Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.68 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

---------o0o---------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI SỐ 2:

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH

GVHD: TS.Lê Kiên Cường
Lớp: D02
Sinh viên thực hiện: Phạm Mỹ
Linh
MSSV: 030633170228


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2018

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế, cho thấy để hiểu được các vấn đề cơ bản của nền kinh tế và có hiệu quả học tập tốt,
ngoài việc phải nắm vững được những lý thuyết kinh tế đòi hỏi sinh viên kinh tế nói chung và
sinh viên chuyên ngành kinh tế nói riêng còn cần phải biết vận dụng chúng một cách hợp lý, phù
hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước. Vì lẽ đó, bên cạnh việc học những môn chuyên
ngành, chúng em còn được học thêm môn tự chọn là Lịch sử các học thuyết kinh tế.
Nghiên cứu, học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế không chỉ giúp sinh viên kinh tế có được


những hiểu biết tổng quát về nguồn gốc ra đời và nội dung cơ bản của của các học thuyết kinh tế,
mà còn trang bị cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên ứu các môn khoa học kinh tế.
Và để tìm hiểu sâu hơn về môn học này, em xin được trình bày tiểu luận về đề tài học thuyết kinh
tế của một nhà kinh tế tư sản cổ điển, đó là Adam Smith. Qua tiểu luận, chúng ta sẽ phần nào biết
thêm về Adam Smith và các lý luận kinh tế của ông.
Tiểu luận gồm có hai phần:
-

Phần A: Giới thiệu sơ lược về các học thuyết tư sản cổ điển, tìm hiểu về Adam Smith cuộc
đời và các tác phẩm nổi bật của ông.

-

Phần B: Tìm hiểu sâu về các học thuyết kinh tế của Adam Smith, những quan điểm kinh
tế kinh cơ bản của ông và các lý thuyết về kinh tế.

Trong quá trình nghiên cứu và làm việc, mặc dù đã rất cố gắng trong việc tìm tòi, nghiên cứu đọc
cái tài liệu cũng như sách báo nhưng do năng lực còn hạn chế nên không thể tránh được những
thiếu sót, mong thầy thông cảm bỏ qua.
Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý từ thầy, để có thể hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Mỹ Linh


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

MỤC LỤC
A.


ADAM SMITH..........................................................................................................................................................1
I.

SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN...............................................................................1
1.

Hoàn cảnh xuất hiện.........................................................................................................................................1

2.

Đặc điểm cơ bản................................................................................................................................................1

II.

B.

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ ADAM SMITH VÀ CÁC TÁC PHẨM.........................................................1

1.

Tác giả Adam Smith.........................................................................................................................................1

2.

Tác phẩm của Adam Smith.............................................................................................................................3

CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH............................................................................................4
I.


QUAN ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN CỦA ADAM SMITH................................................................................4
1.

Thế giới quan và phương pháp luận của Adam Smith.................................................................................4

2.

Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản................................5

3.

Phê phán chủ nghĩa trọng thương và luận chính chính sách tự do mậu dịch...........................................5

4.

Phê phán chủ nghĩa trọng nông......................................................................................................................6

5.

Lý luận về thuế khóa........................................................................................................................................6

II.

CÁC LÝ LUẬN KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA ADAM SMITH..................................................................6

1.

Lý luận về phân công lao động và lợi thế tuyệt đối......................................................................................6

2.


Lý luận giá trị hàng hóa...................................................................................................................................7

3.

Lý luận về ba giai cấp và ba loại thu nhập....................................................................................................9

4.

Lý luận tiền tệ....................................................................................................................................................9

5.

Lý luận về phân phối........................................................................................................................................9

6.

Lý luận về tư bản............................................................................................................................................11

7.

Lý luận về tái sản xuất...................................................................................................................................11

8.

Lý thuyết “ Bàn tay vô hình”........................................................................................................................12

KẾT LUẬN...................................................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................14



SVTH: Phạm Mỹ Linh

A.
I.

MSSV: 030633170228

ADAM SMITH
SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

1. Hoàn cảnh xuất hiện
Thế kỷ XVIII, Châu Âu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, thời kỳ tích lũy
nguyên thủy của tư bản chấm dứt, thay vào đó là tích lũy tư bản. Chính cơ sở quan
trọng đó đã tạo điều kiện cho sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, nhiều
thành tựu mới của khoa học xuất hiện. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã làm
thay đổi một cách nhanh chóng nền kinh tế và chủ nghĩa tư bản từng bước được
khẳng định. Sự biến đổi về kinh tế còn là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển
và thay đổi trong lý luận của Triết học và Kinh tế chính trị học.
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương đã tỏ ra không còn thích hợp với điều
kiện kinh tế xã hội mới, một trào lưu mới trong kinh tế học xuất hiện: Kinh tế chính
trị học tư sản cổ điển ra đời.
Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời và phát triển từ cuối thế kỷ XVIII đến nữa
đầu thế kỷ XIX ở các nước Tây Âu. Nó là hệ tư tưởng kinh tế tư sản thời kỳ đầu của
chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
2. Đặc điểm cơ bản
Khi nhận xét về các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, Karl Marx viết: ”Danh từ
Kinh tế chính trị cổ điển, theo tôi hiểu, là toàn bộ khoa kinh tế chính trị, kể từ
William Petty trở đi đã nghiên cứu nhũng mối liên hệ nội tại của các quan hệ sản
xuất trong xã hội tư sản”. Với quan điểm đó, đặc trưng kinh tế chính trị học tư sản

cổ điển thể hiện những điểm sau đây:
-

Là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn chống chế độ phong kiến
và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Là trường phái kinh tế khoa
học đầu tiên trong lịch sử học thuyết kinh tế.

-

Chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và đi sâu nghiên cứu những mối liên hệ nội tại, những
vấn dề kinh tế do nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặt ra.

-

Lần đầu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học và một
số phương pháp cụ thể để phân tích kinh tế như: diễn dịch, qui nạp, phân tích,
tổng hợp, mô tả các sự kiện, sử dụng phương pháp thống kê, mô hình hóa,.. để
minh họa.

-

Xây dựng được một hệ thống các phạm trù, quy luật kinh tế, phản ánh bản chất
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: giá trị, giá cả, tiền tệ, quy luật lưu thông
tiền tệ, tiền lương, lợi nhuận, địa tô, tái sản xuất,…

-

Quan điểm của họ rằng các qui luật kinh tế là tự nhiên và vĩnh cửu, quy định một
trật tự xã hội lý tưởng. Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, tự do sản xuất, tự do

1


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

kinh doanh,tự do thị trường, tự do cạnh tranh, nhà nước không nên can thiệp sâu
vào các hoạt động kinh tế.
II.

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ ADAM SMITH VÀ CÁC TÁC PHẨM

1. Tác giả Adam Smith
Adam Smith là một nhân vật trầm lặng, sống một cuộc đời ẩn dật, một con người
ít viết thư từ và đã ra lệnh đốt bỏ một số bản thảo khi gần qua đời. Vì vậy người
đời sau hiểu rõ các tư tưởng của Adam Smith hơn là cuộc đời của ông.
Không có tài liệu nào ghi rõ ngày sinh của Adam Smith, chỉ biết rằng theo nhà
thờ Scotland, ông được rửa tội vào ngày 5 tháng 6 năm 1723 theo lịch cũ, tức là
ngày 16 tháng 6 theo lịch mới (ngày này cũng được coi là sinh nhật của ông), tại
Kirkcaldy, một ngôi làng đánh cá nhỏ nhưng thịnh vượng với dân số gần 1.500
người gần thành phố Edinburgh, xứ Scotland.
Adam Smith là con trai của Adam Smith trong lần lập gia đình thứ hai với bà
Magaret Douglas, con gái của một chủ đất giàu có. Ông Adam Smith cha chỉ là
một người kiểm soát thuế vụ, đã qua đời sau khi Adam sinh ra được 2 tháng.
Người ta không biết gì về tuổi trẻ của Adam ngoài câu chuyện kể lại rằng năm lên
4 tuổi, Adam đã bị bắt cóc do một nhóm người Di Gan sống lang thang và sau
cuộc báo động tìm kiếm, cậu bé Adam đã được nhóm người kia bỏ lại.
Năm 1737 và ở vào tuổi 14, Adam Smith theo học hai trường đại học Oxford và
Cambridge; trong thời gian từ năm 1751 đến 1764, ông là giáo sư của trường Đại

học Glasgow, vào thời gian này đã là một trung tâm danh tiếng của thời kỳ Khai
sáng. Giảng dạy tại đại học này có giáo sư Francis Hutcheson nổi danh về ngành
triết học luân lý, là người đầu tiên dạy sinh viên bằng tiếng Anh chứ không phải
tiếng Latin. Các quan điểm về kinh tế và triết học của Hutcheson đã ảnh hưởng
rất mạnh tới Adam Smith sau này. Trong một bức thư viết 15 năm sau, Adam
Smith đã nói rằng "không bao giờ có thể quên được tiến sĩ Hutcheson". Tốt
nghiệp năm 1740, Adam Smith nhận được một học bổng, theo học trường Balliol
thuộc Đại học Oxford. Trong thời gian sáu năm tại trường đại học này, các sinh
viên học tập cách tự học để quán triệt các tư tưởng triết học cổ điển và đương
thời. Họ phải đọc các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp và La Mã, cùng với các
công trình của các giáo sư đại học thời đó. Khi trở lại Glasgow, Adam Smith đi
tìm việc làm. Nhờ các quan hệ của gia đình bên mẹ, nhờ sự trợ giúp của nhà luật
học và triết học Lord Henry Kames, Adam Smith được nhận làm giảng sư tại Đại
học Edinburgh với nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công (public lecture),
đây là một hình thức giáo dục với tinh thần "cải tiến" được các nhà trí thức thời
đó ưa chuộng. Các bài thuyết trình công này gồm nhiều đề tài từ môn tu từ học tới
ngành kinh tế chính trị. Trong bài điếu văn viết về Adam Smith nhiều năm về sau,
Tạp chí Gentleman's Magazine đã bình luận rằng "cách phát âm và thể văn của
ông Adam Smith đã hơn hẳn những thứ đang dùng tại xứ Scotland".
Trình độ hiểu biết của Adam Smith đã khiến cho ông được mời làm giáo sư Lý
luận (professor of logic) tại Đại học Glasgow vào năm 1751 ở tuổi 27, rồi năm
sau, trở thành giáo sư môn triết học luân lý, một môn học bao gồm các ngành thần
học tự nhiên, đạo đức học, luật học và kinh tế chính trị học.
2


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228


Thời gian đảm nhận chức vụ giáo sư tại Đại học Glasgow là "thời kỳ sung sướng
nhất và danh dự nhất của đời tôi", theo như lời Adam Smith mô tả về sau. Mỗi
ngày trong tuần lễ, ông Adam thuyết giảng từ 7:30 tới 8:30 sáng trước lớp học tối
đa 90 sinh viên tuổi từ 14 tới 16, còn đợt giảng bài từ 11 giờ tới 12 giờ trưa được
thực hiện 3 lần một tuần lễ. Vào buổi chiều, ông lo công việc của trường đại học
khiến cho vào năm 1758, Adam Smith được bầu làm trưởng khoa. Các bạn và
người quen của Adam Smith trong thời gian này gồm một số nhà quý tộc, nhiều
người nắm giữ các chức vụ cao cấp của chính quyền. Các nhà trí thức và khoa
học gồm có Joseph Black, một người tiền phong về ngành hóa học, James Watt là
nhà phát minh ra máy hơi nước, Robert Foulis là nhà sáng lập ra Viện hàn lâm
Kiểu mẫu Anh quốc (The British Academy of Design), David Hume là nhà triết
học danh tiếng. Adam Smith còn quen thân với Andrew Cochran, một nhà buôn,
nguyên viện phó của Đại học Glasgow, người sáng lập ra Câu lạc bộ Kinh tế
chính trị (Political Economy Club). Nhờ đó, Adam Smith thu thập được nhiều
hiểu biết của thế giới thương mại để rồi về sau viết ra tác phẩm Bàn về tài sản
quốc gia.
Vào năm 1767, ông được bầu vào Hàn lâm viện Hoàng gia (The Royal Society)
và nhờ vậy, làm quen với các nhân tài như Edmund Burke, Samuel Johnson,
Edward Gibbson và có lẽ cả với Benjamin Franklin. Tới cuối năm 1767, Adam
Smith trở lại Kirkcaldy và trong vòng 6 năm tại đây, ông đã sửa chữa tác phẩm
"Bàn về tài sản quốc gia" rồi sau ba năm sống nơi thành phố London, tác phẩm kể
trên mới được hoàn thành và xuất bản vào năm 1776.
Adam Smith mất ngày 17 tháng 7 năm 1790 tại Edinburgh, Scotland; cả đời
không kết hôn và cũng không có con.
2. Tác phẩm của Adam Smith
Năm 1759, Adam Smith công bố tác phẩm “ Lý luận về những tình cảm đạo đức”,
đã làm cho ông nổi tiếng. Sự nổi tiếng của Adam Smith đã khiến cho một nhà
chính trị hàng đầu, Charles Townhend mời đến làm gia sư cho con trai riêng của
ông là công tước Bucc Leuch.
Năm 1763, ông đi du lịch sang các nước ở châu Âu, chủ yếu là ở Pháp, và quan

hệ giao tiếp với cá nhà kinh tế của trường phái trọng nông. Năm 1776, ông về
nước tập trung nghiên cứu và xuất bản tác phẩm” The Wealth of Nations” ( Sự
giàu có của các quốc gia) xuất bản năm 1776. Với tác phẩm này, ông trở thành nổi
tiếng và là một trong những nhà lý luận kinh tế vĩ đại lúc bấy giờ và ảnh hưởng
đến hiện nay. Nội dung chủ yếu của tác phẩm bao gồm 5 quyển:
-

Quyển 1: Trình bày lý luận về giá trị, về phân phối ( tiền lương, lợi nhuận, lợi
tức, địa tô).

-

Quyển 2: Trình bày tích lũy tư bản - tái sản xuất.

-

Quyển 3: Lịch sử thời Trung cổ - phê phán chế độ phong kiến.

-

Quyển 4: Phê phán những lý luận phổ biến nhất của kinh tế chính trị - chủ ngĩa
trọng thương, chủ nghĩa trọng nông.
3


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

-


Quyển 5: Thu chi của nhà nước, chính sách thuế khóa, cho vay.

-

Với tác phẩm đó làm cho ông nổi tiếng trên thế giới, 14 năm cuối đời ông làm
quan chức nhỏ trong ngành thuế ở địa phương. Năm 1787, ông được bầu làm
Hiệu trưởng trường Đại học Glasgow và mất năm 1790 tại Edinburgh.

-

Adam Smith được đánh giá là một đại biểu xuất sắc của trường phái kinh tế học
chính trị tư sản cổ điển. Thời kỳ này nước Anh là một nước có nền công nghiệp
phất triển mạnh sô với các nước khác. Giai cấp tư sản chiếm địa vị thống trị
trong công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của các
ngành thì giai cấp thì giai cấp công nhân cũng không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân vẫn chưa là mâu thuẫn chủ
yếu trong xã hội lúc bấy giờ mà mâu thuẫn lúc đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản với tầng lớp quí tộc, bảo hoàng muốn duy trì trật tự phong kiến. Trước thực
tế, giai cấp tư sản phải có một lý luận sắc bén để chứng minh tính ưu việt của chủ
nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến. Adam Smith là người đưa ra lý thuyết bảo
vệ chủ nghĩa tư bản, ông đã chứng minh chứng minh tính ưu việt của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu
lỗi thời.

B.
CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ
CỦA ADAM SMITH
I.


QUAN ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN CỦA ADAM SMITH

1. Thế giới quan và phương pháp luận của Adam Smith
Thế giới quan triết học của ông về cơ bản là duy vật. Ông thừa nhận các quy luật
khách quan và tìm tòi phát hiện ra những quy luật đó. Song chủ nghĩa duy vật ở
ông mang tính chất tự phát, máy móc, siêu hình.
Phương pháp luận của Adam Smith: Adam Smith đã thực hiện một bước quan
trọng trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
kinh tế chính trị học. Công lao của ông là ở chỗ tiếp tục phương pháp trừu tượng
hóa, đi sâu phân tích bản chât để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của
các hiện tượng và quá trình kinh tế.
Điểm xuất phát trong phân tích kinh tế của ông là nhân tố “con người kinh tế”.
Theo thuyết “con người kinh tế’’ thì động cơ chủ yếu của hoạt động kinh tế của
con người là lợi ích, vụ lợi. Nhưng con người chỉ có thể theo đuổi lợi ích riêng
cuả mình khi phục vụ lẫn nhau, trao đổi lao động và sản phẩm lao động cho
nhau. Sự phân công lao động đã buộc con người có mối liên hệ với nhau. Người
ta giúp đỡ lẫn nhau và tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Mặc dù, một số
người trong số đó là ích kỷ, chỉ nung nấu những lợi ích của chính mình. Xu
hướng tự nhiên của mỗi người là cố gắng cải thiện tình trạng vật chất của mình
như là một động lực mạnh mẽ. Nếu để cho nó được hoạt động tự do mà không
4


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

bị ai cản trở thì động lực đó tự nó tạo khả năng đưa xã hội đến phồn vinh. Động
lực ấy thậm chí có khả năng “ khắc phục hàng trăm điều trở ngại do các luật lệ
của con người đặt ra gây khó khăn cho hoạt dộng của nó.”

Từ lý thuyết “con người kinh tế”, ông xây dựng bản tính tự do, tự nhiên của con
người, tự do bán và tự do mua, tự do thuê người làm và đi làm thuê, tự do sản
xuất và tiêu dùng. Mỗi người riêng biệt sử dụng tư sản của mình sao cho sản
phẩm của nó có giá trị tối đa. Ngay cả khi anh ta không nghĩ đến lợi ích xã hội
và không nhận thức được rằng mình góp phần lợi ích xã hội đến mức nào. Anh
ta chỉ thấy lợi ích riêng, nhưng “ trong trường hợp này cũng như nhiều trường
hợp khác, bằng bàn tay vô hình anh ta đã vươn tới mục tiêu không hoàn toàn
nằm trong ý định của anh ta…Khi theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta
thường lại phục vụ lợi ích của xã hội một các thực sự hơn cả khi anh ta cố tình
làm việc đó một các tự giác”.
Nói “bàn tay vô hình” là nói hoạt động tự giác của các quy luật kinh tế khách
quan. Các quy luật kinh tế tác động không phụ thuộc vào ý chí của con người và
thường trái với ý muốn của họ. Đưa khái niệm cac quy luật kinh tế vào khoa học
dưới hình thức “ bàn tay vô hình” và “con người kinh tế” Adam Smith đã thực
hiện một bước tiến quan trọng. Ông gọi những điều kiện trong đó hành động của
lợi ích, vụ lợi và các quy luật tự phát của sự phát triển kinh tế được tiến hành có
hiệu quả nhất là trật tự tự nhiên. Để cho “trật tự tự nhiên” – các quy luật kinh tế
khách quan hoạt động phải có những điều kiện cần thiết: đó là sự tồn tại và phát
triển của sản xuât và trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải được phát triển trên cơ
sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quan hệ giữa người với ngời là quan hệ phụ
thuộc về kinh tế. Từ đó, theo ông nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế.
Nhà nước có chức năng là tạo ra các điều kiện cần thiết để cho các doanh nghiệp
làm ăn một cách trôi chảy, cạnh tranh tự do, bình đẳng trong hành lang pháp luật
của nhà nước.
2. Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp
tư sản
Adam Smith đã đứng trên lập trường của giai cấp tư sản công trường thủ công
để phê phán chế độ phong kiến.
-


Ông phê phán tính chất ăn bám của bọn quý tộc phong kiến, theo ông "các đại
biểu được kính trọng nhất trong xã hội như: nhà vua, quan lại, sĩ quan, thầy tu...
cũng giống như những người tôi tớ, không sản xuất ra một giá trị nào cả.

-

Ông phê phán chế độ thuế khoá độc đoán như thuế đánh theo đầu người, chế độ
thuế thân có tính chất lãnh địa, chế độ thuế hà khắc ngăn cản việc tích luỹ của
nông dân.

-

Ông lên án chế độ thừa kế tài sản nhằm bảo vệ đặc quyền của quý tộc, coi đó là
"thể chế dã man" ngăn cản việc phát triển của sản xuất nông nghiệp.

-

Ông bác bỏ việc hạn chế buôn bán lúa mỳ vì nó gây khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp.
5


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

-

Ông vạch rõ tính chất vô lý về mặt kinh tế của chế độ lao dịch và chứng minh
tính chất ưu việt của chế độ lao động tự do làm thuê.


-

Ông kết luận: chế độ phong kiến là một chế độ "không bình thường": là sản
phẩm của sự độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người, đó là một chế độ
trái với trật tự ngẫu nhiên và mâu thuẫn với yêu cầu của khoa học kinh tế chính
trị. Theo ông nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do
cạnh tranh, tự do mậu dịch.

-

Ông lên án gây gắt nhưng chế độ phong kiến nhưng không đòi thủ tiêu chế độ
đại địa chủ ở Anh và chế độ phong kiến ở châu Âu.

3. Phê phán chủ nghĩa trọng thương và luận chính chính sách tự do mậu dịch
-

Adam Smith là người đứng trên lập trường của tư bản công nghiệp để phê phán
chủ nghĩa trọng thương. Ông xác định đánh tan chủ nghĩa trọng thương là niệm
quan trọng bậc nhất để đánh tan ảo tưởng làm giàu bằng thương nghiệp.

-

Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đề cao quá mức vai trò của tiền tệ.
Theo ông, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua
được cái gì với tiền. Tiền chỉ là công cụ trao đổi, là phương tiện lý thuật để lưu
thông được dễ dàng. Ông cho rằng lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số
tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó.

-


Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đề cao quá mức vai trò của ngoại thương
và cách làm giàu bằng cách trao đổi không ngang giá. Ông cho rằng việc nâng
cao tỷ suất lợi nhuận trong thương nghiệp bằng độc quyền thương nghiệp sẽ làm
chậm việc cải tiến sản xuất. Muốn làm giàu phải phát triển sản xuất.

-

Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh tế,
ông cho rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tội phạm, kẻ
thù...nhà nước có thể thực hiện chức năng kinh tế khi các chức năng đó vượt quá
sức của các chủ xí nghiệp riêng lẻ như xây dựng đường sá, sông ngòi và các công
trình lớn khác. Theo ông, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có sự can
thiệp của nhà nước.

4. Phê phán chủ nghĩa trọng nông
-

Mục tiêu phê phán của ông là đánh tan các ảo tưởng của phái trọng nông về tính
chất đặc biệt của nông nghiệp, và phá vỡ những luận điểm kỳ lạ của họ về tính
chất không sản xuất của công nghiệp.

-

Ông phê phán quan điểm của trọng nông coi giai cấp thợ thủ công, chủ công
trường là giai cấp không sản xuất.

-

Ông đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh ngành công nghiệp là một ngành sản

xuất vật chất như luận điểm về năng suất lao động, tích luỹ tư bản...

5. Lý luận về thuế khóa
6


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

Adam Smith là người đầu tiên luận chứng cương lĩnh thuế khoá của giai cấp tư
sản, chuyển gánh nặng thuế khoá cho địa chủ và tầng lớp lao động, ông xác định
thu nhập của nhà nước có thể từ hai nguồn: một là từ quỹ đặc biệt của nhà nước,
tư bản đem lại lợi nhuận, ruộng đất đem lại địa tô, hai là lấy từ thu nhập của tư
nhân bắt nguồn từ địa tô. lợi nhuận, tiền công.
-

Ông đưa ra bốn nguyên tắc để thu thuế:
+ Các thần dân phải có nghĩa vụ nuôi chính phủ, "tuỳ theo khả năng và sức
lực của mình".
+ Phần thuế mỗi người đóng phải được quy định một cách chính xác.
+ Chỉ thu vào thời gian thuận tiện, và với phương thức thích hợp.
+ Nhà nước chi phí ít nhất vào công việc thu thuế.

-

Ông đưa ra hai loại thuế phải thu: đó là thuế trực thu và thuế gián thu:
+ Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: địa tô, lợi nhuận, tiền
công, và tài sản kế thừa.
+ Thuế gián thu, ông cho rằng không nên đánh thuế vào các vật phẩm tiêu

dùng thiết yếu, nên đánh thuế vào các hàng xa xỉ để điều tiết thu nhập
của những người "sống trung bình hoặc cao hơn trung bình".

II.
1.

CÁC LÝ LUẬN KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA ADAM SMITH
Lý luận về phân công lao động và lợi thế tuyệt đối
Lý luận về phân công lao động của Adam Smith chiếm vị trí hàng đầu trong các
lý luận kinh tế.Ông bắt đầu nghiên cứu kinh tế hàng hóa từ việc phân tích vai trò
của phân công lao động.
Ông cho rằng phân công lao động có thể nâng cao năng suất lao động. Ông đưa
ra ví dụ: nếu một người sản xuất kim băng, tất cả các quy trình thao tác đều do
người đó hoàn thành một mình thì một ngày chưa chắc đã làm nổi 20 chiếc.
Nhưng nếu có sự phân công lao động thì một xưởng nhỏ chỉ có 10 công nhân,
mỗi ngày có thể sản xuất được 48.000 chiếc, bình quân mỗi người được 4800
chiếc. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do các lý do sau đây:

-

Do có phân công lao động dẫn đến chuyên môn hóa, trình độ, kỹ xảo, khéo léo,
tài năng tháo vát của công nhân được phát huy và ngày càng tiến bộ, từ đó nâng
cao năng suất lao động.

-

Do chuyên môn hóa nên tiết kiệm được thời gian, không phải di chuyển từ công
việc này sang công việc khác, như khi mỗi người phải tự hoàn thành một sản
phẩm.


-

Tạo điều kiện để áp dụng máy móc, lao động trở nên giản dơn hơn, giảm bớt
được sức lao động.

-

Tăng hiệu suất của lao động, tăng năng suất lao động làm tăng lượng của cải cho
xã hội, “ mức độ giàu có của xã hội tỉ lệ thuận với trình độ phân công lao động
xã hội.”
7


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

Sau khi nghiên cứu phân công lao động, ông nghiên cứu tiếp trao đổi và cho rằng
trao đổi là nguồn gốc của sự phân công lao động. Ông nêu ví dụ: có người giỏi
săn bắn, có người giỏi làm cung tên, và cuối cùng, anh ta - người làm cung tên“nhận thấy rằng, bằng cách trao đổi cung tên, anh ta thu nhập cao hơn là việc
săn bắn.” Và niềm tin vào khả năng trao đổi sản phẩm lao động dư thừa của
mình lấy cái phần sản phẩm lao động của người khác mà mình cần đến đã thúc
đẩy mỗi con người dâng hiến cả đời mình cho một công việc chuyên môn nhất
định và phát triển đến mức hoàn hảo những khả năng và năng khiếu bẩm sinh
của mình tỏng lĩnh vực chuyên môn đó. Từ đó, sẽ đem lại những lợi ích cho cá
nhân và cho xã hội.
Để tăng thêm của cải của một quốc gia theo ông có hai cách:
Một là, tăng năng suất lao động,nhờ phân công lao động chuyên môn hóa.
Hai là, tăng số lượng lao động trực tiếp sản xuất.
Tăng năng suất lao động tùy thuộc vào sự phát triển của phân công lao động.

Theo ông: Sự tiến bộ vĩ đại nhất trong quá trình phát triển sức sản xuất của lao
động và tỷ lệ đáng kể của nghệ thuật, kỹ năng và trí thông minh, rõ ràng đã được
xuất hiện nhờ kết quả của việc phân công lao động.
A.Smith Nhận thức rõ về cơ sở phân công lao động trong kinh tế thị trường, khi
phân công lao động phát triển giữa các nước, sẽ cho phép mỗi nước phát huy
được lợi thế tuyệt đối. Ông cho rằng: Cái được coi là thận trọng trong hành vi
của mỗi gia đình nói riêng cũng không hề bị coi là điên rồ trong hành vi của một
đế chế lớn. Nếu một nước ngoài có thể cung cấp cho chúng ta một thứ hàng hóa
rẻ hơn chúng ta làm lấy, thì tốt nhất là chúng ta hãy mua của nước đó, với một
phần sản phẩm công nghiệp của nước ta, còn sản xuất công nghiệp của chúng ta
thì hãy đem dùng để sản xuất một loại sản phẩm mà chúng ta có lợi thế. Như vậy,
phân công lao động giữa các nước sẽ phát huy lợi thế tuyệt đối của mỗi nước.
A.Smith cho rằng chính trao đổi để ra phân công, đồng thời trao đổi phụ thuộc
vào quy mô thị trường, cho nên phân công lao động cũng phụ thuộc vào quy mô
thị trường. Hạn chế trong lý luận phân công lao động của A.Smith là ông chưa
phân biệt được phân công trong nội bộ doanh nghiệp và phân công lao động xã
hội.

2. Lý luận giá trị hàng hóa
Ông khẳng định: lao động là cái đo lường thực sự giá trị trao đổi của mỗi hàng
hóa, là một tiêu chuẩn tuyệt đối, là cái duy nhất, chính xác đề đo lường giá trị.
Ông phân tích lý luận giá trị từ hai định nghĩa:
Thứ nhất, giá trị do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định, lao động
là thước đo giá tị thực tế mọi giá trị. Với định nghĩa này, ông đã khắc phục được
những hạn chế của W.Petty khi phân tích về vấn đề này, coi lao động chứ không
phải là tự nhiên, là nguồn gốc sinh ra giá trị.
8


SVTH: Phạm Mỹ Linh


MSSV: 030633170228

Thứ hai, giá trị do lao động quyết định, mà lao động có thể mua bán và đổi lấy
hàng hóa. Theo ông: Nếu giá cả của một loại hàng hóa nào đó phù hợp với những
điều kiện cần thiết cho việc thanh toán về địa tô, trả lương cho công nhân và lợi
nhuận của tư bản được chi phí cho khai thác, chế biến và đưa ra thị trường.
Về hình thức biểu hiện của giá trị, theo ông, trong nèn kinh tế hàng hóa nhỏ giá trị
được biểu hiện ở giá trị trao đổi, trong trao đỏi với các hàng hóa khác, còn trong
nền sản xuất hàng hóa phát triển, nó được biểu hiện ở tiền tệ.
Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hóa tỉ lệ thuận với lượng thời gian hao phí lao động
để sản xuất ra hàng hóa và do hao phí lao động trung bình quyết định. Ông nghiên
cứu lao động phức tạp và lao động giản đơn, sự khác nhau, mối quan hệ giữa
chúng và cho rằng trong cùng một thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp
sẽ tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn so với lao động giản đơn.
Ông cho rằng nền sản xuất trước chủ nghĩa tư bản giá trị do lao động tạo ra và
được tiêu dùng hết, còn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giá trị được phân
chia thành 3 bộ phận: tiền lương, lợi nhuận, địa tô; đây là nguồn gốc tạo nên giá
trị. Với quan điểm này, A.Smith đã không thấy được lao động quá khứ kết tinh
trong hàng hóa. K.Marx gọi đây là “ tín điều của A.Smith”
A.Smith phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và cho rằng giá trị sử dụng hay
lợi ích của sản phẩm không liên quan và không quyết định giá trị trao đổi, chẳng
hạn như không khí, nước trong tự nhiên có giá trị sử dụng rất lớn nhưng chúng lại
không có giá trị trao đổi.
A.Smith đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường và khẳng định, hàng hóa
được bán theo giá cả tự nhiên, nếu giá cả ngang với mức cần thiết để trả cho tiền
lương, lợi nhuận và địa tô. Trên thị trường, giá cả hàng hóa luôn thay đổi do tác
động của quy luật cung cầu, nhưng sự thay đổi này xoay quanh giá tự nhiên và
luôn có khuynh hướng quay trở lại giá tự nhiên. Tuy nhiên, trong thuyết giá trị
A.Smith còn có những hạn chế:

- Chưa nhất quán khi định nghĩa giá trị
- Nhầm lẫn giữa quá trình hình thành giá trị và phân phối giá trị, giữa giá trị hành
hóa với giá trị mới sáng tạo ra.
- Bỏ qua yếu tố cần thiết trong câu thành giá trị hàng hàng hóa là giá trị tư liệu sản
xuất. Ông viết: “ Tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi
thu nhập cũng như bất kỳ giá trị trao đổi nào”. Chia giá trị hàng hóa thành ba bộ
phần là một sai lầm.
Tóm lại, lý luận kinh tế của A.Smith đã có những đóng góp quan trọng cho khoa
học kinh tế, đặc biệt là kinh tế thị trường. Ông là người đã phát triển thêm lý luận
giá trị - lao động và dùng lý luận này làm cơ sở để nghiên cứu tiền lương, lợi
nhuận, địa tô, tuy nhiên ông lại không nhất quán trong giá trị lao động. Do hạn chế
về phương pháp luận nhận thức, nên lý luận giá trị của ông vừa có yếu tố khoa
học, vừa có yếu tố tầm thường và thậm chí có trường hợp rơi vào bế tắc.

9


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

3. Lý luận về ba giai cấp và ba loại thu nhập
Trong tác phẩm “ Sự giàu có của các quốc gia” xuất bản năm 1776, ông phân chia
xã hội tư bản thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và giai
cấp chiếm hữu ruộng đất, đồng thời ông chia ba loại thu nhập tương ứng với ba
giai cấp đó là tiền lương, lợi nhuận và địa tô.
Sự phân tích của ông về ba giai cấp và ba loại thu nhập bắt đầu từ tiền lương. Ông
cho rằng trong xã hội tư bản chỉ có tiền lương là thu nhập của lao động, “ sản
phẩm lao động tạo thành thù lao tự nhiên của lao động hoặc tiền lương tự nhiên”.
Quan điểm này mặc dù thống nhất với lý luận giá trị - lao động, song ông đã coi

nhẹ tính chất xã hội và tính chất lịch sử của tiền lương. Do vậy, khi phân tích tiền
lương ông chỉ coi trọng mặt số lượng dẫn đến những quan niệm sai lầm khi phân
tích về mặt tính chất của nó.
Lý luận phân chia ba giai cấp và ba loại thu nhập có vị trí quan trọng trong lý luận
kinh tế của ông và lịch sử các học thuyết kinh tế. Nó làm sáng tỏ cơ cấu giai cấp
trong xã hội tư bản, mô tả quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đóng góp vào sự
phát triên khoa học kinh tế. Tuy nhiên, trong lý thuyết bên cạnh những nội dung
khoa học, vẫn còn những yếu tố hạn chế và thậm chí sai lầm.
4. Lý luận tiền tệ
Theo ông tiền tệ phát sinh là do những khó khăn về kỹ thuật trong việc trao đổi
trực tiếp giữa các hàng hóa. Do đó, tiền là phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho trao
đổi được thuận tiện và dễ dàng, “ tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông”, tiền tệ
thúc đẩy lưu thông hàng hóa được nhanh chóng và thuận lợi. Theo ông, tiền giấy
có nhiều ưu điểm và lại rẻ hơn so với tiền vàng, còn lợi ích thì cũng như nhau.
Ông là người tích cực chống lại việc giảm giá trị tiền đúc, điều này sẽ gây ra lạm
phát.
Về quy luật lưu thông tiền tệ, ông phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố và giải
thích như sau: “ Không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả, mà giá cả quyết
định số lượng tiền tệ”. Như vậy, ông cho rằng chính khối lượng hàng hóa với tổng
giá cả sẽ quyết định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
5. Lý luận về phân phối
Theo Adam Smith có ba nhân tố: tiền lương, lợi nhuận, địa tô tương ứng với thu
nhập của ba gia cấp: lao động, tư bản và chủ ruộng đất. Tuy nhiên, trong thực tế có
trường hợp ba loại người này là có thể chỉ là một, ví dụ trường hợp người nông
dân vừa là sở hữu chủ ruộng đất, vừa là người canh tác và người lao động.
-

Lý luận tiền lương
Ông cho rằng tiên lương chính là “ giá cả của lao động”. Giá cả thị trường của
lao động cũng giống như giá cả thị trường của hàng hóa khác, nó cũng bị chi

phối bởi cạnh tranh, cung cầu, người mua, người bán quyết định.
10


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

Về cơ cấu tiên lương, theo ông phải bao gồm giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết
để nuôi sống người công nhân và con cái anh ta, những người tiếp tục thay thế
trên thị trường lao động. Ông đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tiền
công và cho rằng nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, truyền thống văn
hóa, tập quán dân tộc, đặc điểm lao động, điều kiện làm việc, tính chất công việc,
trình độ chuyên môn nghề nghiệp,…
Mặc dù ông cho rằng tiền lương là thu nhập có tính chất lao động, nó phải gắn
liền với lao động. Tuy nhiên, ông lại nêu ra cách giải thích gắn với hai giai đoạn
khác nhau: trong xã hội nguyên thủy, tiền lương bằng toàn bộ sản phẩm của
người lao động làm ra. Còn khi chủ nghĩa tư bản ra đời, tích lũy tư bản và tư hữu
ruộng đất xuất hiện thì tiền lương chỉ chiếm một phần trong sản phẩm lao động.
Bởi lúc này người lao động phải chia sản phẩm lao động cùng với nhà tư bản và
địa chủ thành tiền lương, lợi nhuận và địa tô.
A.Smith tuyên bố rằng, tiền lương cao là một điều tốt đẹp. Ông không tin rằng
lương cao sẽ làm cho người công nhân lười biếng như quan niệm một số tác giả
đương thời, trái lại, ông coi tiền lương cao như một sự kích thích đối với người
lao động. Ông viết: “ Hy vọng em dịu muốn cải thiện thân phận của mình, đến
lúc tuổi già được nghỉ ngơi và có phần dư dật sẽ thúc đẩy người thợ tận lực cố
gắng, cho nên bao giờ người ta cũng thấy một người công nhân được trả công
cao sẽ hoạt động hơn, lanh lẹ hơn hơn là những nơi tiền công thấp.
Mặc dù tiền lương cao sẽ ảnh hưởng tới giá thành làm cho giá bán hàng hóa tăng,
nhưng theo ông: “ Sự tăng tiền công do tình trạng tư bản phong phú sẽ có liên

quan đến sự gia tăng năng suất của lao động, và sự gia tăng này sẽ làm hạ giá
sản phẩm. Vì vậy, hai khuynh hướng trái ngược trên sẽ tương hủy và giá hàng
hóa không tăng”. A.Smith không phũ nhận mâu thuẫn xã hội khi chỉ ra rằng “
công nhân muốn lĩnh được càng nhiều tiền công càng tốt, còn người chủ muốn
trả càng ít thì càng hay”.
-

Lý luận về lợi nhuận
A.Smith chia thời gian lao động của người công nhân làm hai bộ phận:
+ Thời gian lao động tạo ra tiền lương trả cho người công nhân (thời gian lao
động cần thiết).
+ Thời gian lao động tạo ra lợi nhuận của chủ thuê mướn ( thời gian lao động
thặng dư). Ông viết: “ Với sự xuất hiện của tư bản thì bản thân cái giá trị mà
công nhân thêm vào giá trị của các tư liệu được phân giải thành hai bộ phận:
một bộ phận được chi vào tiền công, còn bộ phận kia để trả cho lợi nhuận của
các nhà kinh doanh tính trên toàn bộ tư bản”.
Như vậy, khi phân tích lợi nhuận qaun điểm của ông mang tính hai mặt. Một
mặt, coi lợi nhuận là một bộ phận sản phẩm do công nhân tạo ra, với quan điểm
như vậy ông coi lợi nhuận có nguồn gốc từ lao động. Mặt khác, ông lại cho rằng
nguồn gốc của lợi nhuận do toàn bộ tư bản đẻ ra, lợi nhuận cũng phục vụ vào tài
quản lý của nhà tư bản, trình độ kỹ thuật công nghệ, lợi nhuận tăng hay giảm của
của của cải, với những quan điểm này A.Smith đã xa rời lý luận giá trị lao động.
Ông coi lợi nhuận là phạm trù lịch sử xuất hiện cùng với tư bản. Ông đã nhìn
11


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228


thấy xu hướng giảm sút cả tỷ suất lợi nhuận khi tăng thêm tư bản đầu tư và do sự
cạnh tranh giữa các nhà tư bản công, thương nghiệp.
Tóm lại: lý luận lợi nhuận của A.Smith mang tính hai mặt, chứa đựng những mâu
thuẫn khi ông cho rằng lợi nhuận là “Thù lao tự nhiên” của tư bản ứng trước mà
tư bản đã chi trả cho sản xuất, là một trong những nguồn gốc tạo ra hàng, lợi
nhuận là nguồn thu nhập cần thiết để nhà tư bản duy trì cuộc sống và phải có một
tỷ lệ thích đáng với nhà tư bản, đồng thời chứng minh sự tồn tại của lợi nhuận là
hợp lý, lợi nhuận là sản phẩm của tư bản tạo ra, không chỉ do lao động tạo ra, mà
nó còn có công lao quản lý, sự mạo hiểm của nhà tư bản.
-

Lý luận về địa tô
A.Smith là nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống lý luận địa tô
và cho rằng địa tô là phạm trù kinh tế xuất hiện khi nảy sinh quyền tư hứu ruộng
đất, là thu nhập của giai cấp địa chủ.
Lý luận địa tô của A.Smith cũng mang tính hai mặt. Một mặt ông cho rằng địa tô
là kết quả lao động của giai cấp công nhân tạo ra, nhưng lọt vào tay địa chủ do
độc quyền tư hữu ruộng đất, là giá cả chi trả cho việc sử dụng ruộng đất. Mặt
khác , ông lại cho rằng địa tô là sản phẩm của tự nhiên, là một bộ phận của chi
phí sản xuất, sự sản sinh ra địa tô là kết quả của tự nhiên tham gia vào sản xuất
nông nghiệp, nó là thù lao của người sở hữu ruộng đất thu được.
Ông giải thích sở dĩ có địa tô là vì năng suất lao động trong nông nghiệp cao hơn
năng suất lao động trong công nghiệp, trong nông nghiệp có sự giúp đỡ của tự
nhiên. Trong công nghiệp, thu nhập được chia thành tiền lương và lợi nhuận và
địa tô. Hơn nữa giá cả nông sản phẩm được bán ra không theo giá trị mà giá cả
độc quyền do cầu lớn hơn cung.
Ông phân biệt giữa địa tô và tiền tô, ông xem trong tiền tô vì nó bao hàm cả địa
tô và lợi tức của tư bản chi phí và việc cải tạo đất đai.
Tuy nhiên, trong lý luận địa tô của ông còn có những hạn chế như: Ông coi địa tô
là phạm trù vĩnh viễn, không thừa nhận địa tô tuyệt đối


6. Lý luận về tư bản
Khác với học thuyết trọng nông coi mọi của cải là tu bản, A.Smith cho rằng “ tư
bản là của cải mang lại lợi nhuận”, tư bản là điều kiện vật chất cần thiết cho sản
xuất của mọi xã hội và tồn tại vĩnh viễn.
Theo ông, tư bản lưu động là tư bản mang lại thu nhập cao cho người chủ của nó
đó kết quả của việc thực hiện, tiêu thụ hàng hóa. Nó bao gồm các yếu tố: tiền trong
lưu thông, các nguồn dự trữ trong tay nhà tư bản, nguyên liệu và bán thành phẩm
và nguồn hàng hóa dự trữ trong các kho và các cửa hàng. Như vậy, trong cấu thành
tư bản lưu động, ông đã không tính tiền lương và các khoản nằm trong sản xuất.
Về tư bản cố định, theo ông, đó là: Tư bản mang lại thu nhập khi nó còn nằm trong
tay người có tư bản, nghĩa là bộ phận tư bản có thể mang lại lợi nhuận cho người
chủ của nó mà không chuyển từ tay kẻ sở hữu này qua tay kể sở hữu khác, không
12


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

lưu thông. Nó bao gồm các công cụ sản xuất như: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
lao động.
Đóng góp trong lý luận tư bản của A.Smith là quan điểm tiết kiệm. Ông cho rằng,
muốn có tư bản phải tiết kiệm, tuy nhiên ông chỉ đề cao tiết kiệm của cá nhà tư
bản, tiết kiệm để mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm.
7. Lý luận về tái sản xuất
Ông xây dựng lý luận tái sản xuất dựa trên cơ sở lý luận giá trị. Tuy nhiên, ông lại
sử dụng định nghĩa thứ hai về giá trị, cho giá trị hàng hóa bằng tiền lương, lợi
nhuận, địa tô; nghĩa là ông mới chỉ tính đến tái sản xuất bộ phận lao động sống,
chưa tính tới bộ phận lao động quá khứ (tư liệu sản xuất) trong tổng sản phẩm xã

hội. Theo K.Marx, ông đã lẫn lộn tổng giá trị hàng hóa (c+v+m) với giá trị sáng
tạo mới ra(v+m).
Khi phân tích quá trình tái sản xuất tư bản xã hội, ông đã thấy được bộ phận giá trị
tư liệu sản xuất trong sản phẩm xã hội phải được bù đắp thì mới có thể tiếp tục quá
trình tái sản xuất. Do đó,ông đưa ra khái niệm tổng thu nhập và thu nhập thuần túy
và cho rằng: Tổng thu nhập của toàn thể dân cư một nước, bao gồm toàn bộ sản
phẩm trong một năm của lao động và đất đai của nước đó. Tổng thu nhập trừ đi chi
phí duy trì vốn cố định và vốn lưu động, phần còn lại được cung cấp cho nhân dân
tự do sử dụng được gọi là thu nhập thuần túy. Như vậy, theo ông tổng thu nhập là
tổng sản phẩm xã hội, còn thu nhập thuần túy là giá trị mới sáng tạo ra, nghĩa là
muốn tiến hành sản xuát thì giá trị của tư liệu sản xuất phải được bù đắp, phần còn
lại dành cho nhân dân sử dụng, nên tái sản xuât xã hội mà ông nghiên cứu chỉ là
tái sản xuất giản đơn.
Như vậy, lý luận tái sản xuất của A.Smith chủ yếu đề cập đến vấn đề khác nhau
giữa sản xuất tư liệu tiêu dùng và sản xuất tư liệu sản xuất, song chưa phân chia
được nền sản xuất xã hội thành hai khu vực chính. Muốn tiến hành tái sản xuất xã
hội phải bù đắp tư liệu sản xuất hao phí, không chỉ về giá trị mà cả về hiện vật,
song ông chưa nói rõ bù đắp như thế nào. Chưa thấy được mối quan hệ giữa giá trị
mới ở khu vực I ( khu vực sản xuất tư liệu sản xuất), với quỹ bù đắp tư liệu sản
xuất ở khu vực II ( khu vực sản xuất các tư liệu tiêu dùng).
8. Lý thuyết “ Bàn tay vô hình”
Lý thuyết “ bàn tay vô hình” dựa trên sự thúc đẩy lợi ích cá nhân và sự điều tiết
của thị trường tự do cạnh tranh. Ông đã giải thích việc để giá cả thị trường được
cân bằng, phải không xa rời chi phí sản xuất thực tế hàng hóa. Ông đã giải thích
việc xã hội làm cho như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải
cung cấp những hàng hóa mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập dân
chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ
chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật
tự.


13


SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

Theo ông, nhiệm vụ chính của nhà nước là công cụ để chống ngoại xâm bảo vệ đất
nước, chống tội phạm, giữa gìn an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, nhà nước cũng có
chức năng kinh tế, khi nó vượt ra ngoài khả năng của doanh nghiệp tư nhân như
đào sông, đắp đường,...nhưng nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động
kinh tế, thị trường tự nó sẽ giải quyết tất cả.

KẾT LUẬN
Nói tóm lại, qua tiểu luận chúng ta đã phần nào biết thêm được về Adam Smith, trường phái
kinh tế học của ông là gì, cuộc đời và những tác phẩm tiêu biểu của Adam Smith, các học
thuyết kinh tế của ông đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế, là cơ sở để các nhà kinh tế học
thời kì sau nghiên cứu và phát triển các học thuyết kinh tế mới. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế
và tồn tại những quan niệm chưa đúng nhưng nhìn chung chúng ta không thể nào phũ nhận
được vai trò quan trọng của Adam Smith –“ cha đẻ của lý luận kinh tế thị trường”.
Bên cạnh đó cũng giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các học
thuyết kinh tế và học tập môn Lịch sự các học thuyết kinh tế vì nó là cơ sở vững chắc để sinh
viên có thể nghiên cứu các môn khoa học khác và tạo điều kiện tìm hiểu sâu hơn về nó.
Cuối cùng, cảm ơn thầy đã đọc tiểu luận của em.
Chúc thầy có nhiều sức khỏe, ngày càng thành công trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.

14



SVTH: Phạm Mỹ Linh

MSSV: 030633170228

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, GS.TS Chu Văn Cấp, PGS.TS Phan
Huy Đường, PGS.TS Trần Quang Lâm, NXB Thống Kê, Hà Nội 2008.
 Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, TS.Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn
Hữu Thảo, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 Hướng dẫn nghiên cứu và ôn tập Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nguyễn Văn
Trình, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Luân, Đinh Sơn Hùng, Vũ Anh Tuấn,
Nguyễn Minh Tuấn, Vũ Văn Nghinh, Hoàng An Quốc, NXB Thống Kê, 1999.
 CN. Nguyễn Quang Hạnh ( Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa), Học thuyết

kinh tế của Adam Smith /> Adam Smith , />
15



×