Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 82 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Quang Hoài


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS Nguyễn Bá Uân và PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng cùng sự giúp đỡ của
cơ quan nơi công tác, các cơ quan hữu quan, tác giả đã hoàn thành đề tài, với tên
gọi: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn” .
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Bá Uân và
PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng – những người thầy đã hướng dẫn tác giả hoàn
thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tấm lòng và tình cảm của những người thân yêu và
gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, các
thầy giáo, cô giáo, cán bộ đang công tác tại các phòng ban của trường Đại học Thủy
lợi, các học viên lớp 16KT, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn,
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành khoá học.
Vì thời gian nghiên cứu không nhiều, đề tài nghiên cứu khá mới, mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng và
mong nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học các thầy cô, bạn bè và
đồng nghiệp.


Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2010

Trần Quang Hoài


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
DANH MỤC PHỤ LỤC…………………………………………………………..viii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN ............................................ 4
1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn…………………………………. 4
1.1.1.Rừng ngặp mặn ..................................................................................................4
1.1.2.Vai trò của rừng ngập mặn .................................................................................7
1.2. Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của Việt Nam…………………………… 10
1.3. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn…………………………………………….. 12
1.3.1.Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ....................................................................12
1.3.2.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn ................................................14
1.4. Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế………. 17
1.5. Những nghiên cứu về giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế rừng ngập mặn…….. 18
1.6. Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn……………………………… 19
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN .................................................................... 22
2.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp…………………………………………… 24
2.1.1. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ....................................................26
2.1.2. Hiệu quả xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn ............................................34

2.1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích ............................................................34
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu quả kinh tế sử dụng trong phân tích

36

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

38

2.3.1. Chi phí trồng rừng ngập mặn ..........................................................................38
2.3.2. Tiêu chuẩn lợi nhuận ròng (NPV) ...................................................................41
2.3.3. Chỉ số hoàn vốn nội tại (EIRR) .......................................................................42
2.3.4. Tiêu chuẩn chỉ số lợi ích/chi phí (B/C) ...........................................................44


iv

2.3.5. Phân tích độ nhạy ............................................................................................45
Kết luận chương 2..................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐÊ BIỂN 1 – THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG .................................................................................................... 47
3.1. Giới thiệu chung về dự án

47

3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án ...................................................................47
3.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội ..............................................................50
3.1.3. Quy mô, phương án trồng rừng phòng hộ Đê Biển I ......................................50
3.2. Áp dụng phương pháp nghiên cứu cho dự án


56

3.2.1. Xác định các giá trị .........................................................................................56
3.2.2. Ước tính các giá trị ..........................................................................................58
3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án trồng rừng ngập mặn…………………... 65
3.3.1. Phân tích kinh tế của dự án .............................................................................65
3.3.2. Phân tích độ nhạy của dự án ...........................................................................67
3.3.3. Bàn luận về kết quả .........................................................................................68
3.4. Hiệu quả về xã hội của dự án…………………………………………………. 69
Kết luận chương 3…………………………………………………………………. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 73


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
RNM

Rừng ngập mặn

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới

UNEP

Chương trình Môi trường thế giới

Bộ NN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

VQG

Vườn quốc gia


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-2. Giá trị kinh tế toàn phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn ........................13
Bảng 2.1. Định mức chi phí trồng cây Bần cho một ha ............................................38
Bảng 2.2. Chi phí trung bình cho một ha rừng ngập mặn .........................................40
Bảng 3.1. Khối lượng chính của dự án .....................................................................55
Bảng 3.2. Tổng mức đầu tư của dự án ......................................................................56
Bảng 3.3. Sản lượng khai thác hải sản trung bình theo ngày và theo năm của một
người .........................................................................................................................58
Bảng 3.4. Thu nhập hải sản trung bình trong 1 năm của người dân đi khai thác .....59
Bảng 3.5. Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm nuôi thủy sản...................60
Bảng 3.6. Sản lượng và diện tích của các loài trong đầm nuôi .................................60
Bảng 3.7. Giá trị của các loài thuỷ sản trong rừng ngập mặn (ha/năm) ...................61
Bảng 3.8. Phân bố số lượng tôm giống theo khu triều ..............................................64
Bảng 3.9. Chi phí vốn đầu tư ban đầu phân theo năm trồng rừng ............................66
Bảng 3.10. Chi phí chăm sóc cây trồng hằng năm ....................................................66
Bảng 3.11. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ..........................................................66
Bảng 3.12. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế phương án chọn ..........................67
Bảng 3.13. Bảng phân tích độ nhạy của dự án. .........................................................68



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 1 (Đồ Sơn – Hải Phòng) ............5
Hình 1.2. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển ở Nam Bộ...................................5
Hình 1.3. Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thế nền và phân bố loại cây.....................7
Hình 1.4. Tầm quan trọng của RNM ........................................................................10
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM .............22
Hình 2.2. Giá trị kinh tế các tài nguyên ....................................................................24


viii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Định mức chi phí các loại cây trồng rừng ngập mặn............................75
Phụ lục 3.1: Bảng hỏi lượng giá các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn...................85
Phụ lục 3.2: Hiệu quả kinh tế dự án..........................................................................90
Phụ lục 3.3: Phân tích độ nhạy của dự án.................................................................94


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án là nhằm phân tích đánh giá tính bền
vững và hiệu quả của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở phân
tích tương quan giữa toàn bộ chi phí cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã
hội của dự án đã vạch ra và các lợi ích mà dự án mang lại, thông qua các chỉ tiêu
hiệu quả đầu tư. Phân tích hiệu quả kinh tế dự án là căn cứ quan trọng giúp cho việc
đưa ra những quyết sách đầu tư đúng đắn và hiệu quả.

Rừng ngập mặn là tên gọi chung của những dải rừng ven biển bị ngập nước
mặn thường xuyên hoặc định kỳ bởi thủy triều. Với diện tích rộng, sinh khối lớn,
cấu thành rừng đa dạng và đặc biệt là chúng phân bố ở nơi đầu sóng, ngọn gió, rừng
ngập mặn được xem là đối tượng có giá trị kinh tế và sinh thái to lớn. Nó có khả
năng cung cấp gỗ củi và nhiều hải sản có giá trị, có khả năng cố định bùn cát, chắn
gió, chắn sóng bảo vệ dân cư, đồng ruộng và các công trình kinh tế, văn hóa ven bờ,
góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường ở nhiều vùng duyên hải. Rừng
ngập mặn lại càng có ý nghĩa và hiệu quả trong điều kiện Viện Nam là một trong
những quốc gia bị uy hiếp bởi biến đổi khí hậu.
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng duyên hải của Việt Nam, Nhà nước đã cho
triển khai nhiều dự án trồng rừng ngập mặn. Thực tiễn cho thấy, chi phí đầu tư cho
việc trồng, quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng là rất đáng kể, nhưng những nguồn lợi
về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái mà dự án mang lại cũng không hề nhỏ.
Hiệu quả mà rừng ngập mặn mang lại là rõ ràng, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có
những hướng dẫn cụ thể trong việc tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của
các dự án trồng rừng ngập mặn. Đã đến lúc cần có những nghiên cứu đầy đủ, có cơ
sở khoa học và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng ngập mặn.
2. Mục đích của Đề tài:
- Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn và thành quả việc trồng rùng ngập mặn
ở nước ta trong thời gian vừa qua;


2

- Đề xuất phương pháp xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của các
dự án trồng rừng ngặp mặn;
- Áp dụng nghiên cứu để làm sáng tỏ tính hiệu quả kinh tế - xã hội của một
dự án trồng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng

rừng ngập mặn
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng
rừng ngập mặn ở thành phố Hải Phòng
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thống kê, điều tra thực địa;
- Phân tích tích toán;
- Phương pháp giá thị trường;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài luận văn “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng
ngập mặn” thực hiện với ý những ý nghĩa và đóng góp:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu và cung cấp thông tin khoa học về giá trị kinh
tế tổng thể và từng phần của RNM tại Hải Phòng, từ đó đưa ra các đề xuất sử
dụng/ứng dụng các thông tin này cho quá trình quản lý RNM tại Hải Phòng.
Thứ hai, luận văn ứng dụng thử nghiệm hệ thống các phương pháp lượng giá
được phát triển gần đây trên thế giới vào trường hợp lượng giá giá trị kinh tế và
đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM của một tài nguyên cụ thể tại Việt Nam, từ đó
đưa ra khuyến nghị với các nhà quản lý, nghiên cứu về khả năng và quy trình áp
dụng mộ số phương pháp lượng giá tại Việt Nam.
Thứ ba, chủ đề nghiên cứu của luận văn phù hợp với xu thế nghiên cứu chung
của thế giới về đánh giá giá trị tài nguyên phục vụ công tác quản lý.


3

6. Kết quả dự kiến đạt được:
- Tổng quan về rừng ngập mặn ở Việt Nam;
- Đưa ra phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hệ thống chỉ tiêu

dùng trong phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án trồng rừng ngập mặn;
- Kết quả đánh giá về tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập
mặn ven biển Hải Phòng.
7. Nội dung của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về rừng ngập mặn
1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn
1.2. Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của nước ta
1.3. Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường sinh thái của rừng ngập mặn
1.4. Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn
Kết luận chương 1
Chương 2: Nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng ngập mặn
2.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng trong phân tích
2.3. Phương pháp xách giá trị của chức năng môi trường sinh thái thành tiền theo tổn thất do ô
nhiễm môi trường làm chết tôm, cá đột ngột sẽ bằng 20% tổng giá trị các nguồn lợi
thuỷ sản trong đầm theo cách tính toán đã có tại các vùng có rừng ngập mặn. Giá trị
này tương ứng:
72.068.880 x 0,20 = 18.017.220 (Đồng/ha)
Ngoài ra RNM trong đầm còn là nơi trú ẩn cho các loài tôm, cua nhất là giai
đoạn còn non khỏi sự truy đuổi của các loại cá dữ như cá vược, cá tráp…đã làm cho
hiệu quả nuôi cao hơn. Có thể nói, rừng ngập mặn đã như “ngôi nhà” an toàn và


64

thuận lợi thu hút được đông đảo con non đến sinh sống. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ
được vấn đề này:
Khi tìm hiểu đặc điểm phân bố tôm giống ở bên trong và ngoài rừng ngập
mặn, theo một số mặt cắt vuông góc với bờ ở nơi bãi triều lầy có phát triển rừng
ngập mặn (mặt cắt I) và không có rừng ngập mặn (mặt cắt II), kết quả cho thấy tôm

giống phân bố chủ yếu ở những nơi thảm thực vật ngập mặn phát triển, còn ở nơi
không có rừng ngập mặn thì rất ít tôm giống. Mật độ phân bố tôm giống giữa hai
sinh cảnh này khác nhau hàng chục lần.
Bảng 3.8. Phân bố số lượng tôm giống theo khu triều
Khu triều

Số lượng tôm giống (con/100m2)
Mặt cắt I

Mặt cắt II

Triều cao

30

-

Triều trung

55

2

Triều thấp

15

2

Qua kết quả trên ta khẳng định thêm vai trò của rừng ngập mặn đối với việc

tập trung các con giống di cư trước khi chúng thâm nhập vào đầm nuôi.
Trị giá của nguồn giống từ tự nhiên này cũng được ước đoán bằng khoảng
20% tổng giá trị thuỷ sản đánh bắt.
Giá trị cải thiện môi trường:
Rừng ngập mặn còn có giá trị trong giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi và
tiếng ồn. Chu trình sinh lý thực vật nói chung và tập đoàn cây rừng ngập mặn nói
riêng, đặc biệt quá trình quang hợp của lá, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh
rằng có tác dụng lớn đối với giảm thiểu ô nhiễm không khí, thanh lọc độc tố, hấp
phụ CO2 và sản sinh O2, ngưng tụ và giảm tác hại của bụi, giảm tiếng ồn... Những
cây xanh thân gỗ có chiều cao trên 10 m, lá rộng như : Đước, Đưng, Dà, Bần,
Mắm... số lượng lá ở mức trung bình thấp (cấp 5m2 tổng số diện tích lá) có khả
năng cung cấp lượng dưỡng khí cho 3 người sống được trong 24 giờ, và diện tích lá
ở cấp này đủ hấp thụ được 200 gram khí độc hại, giữ được khoảng 150 gram bụi,
hoặc làm giảm đi 25% tiếng ồn (tính bằng Đềxiben). Một ha rừng lá rộng như rừng


65

ngập mặn, ở độ tuổi trưởng thành (trên 7 năm) hàng năm hấp thụ được hơn 9 tấn
CO2 và sản sinh ra 7 tấn oxy.
Giá trị cố định cacbon hay Tổng sinh khối (Biomass)
Giá trị tổng sinh khối (tổng khối lượng vật chất được sản sinh từ tập đoàn sinh
vật bao gồm động, thực vật trong sinh cảnh rừng) là tiêu chí sinh học tổng hợp chỉ
định cấp độ giá trị phong phú của rừng, được tính bằng tấn/ha trong một năm, theo
trọng lượng khô của các loại vật chất. Từ trọng lượng tấn vật chất có thể tính ra
nhiệt lượng (kilôcalo). Giá trị kinh tế của nhiệt lượng được qui đổi tương đương với
giá trị kinh tế nhiên liệu (calo của than, calo của dầu hỏa, calo của gỗ củi... đều có
thể định giá kinh tế cho đơn vị Calo).
3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án trồng rừng ngập mặn
3.3.1. Phân tích kinh tế của dự án

3.3.1.1. Cơ sơ để phân tích kinh tế
- Tỷ lệ chiết khấu: Tỷ lệ chiết khấu được lấy bằng 10% (theo ngân hàng phát
triển Châu Á khuyến nghị dùng tỉ lệ chiết khấu từ 10-12%).
- Mốc thời gian: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được tính toán ở mốc thời gian
là năm bắt đầu bỏ vốn đầu tư trồng rừng ngập mặn.
- Đời sống kinh tế của dự án: Đời sống kinh tế của dự án là 100 năm kể từ
khi dự án đi vào vận hành.
- Tiền tệ: Đơn vị tiền tệ áp dụng tính toán là Đồng Việt Nam với giả thiết giá
cố định ở năm tính toán.
- Thời gian trồng: Trồng rừng ngập mặn Đê Biển I được trồng trong 5 năm
- Hiệu quả của dự án trồng rừng ngập mặn đạt được từ năm thứ 7 trở đi.
- Dự án trồng rừng ngập mặn với vốn đầu tư trước thuế: 17.335.301.000
đồng
- Chi phí vốn đầu tư ban đầu được phân bổ theo các năm trồng rừng được thể
hiện trong bảng 3.9.


66

Bảng 3.9. Chi phí vốn đầu tư ban đầu phân theo năm trồng rừng
Năm

Diện tích (ha)

Phần trăm phân

Phân bổ chi phí trồng rừng

bổ chi phí hàng


hằng năm theo tổng mức

năm

đầu tư (đồng)

Tổng

51

Năm thứ nhất

14

27,45%

4.758.710.078

Năm thứ hai

10

19,61%

3.399.078.627

Năm thứ ba

10


19,61%

3.399.078.627

Năm thứ tư

9

17,65%

3.059.170.765

Năm thứ năm

8

15,69%

2.719.262.902

Bảng 3.10. Chi phí chăm sóc cây trồng hằng năm
Đơn vị: ha
TT

Chi phí Chăm sóc rừng

Chi phí tính cho 1ha/năm

1


Chi phí năm thứ nhất

840.000

2

Năm thứ hai

320.000

3

Năm thứ ba

120.000

4

Từ năm thứ tư trở đi

50.000

Lợi ích của dự án trồng rừng ngập mặn bao gồm các lợi ích được ước lượng ở
các phần trên và trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
Đơn vị: Đồng
TT

Các giá trị kinh tế


Giá trị

1

Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều

32.027.778

2

Giá trị thuỷ sản trong các đầm nuôi

72.068.880

3

Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong)

38.200.000

4
5

Giá trị chi phí xây dựng đê biển giảm xuống được do
trồng rừng ngập mặn
Chức năng sản xuất vật chất hữu cơ

10.740.741
18.017.220



67

3.3.1.2. Tính các chỉ tiêu kinh tế NPV, IRR, B/C
Sử dụng các số liệu đầu vào về các chi phí và lợi ích tính ở các phần trên và
các cơ sở để phân tích kinh tế vừa trình bày ở trên để tính các chỉ tiêu kinh tế NPV,
EIRR, B/C của dự án.
Chi tiết tính toán các chỉ tiêu kinh tế của phương án chọn được thể hiện ở phụ
lục và kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phương án chọn
Chỉ tiêu

Thông số

Thời gian trồng cây (năm)

5

Tuổi thọ dự án (năm)

100

Hệ số chiết khấu (%)

10

NPV (đồng)

12.021.513.920


EIRR (%)

15,23

B/C

2,254

3.3.2. Phân tích độ nhạy của dự án
Mục đích của phân tích độ nhạy là nhằm: (1) Đánh giá mức độ “nhạy cảm”
của dự án với các biến động bất lợi của các yếu tố thu nhập và chi phí thuộc dự án
và (2) Xác định giới hạn biến động tối đa của mỗi yếu tố mà dự án có thể chấp nhận
được (Còn hiệu quả).
Để xem xét độ an toàn về hiệu quả của phương án kiến nghị, tiến hành tính
toán độ nhạy cho các chỉ tiêu kinh tế với các kịch bản khi tăng giảm chi phí và lợi
ích của dự án. Do dự án trồng rừng ngập mặn có mức độ biến động về rủi ro về chi
phí và lợi ích rất ít nên các kịch bản được lựa chọn phân tích độ nhạy thì biên độ
dao động của tăng giảm chi phí cũng như lợi ích ít do vậy trong luận văn này tác giả
phân tích độ nhạy của dự án trồng RNM cho các trường hợp như sau:
- Chi phí trồng rừng tăng 10%, lợi ích giữ nguyên
- Chi phí trồng rừng giữ nguyên, lợi ích giảm 10%
- Chi phí trồng rừng tăng 10%, lợi ích giảm 10%


68

Từ các kịch bản tính toán phân tích độ nhạy kết quả được trình bày trong
Bảng 3.13.
Bảng 3.13. Bảng phân tích độ nhạy của dự án.
Phương án

Lợi ích và chi phí không

NPV (đồng)

IRR

B/C

17.009.581.899

15,23%

2,254

Chi phí trồng rừng tăng

15.662.888.183

14,56%

2,051

10%, lợi ích giữ nguyên

(NPV giảm 7.9%)

(Giảm 4.4%)

(Giảm 9.0%)


14.245.297.573

14,55%

2,051

(NPV giảm 16.3%)

(Giảm 4.5%)

(Giảm 9.0%)

Chi phí trồng rừng tăng

12.605.887.617

13,83%

1,846

10%, lợi ích giảm 10%

(NPV giảm 25.9%)

(Giảm 9.2%)

(Giảm 18.0%)

thay đổi


Chi phí trồng rừng giữ
nguyên, lợi ích giảm 10%

3.3.3. Bàn luận về kết quả
Từ Bảng 3.12 tính toán các chỉ tiêu kinh tế của phương án chọn ở trên cho ta
thấy dự án dự án trồng rừng ngập mặn Đê Biển I đạt hiệu quả kinh tế vì có NPV =
12.021.513.920 đồng, B/C = 2,254> 1, IRR = 15,23% > I ck = 10%. Sở dĩ tỷ số B/C
cao do dự án trồng rừng tính với tuổi thọ 100 năm khác với các dự án khác nếu IRR
vào khoảng 15,23% thì tỷ số này chỉ hơn 1. Dự án trồng rừng ngoài hiệu quả về
kinh tế xã hội còn mang lại hiệu quả về mặt sinh thái và môi trường rất lớn. Nếu
lượng hóa hết các giá trị kinh tế của dự án trồng rừng ngập mặn thì có thể lớn hơn
rất nhiều. Và dự án trồng rừng ngập mặn sau 100 năm còn có những hiệu quả về
mặt sinh thái cũng như những giá trị khác. Khác với các dự án là công trình thì sau
khi kết thúc dự án có giá trị còn lại, dự án trồng rừng ngập mặn càng về sau càng
cho nhiều hiệu quả rõ rệt.
Từ kết quả phân tích độ nhạy ở Bảng 3.13 của các chỉ tiêu kinh tế NPV, EIRR,
B/C của các kịch bản ở trên cho thấy trong các kịch bản biến động về chi phí và lợi
ích vẫn đạt hiệu quả về kinh tế cao, trong các kịch bản được đưa ra thì hiệu quả kinh
tế của RNM cho hiệu quả cao. Khoảng dao động của EIRR từ 13,83-15,99% > 10%


69

nên trong các kịch bản đưa ra để phân tích độ nhạy đều cho hiệu quả về kinh tế kể
cả trong kịch bản bi quan khi chi phí tăng 10% và lợi ích giảm 10% thì dự án vẫn
đạt hiệu quả và có EIRR= 13,83%>10% và NPV =12.605.887.617 đồng. Nhìn vào
kết quả bảng phân tích ta thấy, hiệu quả của dự án trồng rừng ngập mặn nhạy cảm
với các biến động về hiệu ích của dự án hơn so với biến động về chi phí.
Tiếp tục cho các yếu tố chi phí và thu nhập thay đổi ta tính toán được giới hạn
tối đa về biến động bất lợi của chi phí và thu nhập như sau:

1. Khi chi phí không đổi, dự án chỉ chịu được giới hạn biến động về hiệu ích
giảm tối đa là 55,6% ;
2. Khi thu nhập không đổi, dự án chỉ chịu được giới hạn biến động về chi phí
tăng tối đa là 125,4% ;
Và đặc trưng của dự án trồng RNM có mức độ rủi ro thấp so với các dự án
khác như xây dựng công trình vì vậy với kết quả phân tích độ nhạy như trên cho
hiệu quả kinh tế đảm bảo độ tin cây.
Qua phân tích phương án chọn và phân tích độ nhạy của dự án trồng rừng
phòng hộ Đê Biển I cho thấy dự án này đạt hiệu quả về kinh tế. Ngoài ra dự án còn
có những lợi ích về mặt sinh thái và môi trường rất lớn về lâu dài.
3.4. Hiệu quả về xã hội của dự án
Sau khi trồng RNM, môi trường sinh thái vùng ven biển của vùng dự án sẽ
được cải thiện. Các loài thủy hải sản cũng phong phú hơn, toàn bộ diện tích từ bãi
ngoài, bãi triều sẽ được người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Đời sống người
dân của vùng dự án và lân cận cũng có nhiều thay đổi. Dự án góp phần ổn định, đời
sống nhân dân được đảm bảo, an ninh chính trị được đảm bảo, môi trường tự nhiên
và xã hội được bảo vệ. Ngoài ra dự án còn góp phần phục vụ cho sự phát triển của
vùng dự án về văn hóa, chính trị, kinh tế. Tạo điều kiện cho dân sinh kinh tế xã hội
phát triển, cải thiện môi trường sinh thái.


70

Kết luận chương 3
Trong chương này áp dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của dự án
trồng rừng ngập mặn tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trồng rừng phòng hộ đê
biển I quận Đồ Sơn và Dương Kinh thành phố Hải Phòng. Ước lượng các giá trị
kinh tế của rừng ngập mặn. Và phân tích hiệu quả về kinh tế xã hội của dự án. Các
chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của dự án: NPV = 12.021.513.920 đồng, EIRR =
15,23%, B/C = 2,254. Kết quả phân tích độ nhạy các kịch bản đưa ra trong kịch bản

đưa ra đều cho hiệu quả cao. Trong các dự án trồng rừng phòng hộ ngoài các giá trị
đã lượng hóa ở trên còn nhiều giá trị khác về mặt sinh thái và môi trường. Khác với
các dự án khác dự án trồng rừng ngập mặn càng về sau hiệu quả kinh tế càng lớn về
mặt sinh thái.


71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
RNM là tài nguyên quý giá và quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, tài nguyên
này đang có xu hướng suy giảm nhanh chóng mà một nguyên nhân cốt lõi là sự yếu
kém trong quản lý tải nguyên bắt nguồn từ thiếu hụt thông tin về giá trị RNM. Do
vậy việc đánh giá giá trị kinh tế và hiệu quả của RNM sẽ hỗ trợ nhiều cho việc quản
lý, sử dụng tài nguyên hiệu quả. Kết quả tính toán phân tích các chỉ tiêu kinh tế của
dự án trồng rừng ngập mặn của dự án trồng rừng phòng hộ đê biển I – quận Đồ Sơn
và quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng: NPV = 12.021.513.920 đồng; EIRR =
15,23%; B/C = 2,254.
Dự án trồng rừng phòng hộ đê biển I có hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế ngoài
ra về mặt xã hội cũng như môi trường sinh thái, giảm kinh phí tu bổ, duy tu bảo
dưỡng đê điều thường xuyên hàng năm, chủ động phòng chống lụt bão, hạn chế
thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn cho tính mạng và tài sản nhân dân trong
vùng. Ngoài các giá trị về kinh tế đã nêu ở trên RNM còn có các giá trị như: tăng
khả năng sinh trưởng, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn đa dạng sinh học, củi,
gỗ, và du lịch, … sau khi trồng rừng phòng hộ từ năm thứ 7 trở đi. Chi phí xây dựng
và tu bổ đê giảm được giữa có rừng phòng hộ và không có rừng phòng hộ tính trung
bình cho một km đê thì chi phí giảm được khoảng 1,381 tỷ đồng/km. Trong luận
văn, tác giả chỉ ước lượng một số giá trị kinh tế của dự án trồng RNM. Tuy nhiên,
trong thực tế giá trị kinh tế của RNM lớn hơn nhiều. Và khi dự án được thực hiện
sau khoảng 7 năm đai rừng chắn sóng hình thành và phát triển sẽ cải tạo môi trường
sinh thái bãi bồi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và tạo cảnh quan đẹp cho khu

du lịch, thu hút du khách và tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong vùng.
Ngoài ra còn tạo điều kiện thu hút đầu tư, sản xuất ổn định của nhân dân vùng dự án
góp phần và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng.
Nghiên cứu mang ý nghĩa thử nghiệm nhằm minh họa cho khái niệm “giá trị
kinh tế toàn phần - TEV” của RNM ở Việt Nam. Dù nghiên cứu định giá này còn là
những ước tính sơ bộ ban đầu song đó là một công cụ để đạt được vấn đề bảo tồn
phát triển đất ngập nước vào quá trình xây dựng và lựa chọn kế hoạch sử dụng tài


72

nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững. Phương pháp định giá
kinh tế và phân tích kinh tế cần được nghiên cứu hoàn thiện và trở thành phương
pháp ứng dụng thích hợp cho việc định giá kinh tế rừng ngập mặn ở Việt Nam.
Trong luận văn này, tác giả mới chỉ dừng lại ở lượng giá một số giá trị của
RNM nhưng trong thực tế RNM còn có một số giá trị kinh tế khác nữa. Cần có
những nghiên cứu sâu hơn để ước lượng giá trị kinh tế của RNM như các giá trị về
du lịch, nguồn lợi sinh vật hoang dã, duy trì đa dạng sinh học, cải thiện môi trường,
cố định Cacbon. Từ việc ước lượng các giá trị kinh tế của RNM nhằm làm cơ sở để
đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của RNM. Từ đó giúp các nhà
quản lý nhà nước đưa ra cách quản lý và bảo vệ RNM phát triển bền vững.


73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngô An, Võ Đại Hải (2001), Một số đề xuất tiêu chuẩn phân chia rừng phòng hộ
và rừng sản xuất ngập mặn ven biển Việt Nam. Báo cáo chuyên đề, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

2. Nguyễn Thế Chinh (2003), Bài giảng kinh tế môi trường (dùng cho chuyên
ngành) – Khoa KTMTĐT, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Trung Dũng (2005), Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
4. Dự án quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng (2002), Báo cáo lưu trữ tại
Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.
5. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật RNM Việt Nam, Luận án tiến
sĩ khoa học sinh học, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng Ngập mặn, Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
6. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền (2007), Vai trò của hệ sinh
thái rừng ngập mặn và rạn san hô. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Phú (2004), Giáo trình Kinh tế xây dựng, Trường Đại học Thủy
lợi, Hà Nội.
8. Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà (2007), Giá trị phòng hộ đê biển của rừng
ngập mặn tại Xuân Thuỷ - Nam Định, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn, (17), tr. 68-72.
9. Ngô Đình Quế (2003), Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, rừng tràm ở Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Bùi Dũng Thể (2005), Chi trả cho dịch vụ môi trường và trồng rừng tại Việt
Nam, Chương trình kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).
11. Nguyễn Đức Thanh, Lê Thị Hải (1997), Ước lượng giá trị giải trí của rừng
quốc gia Cúc Phương sử dụng phương pháp chi phí du lịch, tập san các
nghiên cứu kinh tế môi trường, Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam
Á (EEPSEA).


74

12. Nguyễn Thị Thu (2004), Bước đầu lượng giá kinh tế các thảm cỏ biển, Kỷ yếu
hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản.

13. Nguyễn Hoàng Trí (2006), Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Phạm Đình Trọng (1998), Dẫn liệu về nguồn tôm giống trong rừng ngập mặn
ven biển Yên Lập-Đồ Sơn, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển. NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Giáo trình Kinh tế thuỷ lợi, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Bann, C., (1997), The Economic Valuation of Mangroves: A Manual for
Researchers. International Development Research Centre, Ottawa.
17. Barbier E.B., Acreman M. and Knowler D., (1997), Economic valuation of
wetlands – A Guide for policy makers and planners. Ramsar Convention
Bureau and IUCN, Gland, Switzerland.
18. Bateman, I.J. and K.G. Willis (1999), Valuing Environmental Preferences,
Oxford University Press, UK.
19. Foundation for Environmental Conservation, (2005), Valuing ecosystem
functions: an empirical study on the storm protection function of
Bhitarkanika mangrove ecosystem, India .
20. Macnae, W., (1974), Mangrove forests and fisheries. FAO/UNDP Indian Ocean
Programme.
21. Sathirathai S., (1998), Economic Valuation of Mangroves and the Roles of
Local Communities in the Conservation of Natural resources : Case study
of Surat Thani, South of Thailand. EEPSEA - Economy and Envirounment
Program for Southeast Asia.
22. Semesi, A.K. (1998), Coastal resources utilization and conservation issues in
Bagamoyo, Tanzania. Ambio.




×