Mục lục
TT
Nội Dung
Trang
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I
Lý do chọn đề tài
2
II
Thời gian nghiên cứu
3
Phần II: NỘI DUNG
I
Cơ sở lỹ luận và thực tiễn
4
II
Thực trạng của trường Mầm Non Nghi Hưng trong việc giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ
5
III
Biện pháp thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
7
1
7
2
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6
tuổi
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
3
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
12
4
Biện pháp 4: Tự học, tự bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng
nghiệp.
26
5
Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp với gia đình trong việc dạy kỹ
năng sống cho trẻ
28
IV
Kết quả đạt được của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
31
8
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I
Kết luận
34
II
Bài học kinh nghiệm
34
III
Kiến Nghị
34
PhÇn I : ĐẶT VẤN ĐÒ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Taị sao người ta thường nói: Học để biết, học để hiểu? học để làm việc,.
Nhưng ít ai nói rằng học để sống và hòa nhập vào xã hội? Và chắc rằng con
lớn lên được đến trường để đi học thật giỏi là được. Ngày nay do sự có thể
thưởng cho con chiếc điện thoại xem phim, hay bật ti vi xem hoạt hình quên đi
yếu tố bên ngoài. Từ đó hiện nay trẻ sinh ra tỉ lệ trẻ bị tư kỷ, trầm cảm, ngại
giao tiếp, …ngày càng gia tăng. Trẻ không biết cách bảo vệ mình trước nguy
cơ xâm hại hoặc bắt cóc. Dù trẻ đó vốn thông minh nhưng trẻ không nói ra. Đó
là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay mà cả xã hội đều cần phải quan
tâm.
Được phân công giảng dạy trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi nhận thức đặc biệt
rằng ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi việc giáo dục kỹ năng
sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà
quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống,
nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều
kiện để cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành
và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, theo cặp, được trải nghiệm, sắm
vai, tranh luận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm
xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó chính là
tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Song tôi thấy
thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được chú trọng
nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kỹ năng cơ bản ấy. Là giáo viên trực
tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương
pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới hình thức
nào?
Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai
trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc
giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn,
được áp dụng trong nhà trường. Với trái tim người mẹ thứ hai trong năm học
2017- 2018 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “ Một số biện pháp dạy
kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Nghi Hưng”.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tôi nghiên cứu “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động , sáng tạo, mạnh dạn,
tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ” nhằm củng cố, rèn luyện
cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt
động ăn , ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà
trường nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung.
4. Đối tượng nghiên cứu.
33 trẻ tại lớp mẫu giáo lớn C, trường Mầm Non Nghi Hưng
II. Thêi gian nghiªn cøu
- Đề tài được thực hiện trong năm học 2017 – 2018 từ tháng 9/ 2017 đến tháng
5/ 2018.
PhÇn II . néi dung :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1. Cơ sở lý luận.
Kỹ năng sống là những năng lực của mỗi người giúp giải quyết những
nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả, là khả năng làm chủ
bản thân mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã
hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho là giáo dục cách sống tích cực, có ý thức về
bản thân, có năng lực giải quyết vấn đề và xử lý các tình huống khác nhau. Các
kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận
động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng tránh bắt cóc, kỹ năng phòng tránh xâm
phạm tình dục, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự giải quyết vấn
đề,..
Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng
lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi
khó khăn thử thách.
Kỹ năng sống chính là chiếc chiều khóa vàng cho sự sống còn, sự phát
triển và sự thành công của mỗi con người. Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống
chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển
nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ
vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con
người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi
dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu
cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có
được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có
kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ
chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt
động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội
để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến,
giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác
nhau...Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành
viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo,
mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho
trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay với công nghệ ngày càng phát triển, trẻ chú ý đến ti vi, điện thoại
nhiều hơn các hoạt động, bên cạnh đó phụ huynh bận công việc nên thay vào
việc dạy dỗ con hoặc đưa con ra môi trường thì hướng trẻ vào hoạt hình, điện tử,
.. Vì vậy kỹ năng sống của trẻ càng hạn chế hơn. Trong khi đó xã hội đang ngày
càng phức tạp, nạn bắt cóc trẻ em đang hoành hành, gần đây, Trẻ em thường là
đối tượng mà bọn yêu râu xanh hay nhắm đến, vì vậy những vụ hiếp dâm trẻ em,
xâm hại tình dục là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm, và đang trong con
số báo động kinh hoàng nó gây ra tổn hại nghiêm trọng về mặt thể chất, ảnh
hưởng tâm lý của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. Điển hình như vụ ông cụ 79 tuổi
Nguyễn Danh Vĩnh hiếp dâm bé gái 3 tuổi ở Ba Vì Hà Nội; cụ 80 tuổi hiếp dâm
cháu gái rồi khoe thành tích, cha dưỡng hiếp dâm bé gái,..
Ngoài ra việc xâm hại không chỉ giữa người lớn với trẻ, mà còn giũa trẻ với
với nhau. Ví dụ như trẻ trong lớp có hành vi bắt chước bố mẹ có hành vì âu yếm
thân mật. Đây là thực trạng hiện có ở trường mầm non, và cũng là lời cảnh báo
cho cô giáo và các bậc phụ huynh trong công tác phối hợp giáo dục cho trẻ. Trăn
trở vì điều đó tôi tìm ra “một số biện pháp một số biện pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ 5-6 tuổi”, và hướng đến các kỹ năng như: Kỹ năng phòng tránh bắt
cóc, kỹ năng phòng tránh xâm hại, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ môi
trương, kỹ năng vận động, và Kỹ năng tự tin hợp tác, hoạt động nhóm
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGHI HƯNG.
1. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo Nghi Lộc cùng với sự quan
tâm của Ban giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và
nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các
hoạt động của lớp.
- Bản thân là một giáo viên Mầm non tôi luôn cố gắng trau dồi chuyên môn,
luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề ham học hỏi nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp,
biện pháp dạy trẻ. Có 2 giáo viên / nhóm lớp, có 2/2 giáo viên đạt trên chuẩn.
- Là giáo viên đã được 5 năm kinh nghiệm giảng dạy, nắm được tâm sinh lý của
trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày.
b. Khó khăn
- Năm học 2017-2018 tôi được phân công phụ trách lớp 5 tuổi trường Mầm
Non Nghi Hưng, với tổng số là 33 cháu, trong đó tỷ lệ bé trai và bé gái không
đồng đều, có 12 cháu nam và 21 cháu nữ.
- Là trẻ em nông thôn, đa số phụ huynh làm nghề nông nên nhiều phụ huynh
chưa hiểu, chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ
năng sống cho trẻ.
- Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện
tử...
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy
kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
+ Về phía trẻ.
Đạt
Chưa đạt
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Mức độ nội dung khảo sát
Lượng
%
Lượng
%
1.Kỹ năng giao tiếp
14
33%
19
57%
2.Kỹ năng phòng tránh bắt cóc
10
30%
23
70%
3.Kỹ năng phòng tránh xâm hại
10
30%
23
70%
4.Kỹ năng tự tin hợp tác, hoạt động
11
33%
22
67%
nhóm
5. Kỹ năng bảo vệ môi trường
15
45%
18
55%
6. Kỹ năng vận động
14
33%
19
57%
+ Về phía giáo viên.
- Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ.
- Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
+ Về phía phụ huynh.
- Phụ huynh còn e ngại, chưa có nhận thức đúng đắn và chưa biết cách giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ cho hiệu quả.
- Phụ huynh không có thời gian quan tâm, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện
kỹ năng sống của trẻ là rất thấp. Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm cách trang bị,
các kiến thức về kỹ năng sống và bền bỉ tận tâm rèn luyện những kỹ năng sống
cơ bản nhất cho trẻ lớp tôi thông qua đề tài “ Một số biện pháp dạy kỹ năng
sống cho trẻ 5-6 tuổi” . Sau khi đã chọn đề tài tôi tổng hợp lại từng tiêu chí,
cháu nào chưa đạt thì lập một danh sách riêng và có kế hoạch rèn trẻ thông qua
các hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, giờ đón trả trẻ...
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp dạy kỹ năng sống
cho trẻ như sau:
*Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi:
Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp
với giáo viên trên nhóm lớp xây dựng kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủ
đề, các hoạt động ở lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn
một số nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm
đạt hiệu quả cao.
* Ví dụ:
* Ở chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như:
Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui
vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ
bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc…
* Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng Bảo vệ môi trường: Không
vứt rác bừa bãi, nhắc nhở người khác bỏ rác đúng nơi quy định, biết thu dọn rác,
biết sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách,...
* Ở chủ đề: “Bản thân” tôi dạy cho trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại tình
dục: Bé hiểu biết gì về các bộ phận trên cơ thể, Bé không nhận quà của người lạ,
Bé gái làm gì khi bạn trai hoặc người đàn ông khác đụng chạm
vào người, kỹ năng thoát khỏi người lạ,..
*Ở chủ đề thực vật: Tôi tiếp tục dạy cho trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường,
chọn kỹ năng. Ở chủ đề này tôi thường lồng ghép các bài hát, bài thơ câu đố để
trẻ hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống con người. Ví dụ
cho trẻ vận động bài hát “Em yêu cây xanh”, tôi thường tổ chức thêm cho trẻ các
hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, ...
*Chủ đề: “ phương tiện giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tự tin hợp tác, kỹ
năng hoạt động nhóm: Tôn trọng, hợp tác với bạn khi chơi, nhường đồ chơi cho
bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cùng hợp tác để hoàn thành
công việc chung
* Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bắt cóc:
Không nhận quà của người lạ, không đi theo người lạ, cách thoát khỏi người lạ,
…
* Chủ đề: “ Quê hương - đất nước” Ôn luyện lại các kỹ năng sống mà
trẻ được học: Kỹ năng phòng tránh bắt cóc, xâm hại, Kỹ năng bảo vệ môi
trường, kỹ năng tự tin, hợp tác, hoạt động nhóm, Kỹ năng bảo vệ môi trường, và
kỹ năng giao tiếp.
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
A. Môi trường vật chất:
Trang trí môi trường lớp học có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ. Giáo
viên biết trang trí tạo môi trường giúp trẻ học tập tốt, Mỗi góc trang trí đẹp như
những trang giáo án giỏi để giáo viên vận dụng và thực hiện dạy trẻ tốt hơn,
hướng trẻ vào dạy kỹ năng sống cho trẻ. Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên,
biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện, có ý nghĩa giáo dục cho trẻ
sao cho trẻ cảm nhận được "Đi học là hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một
ngày vui" và việc trang trí lớp phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là
việc làm rất thiết thực.
Trong và ngoài lớp học cần bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ
sinh góc chơi. Phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời. Đồ chơi đa
dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác
nhau. Tôi tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, tạo nhiều cơ hội cho
trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động. Là điều kiện rất cần thiết để tôi trò chuyện và
chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy. Trẻ có thể chủ động, tích cực: vui chơi, tìm
tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý
tưởng.
Tôi đã trang trí trong và ngoài lớp đẹp, phong phú phù hợp với từng chủ
đề và việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ như sau:
*Môi trường trong lớp: Ở trong lớp, tôi thường tạo các khu vực, các góc
hoạt động như góc xây dựng, góc phân vai, góc khoa học và toán, góc âm nhạctạo hình, Góc sách truyện, Góc khám phá .
Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự chơi theo ý thích cá nhân, phù hợp chủ
đề, theo từng đôi hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn cùng sở thích. Ở đó, trẻ học cách tự
quyết định, chia sẻ và hợp tác với nhau. Trẻ được thực hành, tích lũy kinh
nghiệm phong phú, mở rộng trí tưởng tượng và có cơ hội để bộc lộ khả năng. Vị
trí và đồ dùng tôi trang bị cho các góc chơi được sắp xếp, trang trí như sau:
Góc phân vai
* Vị trí: Ở 1 góc phòng, không gian đủ để có thể chia thành 1 số khoảng nhỏ
* Ở khu vục này tôi thường trang trí, và để đồ dùng, đồ chơi: Tùy theo chủ đề
cho trẻ sử dụng để tái hiện đặc trưng, thuộc tính của một đối tượng nào đó trong
cuộc sống, phản ánh được các thao tác đơn giản trong nấu ăn, bán hàng, và các
đồ chơi để trẻ thực hiện các thao tác của vai chơi.
+ Gia đình: đồ dùng ăn uống ( chén, đũa, muỗng, ly...), bộ đồ trang điểm
( gương, lược, dây cột tóc...), bếp và đồ làm bếp ( nồi niêu xoong, chảo..)
giường, gối, búp bê, thú nhồi bông, điện thoại kiềm, búa, quần áo, giày dép, mũ,
nón, thau, khăn, chai, lọ, hộp...
+ Bác sỹ: Quần áo bác sĩ, ống nghe, dụng cụ y tế, tủ thuốc, giấy bút, bàn ghế,
giường bệnh nhân
+ Cửa hàng bách hóa: Ở khu vực này tôi thường thay đổi theo chủ đề chủ điểm
để phục vụ trẻ hoạt động góc phù hợp với từng chủ đề: Chủ đề trường mầm non
tôi thường làm những đồ dùng, đồ chơi về chủ đề trường Mầm Non để trang trí,
và cho trẻ chơi: Bập bênh, xích đu, cầu trượt,..., hoặc chủ đề thực vật đặt các đồ
chơi như: Các loại hoa quả, cây xanh,...,
Góc xây dựng, lắp ghép
* Vị trí: Ở nơi không cản trở lối đi lại, không gian đủ rộng cho trẻ xếp các hình
khối
* Ở khu vục này tôi thường trang trí, và để đồ dùng, đồ chơi:
Giá, kệ mở, nhiều khối kích thước, hình, chất liệu khác nhau, các đồ chơi hình
người, con vật, thảm có, cây hoa, xe có bánh để đẩy, toa xe chở hàng, xe cút kít,
ô tô, xe đạp, bộ đồ chơi giao thông, tranh xây dựng, bìa cát tông kích cỡ khác
nhau, dải băng các loại, các bộ xếp hình, lắp ghép đa dạng về hình dáng, kích
thước và hướng dẫn lắp ráp, vật liệu để xâu xỏ ( khuy áo, hột hạt, ống chỉ, lõi
cuộn giấy, cành que), gắn nối, cột dây, đan, bện, thắt, xếp lồng vào nhau, xếp
chồng lên nhau sỏi, đá cuội, hộp đựng, hồ dán, bút màu.....
Góc âm nhạc- tạo hình
* Vị trí: Ở vị trí cố định trong phòng, nơi có đủ ánh sáng chiếu vào
* Ở khu vục này tôi thường trang trí, và để đồ dùng, đồ chơi: Giá đựng, giá treo,
giá vẽ, rổ, tranh ảnh nghệ thuật giấy các loại, bìa, hộp cát tông, bút vẽ, sáp màu,
đất nặn, kéo, vải vụn, hộp đựng, phấn, thước, màu vẽ, hồ, đất nặn, nguyên vật
liệu thiên nhiên( que, hột hạt, sỏi đá, lá khô, rơm rạ, vỏ sò, ốc, nắp chai...), phế
liệu ( miếng xốp, giấy gói hàng, giấy báo, giấy bìa, chai, lọ, hộp nhựa, hộp bánh,
lon coca...), Đàn ocgan, Mũ múa, hoa tay, các dụng cụ âm nhạc: xắc xô, thanh
song, sáo, đàn, ...
Góc sách truyện
* Vị trí: Nơi yên tĩnh, tránh lối đi lại, có ánh sáng tốt
* Ở khu vục này tôi thường trang trí, và để đồ dùng, đồ chơi: giá sách, các loại
tranh ảnh sách, truyện, họa báo, tạp chí, album, keo dán, tẩy, bút, kéo, hồ, các
con rối, để trẻ được tham gia đóng kịch, được trải nghiệm, tìm hiểu về các chủ
đề...
Góc khám phá
* Vị trí: Hành lang hoặc ngoài sân
Ở khu vục này tôi thường trang trí, và để đồ dùng, đồ chơi: Giá, kệ, khay, lọ
đựng có nắp, các loại hoa, cây cảnh không độc hại, cây trồng ngắn ngày, hộp
đựng cát và bộ đồ chơi với cát, hột hạt, thau chứa nước và các đồ chơi để thả
vào nước, áo choàng, khăn lau, chổi xẻng, khuôn, kính lúp, tranh ảnh, que, sỏi
đá, gỗ, hộp, lưới, hồ cá, dụng cụ cân đo, bàn tính, các hình hình học, chữ cái,
chữ số, phẩm màu. Qua đó trẻ sẽ được học hỏi từ chăm sóc, bảo về cây xanh để
bảo vệ môi trường.
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì trong lớp Học liệu và các phương tiện
trong góc cân để nơi hợp lý, thuận tiện cho hoạt động:
+ Sắp đặt thuận tiện cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất
+ Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng
+ Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu
+ Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương)
+ Đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó.
+ Mỗi góc chơi đều được xác định rõ ràng với giới hạn bởi lối đi giữa các góc.
*Môi trường ngoài lớp
- Xây dựng môi trường ngoài lớp học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì
môi trường ngoài lớp góp phần to lớn, so với môi trường trong lớp thì thì đây là
khu vực có nhiều ưu điểm, rộng để trẻ được trải nghiệm thực tế và tổ chức các
hoạt động ngoài trời. Nhất là với kỹ năng vận động, tận dựng ưu thế của môi
trường ngoài vừa rộng, vừa thoáng mát, Tôi phối kết hợp với nhà trường, chuyên
môn xây dựng môi trường ngoài lớp phù hợp với việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ: Xây dựng 1 sân bóng mini cho trẻ, sân gôn mini, góc khám phá, chăm
sóc vườn hoa, cây cảnh, rau,.. trong sân trường đẹp, cảnh quan sạch sẽ để trẻ đến
trường luôn được cảm thấy vui vẻ, và hoạt động ngoài trời hứng thú hơn. Đối
với bồn hoa, cây cảnh của lớp mình tôi trồng các loại hoa đẹp, thường xuyên
chăm sóc, cắt tỉa để môi trường luôn sạch đẹp để trẻ được trải nghiệm. Qua đó
trẻ học được kỹ năng bảo vệ môi trường, cách chia sẽ, hợp tác với bạn,
- Tham mưu với nhà trường sửa đồ chơi ngoài trời, quét sơn, tu sửa lại những đồ
dùng, đồ chơi đã hỏng kịp thời.
- Ở mỗi góc ở sân trường được xem là 1 môi trường để trẻ được trải nghiệm,
được thực hành kỹ năng sống, làm sao để trẻ luôn được vui vẻ, trải nghiệm thực
tế, trường của chúng tôi đã lát cỏ nhân tạo, tạo cho trẻ một sân bóng mini, 1 sân
gôn để trẻ được trải nghiệm thực tế, và trên tường vẽ các hình ảnh thực tế, đá
bóng, chơi gôn, cây cối, các hình ảnh đẹp để tạo cho trẻ không khí vui tươi, vừa
tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm nhằm phát triển kỹ năng vận động, chia sẻ
hợp tác với bạn tốt nhất
Hình ảnh về sân gôn mini cho trẻ
Sân bóng mini cho trẻ
- Trường chúng tôi cũng tạo môi trường ở ngoài có góc “Bé yêu trổ tài”, tại góc
này trường chúng tôi sắp xếp, tìm kiếm các loại trò chơi: hột hạt, vở sò, ốc, đá,...
Làm bàn từ các lốp xe, lát cỏ nhân tạo, tạo ra khu vực để trẻ được khám phá,
được thỏa thích trổ tài tạo hình như: xếp hột hạt, nặn, tô đá, làm bánh,... phù hợp
với các chủ đề.
- Ở khu vực “Vườn rau của bé” là môi trường phù hợp để trẻ được trải nghiệm
thực tế, phát triển kỹ năng sống cho trẻ nhiều nhất, vì vậy khu vực này tôi phối
hợp với các đồng chí trong chi đoàn trồng các loại rau, và trên tường vẽ các hình
ảnh bé chăm sóc rau, chăm sóc cây xanh cho trẻ học tập.
Khu vực vườn rau và góc bé yêu trổ tài
- Góc khám phá chúng tạo ra khu vực nước, cát, sỏi, để trẻ luôn được khám phá
về cát, sỏi, nước, vật chìm vật nổi, và chuẩn bị màu nước, nước, các chai nước
để trẻ được pha màu.
B. Môi trường xã hội
Chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ
với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa
mang tính chất gia đình.
Tôi làm những việc sau để tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân
thiết, môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở với trẻ: Nói năng nhẹ nhàng, tạo sự
tin cậy, mong muốn chia sẻ: lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ, khi nói chuyện thì ngồi
ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ, đáp ứng những nhu cầu và câu hỏi của
trẻ, biết an ủi trẻ và giúp trẻ giải quyết vấn đề 1 cách xây dựng, Tôn trọng tình
cảm và ý kiến của trẻ: Không gò bó, áp đặt, định kiến với trẻ, chấp nhận sự khác
biệt của trẻ. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân. Ngoài ra với vai trò là
một người giáo viên mầm non tôi luôn kiên nhẫn, chờ đợi trẻ, không thúc ép trẻ,
khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói, tìm hiểu
những gì xảy ra chứ không chỉ ngăn cấm, chỉ cấm đoán những việc có thể gây
nguy hại đến trẻ, đưa ra những lời khuyến khích, những gợi ý để giúp trẻ có thể
tự tìm ra cách giải quyết được vấn đề của bản thân. Tổ chức các hoạt động tập
thể nhằm khuyến khích tinh thần cộng tác, trẻ cùng nhau hoạt động và giúp đỡ
lẫn nhau, cho trẻ cơ hội tự phục vụ và giúp đỡ người khác tùy theo khả năng.
Gợi ý để trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại, động viên sự lạc quan, tự tin vào bản
thân ” Chẳng có gì khó”, ” nhất định làm được”, ” Lần sau sẽ tốt hơn”... Mọi cử
chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi
theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn
kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Và tôi luôn tận dụng các mối
quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ được tốt nhất.
* 3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Để việc "Giáo dục kỹ năng sống" đạt kết quả cao, tôi thường tìm ra các tiết dạy
kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của trẻ, với từng chủ đề, Hướng dẫn, khuyến
khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, quan sát để đáp ứng
nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ,
gợi mở để trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, làm việc theo cặp, theo
nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến, và tôi cũng tìm nhiều
hương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để
kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ, luôn quan tâm đến hệ thống câu hỏi và
khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để học.
*THÔNG QUA GIỜ HOẠT ĐỘNG HỌC
Qua hoạt động học giáo viên có nhiều lợi thế để tổ chức hoạt động kỹ năng sống
cho trẻ, ở hoạt động học trẻ thường chú ý đến cô giáo nhiều hơn, cô tổ chức các
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất tốt.
Có thể đưa tất cả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống để dạy cho trẻ. Thông
qua đó trẻ hiểu và có những kỹ năng nhất định
*Kỹ năng phòng tránh xâm hại: Ở kỹ năng này tôi chia ra nhiều tiết nhỏ hơn, ví
dụ tiết 1 cho trẻ nhận biết về các bộ phận của cơ thể, qua phần nội dung chính
tôi dùng hình ảnh là đồ bơi để minh họa cho những vùng kín mà trẻ cần được
bảo vệ, đặt cho trẻ những câu hỏi gợi mở như: Vì sao khi đi bơi chúng ta phải
mặc đồ bơi? Giải thích cho trẻ hiểu những bộ phận được đồ bơi che cho chúng
ta được gọi là vùng kín. Và những vùng kín này không được ai chạm vào. Tiết
thứ nhất tôi giáo dục cho trẻ hiểu những cảnh báo nguy hiểm về vùng đồ bơi và
cách xử lý về cảnh báo nguy hiểm: khi ai đó nhìn vào vùng đồ bơi của trẻ và yêu
cầu trẻ nhìn vào vùng đồ bơi, cảnh báo thứ 2 khi ai đó kể về vùng đồ bơi của trẻ
và yêu cầu trẻ kể về vùng đồ bơi của mình, Cảnh báo 3 Khi ai đó sờ vào vùng đồ
bơi của bé và yêu cầu bé sờ vào vùng đồ bơi của họ. Thì sang tiết thứ 2 tôi lại
dạy cho trẻ cách xử lý cảnh báo thứ 4 là khi ai đó ôm trẻ và sờ soạng vào vùng
đồ bơi của trẻ, và Cảnh báo thứ 5 là cảnh báo nguy hiểm nhất, khi ai đó bắt cóc
trẻ đến những nơi kín, dạy cho trẻ cách bảo vệ mình thoạt khỏi, bảo vệ mình
trước những cảnh báo nguy hiểm đó.
Hình ảnh tổ chức tiết dạy trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại
*Kỹ năng phòng tránh bắt cóc: ở kỹ năng này tôi cũng tự tìm tòi, học hỏi nhiều
trên mạng internet, về cách dạy sao cho thuyết phục, hiểu và tự bảo vệ được bản
thân. Dạy xong tôi thấy trẻ có nhiều kỹ năng tốt để phòng tránh.
Sau đây là giáo án mà tôi đã thực hiện trên lớp:
Lĩnh vực phát triển tình cảm- Kỹ năng xã hội
Chủ đề: Thực vật
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :
- Trẻ nhận biết được các tình huống xấu khi xảy ra với bản thân và với người
xung quanh
- Trẻ biết được các kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc
- Trẻ biết được những nguy hiểm của kẻ bắt cóc
- Trẻ biết được những việc nên làm và không nên làm khi bị bắt cóc
2.Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát tập trung chú , ghi nhớ có chủ định, tư duy suy luận phán
đoán cho trẻ.
- Rèn kỹ năng phản ứng nhanh xử lý các tình huống
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết bình tĩnh không hoảng sợ để tìm cách giải quyết khi bị bắt
cóc.
- Trẻ biết vâng lời bố mẹ, người lớn. Không nhận quà của người lạ và đi theo
người lạ.
II. Chuẩn bị :
Đồ dùng của cô:
Đồ dùng của trẻ:
- Nhân vật đóng người đi bắt cóc trẻ
- Chỗ ngồi rộng rãi,tâm
- Video: "Một vụ bắt cóc", " Video về kỹ năng thế trẻ thoải mái
bám dính", "video kỹ năng đấm, đạp kẻ bắt cóc"
- Các hình ảnh cho các
- Nhạc nền kịch tính
nhóm thảo luận
- Nhạc bài hát " Ngày tết quê em"
+ N1: Tranh có nội dung
biểu hiện của kẻ bắt cóc
+ N2: Tranh có nội dung .
Cách dụ dỗ của kẻ bắt
cóc
+ N3: Tranh có nội dung
cách xử lý khi bị dụ dỗ.
- Hoa đào hoa mai, hoa
tươi( hồng, cúc), bánh
chưng, bánh tét, mâm
ngũ quả
III.
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định: (1-2p)
- Chúng mình có biết sắp đến ngày gì không ?
-Đến tết
- Đến tết chúng mình được đi đâu ?
- Trẻ trả lời
- Đi chợ tết chúng mình thấy như thế nào ?
- Người đông
- Khi đi chợ tết người đông các con đi như thế nào ? - Trẻ trả lời
- Nếu chúng mình đi một mình thì chuyện gì sẽ xảy
ra ?
2.Nội dung:
2.1 : Hoạt động 1 : Dạy trẻ nhận biết nguy hiểm
của kẻ bắt cóc ? (7- 8p)
-Cô có một điều bất ngờ dành cho các con. Chúng
mình cùng chú ý lên cô.
- Trẻ chú ý xem video
- Cô bật video cho trẻ xem
- Các con xem video về nội dung gì nào ?
- Vì sao em bé bị bắt cóc ?
- Vì em bé đi chơi 1 mình nên đã bị bắt cóc.
- Theo các con khi bị bắt cóc chúng mình phải làm gì
? Để hiểu rõ hơn hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng
mình một số kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc
- Ngay bây giờ chúng mình cùng đến với trò chơi"
Thử tài của bé"
+ Trong trò chơi này chúng mình sẽ chia thành 3
đội.Mỗi đội sẽ có một nhiệm vụ riêng, các đội sẽ sử
dụng sự hiểu biết của mình để tìm hiểu nội dung các
bức tranh theo yêu cầu của cô. Các con đã rõ cách
chơi chưa.
- Xin mời các con trở về 3 đội chơi.
* Yêu cầu của đội 1: Đó là tìm hiểu" Những biểu
hiện của kẻ bắt cóc"
* Yêu cầu của đội 2: tìm hiểu các cách dụ dỗ của kẻ
bắt cóc
* Yêu cầu của đội 3: Cách xử lý khi kẻ bắt cóc dụ
dỗ
- Xin mời các con
- Trẻ về 3 nhóm và tìm hiểu nội dung theo yêu cầu
- Đã hết giờ rồi, cô mời các con về chỗ ngồi nào.
- Ngay bây giờ chúng ta sẽ nghe đội số 1 trình bày,
xin mời
+ Lần lượt đại diện của từng đội lên nhận xét
- Qua trò chơi ngày hôm nay các con học được điều
gì nào ?
- Thông qua trò chơi, ngày hôm nay đã mang đến
cho các con cách nhận biết kẻ bắt cóc, đồng thời
nhắc nhở chúng ta không được tự ý đi đi ra khỏi khu
vực trường lớp khi chưa được cô giáo cho phép
,không đi chơi một mình khi không có người thân đi
cùng, và khi đi chúng mình nên đi với ai ?
==>Khi đi chơi chúng mình nên đi với ông bà, bố,
mẹ, anh chị em ruột. Còn với người xa lạ thì sao ?
- . Còn với người lạ các con luôn luôn phải giữ một
khoảng cách an toàn.
2.2 : Hoạt động 2: Dạy trẻ các kỹ năng xử lý khi
bị bắt cóc. (15-18p)
* Kỹ năng 1: Giữ khoảng cách an toàn
- Theo các con khoảng cách an toàn đó là như thế
nào ?
=> Khoảng cách an toàn đó là khi các con ở một
mình, có một người không quen biết đến bên các
con, trước tiên các con hãy đứng dậy thật nhanh, khi
họ tiến tới trò chuyện tỏ ra thân mật với các con,
chúng mình hãy lùi lại phía sau 2 đến 3 bước, nếu họ
lại tiếp tục tiến tới, các con hãy lùi lại tiếp và chạy
thật nhanh trú vào nơi an toàn, các con đã rõ chưa.
- Cô vừa thực hiện kỹ năng gì ? ( Giũ khoảng cách
an toàn)
+ Và bây giờ cô sẽ thực hiện kỹ năng này cho các
con chùng quan sát nhé (Cô và trẻ thực hiện)
Trẻ quan sát và đại
diện của từng đội lên
nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
- Cô và ban... vừa thực hiện kỹ năng gì nào ?
- Và cô đã thực hiện như thế nào ?
- Bây giờ chúng mình đã sẵn sàng thực hiện kỹ năng
này chưa ?
- Chúng mình hãy đến với phần thực hiện kỹ năng
giữ khoảng cách an toàn
- Chúc mừng các con đã thực hiện xong kỹ năng này.
Xin mời các con về chỗ
- Cô củng cố: Điều quan trọng trong kỹ năng này là
các con phải đứng dậy thật nhanh và chạy thật
nhanh. Chúng mình đã nhớ chưa.
* Kỹ năng: Kêu cứu.
- Các con ơi, nếu người bắt cóc muốn bắt cóc các
con thì các con phải làm gì để mọi người biết mà
cứu mình ?
- Chúng mình kêu cứu như thế nào ?.
-. Cô đứng dậy thực hiện " cứu ! bắt cóc"
- Cô thực hiện xong kỹ năng kêu cứu rồi.
- Chúng mình cùng đứng dậy thực hiện kỹ năng này
nhé
- Vừa rồi chúng mình thực hiện kỹ năng gì nào ?
* Kỹ năng : Quay tay cánh quạt
- Khi chúng mình kêu cứu rồi ở đó không có ai, mà
kẻ bắt cóc vẫn tiến gần tới các con thì chúng mình
phải làm gì ?
- Khi kẻ bắt cóc tấn công từ phía trước thì điều đầu
tiên các con nắm tay thật chặt và quay tay thật
nhanh, mạnh thì kẻ bắt cóc có chạm được vào người
các con không ?
- Chúng mình thực hiện cùng cô nhé.
- Các con vừa thực hiện kỹ năng gì ?
- Chúng mình thực hiện lại 1 lần nữa nào.
- Khi thực hiện kỹ năng này các con có thấy nóng
lên không?
- Đối với kỹ năng này sẽ giúp các con thêm khỏe
mạnh và đề phòng kẻ bắt cóc tiến gần các con đấy.
- Khi các con đã thực hiện kỹ năng quay tay cánh
quạt nhung kẻ bắt cóc vẫn tiến về phía các con, để
biết rõ chúng mình sẽ làm gì chúng mình cùng theo
doi nhé. ( Cô bật video kỹ năng bám dính)
- Bạn nhỏ đã làm gì để thoát khỏi kẻ bắt cóc nhỉ ?
* Kỹ năng :Bám dính
- Khi bị kẻ bắt cóc bát các con đi chúng mình bám
vào đâu được ?
- Trẻ thực hiện kỹ năng
- Kêu cứu
- To, ngắn gọn
-Trẻ thực hiện
- Kêu cứu
- Trẻ trả lời theo hiểu
biết của mình
- Trẻ thực hiện kỹ năng
- Trẻ thực hiện
- Trẻ theo dõi
- Kêu cứu. Ôm chân,
- Ôm chân,
- Điều quan trọng là chúng mình phải ôm chân kẻ
bắt cóc thật chặt.
+ Cô thực hiện với trẻ.
- Kẻ bắt cóc có bắt được bạn không ? Vì sao ?
+ Bạn đã thực hiện kỹ năng gì nào ? Đó là làm gì ?
- Và bây giờ chắc hẳn các con đã muốn thực hiện kỹ
năng này rồi đúng không ? Cô mời các con.( Khi
thực hiện cô bật nhạc )
- Vừa rồi các con đã thực hiện kỹ năng gì nào ? Có
bạn nào bị kẻ bắt cóc bắt đi không ? Chúng mình cần
làm gì ? Ôm thật chặt và giữ đồ vật thật chắc.
- Cô khái quát: Khi bị bắt các con phải nhanh tay ôm
lấy đò vật thật chặt và khi bị kéo đi các con phải ôm
chân kẻ bắt cóc thật chặt, và kêu cứu thật to. Vậy là
kẻ bắt cóc phải bỏ cuộc thôi
* Kỹ năng : Đấm đạp kẻ bắt cóc
- Nhưng bạn nhỏ nay vẫn bị kẻ bắt cóc bắt đi, vậy để
biết rõ bạn nhỏ đã làm gì để thoát thân các con cùng
chú ý lên đoạn video của cô. ( Cô bật video trẻ đấm
đạp kẻ bắt cóc)
- Bạn nhỏ đã làm gì ?
- Khi bị bắt cóc bạn nhỏ đã phản ứng như thế nào ?
- Bạn ấy còn làm gì nữa ?
- Khi bị kẻ bắt cóc tấn công thì các con phải đấm,
đạp thật mạnh vào kẻ bắt cóc,
- Cô mời 1 bạn lên thực hiện kỹ năng cùng cô
- Tuyên dương bạn
- Bạn có bị kẻ bắt cóc bắt đi không ? Vì sao ?
- Điều quan trọng nhất khi thực hiện kỹ năng này đó
là gì ? - Cô cho trẻ về đội hình 3 hàng dọc thực hiện
kỹ năng này.
- Cô mời các con cùng ra đây với cô nào.
- Cô cho trẻ ngồi xuống cùng cô.
+ Các con có mệt không ? Chúng mình cùng hít thở
thật sâu nào.
- Chúng mình vừa thực hiện xong kỹ năng gì ?
- Có mấy cách xử lý khi bị bắt cóc ?
- Như vậy 5 kỹ năng này sẽ trang bị cho các con
tránh được kẻ bắt cóc 1 cách an toàn.
- Cô giáo dục trẻ;
3. Kết thúc: (1-2p)
- Chúng mình đã tự tin đi chợ tết chưa nào. Lên
đường thôi.
(Cô bật nhạc bài Ngày tết quê em)
- Trẻ về 3 hàng dọc
- Trẻ theo dõi
- Trẻ trả lời
- Đạp vào chân kẻ bắt
cóc
- Bạn sủ dụng kỹ năng
đấm đạp
- Trẻ kể tên 5 kỹ năng
- Trẻ kể
- Đi chợ tết
Hỡnh nh t chc tit dy tr k nng phũng trỏnh bt cúc trờn lp
* K nng bo v mụi trng cng l k nng tụi chỳ trng trong hot ng hc,
Sau õy l 1 vớ d v 1 tit giỏo dc k nng sng cho tr:
ả Hoạt động học
Lnh vc phỏt trin tỡnh cm- k nng xó hi
Đề tài: Dạy trẻ bỏ rác Đúng nơi quy Định
I. Mc ớch yờu cu
1. Kin thc
- Tr bit b rỏc ỳng ni quy nh, v sinh sch s gn gng ni tr
- Thụng qua tỡnh tỡnh hung tr bit c vic bo v mụi trng rt cn cho
cuc sng nhn ra c hnh vi bo v mụi trng v hnh vi phỏ hy mụi
trng
2. K nng
- Rốn k nng b rỏc ỳng ni quy nh mi lỳc mi ni
- Rốn thúi quen gi gỡn v sinh mụi trng
3. Thỏi
- Giỏo dc tr bit gi gỡn bo v mụi trng bng cỏch b rỏc ỳng ni quy
nh
- Tớch cc on kt tham gia trũ chi
II. Chun b:
dựng ca cụ
dựng ca tr
video B rỏc ỳng ni quy nh
Chng ngi vt, tranh
- Bi hỏt; Siờu nhõn xanh,bi hỏt Khụng x rỏc, nhc lụ tụ v mụi trng,
cho trẻ vận động
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
*1. Ổn định giới thiệu(1-2 phút)
- Xin chào xin chào
- Chào ai chào ai
- Hôm nay các bạn đóng vai gì vậy?
- Siêu nhân xanh làm gì?
- Xin giới thiệu với các cô, các bạn ấy được gọi là
siêu nhân xanh vì các bạn ấy chuyên đi gom rác bừa
bãi bỏ vào đúng nơi quy định, làm việc có ích đề bảo
vệ môi trường
- Các bạn siêu nhân xanh thường xuyên làm việc đi
thu gom rác, trồng cây xanh nên cơ thể các bạn rất
khỏe mạnh và thích vận động nữa đấy, trước khi đi
làm nhiệm vụ của siêu nhân xanh các bạn ấy còn
muốn khởi động nữa đấy
- Vận động theo nhạc cùng cô
2. Nội dung(20-21 phút)
* 2.1 Hoạt động 1: Dạy kỹ năng Bỏ rác đúng nơi
quy định(15-16 phút)
- Các bạn siêu nhân thấy thoải mái chưa nào?
- Hôm nay đến với lớp mình các cô có gửi tặng các
siêu nhân một video xin mời các siêu nhân cùng
thưởng thức xem video nói về điều gì nhé
- Cho trẻ xem video
- Trong video vừa xem có những ai?
- Bạn An là người như thế nào?
- Thú vui nhất của bạn là gì?
- Một hôm ăn chuối xong bạn An đã vứt vỏ đi đâu?
- Chuyện gì đã xảy ra?
- Mẹ bạn đã nói gì?
- Một hôm An đi chơi về đã gặp điều gì?
- Lúc đó thái độ An như thế nào?
- An đã về nói chuyện với ai?
- Mẹ đã nói với An như thế nào?
- Sau khi nghe mẹ nói An cảm thấy như nào?
- An muốn làm người như thế nào?
- Ngay sau đó An đã đi đâu?
bảng, bút dạ
Hoạt động của trẻ
- Xin chào xin chào
- Chúng con chào cô ạ
- Là siêu nhân xanh
- Đi thu gom rác
- Chuyên thu gom rác
- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ xem video
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Muốn làm người lịch
sự
- Đi bỏ túi rác đó vào
- Thời tiết rất nắng nóng nhưng bạn ấy có cảm thấy
mệt không? Vì sao?
- Qua video này các con thấy vứt rác đúng nơi quy
định là hành vi như nào?
- Vứt rác bừa bãi có hại gì cho chúng ta?
- Chúng ta bỏ rác đúng nơi quy định ở những đâu?
- Đến trường khi ăn quà xong ta bỏ rác vào đâu?
- Sau khi học bài xong có rác chúng ta làm gì?
- Các con nhớ nhé chúng ta nên bỏ rác đúng nơi quy
định ở mọi mọi nơi và ngay cả gia đình chúng ta nữa
vì như vậy sẽ tránh được bệnh ngoài ra, và một số
bệnh truyền nhiễm nữa đấy, chúng ta hãy cùng nhau
chung tay vì môi trường xanh sạch đẹp
- Bỏ rác đúng nơi quy định là hành động gì?
- Cô và trẻ làm động tác mô phỏng
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: Không xả rác
* 2.2 Hoạt động 2. Luyện tập(5-6 phút)
- Trò chơi; Nhanh tay nhanh mắt
- Chia trẻ làm 2 đội
- Cô phổ biến cách chơi: Lần lượt từng bạn một đi
theo đường dích dắc lên gạch chéo đi nhũng hình
ảnh bỏ rác bừa bãi gây hại cho môi trường, thời được
tính bằng một bản nhạc kết thúc bản nhạc đội nào
gạch đúng được nhiều tranh thì giành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi
3. Kết thúc (1-2 phút)
- Trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định
Trẻ nhặt rác bỏ bào thùng
thùng
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ vận động
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
-Trẻ thu dọn đồ dùng
*TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
- Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo,
thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Vì vậy tôi
luôn uốn nắn và sử sai ngay cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở
hoạt động góc trẻ có thể học hỏi được cách bảo vệ môi trường: Chơi xong bỏ rác
và đúng nơi quy định, Biết hợp tác với bạn khi chơi, chia sẻ đồ chơi với bạn
- Thông qua hoạt động vui chơi:
Nhất là hoạt động “Chơi- hoạt động ở các góc” qua hoạt động này phát
triển kỹ năng cho trẻ rất tốt, đặc biệt là kỹ năng tự tin, hợp tác với bạn. Qua trò
chơi này trẻ có thể tự phân vai chơi, nhận vai, và hợp tác với bạn, làm cách nào
để chia sẻ đồ chơi với bạn, để hoàn thành vai chơi một cách tốt nhất. Ở độ tuổi
này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tình bạn ổn định bắt đầu nảy
sinh. Chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn và tình bạn trở nên quan trọng với trẻ.
Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm
việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng
hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Ở kỹ năng này
tôi sử dụng trò chơi để dạy trẻ:
Ví dụ: Ở trò chơi đóng vai. Với góc chơi xây dựng trong chủ đề “Giao thông”
trong khi xây dựng thì tất cả trẻ trong nhóm phải cùng nhau thảo luận, phân
công công việc cho nhau và cùng làm công việc được giao cuối cùng trẻ hoàn
thành công trình đã xây dựng. Đó là một cách hợp tác cùng làm việc
Ví dụ: Trong góc chơi học tập.
- Mỗi trẻ sẽ được phân công theo nhóm để nhận nhiệm vụ: bạn nào đồ chữ, bạn
nào xếp chữ bằng hột hạt, bạn nào học thẻ số, thẻ chữ….Từ đó trẻ sẽ học và làm
việc cùng nhau theo nhóm và biết tuân thủ theo mệnh lệnh của nhóm trưởng.
- Với hoạt động này tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:
Cô giáo, bác sỹ, xây dựng doanh trại, xây dựng ngã tư đường phố…Các trò
chơi đóng kịch, Cây tre trăm đốt, hai anh em, quả bầu tiên…Thông qua đó để
giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ, bởi trong các trò chơi xã hội này trẻ sẽ
được hình thành và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo.
Ngoài ra tôi tổ chức cho trẻ thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi thường
xuyên như: Cách đóng mở cửa, lấy và uống nước, cách gắp bằng các loại kẹp,
quét rác trên sàn, cách rót nước bằng bình lọ miệng tròn to, cách sâu dây qua các
đối tượng có khuyết nhỏ, cách đan nong mốt{ 5 nan}, cách tự tết tóc cho mình,
cho bạn.
- Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy tôi đã
thường xuyên tổ chức cho trẻ các trò chơi mang tính lành mạnh để trẻ được
tham gia học tập và vui chơi.
*Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động
khác trong ngày.
Thông qua tất cả các hoạt động hằng ngày cô có thể quan sát, tìm hiểu về
bản thân trẻ, về hành động của trẻ để kịp thời phát hiện ra những hành động sai
lệch của trẻ nhằm kịp thời điều chỉnh.
Ngoài hoạt động chung, hoạt động vui chơi ra tôi còn hướng dẫn dạy trẻ kỹ
năng sống thông qua các hoạt động khác như:
- Trong giờ đón trả trẻ: Tôi cùng giáo viên trong lớp trò chuyện với trẻ,
giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng tránh bắt cóc, phòng tránh xâm
hại, kỹ năng bảo vệ môi trường.
-Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống tự tin, hợp tác,
hoạt động nhóm: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là
phát triển sự tự tin, hợp tác lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận
được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người
khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở
mọi nơi. Đi cùng với việc tạo môi trường ngoài trời cho trẻ đồng nghĩa với điều
đó thì tôi tổ chức các hoạt động thiết thực cho trẻ như các trò chơi đá bóng, đánh
gôn, khám phá về nước, cát, sỏi, pha màu, Tạo hình từ các nguyên liệu thiên
nhiên, qua các hoạt động đó tôi có thể giáo dục cho trẻ biết phối hợp với bạn
chơi, tự tin, mạnh dạn, biết nhường đồ chơi cho bạn,...
Một số hoạt động ngoài trời của bé
Hoạt động ngoài trời của trẻ tôi vẫn tâm đắc nhất với trò chơi đá bóng, và
trò chơi đánh gôn. Ở trò chơi này giúp trẻ phát triển rất tốt về kỹ năng tự tin khi
đá bóng, kỹ năng hợp tác với bạn sao cho đội mình chơi tốt, ghi bàn, trẻ có thể
giúp đõ bạn mà không nghĩ đến lợi ích của bản thân; Ngoài ra giúp trẻ rèn luyện
sức khỏe rất tốt vì ở hoạt động này trẻ trẻ được vận động, chạy nhảy nhiều, qua
đó phát triển cho trẻ kỹ năng vận động.
Trẻ chơi đá bóng
Trẻ hào hứng chơi gôn
Trong các hoạt động hằng ngày tôi chú trọng hơn về giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho trẻ. Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi
học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp
là một kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết giá trị sống và hình thành kỹ năng
sống. Vì thế cần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong
suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ.
Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ trước tiên tôi xây dựng cho trẻ kỹ
năng đầu tiên là kỹ năng trẻ giao tiếp với bạn bè.
Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi
đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo
viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở
thích, những mối quan tâm chung của nhau.
Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho
trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Và tôi đưa ra “tiêu
chí” không tranh giành đồ chơi với bạn. trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn
cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho
cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó
sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài
ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi
giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều
gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được phát
triển toàn diện hơn.
Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục.
Giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện , bài thơ khi giao tiếp với nhau như
thế nào? Bài thơ: “ Biết cảm ơn xin lỗi”
Cảm ơn xin lỗi
Dù với ai cũng phải
Ai giúp cho cái gì
Xin lỗi cho đàng hoàng
Nhớ cảm ơn ngay đi
Muốn trở thành bé ngoan
Lỡ làm điều sai trái
Phải biết làm như vậy.
- Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng có
những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy… Vì thế giáo viên cần phải
biết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạn
thích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách. Vì vậy
trước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé”
Giờ chơi đến rồi
Chờ bạn cùng chơi
Bạn lấy đồ chơi
Cô thấy cô mừng
Tôi ra trước nhé
Cô khen ngoan thế.
Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “ Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân
thiện, tự nhiên. Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trở
nên thật thoải mái thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp
Phụ huynh đều là thuần nông và điều quan trọng họ chưa có khái niệm
dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuông chiều với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ
chưa biết gì, chiều nó chút cũng không sao. Nhưng điều đó sẽ tạo nên những
hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen khó
thay đổi.