Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG về CÔNG tác đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TPBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.99 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG.
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BÀI LÀM
Con người là nhân tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, kinh doanh,
trình độ phát triển của nguồn nhân lực là lợi thế phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Trong xu thế hội nhập quốc tế, cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp
ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh
tranh với các công ty trong nước, mà còn phải cạnh tranh với nhiều công ty
nước ngoài có tiềm lực về vốn và bề dày kinh nghiệm trên thị trường. Do đó,
việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu
trong công tác quản trị kinh doanh nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói
riêng. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và
chi phí. Nhưng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
I/. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
Được thành lập bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS
(MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
(Vinare), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank) được kế thừa các
thế mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài
chính và vị thế của các cổ đông lớn này mang lại. TienPhongBank chính thức
khai trương hoạt động từ ngày 6/6/2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ
đồng. Đến 31/12/2010, số vốn điều lệ của TienPhongBank đã tăng lên 3.000 tỷ
đống. Với các ưu thế về cổ đông, TienPhongBank xác định sứ mệnh đi đầu
trong ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công nghệ
trong hoạt động ngân hàng nhằm mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách
và chất lượng dịch vụ mới cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn giản và
111


hiệu quả hơn. Chỉ với một chiếc điện thoại di động hay một máy tính nối


mạng, khách hàng đã có thể sử dụng các dịch vụ của TienPhongBank mà
không nhất thiết phải tới các điểm giao dịch của ngân hàng. Với những khách
hàng ưa thích cách giao dịch truyền thống, TienPhongBank cung cấp dịch vụ
thông qua mạng lưới phòng giao dịch (PGD) và chi nhánh hoặc phục vụ tận
nhà hay cơ quan. Trong năm 2008, TienPhongBank đã có mặt tại 2 thành phố
lớn nhất của cả nước là Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong năm 2009,
TienPhongBank đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Hải Phòng, Cần Thơ và
Đà Nẵng. Và đầu năm 2011, TienPhongBank đã tiếp tục mở rộng mạng lưới
của mình tại Đồng Nai, An Giang để có thể phục vụ các khách hàng của
TienPhongBank một cách tốt nhất.
Trong các năm tới, giai đoạn 2011 – 2015, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới
của ngân hàng truyền thống, Tienphongbank sẽ tập trung đầu tư mạnh mẽ vào
chiến lược ngân hàng điện tử (eBank) nhằm tạo ra sự khác biệt và đơn giản
hóa dịch vụ tài chính cung cấp đến khách hàng.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, đến 31/12/2010, TienPhongBank đã đạt được
những kết quả và tăng trưởng vượt trội so với các ngân hàng thương mại trong
nước khác (xét về quy mô tổng tài sản). Cụ thể:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

31.12.2008

31.12.2009

31.12.2010

KH 2011

Vốn điều lệ


1.000

1.250

3.000

3.000

Tổng tài sản

2.400

10.700

20.900

27.000

5

20

30

80

252

407


669

1.200

Chi

nhánh



PGD
Nhân sự (người)
Thứ hạng (Tổng

35/ 42 NHCP

TS)

Sơ đồ tổ chức phòng ban/ nhân sự như sau:
211

21/ 42
NHCP


311


II/. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC

Đào tạo định hướng cho nhân viên mới theo hình thức tập trung tại lớp có
kết hợp qua Video conferencing: Ngay từ khi triển khai dự án ngân hàng và
chuẩn bị đi vào hoạt động khai trương chính thức, Ban lãnh đạo ngân hàng đã
rất chú trọng đến công tác tuyển dụng với chính sách “cầu hiền” thu hút “nhân
tài” ở tất cả các vị trí từ cấp nhân viên đến cấp quản lý. Song song đó, trước
khi chính thức hoạt động vào tháng 6.2008, ngân hàng đã xây dựng Chương
trình đào tạo tổng thể gần 2 tháng cho toàn bộ nhân viên ở tất cả các mảng
nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại như: Nghiệp vụ
thanh toán trong nước và quốc tế; Sử dụng và vận hành hệ thống Core
Banking; Nghiệp vụ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp; Các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng, Kỹ năng mềm… Qua đó, chương trình không những giúp các nhân
viên, cán bộ thuộc bộ phận liên quan trực tiếp nắm vững nghiệp vụ chuyên
môn mà còn giúp các nhân viên ở bộ phận khác mở rộng kiến thức về tổng thể
hoạt động ngân hàng, hiểu được tính chất công việc của các bộ phận khác để
thông cảm và hỗ trợ nhanh hơn trong quá trình tác nghiệp, cung cấp sản phẩm
dịch vụ đến khách hàng nhanh chóng và chính xác hơn. Mặt khác, giúp nhân
viên định hướng rõ ràng hơn sở trường, khả năng của bản thân có thể phát huy
tối đa khả năng của bản thân đối với từng nhóm công việc đã được đào tạo sau
1 năm làm việc.
Chương trình đào tạo tổng thể đó đã được duy trì và được tổ chức tập trung 2
lần trong 1 năm theo từng vùng, miền cho toàn bộ các nhân viên mới (sinh
viên mới tốt nghiệp/ nhân viên chưa có kinh nghiệm ngân hàng). từ năm tháng
4.2008 đến nay. Tổng số các khóa đào tạo lũy kế bình quân hàng năm là 90
khóa đào tạo cho 2.400 lượt cán bộ, nhân viên của Tienphongbank. Đảm bảo
100% cán bộ nhân viên mới vào TiênPhongBank được qua đào tạo (đào tạo
nghiệp vụ, định hướng và kỹ năng mềm).
Đào tạo tại chỗ (cầm tay chỉ việc): Trong thời gian chờ tham gia đào tạo định
hướng được tổ chức định kỳ vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm, ngay sau khi
411



được tuyển dụng và chính thức gia nhập ngân hàng để học việc, thử việc, các
nhân viên trúng tuyển sẽ được bố trí làm việc tại các phòng ban của Chi nhánh/
Hội sở chính... theo nguyện vọng đăng ký thi tuyển. Tại đây, cũng giống như
các ngân hàng và doanh nghiệp khác, các nhân viên mới (chưa có kinh nghiệm
chuyên môn) được Trưởng phòng bố trí 1 chuyên viên có kinh nghiệm làm
việc chuyên môn (tối thiểu 1 năm tại Tienphongbank) phụ trách, kèm cặp từ 1
- 3 nhân viên mới liên tục trong thời gian tối thiểu 4 tháng. Trong thời gian
này, tùy theo khả năng của mỗi nhân viên mới, Trưởng phòng có thể giao việc
có độ khó tăng dần để nhân viên có thể từng bước tiếp cận và phát triển nghiệp
vụ chuyên môn trong phòng.
Nhân sinh viên thực tập: Từ năm 2009, Tienphongbank đã ký kết thỏa thuận
hợp tác với Học viện Ngân hàng (Hà Nội, HCM) và các Phân viện của Học
viện tại để tiếp nhận các sinh viên đến thực tập nghiệp vụ tại ngân hàng. Tùy
theo kết quả học tập, chuyên môn đào tạo theo từng loại hình đào tạo cử nhân,
cao đẳng và trung cấp, ngân hàng sẽ tiếp nhận và bố trí các sinh viên thực tập
ở các phòng ban của Hội sở chính/ Chi nhánh/ Phòng giao dịch. Trung bình
hàng năm có khoảng 100 em sinh viên được tiếp nhận thực tập tại
Tienphongbank. Kết thúc đợt thực tập, một số sinh viên (nếu đạt yêu cầu và có
nguyện vọng) sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc chính thức tại ngân hàng
sau tối thiểu 2 tháng học việc, thử việc tiếp theo. Việc xét tiêu chí đánh giá đạt
yêu cầu sẽ dựa trên mức độ hoàn thành các công việc được giao (có tính chất
đơn giản), thái độ tích cực và tinh thần cầu thị tốt, kiến thức đào tạo đáp ứng
được yêu cầu chuyên môn trong công việc….
Đào tạo thông qua trường Đại học FPT, Học viện lãnh đạo (FLI) của Tập
đoàn FPT: Thực hiện Chiến lược One FPT, 14 công ty thành viên trong Tập
đoàn đang từng bước hợp tác cộng sinh (synergy) song phương, đa phương
trong nội bộ Tập đoàn. Không nằm ngoài chiến lược đó, Tienphongbank được
hưởng lợi thế đó ngay cả trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn lực. Với
các cán bộ quản lý, nếu chưa tham gia khóa đào tạo sau đại học sẽ được cử

tham gia Chương trình MBA của Tập đoàn kéo dài trong thời gian 3 – 4 năm,
được tổ chức các ngày cuối tuần. Tập đoàn sẽ hỗ trợ 50% chi phí đào tạo,
511


Công ty thành viên 25% và học viên 25% chi phí đào tạo toàn khóa MBA theo
tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Học viện Lãnh đạo FPT tổ chức mời các
chuyên gia, nhà chính trị… đến nói chuyện, trao đổi với các cán bộ quản lý
của toàn Tập đoàn tại Hà Nội và TP HCM vào các buổi tối thứ Sáu hàng tuần
với rất nhiều các chủ đề chuyên biệt khác nhau. Các buổi này không bắt buộc
nhưng qua đó sẽ giúp cho các cán bộ quản lý mở rộng hiểu biết, kiến thức thực
tiễn ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Bên cạnh đó, từ năm 2010, Đại học FPT có mở thêm ngành học Tài chính –
Ngân hàng và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên. Đại học FPT sẽ đào tạo và
cung cấp nguồn nhân lực không chỉ cho ngành ngân hàng nói chung mà còn
được đánh giá là cái nôi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chính cho
Tienphongbank bắt đầu từ năm 2014.
Đào tạo thông qua giảng viên nội bộ và giảng viên bên ngoài: Song song
với việc mời các giảng viên bên ngoài đến đào tạo một số nội dung, chuyên đề,
Tienphongbank đã tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có kinh
nghiệm chuyên môn để tham gia giảng dạy đào tạo định hướng tập trung định
kỳ vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm cho các nhân viên mới. Hơn 30 giảng
viên nội bộ là các cán bộ quản lý được tập hợp từ các Phòng ban của Hội sở
chính, Chi nhánh Hà Nội và Hồ Chí Minh làm đội ngũ giảng dạy và đào tạo
nội bộ.
Một số khóa học, chủ đề tiêu biểu trong đào tạo thông qua giảng viên nội bộ
và giảng viên bên ngoài tại Tienphongbank trong năm 2009 -2010
STT

Tên chương trình


Giảng viên

1

Kỹ năng bán hàng và bán chéo sản phẩm

Giảng viên bên ngoài

2

Bán hàng và chăm sóc khách hàng

Giảng viên bên ngoài

3

Trang điểm cơ bản

Giảng viên bên ngoài

4

Quản lý nợ xấu

Giảng viên bên ngoài

5

Incoterms 2010


6

Mini MBA - Tập đoàn FPT

Giảng viên bên ngoài
FPT và giảng viên bên

611

ngoài


7

Nghiệp vụ lễ tân

FPT

8

Văn thư lưu trữ + Quản lý tài sản

FPT

9

Cán bộ nhân sự mới

FPT


10

Orientation cho nhân viên mới

Giảng viên nội bộ

11

Bộ tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng
Sản phẩm khách hàng cá nhân, doanh

Giảng viên nội bộ

12
13
14

nghiệp
Tín dụng và Quy trình tín dụng
Thẩm định tín dụng và kỹ năng viết Báo

Giảng viên nội bộ
Giảng viên nội bộ
Giảng viên nội bộ

15

cáo thẩm định
Xếp hạng tín dụng


16

Thẩm định tài sản

Giảng viên nội bộ

17

Core banking

Giảng viên nội bộ

18

Core banking hỗ trợ nghiệp vụ
Đào tạo Internet Banking, Mobile banking,

Giảng viên nội bộ

19

Giảng viên nội bộ

Giảng viên nội bộ

20

Thẻ ATM...
Hệ thống tài khoản kế toán NH


21

Nghiệp vụ kế toán nội bộ

Giảng viên nội bộ

22

Thanh toán trong nước

Giảng viên nội bộ

23

Thanh toán quốc tế

Giảng viên nội bộ

Giảng viên nội bộ

Cuối mỗi môn học của từng giảng viên, cán bộ tổ chức lớp học gửi các học
viên Phiếu đánh giá khóa học của học viên về nội dung học trên các khía cạnh:
ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC

Nội dung đánh giá
Khóa học đã đáp ứng
mong muốn của bạn ở
mức độ nào?
Khóa học liên quan đến

công việc của bạn ở
chừng mực nào?
711

Xuất
sắc

Tốt

Khá

Trung
bình

Kém

Nhận
xét
thêm


Khóa học có đạt được tính
ứng dụng cao không?
ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN

Nội dung đánh giá

Xuất
sắc


Tốt

Khá

Trung
bình

Kém

Nhận
xét
thêm

Kiến thức chuyên môn
Kỹ năng truyền đạt
( diễn đạt rõ ràng, sinh
động…..)
Phương pháp giảng dạy
( thảo luận, đưa tình
huống,…...)
Sự nhiệt tình của giảng
viên

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP HỌC

Nội dung đánh giá

Xuất
sắc


Tốt

Khá

Trung
bình

Thông báo lịch học tới
học viên trước khi khóa
học diễn ra
Trang thiết bị cho lớp học
(Phòng học, máy móc, tài
liệu…)
Thái độ của nhân viên
phòng đào tạo

III/. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
811

Kém

Nhận
xét
thêm


Chỉ sau 3 năm chính thức khai trương hoạt động từ ngày 6.6.2008,
Tienphongbank đã đạt được kết quả kinh doanh và tăng trưởng quy mô vượt
trội mà một số các ngân hàng thương mại cổ phần khác phải mất hơn 10 năm
hoạt động mới đạt được. Xét về quy mô tổng tài sản, Tienphongbank “nhảy” từ

vị trí thứ 35/ trên tổng số 42 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước trong
năm 2008 lên vị trí thứ 21/42 ngân hàng vào cuối năm 2010. Đạt được sự phát
triển “thần tốc” đó phần lớn là do chính sách “Cầu hiền” của Tập đoàn FPT nói
chung và ban lãnh đạo Tienphongbank nói riêng. Với tham vọng luôn là số 1
thị trường ở bất cứ lĩnh vực nào FPT tham gia đầu tư kinh doanh, dù không có
chuyên môn về ngân hàng và kinh doanh tiền tệ, nhưng ban lãnh đạo FPT đã
chiêu mộ và quy tụ được “dàn” lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt
huyết của sức trẻ đang làm việc tại các ngân hàng lớn ở Việt Nam như:
Citibank, HSBC, Vietcombank…để bổ nhiệm vào Ban điều hành.
Đối với các cán bộ quản lý cấp trung (Giám đốc, Trưởng/ phó phòng…), Ban
lãnh đạo Tienphongbank cũng chủ trương “Cầu hiền” các cán bộ có kinh
nghiệm làm việc tại các ngân hàng thương mại trong nước khác, có khát vọng
và hoài bão cùng xây dựng và phát triển ngân hàng về làm việc tại
Tienphongbank với thu nhập tốt và nhiều cơ hội thăng tiến. Qua đó có thể
nhận thấy hạn chế thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của ngân hàng thực chất
chưa dựa trên nền tảng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chủ yếu từ
công tác tuyển dụng nhân sự tạo ra.
Thứ hai, công tác chuẩn bị lên kế hoạch đào tạo chưa thực sự chú trọng đến
khâu xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên, cán bộ quản lý. Chủ yếu tập
trung đào tạo định hướng cho các nhân viên mới mà chưa thực sự chú trọng
đến nhu cầu đào tạo của các cán bộ quản lý cấp phòng để nâng cao năng lực
quản lý chuyên môn, hoặc đảm nhận công tác ở vị trí cao hơn khi có cơ hội.
Thứ ba, ngân hàng mới chỉ chú trọng đến công tác đào tạo mà chưa tính đến
công tác phát triển nguồn nhân lực. Việc luân chuyển cán bộ hay quy hoạch
cán bộ nguồn từ các chuyên viên có tố chất và năng lực chưa được quy hoạch
rõ ràng, dẫn đến nhiều nhân viên có khả năng không được phát hiện và bồi
dưỡng kịp thời để có thể đảm nhận gánh vác trọng trách lớn hơn. Do đó, năng
911



suất lao động không những không tăng mà ngân hàng còn có khả năng thiếu
hụt đội ngũ cán bộ kế cận khi quy mô kinh doanh không ngừng mở rộng. Thay
vì ngân hàng liên tục phải “chạy theo” tuyển dụng cán bộ quản lý có kinh
nghiệm với chi phí cao, ngân hàng có thể đào tạo và bổ nhiệm nội bộ từ nguồn
cán bộ đã quy hoạch.
Thứ tư, mặc dù ngân hàng đã ban hành quy định về công tác đạo tạo và phát
triển nguồn lực, kèm theo là các biểu mẫu đánh giá nhân viên sau đào tạo
nhưng tính tuân thủ của các đơn vị kinh doanh, phòng ban có cán bộ đi học
chưa cao. Vẫn có tình trạng nhân viên được gửi tham gia đạo tạo vắng mặt do
bận giải quyết công việc trong phòng hay chưa đánh giá được khả năng áp
dụng các kiến thức đã được học vào trong công việc.
Thứ năm, đối với giảng viên nội bộ, ưu điểm là am hiểu quy trình nghiệp vụ
tác nghiệp liên quan đối với bộ phận, phòng ban trong ngân hàng. Tuy nhiên,
rất ít các giảng viên nội bộ có khả năng sư phạm, nặng về hướng dẫn diễn
giảng hơn là tương tác trực tiếp với học viên, dẫn đến nhân viên dễ nhàm chán,
tiếp thu kiến thức bị hạn chế hơn so với các giảng viên chuyên nghiệp bên
ngoài ngân hàng.
Từ những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn lực nêu trên của
Tienphongbank, thiết nghĩ, giải pháp cho các vấn đề này không khó khi các
hạn chế đã được chỉ ra. Và giải pháp quan trọng không thể thiếu để khắc phục
các hạn chế nêu trên là cấp lãnh đạo cao nhất và cán bộ quản lý các cấp đều
cam kết và phải tham gia tích cực trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực. Có như vậy, đào tạo và phát triển nguồn lực mới được coi là một sự
đầu tư mang tính chiến lược chứ không phải là một khoản chi phí cần bố trí
ngân sách.
KẾT LUẬN: Không thể phủ nhận công tác đào tạo và phát triển nguồn lực đối
với nhân viên mới (sinh viên mới ra trường, nhân viên chưa có kinh nghiệm
ngân hàng) được ban lãnh đạo Tienphongbank chú trọng ngay từ những năm
đầu đi vào hoạt động đã tạo nền tảng và tiền đề quan trọng cho công tác đào
tạo và phát triển nguồn lực của Tienphongbank. Nền tảng đó chắc chắn sẽ góp

1011


phần thực hiện thắng lợi chiến lược “Công dân điện tử” của Tập đoàn FPT nói
chung và chiến lược “Ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam” của
Tienphongbank nói riêng trong các năm phát triển tiếp theo.

1111



×