Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo chuyên đề hiện trạng phân bố loài Chè vằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.54 KB, 22 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH CỦA
LOÀI CHÈ VẰNG TẠI VQG BẾN EN
Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, phát triển loài Chè vằng (Jasminum
subtriplinerve Blume) tại Vườn quốc gia Bến En”

Thanh Hoá, tháng 11 năm 2013


Chương 1
MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.1. Mục tiêu
Đánh giá được hiện trạng của loài Chè vằng ở một số điểm tại Vườn quốc
gia Bến En.
Đánh giá được sinh cảnh phân bố của Chè vằng và thành phần thực vật
nơi Chè vằng phân bố tự nhiên.
1.2. Nội dung thực hiện
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái - sinh thái của Chè vằng.
- Điều tra đặc điểm phân bố và sinh cảnh nơi phân bố loài Chè vằng.
- Mức độ phong phú của các loài Chè vằng.
- Chỉ số đa dạng của quần xã thực vật lớp thảm tươi, cây bụi và thực vật
ngoại tầng.
- Đào phẫu diện để lấy mẫu phân tích đất nhằm xác định các tính chất lý,
hóa của đất nơi Chè vằng phân bố tự nhiên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp chung
Sử dụng phương pháp điều tra truyền thống và các tài liệu tham khảo, các
tư liệu có liên quan.


1.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.3.2.1. Đánh giá hiện trạng và một số đặc điểm sinh vật học cơ bản của
Chè Vằng ở Vườn quốc gia Bến En.
- Khảo sát sơ bộ hiện trường và phỏng vấn cán bộ kiểm lâm tiểu khu để
xác định vùng phân bố tập trung của loài Chè vằng.
- Điều tra 02 tuyến điển hình, chiều dài trung bình mỗi tuyến 3 km, điều
tra hai bên tuyến, mỗi bên 10m.
- Lập ô tiêu chuẩn tạm thời: Lập 03 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời 2.000 m2
tại những nơi có Chè vằng phân bố tập trung.
- Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập số liệu về phân bố của loài
Chè vằng, chất lượng, tái sinh và đánh giá về sinh cảnh.
- Trên các OTC tiến hành thu thập số liệu về
+ Tổ thành loài cây gỗ: Cây gỗ có đường kính ngang ngực từ 6cm trở lên
đo các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt, độ tàn che.


+ Cây tái sinh: Lập 5 ô dạng bản kích thước 5x5 m (25 m 2) ở 4 góc và ở
giữa ô tiêu chuẩn, điều tra loài, chiều cao, mức độ che phủ.
+ Điều tra cây bụi, thảm tươi và thực vật ngoại tầng: Mô tả loài, % che
phủ, chiều cao bình quân.
- Điều tra đất: Đào 03 phẫu diện có kích thước 80 x200cm tại các OTC,
mô tả lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu độ ẩm, dung trọng đất, % cấp hạt, pHH2O,
pHKCL, hàm lượng mùn, N(%), P2O5 (%), K2O, độ chua thủy phân và tổng
bazơ trao đổi.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu điều tra được xử lý bằng SPSS16.0 và Excel theo phương
pháp thống kê thông thường.
- Tổ thành:
Loài tham gia công thức tổ thành là loài có số lượng cá thể lớn hơn số
lượng cá thể trung bình thì được tham gia vào công thức tổ thành.

Hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:
Xi
Ki = N .10

Trong đó:
Ki là hệ số tổ thành của loài i.
Xi là số lượng cá thể của loài i.
N là tổng số của các loài.
Viết công thức tổ thành: Loài nào có hệ số tổ thành lớn thì viết trước, loài
nào có hệ số tổ thành nhỏ thì viết sau. Đánh dấu (+) trước những loài có hệ số tổ
thành >0,5; đánh dấu ( - ) trước những loài có hệ số tổ thành <0,5.
- Độ phong phú của loài nghiên cứu:
nk

Abundancerelk =

s

n

i

100%

i 1

Trong đó: nk là số cá thể loài thứ k là loài ta đang tính độ phong phú
ni là số cá thể của loài thứ i
s là tổng số loài xuất hiện trong ô tiêu chuẩn.
- Xác định tính đa dạng của quần xã cây bụi, thảm tươi

Áp dụng chỉ số đa dạng của Margalef (d):
d = S-1/logN
Trong đó:
3


S: là số loài cây bắt gặp,
N: là tổng số cá thể của các loài cây.
1.3.2.3. Phương pháp phân tích đất
+ Xác định pH bằng pH meters.
+ Xác định độ chua trao đổi (E) bằng phương pháp chuẩn độ Xocolop.
+ Xác định độ chua thủy phân bằng phương pháp Kapen.
+ Xác định dung trọng (D) bằng phương pháp ống dung trọng.
+ Xác định tỷ lệ mùn bằng phương pháp Churin.
+ Xác định NH4+ bằng phương pháp so mầu Netle.
+ Xác định P205 bằng phương pháp Kiessa.
+ Xác định K20 bằng phương pháp Coban.
+ Xác định thành phần cơ giới bằng ống hút Robison và phân cấp 6 bậc
của Nga.

4


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐIỀU TRA
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Bến En nằm trên địa bàn của hai huyện Như Xuân và Như
Thanh (tỉnh Thanh Hoá), cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Tây Nam.
Có toạ độ địa lý: Từ 19028' - 19041' vĩ độ Bắc.

và từ 105020' - 105035' kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên: 14.735 ha.
2.1.2. Địa hình địa mạo
Vườn Quốc gia Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông hồ xen
kẽ. Nhìn chung địa hình ở đây thấp, nhưng khá hiểm trở, là địa bàn thuận lợi cho
các loài động – thực vật sinh trưởng và phát triển.
2.1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng
2.1.3.1. Khí hậu
Khu vực Bến En có cùng tính chất chung của chế độ khí hậu phía Nam
tỉnh Thanh Hoá. Theo số liệu của trạm khí tượng Như Xuân:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm
23,3 0C
- Nhiệt độ cực tiểu
3 0C (tháng 1)
- Nhiệt độ cực đại
410C (tháng 5)
- Tổng lượng mưa cả năm
1.790 mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất
377 mm (tháng 9)
- Lượng nước bốc hơi hàng năm
885 mm
- Độ ẩm trung bình hàng năm
85%
- Nhiệt độ đất trung bình
24,9 0C
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ
tháng 4 đến tháng 10. Đôi khi có đợt gió Lào khô nóng vào tháng 6 hoặc tháng 7
khoảng 19 -22 ngày.
Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ

tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90 % tổng lượng mưa trong năm thường gây nên
những trận lũ lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 10%
tổng lượng mưa hàng năm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hồ Bến En
nên giữ được độ ẩm cho cây cối trong vùng.
2.1.3.2. Thổ nhưỡng
5


Theo tài liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), ở Bến En có các
loại đất chính sau:
+ Đất phù sa sông suối: Phân bố rải rác theo các thung lũng trong vùng
như Đồng Thô, Điện Ngọc, Làng Lúng, Xuân Lý.
+ Đất Feralít màu đỏ vàng phát triển trên nhóm đất sét:Phân bố ở vùng
phía Bắc và Trung tâm Vườn.
+ Đất Feralít màu vàng nhạt, phát triển trên nhóm đá cát: Đất tơi xốp
nhưng có kết cấu rời rạc. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp,
nhưng phải chú ý tới các biện pháp bảo vệ đất, chống bào mòn, rửa trôi.
+ Đất phong hoá trên núi đá vôi: Loại này chủ yếu thuộc loại Macgalít, cấu
tạo phẫu diện chủ yếu ở tầng A và C.
2.1.4. Tài nguyên thực vật
Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên là 14.735 ha, nằm trong
khu vực chuyển tiếp từ vùng núi Tây Bắc vào Bắc Trường Sơn, đồng thời cũng
là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển Thanh – Nghệ Tĩnh. Với các kiểu địa
hình núi đất đai thấp xen lẫn núi đá vôi và hồ Sông Mực, đã hình thành nên khu
hệ động – thực vật đa dạng và phong phú về thành phần loài. Đây là khu vực có
tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm cần được bảo
tồn.
Kết quả điều tra tại VQG Bến En (2012 – 2013) đã xác định hệ thực vật
Bến En gồm 6 ngành, 7 lớp, 77 bộ với tổng số 1.417 loài thực vật thuộc 191 họ,
trong đó có 57 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới năm 2013 (IUCN,

2013), 49 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 với nhiều loài ở cấp độ
cực kỳ nguy cấp và nguy cấp như: Trầm hương, Táu mặt quỷ, Re hương, Vệ hài,
Kim cang Poilane. Sao hải nam, Sao hòn gai, Táu nước, Lim xanh, Vù hương,…
Mới phát hiện được ở Bến En 3 loài thực vật mới của Việt Nam: Xâm
cánh Bến En (Glyptoetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson), Đậu khấu Bến
En (Myristica yunanensis Y.H. Li) và Găng Bến En (Timonius arborea Elmer).
2.1.5. Tài nguyên động vật rừng
Khu hệ động vật có 1.460 gồm: 102 loài Thú, 207 loài Chim, 66 loài Bò
sát, 47 loài Ếch nhái, 97 loài Cá, 50 loài động vật nổi, 163 loài động vật đáy và
728 loài Côn trùng, có nhiều loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt
Nam năm 2007 và IUCN 2013 như: Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ, Culi lớn, Culi nhỏ,
Gà lôi, Gấu ngựa, Gấu chó…
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
6


Khu vực Vườn Quốc gia Bến En (trong địa phận Vườn và vùng đệm) có
02 thị trấn, 16 xã, 7 đơn vị quốc doanh và lực lượng vũ trang.
Theo kết quả điều tra vùng đệm có 6.000 hộ với tổng số dân là 21.528
người, số lao động là 12.134 lao động.
Dân tộc: Có 4 dân tộc anh em sinh sống, gồm: Kinh (chiếm 52%); Mường
(chiếm 17,3%); Thái (chiếm 22,2%) và Thổ (chiếm 8,5%).
Thu nhập bình quân 1.321.695 đồng/người/năm (276.807 đồng/ người/
tháng). Nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (chiếm 62,54 %) và thu
nhập từ các dịch vụ và ngành nghề khác (chiếm 27,6%). Bình quân lương thực
có hạt đạt 247,26 kg/người/năm. Hiện vẫn còn 222 hộ đang ở nhà tạm, chiếm
4,33%. (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Như Xuân và Như Thanh năm 2011).

7



Chương 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
3.1. Đặc điểm hình thái loài Chè vằng
Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume), thuộc họ nhài Oleaceae. Cây
chè vằng mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn, là loại cây bụi nhỏ,
đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét,
phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía
cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên
ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong
theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa),
cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng
hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt chắc có một hạt rắn chắc trong
khi quả cây lá ngón hình trụ (khoảng 0,5x1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40
hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.

Hình 2.1. Chè vằng ở rừng tự nhiên

8


Hình 2.2. Hoa và quả Chè vằng
3.2. Đặc điểm sinh cảnh nơi có loài Chè vằng phân bố tập trung
3.2.1. Tầng cây cao
3.2.1.1. Tổ thành tầng cây cao
Kết quả điều tra trên 03 ô tiêu chuẩn trong khu vực phân bố tập trung loài
Chè vằng tại các khu vực: Khoảnh 1 – Tiểu khu 636, Khoảnh 2 – Tiểu khu 634 A
và Khoảnh 1 – Tiểu khi 622 được tổng hợp tại bảng 01.
Bảng 3.1. Công thức tổ thành 3 ô nơi loài Chè vằng phân bố tự nhiên
OTC

Công thức tổ thành
OTC1 0,91 Trường mật + 0,76 Ngát + 0,61 Trám trắng + 0,61 Trường sâng +
0,61 Lim xanh - 0,45 Giổi bà - 0,45 Trường vải - 0,45 Trám đen - 0,3 Đa
quả xanh - 0,3 Bời lời - 0,3 Chay rừng - 0,3 Chè đuôi lươn - 0,3 Mán đỉa
- 0,3 Thừng mực mỡ + 3,33 Loài khác (22 loài).
OTC2 4,17 Trẩu + 1,67 Vạng trứng + 0,83 Sơn ta + 0,83 Ngát + 0,83 Lim xanh
+ 0,83 Ba bét nâu + 0,83 Đa 3 gân.
OTC3 0,95 Sòi lá tròn + 0,95 Máu chó lá nhỏ + 0,71 Sung vè + 0,71 Dền đỏ 0,48 Trám chim - 0,48 Sp - 0,48 Lim xanh - 0,48 Lá nến - 0,48 Dung sạn
- 0,48 Bông bạc – 0,48 Bưởi bung + 3,33 Loài khác (14 loài).
Qua bảng 3.1. ta thấy: Trong 3 OTC, OTC1 thành phần loài cây ở tầng
cây cao chủ yếu là Trường mật, Ngát, Trám trắng, Trường sâng và Lim xanh;
OTC2 loài cây gỗ chiếm số lượng lớn gồm: Trẩu và Vạng trứng; OTC3 các loài
Sòi lá tròn, Máu chó lá nhỏ, Sung vè và Dền đỏ. Như vậy, rõ rang là giữa 03
OTC đã điều tra không có sự đồng nhất về thành phần loài cây trong các trạng

9


thái rừng. Điều đó có thể khẳng định sự phân bố của Chè vằng không phụ thuộc
nhiều vào thành phần loài cây cao.
3.2.1.2. Các chỉ tiêu lâm học nơi có loài Chè vằng phân bố tập trung
Các chỉ tiêu lâm học tại nơi Chè vằng phân bố tập trung được tổng hợp tại
bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu lâm học ở TTR có loài Chè vằng phân bố tập trung
TT OTC số
1
OTC1
2
OTC2
3

OTC3

N/ha (cây)
330
60
210

D1,3tb(cm) Hvntb(m) Dttb(m)
19,94
10,99
3,58
11,75
7
2,5
18,8
11,3
4,29

TTR
IIIa1
Ic
IIIa1

Độ tàn che
0,33
0,03
0,3

Bảng 3.2 ta thấy các OTC có loài Chè vằng phân bố tập trung thường có
mật độ thấp, độ tàn che và các chỉ số về D1,3, Hvn của tầng cây cao nhỏ. Nhìn

chung ở các TTR có loài Chè vằng phân bố tập trung có trữ lượng thấp, là rừng
nghèo kiệt hoặc rừng đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn phục hồi.
3.2.1.3. Chất lượng tầng cây cao
Chất lượng tầng cây cao của các OTC được tổng hợp tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Chất lượng tầng cây cao
TT

Sinh trưởng

1
2
3
4

Tốt
Trung bình
Xấu
Tổng cộng

OTC1
Tỷ lệ
Ni ( cây)
(%)
55
83,33
5
7,58
6
9,09
66

100

OTC2
Tỷ lệ
Ni (cây)
(%)
7
58,33
4
33,33
1
8,33
12
100

OTC3
Tỷ lệ
Ni (cây)
(%)
31
73,81
10
23,81
1
2,38
42
100

Trong 3 OTC đã điều tra thì OTC2 – TTR Ic, có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp
nhất, tiếp đến là OTC3 và tốt nhất là OTC1. Tuy nhiên, bảng 3.3 cũng cho thấy tỷ

lệ cây có chất lượng tốt đều đạt trên 50% chứng tỏ điều kiện khí hậu, đất đai tại khu
vực này khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật.
3.2.2. Lớp cây tái sinh
3.2.2.1. Tổ thành lớp cây tái sinh
Kết quả điều tra về công thức tổ thành loài cây tái sinh của các OTC được
tổng hợp tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Công thức tổ thành CTS nơi loài Chè vằng phân bố tự nhiên
10


OTC
Công thức tổ thành
OTC1 1,43 Trám trắng + 1,43 Dền đỏ + 1,07 Ngát + 1,07 Chè đuôi lươn + 0,71
Trường sâng + 0,71 Lòng trứng – 0,36 Trường chua – 0,36 Thừng mực
trâu – 0,36 Sụ lá kiếm - 0,36 Máu chó – 0,36 Lòng mang – 0,36 Mò –
0,36 Dung nam – 0,36 Chè quả hạch – 0,36 Đom đóm lá đay
OTC2 1,76 Đom đóm lá đay + 1,76 Thành mát +1,18 Hải mộc + 0,59 Ba soi +
0,59 Dâu da xoan + 0,59 Lim xanh + 0,59 Lòng trứng + 0,59 Thôi ba =
0,59 Trám chim + 0,59 Trâm tía + 0,59 Trẩu + 0,59 Trường sâng
OTC3 1,58 Đẻn 3 lá + 1,58 Ngô đồng + 1,58 TRường sâng + 1,05 Đom đóm lá
đay + 1,05 Gội nếp + 1,05 Lim xanh + 0,53 Đa quả xanh + 0,53 Dền đỏ
+ 0,53 Mán đỉa + 0,53 Ngát.
Công thức tổ thành cây tái sinh ở các OTC rất khác biệt cho thấy cũng
tương tự như tổ thành tầng cây cao, cây tái sinh dường như không ảnh hưởng
đến sự có mặt của loài Chè vằng tại các OTC.
3.2.2.2. Cấp chiều cao, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Số lượng, tỷ lệ cây tái sinh theo cấp chiều cao, chất lượng và nguồn gốc
được tổng hợp tại bảng 3.5 và 3.6.
Bảng 3.5. Tổng hợp số lượng CTS cấp chiều cao


OTC
OTC1
OTC2
OTC3
Tổng cộng

Hvn<50cm
Số lượng
%
(cây)
1
3,57
0
2
10,5
3
3

Hvn(cm)
Hvn = 50 - 100cm
Số lượng
%
(cây)
7
25,00
1
5,88
6
31,58
14


Hvn>100cm
Số lượng
%
(cây)
20
71,43
16
94,12
11
57,89
47

Qua bảng 3.5 ta thấy cây tái sinh ở các OTC chủ yếu nằm ở cấp chiều cao
Hvn> 100cm, có nghĩa ở các OTC này chủ yếu là CTS triển vọng. Trong đó
OTC2 có tới 94,12% cây tái sinh triển vọng cho thấy khu vực này đang có sự
phục hồi rừng nhưng kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ không cân xứng ở các cấp
chiều cao sẽ không đảm bảo cho sự phục hồi một cách bền vững.
Bảng 3.6. Tổng hợp CTS theo chất lượng và nguồn gốc

11


OTC
OTC1
OTC2
OTC3
Tổng cộng

Chất lượng (cây)

Nguồn gốc (cây)
Tốt
Xấu
Hạt
Chồi
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
26
92,86
2
7,14
24
85,71
4
14,29
17
100,00
0
17
100,00

19
100,00
0
19
100,00
62
292,86
2
7,14
60
285,7
4
14,29
1

Bảng 3.6 cho thấy CTS chủ yếu đạt chất lượng tốt và được tái sinh từ hạt.
Chỉ duy nhất có OTC số 1 là có 7,14% CTS có chất lượng xấu và 14,29% là tái
sinh chồi thêm một lần nữa khẳng định điều kiện lập địa tại các khu vực điều tra
rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển chung của các loài thực vật.
3.3. Chỉ số đa dạng của quần xã và độ phong phú của loài Chè vằng
Kết quả nghiên cứu về chỉ số đa dạng và mức độ phong phú của loài Chè
Vằng trên các OTC được tổng hợp tại bảng 3.7.
Bảng 3.7. Chỉ số đa dạng và mức độ phong phú
OTC
OTC1
OTC2
OTC2

Số loài
16

14
15

Tổng số
cây
92
165
171

Số cây Chè
vằng
34
66
65

Chỉ số đa
dạng (d)
15,49
13,55
14,55

Độ phong
phú (%)
37
40
38

Bảng 3.7 cho thấy chỉ số đa dạng của các loài thực vật trong tầng thảm
tươi, cây bụi khá đa dạng, trong đó ở OTC1 có tính đa dạng cao nhất và thấp
nhất là OTC2. Tuy nhiên mức độ phong phú của loài Chè vằng tại OTC2 lại có

giá trị cao nhất và thấp nhất tại OTC1 chứng tỏ các trạng thái rừng có độ tàn che
cao, tính đa dạng của quần xã thực vật trong lớp thảm tươi cao thì độ phong phú
của loài Chè vằng giảm xuống.
Tần suất bắt gặp loài Chè vằng trên tuyến điều tra trung bình là 17,97
cây/km. Trong đó tại tuyến 1 đi qua các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, Ic có tần
suất là 18,28 cây/km và ở tuyến 2 đi qua trạng thái rừng IIa, IIIa1 có tần suất là
17,71 cây/km. Trên toàn tuyến 1 không bắt gặp bụi Chè vằng nào ở TTR IIIa2

12


Kết quả này một lần nữa khẳng định Chè vằng không phù hợp với các TTR có
độ tàn che cao.
3.4. Điều kiện đất đai nơi Chè vằng phân bố tự nhiên
Kết quả điều tra phẫu diện và phân tích mẫu đất tại vị trí các OTC là đất
Feralit màu nâu vàng phát triển trên đá phiến thạch sét. Kết quả phân tích cụ thể
như sau:
- Tính chất vật lý của đất
Có hai loại đất tại khu vực nghiên cứu: Đất thịt trung bình đối với tầng mặt
(A) và tầng chuyển tiếp (AB), sét nhẹ đối với tầng kết von B và tầng mẫu chất C.
+ Dung trọng của đất:
Dung trọng là chỉ tiêu quan trọng để biểu hiện lý tính của đất và có vai trò
cực kỳ quan trọng. Chỉ tiêu này thể hiện độ xốp của đất. Dung trọng càng nhỏ thì
độ xốp của đất càng lớn và ngược lại. Kết quả phân tích đất cho thấy, dung trọng
dao động không lớn giữa các tầng đất với D= 1,0 – 1,2 g/cm3, độ xốp (P%) tầng
mặt A là 52% và tầng B là 40%, ở mức trung bình Như vậy, thích hợp với nhiều
loài vi khuẩn và sự phát triển của thảm thực vật.
+ Thành phần cơ giới đất:
Là chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp tới nhiều tính chất lý hoá của đất
như: Khả năng giữ ẩm, giữ nhiệt, chế độ khí, dung lượng cation trao đổi và khả

năng điều tiết dinh dưỡng… Kết quả phân tích đất cho thấy đất có kết cấu viên hạt,
thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến sét nhẹ, tỉ trọng đất bé (d =2,0 – 2,1).
- Tính chất Hoá học của đất
Tính chất hóa học của đất thể hiện sự phì nhiêu vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp
đến các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Kết quả phân tích tính chất hóa học của
đất tại vị trí cây Lim xanh cổ thụ phân bố như sau:
+ Độ chua của đất:
Độ chua hoạt tính PHH2O, PHHCl ở các tầng đất dao động 5,0 – 5,9
mE/100g đất, có nghĩa là đất từ hơi chua đến chua.
Độ chua trao đổi của các tầng đất Etđ >4.01 mgdl/100g đất điều này đồng
nghĩa với việc trong đất các cation kiềm hấp phụ trên keo đất đã bị rửa trôi mạnh,
hoặc bị kết tủa tạo thành keo đất nên cần phải bón vôi để cải tạo độ chua cho đất
trước khi bón các loại phân khoáng.
Độ chua thuỷ phân H+ của các tầng đất từ 1,24- 1,79mgdl/100g đất. Điều
này đồng nghĩa với việc cần phải bón lượng đá vôi CaCO3 từ 71 – 89,5mg.
+ Độ no Bazơ :
13


Độ no Bazơ V% của đất từ 70% – 80% hàm lượng các cation kim loại Ca2+,
Mg2+ trong đất tồn tại nhiều nhưng đã bị phản ứng tạo thành keo vô cơ của đất nên
không có khả năng khử độ chua cho đất.
+ Về hàm lượng mùn tổng số:
Hàm lượng và thành phần mùn trong đất thường quan hệ chặt chẽ với thành
phần và sự hoạt động của vi sinh vật đất, dinh dưỡng, khoáng và một số tính chất
vật lí, hoá học khác của đất. Do đó đất giàu mùn là một trong biểu hiện của độ phì
cao. Càng xuống sâu thì mùn tổng số càng giảm, hàm lượng mùn ở tầng C chỉ đạt
0,96). Mùn tổng số tầng mặt 4,17%. Như vậy, hàm lượng mùn tầng mặt tương đối
giàu.
+ Về hàm lượng đạm tổng số:

Kết quả phân tích cho thấy đạm tổng ở mức nghèo. Hàm lượng đạm tổng số
đều giảm theo độ sâu. Ở tầng mặt, đạm tổng số ở mức trung bình.
+ Về hàm lượng lân dễ tiêu:
Lân dễ tiêu nghèo (<5mg/100g đất) ở tất cả các tầng đất.
+ Về hàm lượng kaly dễ tiêu:
Kaly dễ tiêu đạt từ từ nghèo đến trung bình.

14


Chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả điều tra hiện trạng phân bố loài Chè vằng tại VQG Bến En,
chúng tôi đi đến kết luận sau:
- Tại nơi rừng đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, thành phần
thực vật ở tầng cây cao chủ yếu là các loài tiên phong ưa sáng, mật độ cây tái
sinh thấp, chỉ số đa dạng của các loài ở tầng thảm tươi thấp thì Chè vằng phân
bố tập trung hơn so với khu vực có thành phần thực vật đa dạng.
- Chè vằng thích hợp với nơi có độ tàn che thấp. Chè vằng thích hợp với
các khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều loài thực vật, nơi mà ít nhất
50% số lượng cá thể trong quần xã có thể sinh trưởng, phát triển tốt.
- Kết quả điều tra tuyến cho thấy Chè vằng không xuất hiện ở trạng thái
rừng IIIA1 khẳng định Chè vằng không phù hợp với các TTR có độ tàn che cao.
- Đất đai nơi Chè vằng phân bố tự nhiên có thành phần cơ giới từ thịt trung
bình đến sét nhẹ. Đất tốt, đất có nhiều cation Ca++ và Mg++ nhưng đã phản ứng
tạo thành keo đất nên không có khả năng khử chua, độ chua từ nhẹ đến trung bình.
Hàm lượng mùn, đạm tổng số, kaly dễ tiêu trung bình nhưng hàm lượng Lân P2O5
tương đối nghèo.
2. Kiến nghị

Để có thể đánh giá đúng hơn ảnh hưởng của tầng cây cao và cây tái sinh
đến sự phân bố của loài Chè vằng cần có thêm các cuộc điều tra khác ở quy mô
lớn hơn.
Trong điều kiện thí nghiệm, nên trồng Chè vằng tại những nơi có độ tàn
che của tầng cây cao thấp và chỉ số đa dạng sinh học H’ của lớp thảm tươi nằm
trong khoảng 13,55 – 15,49./.
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 11 năm 2013

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lâm Nghiệp (1978). Sổ tay điều tra qui hoạch rừng, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2000, Tên cây rừng Việt
Nam, NXB Nông Nghiệp.
3. Giáo trình điều tra, giám sát đa dạng sinh học trường Đại học Lâm
Nghiệp.
4. Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam, NXB KHKT,
2006.
5. Viện điều tra quy hoạch rừng (1995). Sổ tay điều tra quy hoạch rừng. Nhà
xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
6. Đỗ Duy Bích, 1995, Thuốc từ cây cỏ và động vật, NXB Khoa Học và Kỹ
Thuật.
7. Hoàng Văn Sâm, Pieter Baas, Paul A.J.Keβler (2008), Đa dạng thực vật
Vườn quốc gia Bến En, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
8. Lương Xuân Hà (2001), Góp phần nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo
tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Bến En.Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm
nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp.
9. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003). Lâm học. Nhà xuất bản Nông

nghiệp. Hà Nội.
10. P. Odum(1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
11. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu
cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên DakNong,
Daklak, Luận văn PTS KHNN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
12. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999, Cây cỏ có ích ở Việt Nam, NXB Giáo Dục.
.

16


PHỤ LỤC

17


Bảng 01.
TỔ THÀNH LỚP CÂY TÁI SINH KHU VỰC CÓ LOÀI CHÈ VẰNG PHÂN BỐ TỰ NHIÊN

TT
Tên cây

OTC1
Ni (cây)

1

Trám trắng


4

2

Dền đỏ

4

3

Ngát

3

4

Chè đuôi lươn

3

5

Trường sâng

2

6

Lòng trứng


2

7

Trường chua

1

8

Thừng mực trâu

1

9

Sụ lá gươm

1

10



1

11

Máu chó


1

12

Lòng mang

1

13

Dung nam

1

14

Đom đóm lá đay

1

15

Đa 3 gân

1

16

Chè quả hạch


1

HSTT
1,43
1,43
1,07
1,07
0,71
0,71
0,36
0,36
0,36
0,36
0,36
0,36
0,36
0,36
0,36
0,36

17

Tổng cộng

28

10,00

Tên cây


OTC2
Ni (cây)

HSTT

Tên cây

OTC3
Ni (cây)

HSTT

Đom đóm lá đay

3

1,76

Đẻn 3 lá

3

1,58

Thàn mát

3

1,76


Ngô đồng

3

1,58

Hải mộc

2

1,18

Trường sâng

3

1,58

Ba soi

1

0,59

Đom đóm lá đay

2

1,05


Dâu da xoan

1

0,59

Gội nếp

2

1,05

Lim xanh

1

0,59

Lim xanh

2

1,05

Lòng trứng

1

0,59


Đa quả xanh

1

0,53

Thôi ba

1

0,59

Dền đỏ

1

0,53

Trám chim

1

0,59

Mán đỉa

1

0,53


Trâm tía

1

0,59

Ngát

1

0,53

Trẩu

1

0,59

Tổng cộng

19

10,00

Trường sâng

1

0,59


Tổng cộng

17

10,00


Bảng 02.
TỔNG HỢP CÂY TÁI SINH TẠI KHU VỰC CÓ LOÀI CHÈ VẰNG PHÂN BỐ TỰ NHIÊN
OTC

Hvn(cm)
Hvn<50cm

OTC1
OTC2

Số
lượng
1

OTC3

0
2

Tổng cộng

3


%
3,57
-

Hvn = 50 100cm
Số
%
lượng
7
25,00
5,88

Chất lượng
Hvn>100cm
Số
lượng
20

10,53

1
6

31,58

16
11

14,10


14

62,46

47

%

Tốt

71,43

Số
lượng
26

94,12

Nguồn gốc
Xấu

%
92,86

Số
lượng
2

17


100,00

57,89

19

223,44

62

Hạt
%

Chồi

7,14

Số
lượng
24

%

Số
lượng
4

%

85,71


0

-

17

100,00

-

100,00

0

-

19

100,00

-

292,86

2

7,14

60


285,71

14,29

4

14,29

OTC3
Ni (cây)
1
1
1
1
1
1
1
1

HSTT
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24


Bảng 03.
TỔ THÀNH TẦNG CÂY CAO NƠI CÓ LOÀI CHÈ VẰNG PHÂN BỐ TỰ NHIÊN
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên cây
Đỏm gai
Đẻn 3 lá
Đa gừa
Bời lời Ba vì
Cà ổi
Chè qủa hạch
Chòi mòi
Dẻ gai

OTC1
Ni (cây)
1
1
1
1
1
1

1
1

HSTT
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52

OTC2
Ni (cây)
1
1
1
1
1
5
2
12

Tên cây
Đa 3 gân
Ba bét nâu
Lim xanh
Ngát
Sơn ta

Trẩu
Vạng trứng
Tổng cộng

19

HSTT
0,83
0,83
0,83
0,83
0,83
4,17
1,67
10,00

Tên cây
Đa quả xanh
Bời lời Ba vì
Cây dúi
Chè đuôi lươn
Dền trắng
Kháo vàng
Lim xẹt
Lòng trứng


9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Dung giấy
Lim xẹt
Lòng mang
Sồi ghè

Sồi Bắc giang
Sp1
Sui
Trường chua
TRường kén
Trám chim
Trâm tía
Trâm trắng
Vạng trứng
Xoan đào
Đa quả xanh
Bời lời
Chay rừng
Chè đuôi lươn
Mán đỉa
Thừng mực mỡ
Giổi bà
Trường vải
Trám đen
Lim xanh
Trường sâng
Trám trắng
Ngát
Trường mật

1
1
1
1
1

1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
6

1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52

1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
3,03
3,03
3,03
3,03
3,03
3,03
4,55
4,55
4,55
6,06
6,06
6,06
7,58
9,09

Mán đỉa
Sồi ghè
Sơn ta
Táu nước
Thừng mực mỡ
Thanh thất
Bưởi bung

Bông bạc
Dung sạn
Lá nến
Lim xanh
Sp
Trám chim
Dền đỏ
Sung vè
Máu chó lá nhỏ
Sòi lá tròn
Tổng cộng

20

1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
3
3
4

4
42

0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,48
0,48
0,48
0,48
0,48
0,48
0,48
0,71
0,71
0,95
0,95
10,00


37

Tổng cộng

66

Bảng 04.

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐO ĐẾM CỦA TẦNG CÂY CAO NƠI CÓ LOÀI CHÈ VẰNG PHÂN BỐ TỰ NHIÊN
TT

OTC số

1

OTC1

2

OTC2

3

OTC3

N/ha (cây)

D1,3tb (cm)

330,00
60,00

Hvntb (m)

Dttb (m)

Độ tàn che


19,94

10,99

3,58

0,33

11,75

7

2,5

0,03

18,8

11,3

4,29

0,3

210,00

Bảng 05.
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG TẦNG CÂY CAO Ở NƠI CÓ LOÀI CHÈ VẰNG PHÂN BỐ TỰ NHIÊN
TT


Sinh trưởng

OTC1
Ni (số cây)

OTC2
Tỷ lệ (%)

1

T

55

2

TB

5

3

X

6

4

Tổng cộng


66

Ni (số cây)

4

7,58

1

9,09
100

Tỷ lệ (%)
7

83,33

12

21

OTC3
Ni (số cây)
31

58,33

10


33,33

1

8,33
100

Tỷ lệ (%)

42

73,81
23,81
2,38
100




×