cơ thể phải thải ra môi trường những gì?
Để duy trì sự sống con người phải thải ra môi trường khí các-bon-nic,
phân, nước tiểu.
2. Quan sát sơ đồ và thảo luận
Quan sát sơ đồ, lựa chọn các từ rồi điền thông tin còn thiếu vào sơ đồ.
LẤY VÀO
Khí ô-xi
Thức ăn
Nước uống


Cơ thể con người

THẢI RA
Khí Các-bon-nic
Phân
Nước tiểu

Ghi kết quả vào vở theo mẫu.
3. Quan sát và thảo luận.
Quan sát hình vẽ của một số cơ quan của con người, chọn khung chữ A,
B, C, D phù hợp vào các hình (Sách HDH T-8)
-Ghi kết quả vào vở theo mẫu.


Chia sẻ bài làm trong nhóm.
A-1; B-2; C-4; D-3.
4. Đọc và trả lời.
Đọc nội dung và trả lời câu hỏi (Sách HDH T10)
Chia sẻ câu trả lời trước lớp.
Quá trình trao đổi chất giữa con người và môi trường diễn ra như thế nào?
+ Trong quá trình trao đổi chất , con người lấy thức ăn, nước, khí ô-xi từ
môi trường và thải ra môi trường nhũng chất thừa, chất cặn bã.
Nhờ các cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường?
+ Quá trình trao đổi chất diên ra bình thường nhờ sự phối hợp nhịp nhàng
của cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết.
*Kết nối:
Em hãy viết khoảng 3 câu về quá trình trao đổi chất của con người.
B. Hoạt động ứng dụng.
Em hãy chia sẻ cho người thân trong gia đình em về quá trình trao đổi

chất ở cơ thể con người.
____________________________________________
Buổi 2.
Tiết 1: Địa Lí
BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ (tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Ghi nhớ công lao của cha ông ta trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Biết được muốn học tốt môn Lịch Sử và Địa Lí phải tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập.
A.Hoạt động cơ bản.
1. HĐCB 5: Quan sát và lắng nghe cô trình bày.

-Nghe Gv trình bày nội dung của các bức tranh (Sách HDH T-7)
-Ghi kết luận vào vở.
2. HDDCB6: Thảo luận về cách để học tốt môn Lịch sử và Địa lí
-Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Chia sẻ câu trả lời trước lớp.


-Để học tốt môn Lịch sử & Địa lí, em cần làm gì? (Để học tốt môn này
em cần quan sát hiện tương, sự vật, thu thập tài liệu lịch sử, địa lí.)
-Tài liệu Lịch sử gồm những gì? ( Tài liệu môn Lịch sử, địa lí gồm các
tranh ảnh, sách báo, bản đồ, các câu chuyện lịch sử.
-Khi làm việc theo nhóm, cặp cần phải làm gì? (Khi làm việc theo nhóm
cần phải tự tin, mạnh dạn nêu ý kiến, thắc mắc khi chưa hiểu bài, tự đặt câu hỏi
từ đó tìm ra câu trả lời.)
-Thế nào là trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của mình? (Là tự
nêu kết quả nội dung bài theo ý hiểu của bản thân, không lệ thuộc vào câu chữ
trong tài liệu.)
B. Hoạt động thực hành.

1. Tập xác định trên bản đồ.
-Tập chỉ lãnh thổ (phần đất liền) của nước ta trên bản đồ (Hình 1-Sách
HDH-T4)
-Đọc tên các nước láng giềng của Việt Nam?
-Chỉ lãnh thổ nước ta trên bản đồ (GV chuẩn đã dán trên bảng)
+ Học sinh chỉ theo đường viền biên giới.
-Chỉ tên các nước láng giềng của nước Việt Nam.
+ Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.
2. Hội thoại theo nhóm.
- Học sinh lần lượt nói cho nhau nghe về trang phục, tập quán, nhà ở, lễ
hội của dân tộc mình.
C. Hoạt động ứng dụng.
Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy viết 1 bài giới thiệu về em và gia
đình em theo gợi ý ở HDƯD(Sách HDH T-9)
______________________________________________
Tiết 2: Giáo dục lối sống
BÀI 1: LẮNG NGHE NHẬN XÉT TỪ NGƯỜI KHÁC (tiết 1)
* Mục tiêu
- Sau bài học em hiểu được vì sao phải lắng nghe lời nhận xét từ người khác.
A. Hoạt động cơ bản.
1. Khám phá:

Em ghi lại những lời nhận xét của người khác về mình mà em đã từng nghe được.
- Ngoại hình của em: (cao, thấp, gầy, béo.....)
- Tính cách của em: (hay nói, ít nói, vui vẻ, cởi mở,chăm chỉ, lười biếng...)
- Năng lực của em: (kiến thức, kĩ năng, thái độ,...)
- Hành động của em: (chăm hoa, lao động, chải tóc, viết bài...)


Trao đổi với bạn về những nội dung trên.

VD: - Tớ sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, ...
- Tớ không thể làm được.....
Nhận xét đánh giá bạn.
Theo em, những lời nhận xét nào là tích cực?
- Những lời nhận xét tích cực là lời nhận xét không gây tổn thương tới
người được nghe nhận xét.
Những lời nhận xét nào là tiêu cực?
- Lời nhận xét tiêu cực là lời nhận xét xúc phạm đến người nghe nhận xét.
Em có cảm giác như thế nào sau khi nghe lời nhận xét của người khác về mình?
- Sau nghe lời nhận xét của mọi người bản thân luôn cố gắng để hoàn thiện bản
thân tốt hơn.
- Em sẽ lắng nghe những lời nhận xét của mọi người...
2. Trải nghiệm:
Suy nghĩ để trả lời những câu hỏi dưới đây.
Khi nghe những lời nhận xét tích cực em cảm thấy thế nào?
- Em cảm thấy vui.
Em học được gì từ lời nhận xét đó?
Theo em có nên lắng nghe những lời nhận xét tích cực đó không? Vì sao?...
Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ trong nhóm.
Nhận xét đánh giá bạn.
Nói về ý nghĩ của mình về lời nhận xét tích cực cho cả lớp nghe.
* Chia sẻ: Ban học tập cho các bạn chia sẻ.
- Sau khi nghe ý kiến nhận xét tích cực của người khác em có cảm giác như thế nào?
B. Hoạt động ứng dụng

Em hãy chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp từ người thân, bạn bè
____________________________________________
Tiết 3: HĐGD Kĩ thuật
BÀI 1. VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 1)
* Mục tiêu.

- Biết đặc diểm, cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản
dùng để cắt, khâu, thêu.
- Thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim, ve rút chỉ.


- Giáo dục tính cẩn thận, an toàn lao động.
* Đồ dùng dạy học.
GV: Kim khâu, chỉ, kéo.
HS: Kéo, vải, bộ THKT.
A.Hoạt động cơ bản
1. Vật liệu khâu, thêu.
Việc 1. Đọc và thực hiện nội dung a, b(SGK- T4)
Việc 2. Quan sát và nêu đặc điểm của vải, tên các loại chỉ.
- Em hãy kể tên một số sản phẩm được làm từ vải?
Quần, áo, vỏ chăn, vỏ gối...
- Em hãy nêu tên một số loại chỉ ở hình 1a, 1b?

Việc 1. Em chia sẻ câu trả lời cho bạn nghe.
Việc 2. Đánh giá bạn.
Việc 1. Chia sẻ trước lớp.
Việc 2. Giáo viên giới thiệu một số mẫu chỉ để minh họa đặc điểm của chỉ
khâu, chỉ thêu.
2. Dụng cụ cắt, khâu, thêu.
Việc 1. Em quan sát hình 2 ( SGK-T5)
Việc 2. Em trả lời câu hỏi.
- Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo và hình dạng của hai loại kéo?
Việc 1. Chia sẻ kết quả câu trả lời với các bạn.
Việc 2. Nhận xét và đánh giá bạn.
Việc 1. Chia sẻ trước lớp.

Việc 2. Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động thực hành.
1. Quan sát và nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác.

Việc 1. Quan sát một số vật dụng khác (SGK-T6)
Việc 2. Trả lời câu hỏi.
- Nêu tên, tác dụng của những vật dụng đó?
- Nận xét một số vật dụng em vừa quan sát?


Việc 1. Nhóm trưởng điều hành
Việc 2. Chia sẻ câu trả lời với các bạn.
Việc 3. Nhận xét, đánh giá bạn
Việc 1. Chia sẻ trước lớp.
Việc 2. Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Chia sẻ: Ban học tập cho lơp chia sẻ.
- Qua tiết học vừa rồi em đã được biết về những vật dụng nào được sử dụng
trong việc cắt, khâu, thêu?
- Trong cuộc sống vật dụng nào được sử dụng đến việc cắt, khâu, thêu?
C. Hoạt động ứng dụng.
- Nói cho người thân nghe về vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu em vừa học.
___________________________________________
Ngày giảng: 7/9/2018 / Thứ sáu.
Tiết 1: Toán
BÀI 3: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (tiết 2)
* Mục tiêu:
- Em nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.
- Tính được giá trị biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ.

* Khởi động:

- BVN cho lớp khởi động.
Ghi tên bài lên bảng.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
Chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động thực hành.
1. HĐTH2 Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào chỗ chấm:
a) Giá trị của biểu thức 17 + a với a = 3 là 20.
b) Giá trị của biểu thức 24 - b với b = 10 là 14.
c) Giá trị của biểu thức 2 x a với a = 5 là 10.
d) Giá trị của biểu thức c : 3 với c = 18 là 6
* Khi thay các chữ bằng số ta luôn tính được giá trị biểu thức chứa một chữ
với giá trị cho trước của chữ.


2. HĐTH2 Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu)

a) a + 25 với a = 30
Nếu a = 30 thì a + 25 = 30 + 25 = 55.
b) 10 x c với c = 4.
Nếu c = 4 thì 10 x c = 10 x 4 = 40
c) 30 + 2 x m với m = 6.
Nếu m = 6 thì 30 + 2 x m = 30 + 2 x 6
= 30 + 12 = 42
3. HĐTH3 Viết vào ỗ trống (theo mẫu):
- HS thực hiện vào phiếu BT
p
Biểu thức
GT của BT
9
10 x p

10 x 9 =90
5
12 + p x 3
12 + 5 x 3 = 12+8 = 20
4
(30 - p) : 2
(30 - 4) : 2 = 26:2 = 13
8
5 x p + 21
5 x 5 +21 = 25+21= 46
4. HĐTH4 Viết tiếp vào ô trông (Theo mẫu)

HS thực hiện vào vở:
b) Tính chu vi hình vuông:
Với a = 3cm thì P = a x 4 = 3 x 4 = 12cm
Với a = 5dm thì P = a x 4 = 5 x 4 = 20dm
Với a = 8cm thì P = a x 4 = 8 x 4 = 32cm
* Chia sẻ:
Ban học tập cho các bạn chia sẻ
B. Hoạt động ứng dụng.
Cùng người thân lấy một số VD về biểu thức có chứa một chữ. Rồi làm vào vở.
_______________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 1C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI (tiết 1)
I.Mục tiêu
Nhận biết nhân vật trong chuyện; Biết nhận xét về tính cách nhân vật;
Biết thể hiện tính cách nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ.
A. Hoạt đông cơ bản.
1. Trò chơi: Nói về hành động nhân ái.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×